Nguyenphuocdieuhang 202818003 sdh14 tieuluan triet 4546 PDF

Title Nguyenphuocdieuhang 202818003 sdh14 tieuluan triet 4546
Author luong nguyen
Course triết
Institution Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng
Pages 26
File Size 615.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 20
Total Views 212

Summary

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG ---------------TIỂU LUẬNHỌC PHẦN: TRIẾT HỌC TÊN ĐỀ TÀI: THUYẾT ÂM DƯƠNG VÀ VĂN HÓA TRỌNG ÂM CỦA NGƯỜI VIỆTNgười thực hiện: Nguyễn Phước Diệu Hằng MSHV: 202818003 Hệ: Sau Đại học Nhóm: 14 Giảng viên HD: TS, GVC. Trần Quốc HoànThành phố Hồ ...


Description

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG ---------------

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC TÊN ĐỀ TÀI: THUYẾT ÂM DƯƠNG VÀ VĂN HÓA TRỌNG ÂM CỦA NGƯỜI VIỆT

Người thực hiện: Nguyễn Phước Diệu Hằng MSHV: 202818003 Hệ: Sau Đại học Nhóm: 14 Giảng viên HD: TS, GVC. Trần Quốc Hoàn

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2021

MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài: ...................................................................................... 3 2. Mục tiêu của đề tài: ................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................ 4 4. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................... 4 5. Bố cục đề tài: ............................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG ................. 5 1.1. Triết lý Âm Dương: Khái niệm, nguồn gốc và bản chất ........................ 5 1.1.1. Khái niệm......................................................................................... 5 1.1.2. Nguồn gốc ........................................................................................ 6 1.1.3. Bản chất ........................................................................................... 7 1.2. Những nội dung cơ bản của học thuyết Âm Dương .............................. 7 1.2.1. Âm Dương đối lập ........................................................................... 7 1.2.2. Âm Dương hỗ căn............................................................................ 8 1.2.3. Âm Dương bình hành – tiêu trưởng ................................................ 8 1.2.4. Hai quy luật cơ bản .......................................................................... 8 1.2.5. So sánh với các quy luật logic học .................................................. 9 1.3. Hai hướng phát triển của học thuyết Âm Dương ................................... 9 1.3.1. Hệ thống Tam Tài, Ngũ Hành ....................................................... 10 1.3.2. Hệ thống Tứ Tượng, Bát Quái ....................................................... 11 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................. 13 CHƯƠNG 2: VĂN HÓA TRỌNG ÂM CỦA NGƯỜI VIỆT ................... 14 2.1. Khái lược về văn hóa người Việt ......................................................... 14 2.1.1. Sự khác biệt giữa văn hóa phương Đông với văn hóa phương Tây .................................................................................................................. 14 2.1.2. Những đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam ........................... 15 2.2. Văn hóa Trọng Âm của người Việt ...................................................... 16 2.2.1. Về đời sống vật chất, sinh hoạt...................................................... 16 2.2.2. Về đời sống tinh thần ..................................................................... 17 2.3. Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của văn hóa Trọng Âm đến đời sống của người Việt ..................................................................................... 19 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................................. 20 1

CHƯƠNG 3: PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY ....................................... 21 3.1. Cơ sở hình thành các nhóm giải pháp .................................................. 21 3.2. Giải pháp phát huy những giá trị tích cực của thuyết Âm Dương ....... 21 3.3. Giải pháp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thuyết Âm Dương . 22 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.................................................................................. 23 KẾT LUẬN .................................................................................................... 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 25

2

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Lịch sử phát triển của Triết học là lịch sử đấu tranh giữa Thế giới quan duy vật và Thế giới quan duy tâm, giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình. Một trong những hình thức biểu hiện sinh động của Chủ nghĩa duy vật chất phát và biện chứng ngây thơ ở phương Đông cổ đại là học thuyết Âm Dương. Học thuyết Âm Dương ra đời đánh dấu bước tiến bộ của tư duy lý tính nhằm thoát khỏi sự khống chế về mặt tư tưởng do các quan niệm duy tâm thần bí truyền thống mang lại. Học thuyết này đã ảnh hưởng sâu sắc đến cả phương diện bản thể luận và nhận thức luận, ảnh hưởng đó không chỉ đến người Trung Quốc mà còn cả đến các quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn hóa ấy, trong đó có Việt Nam. Có thể nói, từ khi hình thành và phát triển đến nay, thuyết Âm Dương đã thấm sâu vào đời sống văn hóa tinh thần người Việt, nó được thể hiện khá sâu sắc không chỉ trong nhận thức, đánh giá của tư duy logic, mà còn cả trong đời sống sinh hoạt thường nhật của các cộng đồng dân cư, trong lĩnh vực đời sống tinh thần và phương thức giao tiếp. Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao thì yêu cầu thỏa mãn các giá trị về mặt tinh thần càng được coi trọng, trong đó văn hóa được xem là mục tiêu, động lực cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. Theo dòng thời gian, học thuyết Âm Dương không hề mất đi giá trị mà chỉ được người Việt tiếp thu có chọn lọc và kế thừa, ứng dụng một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện sống, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng giai đoạn phát triển của mình. Chính vì vậy, việc tìm hiểu học thuyết Âm Dương là cần thiết để lý giải vai trò của nó trong đời sống văn hóa người Việt, biểu hiện cả về nhận thức lẫn trong sinh hoạt hàng ngày. 2. Mục tiêu của đề tài: Tiểu luận tìm hiểu học thuyết Âm Dương và văn hóa Trọng Âm của người Việt. 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Học thuyết Âm Dương, ảnh hưởng của nó đối với đời sống của người Việt, văn hóa Trọng Âm của người Việt. Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận chỉ giới hạn tìm hiểu những nội dung cơ bản của học thuyết Âm Dương và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống của người Việt cũng như văn hóa Trọng Âm của người Việt. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tiểu luận sử dụng các phương pháp sau:  Phân tích, tổng hợp  Phương pháp lịch sử và logic  Phương pháp so sánh 5. Bố cục đề tài: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Khái lược về học thuyết Âm Dương Chương 2: Văn hóa trọng Trọng Âm của người Việt Chương 3: Những giải pháp cơ bản nhằm phát huy những giá trị tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của học thuyết Âm Dương trong đời sống của người Việt hiện nay

4

CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 1.1. Triết lý Âm Dương: Khái niệm, nguồn gốc và bản chất 1.1.1. Khái niệm Theo Kinh Dịch, trời đất vạn vật nói chung là một đại vũ trụ và con người là một tiểu vũ trụ hàm chứa Âm Dương và Ngũ hành. Khởi đầu là Thái Cực, chưa có sự biến hóa. Thái Cực này luôn vận động biến thành hai khí Âm và Dương. Hai khí Âm Dương luôn luôn chuyển hóa làm vũ trụ vận động và vạn vật sinh tồn. Thái Cực thị sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái. “Thị sinh” ở đây không có nghĩa từ cái “không” mà sinh cái “có”, mà có nghĩa là đã có sẵn trong đó rồi, và có thể nhận thấy được khi phân hai (sinh) mà hoạt động. Thái (lớn quá, cao quá, xa quá), Cực (tận cùng, chỗ chấm dứt, cũng có nghĩa rất, lắm, quá nhiều, quá lớn) là nguyên lý tạo dựng và chi phối Vũ Trụ. Lý Thái Cực là lý Nhất Nguyên Lưỡng Cực có nghĩa là một nơi (Nhất Nguyên) khi nói chung có hai phần Âm Dương (Lưỡng Cực) khi nói riêng. Nói ngược lại, sự hoạt động của Âm Dương là cái lý của Thái Cực. Toàn bộ Vũ Trụ này sinh tồn là do Lý Thái Cực. Mọi vật đều do Âm Dương tác tạo nên cũng có một Lý Thái Cực cho riêng mình. Âm Dương là khí vô hình, có hai phần khác nhau là Âm và Dương để bù đắp cho nhau và từ đó sinh động lực. Khái niệm Âm Dương được hình tượng hóa bằng một vòng tròn khép kín, đường cong chữ “S” chia đường tròn thành hai phần, trong mỗi phần có một vòng tròn nhỏ. Ở đây, vòng tròn lớn mang ý nghĩa sự thống nhất của một sự vật, chữ “S” cho phép sự liên hệ tương đối và chuyển hóa Âm Dương, hai vòng tròn nhỏ biểu thị hai thái cực Âm và Dương (thiếu Âm và thiếu Dương).

Hình 1: Biểu tượng Âm Dương

Âm và Dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm Dương là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ, mâu thuẫn thống nhất, trong Dương có mầm mống của Âm và ngược lại. Âm thể hiện cho những gì yếu đuối, nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính, mềm mại. Đối lập với nó là Dương – thể hiện sự mạnh mẽ, ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn. 1.1.2. Nguồn gốc Âm Dương là hai khái niệm được hình thành từ cách đây rất lâu. Lý luận về Âm Dương được viết thành văn lần đầu tiên xuất hiện trong sách “Quốc Ngữ”. Tài liệu này mô tả Âm Dương đại biểu cho hai dạng vật chất tồn tại phổ biến trong vũ trụ, một dạng có dương tính, tích cực, nhiệt liệt, cứng cỏi và một dạng có âm tính, tiêu cực, lạnh nhạt, nhu nhược … Hai thế lực Âm và Dương tác động lẫn nhau tạo nên tất cả vũ trụ. Sách “Quốc Ngữ” nói rằng “khí của trời đất thì không sai thứ tự, nếu mà sai thứ tự thì dân sẽ loạn, dương mà bị đè bên dưới không lên được, âm mà bị bức bách không bốc lên được thì có động đất.” Lão Tử (khoảng thế kỉ V-VI TCN) cũng đề cập đến khái niệm Âm Dương. Ông nói “Trong vạn vật, không có vật nào mà không cõng Âm và bồng Dương”. Ông không chỉ tìm hiểu quy luật biến hóa âm dương của trời đất mà còn muốn khẳng định trong mỗi sự vật đều chứa đựng những mâu thuẫn, đó là Âm Dương. Khổng An Quốc và Lưu Hâm (Nhà Hán) cho rằng Phục Hy là người có công sáng tạo. Tương truyền Phục Hy (2852 TCN) đi chơi ở Sông Hoàng Hà thì nhìn thấy bức đồ bình trên lưng con Long Mã (con vật tưởng tượng mình ngựa, đầu rồng) mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ. Phục Hy mới đem lẽ đó vẽ thành vạch nét làm ra Hà Đồ. Một số tài liệu khác cho rằng công lao đó thuộc về Âm Dương Gia, một giáo phái của Trung Quốc. 6

Nhưng Phục Hy là một nhân vật huyền thoại, không có thực còn Âm Dương Gia chỉ có công áp dụng Âm Dương để giải thích địa lý – lịch sử, và phái này hình thành vào thế kỉ thứ III nên không có công sáng tạo ra thuyết Âm Dương. Vì vậy, hai giải thuyết này đều không có cơ sở khoa học. Các nghiên cứu khoa học liên ngành Trung Quốc và Việt Nam đã kết luận “khái niệm Âm Dương có nguồn gốc phương Nam (phương Nam ở đây bao gồm vùng Nam Trung Hoa từ sông Dương Tử trở xuống và vùng Việt Nam). Trong quá trình phát triển, nước Trung Hoa đã trải qua hai thời kỳ: Thời kỳ Đông tiến và thời kỳ Nam tiến. Trong quá trình Nam tiến, người Hán đã tiếp thu triết lý Âm Dương của các cư dân phương Nam, rồi phát triển, hệ thống hóa triết lý đó bằng khả năng phân tích của người du mục, làm cho triết lý Âm Dương đạt đến hoàn thiện và mang ảnh hưởng của nó tác động trở lại cư dân phương Nam.” Cư dân phương Nam sinh sống bằng Nông nghiệp nên quan tâm số một của họ là sự sinh sôi nảy nở của hoa màu và con người. Sinh sản của con người thì do hai yếu tố: cha và mẹ, nam và nữ, còn sự sinh sôi nảy nở của hoa màu thì do đất và trời, “đất sinh trời dưỡng”. Chính vì thế mà hai cặp “mẹ-cha”, “đấttrời” là sự khái quát đầu tiên trên con đường dẫn đến triết lý Âm Dương. Chính từ hai cặp này, người ta mở rộng ra nhiều cặp đối lập phổ biến khác và cứ thế nhân rộng thành vô số cặp. 1.1.3. Bản chất Triết lý Âm Dương không phải là triết lý của các cặp đối lập. Tất cả các dân tộc trên thế giới đều có các phạm trù đối lập nhau, ngôn ngữ của tất cả các dân tộc đều có từ trái nghĩa. Điều quan trọng của triết lý Âm Dương chính ở bản chất và quan hệ của hai khái niệm Âm Dương. Đó cũng chính là điều khác biệt của triết lý Âm Dương với các triết lý khác. 1.2. Những nội dung cơ bản của học thuyết Âm Dương 1.2.1. Âm Dương đối lập Âm Dương đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa hai mặt Âm và Dương. Theo học thuyết Âm Dương, mọi vật đều có hai mặt của nó là 7

Âm và Dương. Hai mặt này tương tác, kiểm soát lẫn nhau để giữ trạng thái cân bằng liên tục. 1.2.2. Âm Dương hỗ căn Âm Dương hỗ căn là sự nương tượng lẫn nhau, bắt rễ lẫn nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau. Âm Dương liên kết với nhau tạo thành một thực thể, chúng không thể thiếu nhau hoặc đứng một mình. Chúng phụ thuộc vào nhau để có thể xây dựng nên định nghĩa và chỉ có thể được đo bằng cách so sánh với nhau. So sánh Âm và Dương còn liên quan đến đối tượng so sánh mang tính chất tương đối. 1.2.3. Âm Dương bình hành – tiêu trưởng Âm Dương bình hành – tiêu trưởng là cùng vận động song song với nhau nhưng theo hướng đối lập, cái này tăng thì cái kia giảm, cái này mất đi thì cái kia xuất hiện. Âm và Dương đạt được trạng thái cân bằng bởi sự tương tác và kiểm soát lẫn nhau. Sự cân bằng không tĩnh và cũng không tuyệt đối, nhưng được duy trì trong một giới hạn nhất định. Tại thời điểm nào đó, Âm thịnh lên, Dương giảm đi và ngược lại. Khi một thuộc tính phát triển đến cùng cực, nó sẽ trải qua một sự biến đổi ngược lại thành thuộc tính đối diện “Dương cực sinh Âm, Âm cực sinh Dương”. Sự chuyển đổi đột ngột này thường được diễn ra trong một tình huống cố định. Sự chuyển đổi này là nguồn gốc của tất cả các thay đổi, cho phép Âm Dương hoán đổi cho nhau (Âm Dương chuyển hóa). Tóm lại, Âm Dương tồn tại khách quan, có sẵn trong vạn vật và chỉ mang tính tương đối. Tất cả các đặc điểm của triết lý Âm Dương đều tuân theo hai quy luật cơ bản: Quy luật về bản chất của các thành tố và Quy luật về quan hệ giữa các thành tố. 1.2.4. Hai quy luật cơ bản Quy luật về bản chất của các thành tố Quy luật này cho thấy việc xác định một vật là Âm hay Dương chỉ là tương đối, trong sự so sánh với một vật khác. Chính vì thế việc xác định tính Âm 8

Dương của các cặp đối lập có sẵn thường dễ dàng, nhưng đối với các vật đơn lẻ lại khó khăn. Cho nên, có hai căn cứ giúp so sánh tính Âm Dương của cùng một đối tượng, đó là: Đối tượng so sánh và cơ sở so sánh. Quy luật về quan hệ giữa các thành tố Quy luật này cho thấy Âm Dương gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau. Âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành Dương, Dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành Âm. 1.2.5. So sánh với các quy luật logic học Trong logic học cũng có hai quy luật tương đương với hai quy luật trên. Đó là quy luật về bản chất của thành tố. Đó là quy luật về bản chất các thành tố - luật đồng nhất và quy luật về quan hệ giữa các thành tố - luật lý do đầy đủ mà hệ quả của nó là luật nhân quả. Luật đồng nhất (bản chất A = A) chỉ đúng khi sự vật và hiện tượng đứng yên, mà điều này thì không biện chứng vì sự vật và hiện tượng luôn luôn vận động (đổi mới), mà nếu vận động thì nó không thể nào là chính nó nữa. Trong khi đó quy luật về bản chất triết lý Âm Dương là trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, tức là trong A đã có B rồi. Luật lý do đầy đủ xác lập nên luật nhân quả cũng chỉ xem xét sự vật, hiện tượng trong sự cô lập, không liên hệ với môi trường xung quanh, trong khi trên thực tế, sự vật hiện tượng luôn tồn tại trong không gian và có liên hệ với các sự vật hiện tượng khác. Cái này là nhân của cái kia nhưng là quả của cái khác. Không có nhân tuyệt đối và quả tuyệt đối rất phù hợp với quy luật chuyển hóa âm dương bất tận, vô thủy (không có bắt đầu) và vô chung (không có kết thúc). Hai quy luật của logic là sản phẩm của lối tư duy phân tích, chú trọng đến các yếu tố biệt lập của văn hóa du mục, trong khi quy luật của triết lý Âm Dương là điển hình của tư duy tổng hợp, chú trọng đến các quan hệ của văn hóa nông nghiệp. 1.3. Hai hướng phát triển của học thuyết Âm Dương Học thuyết Âm Dương là cơ sở để xây dựng nên hai hệ thống học thuyết khác đó là hệ thống Tam Tài, Ngũ Hành và Tứ Tượng, Bát Quái. Đó cũng chính 9

là hai hướng phát triển khác nhau trong quá trình phát triển của học thuyết này, tạo nên tính dân tộc của học thuyết. 1.3.1. Hệ thống Tam Tài, Ngũ Hành 1.3.1.1. Tam Tài Tam Tài là một khái niệm bộ ba gồm “Thiên – Địa – Nhân”. Với lối tư duy tổng hợp và biện chứng quen thuộc, người xưa sớm nhận ra các cặp Âm Dương tưởng chừng như riêng rẽ như Trời – Đất, Trời – Người, Đất – Người thực ra có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên một loại mô hình hệ thống gồm ba thành tố. Đây có lẽ là con đường dẫn đến Tam Tài từ triết lý Âm Dương. Trong Tam Tài, Trời là Dương, Đất là Âm, Người ở giữa.

Hình 2: Minh họa mô hình Tam Tài

1.3.1.2. Ngũ Hành Thuyết Ngũ Hành về căn bản cũng là một cách biểu thị luật mâu thuẫn đã giới thiệu trong thuyết Âm Dương, nhưng bổ sung và làm cho thuyết Âm Dương hoàn chỉnh hơn, để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật. Ngũ Hành xây dựng mô hình 5 yếu tố về cấu trúc không gian vũ trụ. Học thuyết Ngũ Hành diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản còn gọi là tương sinh và tương khắc trong mối tương tác và quan hệ của chúng. Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc 10

Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Như vậy tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ kết hợp thành hệ chế hoá, biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật.

Hình 3: Hình Ngũ Hành

1.3.2. Hệ thống Tứ Tượng, Bát Quái 1.3.2.1. Tứ Tượng Âm Dương gọi là Lưỡng Nghi, là 2 nguyên lý. Từ Lưỡng nghi sẽ sinh ra Tứ Tượng là 4 thể trạng, theo nguyên tắc chồng hai vạch lên nhau. Xét vạch từ dưới lên, sẽ có Tứ Tượng lần lượt là Hai vạch Dương, gọi là Thái Dương Dương – Âm gọi là Thiếu Dương Âm – Dương gọi là Thiếu Âm Hai vạch Âm, gọi là Thái Âm Trong thiên văn tương ứng: Thái Dương : Mặt trời (Nhật): rất nóng, bầu trời sáng Thái Âm : Mặt trăng (Nguyệt): lạnh, bầu trời tối đen Thiếu Âm : Định tinh (Tinh): không chuyển động, lạnh Thiếu Dương – Hành tinh (Thần): chuyển động trên bầu trời Vì vậy còn gọi Nhật Nguyệt tinh thần là Tứ Tượng, và vị trí của chúng cũng gọi là Tượng Trời.

11

Thái Dương là Dương cực thịnh, Thiếu Dương là Dương đã suy bớt, nhưng vẫn mạnh hơn Âm. Thiếu Âm là Âm đã mạnh hơn Dương, Thái Âm là Âm cực thịnh. Bốn Tượng này cũng là bốn giai đoạn của một chu trình khép kín. Trong năm, mùa xuân là Thiếu Dương, khí ấm áp tăng dần; Mùa hạ là Thái Dương, nóng đến cực đại; Mùa thu là Thiếu Âm, khí lạnh đang về, Mùa đông là Thái Âm, lạnh cực đại. Trong chu kỳ của một con người hay sinh vật: giai đoạn đầu tăng trưởng từ từ, là Thiếu Dương, đến thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ (dậy thì ở con người) là Thái Dương, đến cực đại khi trưởng thành toàn vẹn, rồi suy dần dần là Thiếu Âm, cuối cùng là suy sụp nhanh chóng, là Thái Âm. Nhưng trong Âm có Dương và ngược lại. Trong mùa hè, khi nóng nực nhất vẫn có khí lạnh, trong mùa đông, khi lạnh nhất vẫn có hơi ấm. Khi con người phát triển mạnh mẽ nhất, thì hàng ngày vẫn có hàng triệu tế bào bị suy thoái và chết đi, có điều sự tăng trưởng mạnh hơn rất nhiều sự suy thoái; tương tự, trong thời kỳ già ốm, vẫn có những tế bào được sinh ra, nhưng không thắng được sự triệt tiêu. Có chăng chỉ là làm giảm quá trình suy sụp. Trong một con người, có đặc tính Dương và đặc tính âm. Nếu xét theo quan niệm hiện đại, thì mỗi con người đều được kết hợp từ nhiễm sắc thể của mẹ và của cha, đó là cái khởi nguồn Âm Dương, nhưng với sự nổi trội hơn của nhiễm sắc thể X hay Y, mà đứa trẻ sinh ra là trai hay gái. Tuy vậy trong cơ thể sẽ không bao giờ thiếu yếu tố của cả nam và nữ. Khi tiếp nhận Phật giáo, bốn giai đoạn này với con người có thể được hiểu là Sinh Lão Bệnh Tử, với sự vật là Sinh Trụ Dị Diệt, với Vũ trụ là Thành Trụ Hoại Không. Tuy vậy cũng không hoàn toàn đồng nhất, vì đây là hai tư tưởng triết học của hai nền văn minh khác nhau. Như vậy Vận động là có tính khép kín, vòng tròn. Vì thế người phương Tây cho rằng triết học phương Đông có dạng vòng tròn.

12

1.3.2.2. Bát Quái Bát Quái là 8 quẻ được sử dụng trong vũ trụ họ...


Similar Free PDFs