Nhóm 12 - MKT401 tiểu luận marketing quốc tế giữa kì PDF

Title Nhóm 12 - MKT401 tiểu luận marketing quốc tế giữa kì
Course Marketing quốc tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 34
File Size 1.2 MB
File Type PDF
Total Downloads 883
Total Views 1,032

Summary

MỤC LỤC MỞ ĐẦU THỊ TRƯỜNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP 1 Tổng quan về công ty 1.1 Nestlé toàn cầu 1.1 Nestlé Việt Nam 1 Phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam của Nestlé 1 Tổng quan về Milo ở Việt Nam CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 2 Nghiên cứu khái quát thị trường 2.1...


Description

MỤC LỤC MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG

2

1.1 Tổng quan về công ty

2

1.1.1 Nestlé toàn cầu

2

1.1.2 Nestlé Việt Nam

2

1.2 Phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam của Nestlé

3

1.3 Tổng quan về Milo ở Việt Nam

4

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 2.1 Nghiên cứu khái quát thị trường

5 5

2.1.1 Môi trường kinh tế

5

2.1.2 Môi trường nhân khẩu học

5

2.1.3 Môi trường tự nhiên

6

2.1.4 Môi trường chính trị - pháp luật

7

2.1.5 Môi trường công nghệ

7

2.2 Nghiên cứu chi tiết thị trường

7

2.2.1 Nghiên cứu Khách hàng

7

2.2.2 Nghiên cứu sản phẩm:

8

2.2.3 Nghiên cứu cạnh tranh

9

2.2.4 Nghiên cứu cơ sở hạ tầng

10

2.2.5 Nghiên cứu hệ thống phân phối

10

2.2.6 Dự đoán xu hướng biến động của thị trường

10

CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX

11

3.1 Kế hoạch hóa chiến lược Marketing quốc tế

11

3.1.1 Cơ sở của kế hoạch hóa - ma trận SWOT

11

3.1.2 Lựa chọn khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu 3.2 Chiến lược Marketing Mix 4P 3.2.1 Chiến lược sản phẩm quốc tế

13 17 17

3.2.1.1 Danh mục sản phẩm của Milo tại thị trường Việt Nam

17

3.2.1.2 Vòng đời sản phẩm quốc tế

19

3.2.1.3 Bao bì sản phẩm

19

3.2.2 Chiến lược giá quốc tế

21

3.2.2.1 Mục tiêu của chiến lược giá

21

3.2.2.2 Căn cứ định giá

21

3.2.2.3 Giá quốc tế

22

3.2.3 Chiến lược phân phối

23

3.2.4 Chiến lược xúc tiến quốc tế

24

KẾT LUẬN

28

TÀI LIỆU THAM KHẢO

29

PHỤ LỤC

31

1 MỞ ĐẦU Các quốc gia châu Á sắp sửa trở thành thị trường thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới. Với nhu cầu khổng lồ và sẽ tăng gấp đôi trong thời gian tới, đây là một trong các thị trường ngày càng tiềm năng. Tuy nhiên, đi kèm với sự tăng trưởng nóng là sự khó tính của người tiêu dùng khi mà ý thức về sức khỏe và kiến thức về kĩ thuật số ngày càng gia tăng. Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Điều này đòi hỏi các công ty phải có những chiến lược Marketing độc đáo và phù hợp nhằm giành chiến thắng trên thương trường. Nestlé là doanh nghiệp đã hoạt động trong ba thế kỷ. Doanh nghiệp này đã đặt chân lên Việt Nam từ hơn một trăm năm trước và chính thức thâm nhập thị trường Việt Nam năm 1992. Sản phẩm sữa Milo đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1994. Với phương châm “Think globally, act locally” – suy nghĩ toàn cầu, hoạt động địa phương, Nestlé luôn thể hiện sự tôn trọng với sự đa dạng văn hóa, truyền thống ở các quốc gia. Để phân tích rõ hơn những chính sách Marketing mà Nestlé đã áp dụng nhằm thu hút người tiêu dùng trong giai đoạn tăng trưởng và chín muồi, nhóm 12 chúng em xin lựa chọn đề tài: “Chiến lược Marketing quốc tế của Nestlé đối với sản phẩm sữa Milo tại thị trường Việt Nam” làm đề tài cho bài tiểu luận. Thông qua việc nghiên cứu các chiến lược và cách thức triển khai hoạt động marketing quốc tế của Nestlé tại Việt Nam, nhóm mong muốn rút ra được những bài học, kinh nghiệm của một doanh nghiệp thành công, từ đó giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam khai thác, vận dụng và phát triển thành công hoạt động marketing của mình tại thị trường quốc tế. Về cấu trúc của bài tiểu luận, ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục cùng các tài liệu tham khảo, nội dung của bài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về công ty và phương thức thâm nhập thị trường Chương 2: Nghiên cứu thị trường Chương 3: Chiến lược Marketing Mix Chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Phó giáo sư - Tiến sĩ Phạm Thu Hương - giảng viên viên bộ môn Marketing quốc tế trường Đại học Ngoại thương - đã giúp chúng em trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này. Do thời gian và kiến thức của nhóm còn hạn chế nên bài nghiên cứu vẫn còn những sai sót nhất định. Vì vậy, nhóm chúng em rất mong muốn nhận được những nhận xét và góp ý từ cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn và từ đó rút kinh nghiệm cho những bài nghiên cứu tiếp theo.

2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 1.1 Tổng quan về công ty 1.1.1 Nestlé toàn cầu Tập đoàn Nestlé (Nestlé S.A. hay Société des Produits Nestlé S.A) có trụ sở chính tại thành phố Vevey, Thụy Sĩ, được sáng lập năm 1866 bởi ông Henri Nestlé, là tập đoàn thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới với hơn 2000 thương hiệu và hoạt động tại 186 quốc gia (Nestle, 2021b; Thanh Trần, 2021). Hiện Nestlé đang hoạt động trong 12 phân khúc khác nhau của thị trường sản phẩm tiêu dùng như thực phẩm trẻ em, nước đóng chai, sữa, đồ uống, thực phẩm chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, đồ dành cho thú cưng,.. . Các thương hiệu chủ lực của Nestlé bao gồm rất nhiều tên tuổi nổi tiếng như Nescafe, Kitkat, Butterfinger, Maggi, and Haagen-Dazs… Với 376 nhà máy tại 81 quốc gia, Nestlé cung cấp việc làm cho hơn 273.000 nhân viên toàn thế giới. Phương châm của Nestlé: “Think globally, act locally” – suy nghĩ toàn cầu, hoạt động địa phương. Đây cũng chính là lý do Nestlé luôn thể hiện sự tôn trọng với sự đa dạng văn hóa, truyền thống ở các quốc gia. Nestle đề cao phương châm nỗ lực kết hợp hài hòa hai yếu tố đặc điểm doanh nghiệp và đặc tính lâu đời địa phương. Nestle tin rằng, tạo ra các giá trị cộng đồng nơi họ đến mới là tiền đề giúp công ty hoạt động lâu dài và hiệu quả (UKEssays, 2018). 1.1.2 Nestlé Việt Nam ❖ Thông tin cơ bản về công ty Nestlé có một lịch sử lâu đời tại Việt Nam khi thành lập văn phòng đại diện đầu tiên tại Sài Gòn từ năm 1912. Kể từ đó cho đến nay, tập đoàn Nestlé đã đầu tư xây dựng nhiều nhà máy với nhiều mặt hàng ra thị trường và gặt hái nhiều thành công trên thị trường Việt Nam. Các nhãn hàng hiện tại của Nestlé tại thị trường Việt Nam bao gồm KitKat, KOKO KRUNCH, Maggi, MILO, Nescafé, La Vie, Cerelac, Nestea, Nesvita…Hiện nay, Nestlé đã xây dựng 6 nhà máy và đem đến việc làm cho hơn 2.300 nhân viên trên toàn quốc. Với tổng vốn đầu tư hơn 600 triệu USD, Nestlé không chỉ thể hiện cam kết phát triển lâu dài tại Việt Nam mà còn mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần vì một tương lai khỏe mạnh hơn cho các thế hệ gia đình Việt. ❖ Tình hình kinh doanh của Nestlé tại Việt Nam1 Tại Việt Nam, các hoạt động kinh doanh của Nestlé rất tốt, tăng trưởng đều đặn vài ngàn tỷ mỗi năm. Cụ thể, năm 2019, doanh thu thuần của Nestlé Việt Nam lần lượt đạt 1

Xem cụ thể ở Biểu đồ 1 và Biểu đồ 2 ở Phụ lục 1.

3 15.967 tỷ đồng, lãi thuần tương ứng ở mức 1.844 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 12% và 22% so với năm 2018. Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Nestlé Việt Nam đạt 8.281 tỷ đồng, giảm 6% so với đầu năm; vốn chủ sở hữu tăng 12% lên 3.106 tỷ đồng. Theo báo cáo của Financial Times, doanh thu thuần của Nestlé năm 2020 tăng 3,5% so với năm trước; lợi nhuận ròng đạt 13,5 tỷ USD trong năm 2020. Ngoài ra, năm 2020, Nestlé được bầu chọn trong TOP 3 các doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực sản xuất cũng như lọt vào danh sách 30 doanh nghiệp có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong việc chấp hành pháp luật Thuế và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước (NSNN), với tổng số tiền nộp NSNN trong giai đoạn 2015 - 2019 là 3.146 tỷ đồng. 1.2 Phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam của Nestlé Nestlé thường sử dụng hai phương thức “Thành lập công ty con bằng cách mua lại và sáp nhập” và “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài” khi thâm nhập vào thị trường quốc tế. Tuy nhiên, đối với mỗi thị trường riêng, Nestlé sẽ có sự điều chỉnh phương thức thâm nhập phù hợp riêng; cụ thể, tại thị trường Việt Nam, Nestle đã lựa chọn hai phương thức thâm nhập: “Liên doanh với công ty nội địa” và “Thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài”. ❖ Thiết lập liên doanh với công ty nội địa Năm 1992, Nestlé thành lập công ty La Vie, một liên doanh giữa Perrier Vittel thuộc Nestlé và công ty thương mại Long An. Hiện nay, Nestlé Việt Nam có 02 nhà máy sản xuất nước khoáng La Vie đặt tại Long An và Hưng Yên. Tại thời điểm đó, để nhanh chóng mở rộng được dòng sản phẩm, đồng thời tạo ra năng lực tốt hơn trong việc triển khai các phương án sản xuất mới để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tiếp cận nhanh chóng với công nghệ mới, đặc biệt chiến lược xâm nhập thị trường mới, chiến lược liên doanh với công ty nội địa đã đem lại hiệu quả cao. Nhờ chiến lược này, Nestlé không tốn nhiều nhân lực và vốn đầu tư cho nghiên cứu phát triển và sản xuất. ❖ Thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài (FDI) Năm 1995, Nestlé thành lập công ty TNHH Nestlé Việt Nam, là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, Nestlé Việt Nam đang điều hành 04 nhà máy sản xuất các sản phẩm thực phẩm và đồ uống đặt tại Đồng Nai và Hưng Yên. Nestlé chọn phương thức thâm nhập thị trường này do thời điểm đó, tại thị trường Việt Nam thiếu các doanh nghiệp phù hợp để tham gia liên doanh. Hơn nữa, thông qua việc thành lập nhà máy ở Việt Nam, công ty có thể trực tiếp kiểm soát các hoạt động của nhà máy theo chính sách của mình mà có thể không thực hiện được theo các phương thức thâm nhập thị trường khác như liên doanh.

4 Ngoài ra, Việt Nam là một thị trường rộng lớn với nguồn nhân công giá rẻ, chi phí nguyên vật liệu hợp lý, từ đó tận dụng được lợi thế kinh tế vùng và đường cong kinh nghiệm: sản xuất ở nơi tối ưu rồi xuất khẩu; nâng cao khả năng sử dụng lợi nhuận được tạo ra ở một thị trường để nâng cao vị thế cạnh tranh ở thị trường khác. 1.3 Tổng quan về Milo ở Việt Nam Milo là thương hiệu sữa thuộc sở hữu của Nestlé. Sữa Milo của Nestlé đã có mặt và liên tục phát triển tại thị trường Việt Nam từ năm 1994. Trải qua 27 năm, Milo được coi là một nhãn hiệu uy tín, dẫn đầu về chất lượng và thị phần trong ngành hàng thức uống cacao dinh dưỡng dành cho trẻ em từ 6-14 tuổi. Tính đến năm 2019, Nestlé Milo đã trở thành thức uống yêu thích của thế hệ trẻ Việt Nam với hơn 10,5 tỷ cốc Milo đã được tiêu thụ. Trong báo cáo Brand Footprint2 tại thị trường Việt Nam do Công ty nghiên cứu thị trường Kantar công bố ngày 18/6/2021 (Kantar Brand Footprint, 2021), Nestle và Milo đều nằm trong top 10 nhà sản xuất trong ngành hàng FMCG và top 10 thương hiệu trong lĩnh vực Sữa và các sản phẩm từ sữa được chọn mua nhiều nhất ở khu vực Thành thị 4 thành phố (TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ) và Nông thôn Việt Nam năm 2020. Cụ thể, Nestlé có Điểm Tiếp Cận Người Tiêu Dùng (CRP) là 32,7 triệu điểm tại bốn thành phố trọng điểm và trở thành thương hiệu được lựa chọn nhiều thứ tư tại các thành phố đô thị này. CRP của Nestle ở các tỉnh nông thôn là 78,4 triệu điểm, đưa công ty lên vị trí thứ tám. Thương hiệu cốt lõi của Nestle - Milo, đứng thứ 4 trong top 10 thương hiệu trong lĩnh vực Sữa và các sản phẩm từ sữa được chọn mua nhiều nhất cả ở khu vực Thành thị 4 thành phố (TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ) và Nông thôn Việt Nam năm 2020 với CPR là 10,7 triệu điểm tại bốn thành phố trọng điểm và 31,8 triệu điểm tại vùng Nông thôn. Nestle rất chú trọng đến các chiến dịch marketing của Milo, đặc biệt đối với sản phẩm sữa. Unique Selling Point (USP) trong các chiến dịch xúc tiến của Milo từ trước đến nay luôn là những câu chuyện truyền cảm hứng, đối tượng chủ yếu là các em nhỏ và các bậc phụ huynh. Ví dụ như câu chuyện Milo "thể thao luôn tìm thấy nhà vô địch trong con". Các chiến dịch của Milo luôn muốn truyền thông điệp về sức khỏe và khuyến khích các bé luôn phải rèn luyện thể dục thể thao. Hơn hết là bất cứ đối tượng hay hoàn cảnh nào đều cũng có thể có được cho bản thân “cái quyền” về sức khỏe này.

2

Xem cụ thể ở Ảnh 1 và Ảnh 2 ở Phụ lục.

5 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 2.1 Nghiên cứu khái quát thị trường 2.1.1 Môi trường kinh tế ❖ Môi trường quốc tế: Việt Nam được xếp vào nhóm các nước đang phát triển, có thu nhập trung bình thấp, và là thị trường mới nổi, có cơ hội kinh doanh rất cao cho mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa. ❖ Môi trường quốc gia: Trình độ phát triển kinh tế: GDP Việt Nam 2020 đạt 271,2 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 2,786 USD, với mức tăng trưởng GDP trung bình 6.5%/ năm (Theo World Bank), năm 2020, do chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid – 19, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam giảm sâu xuống còn 2.9%, tuy nhiên là một trong số các quốc gia hiếm hoi trên thế giới giữ được mức tăng trưởng dương. Tình hình kinh tế: - Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại: Năm 2020, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 262,7 tỷ USD, trong đó kim ngạch nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa đạt gần 1 tỷ USD, tăng 2,5% so với năm 2019 (Tổng cục hải quan). Người tiêu dùng có xu hướng yêu thích hàng nhập khẩu. -

Tỷ giá hối đoái: Trong 5 năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước luôn cố gắng duy trì tỷ giá hối đoái ổn định (khoảng 22 - 22,6 nghìn VND đổi 1 USD), chính sách tỷ giá hối đoái cũng là một công cụ hữu hiệu để kiềm chế lạm phát.

2.1.2 Môi trường nhân khẩu học ❖ Quy mô dân số

Biểu đồ 1. Quy mô dân số Việt Nam theo độ tuổi năm 2019 (Đơn vị: Người) (Nguồn: Nhóm Dữ liệu mở về phát triển Việt Nam, 2021)

6 - Dân số Việt Nam tính đến ngày 26/11/2021 là 98.487.953 người (Trang tin Dân số, 2021). Nhu cầu của người tiêu dùng được dự báo tăng mạnh do dân số trẻ và số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu ở các đô thị tăng. => Thị trường đang phát triển với tiềm năng rất lớn ❖ Tầm vóc con người - Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam vẫn còn rất cao khi "cứ bốn em thì có một em bị suy dinh dưỡng”, chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam còn trong nhóm thấp nhất của thế giới. => Các bà mẹ luôn mong muốn tăng chiều cao cho con mình bằng những sản phẩm thuần tính như sữa, canxi,... tập luyện thể dục thể thao. ❖ Xu hướng sống độc thân Trên toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng, xu hướng sống độc thân đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Việc quyết định không kết hôn sẽ gây ra hệ quả sẽ có ít trẻ em được sinh ra hơn, khiến dân số của nước ta dần trở thành dân số già. Đó có thể là một rào cản cho Milo hiện nay khi tập khách hàng chủ yếu của Milo là trẻ em và học sinh. ❖ Tỷ lệ tử vong và tỷ lệ sinh đẻ Năm 2020, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến 945.967 người. Do tình trạng di cư dân số giảm 69.492 người. Dưới đây là những số liệu chính về dân số ở Việt Nam trong năm 2020: - 1.566.889 trẻ được sinh ra - 620.921 người chết - Gia tăng dân số tự nhiên: 945.967 người 2.1.3 Môi trường tự nhiên ❖ Môi trường quốc tế: Giá ca cao thế giới tăng giảm thất thường và khó dự đoán. Bên cạnh đó tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp về việc sử dụng bao bì thân thiện với môi trường. ❖ Môi trường quốc gia: • Vị trí địa lý, các tiếp giáp biên giới Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương tiếp giáp Biển Đông gần trung tâm Đông Nam Á, và nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khu vực có hoạt động kinh tế sôi động nhất thế giới. Là một quốc gia rộng lớn với diện tích 331.112 km2, đây có thể là một thị trường rất tiềm năng cho Milo. • Điều kiện khí hậu, thời tiết Khí hậu Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đặc trưng nóng ẩm mưa nhiều. Điều này gây khó khăn trong chế biến và bảo quản sữa, đối với sữa bột đã

7 mở nắp, tác động của không khí có thể làm cho sữa bị vón cục, đổi màu và xuất hiện nấm mốc. 2.1.4 Môi trường chính trị - pháp luật ❖ Môi trường quốc tế: Nestle cần chú ý đến tập quán thương mại và các quy định đối với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. ❖ Môi trường quốc gia: Thị trường Việt Nam có một số đặc điểm mang lợi cơ hội cho Nestle khi tiến hành kinh doanh quốc tế: - Tình hình chính trị - an ninh ổn định, không có bạo động, đảo chính, … - Hệ thống pháp luật ngày càng được sửa đổi phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường. - Từ sau khi gia nhập WTO vào năm 20007, nhà nước luôn có những chính sách công bằng và ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. 2.1.5 Môi trường công nghệ ❖ Môi trường quốc tế: Công nghệ trên thế giới luôn luôn thay đổi với tốc độ nhanh, đi kèm với đó là năng suất lao động tăng lên, giá thành sản phẩm giảm. Tuy nhiên, tồn tại sự khác biệt lớn về môi trường công nghệ đối với các quốc gia phát triển. ❖ Môi trường quốc gia: Dây chuyền sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa của Nestle tại quê hương Thụy Sỹ rất hiện đại, tuy nhiên khi đưa dây chuyền về Việt Nam còn gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình vận hành do chênh lệch trình độ kỹ thuật. Tuy nhiên, Việt Nam đang ngày càng chú trọng vào việc đầu tư và cải tiến Khoa học công nghệ với chiến lược “Make in Vietnam”. Sự phát triển của khoa học công nghệ và cuộc cách mạng 4.0 đã mở ra rất nhiều cơ hội, đồng thời đặt ra những thách thức cho Nestlé. 2.2 Nghiên cứu chi tiết thị trường 2.2.1 Nghiên cứu Khách hàng Theo báo cáo thị trường của Kantar Worldpanel, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa tại Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực do cơ cấu dân số trẻ, thu nhập trung bình tăng; xu hướng sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch; xu hướng tiêu thụ các sản phẩm tiện lợi, có thương hiệu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quyết định mua hàng: ❖ Xã hội: Người tiêu dùng Việt Nam có thói quen tham khảo các nguồn tin xung quanh, xem xét sản phẩm chất lượng, giá thành và danh tiếng rồi sau đó mới đưa ra quyết định.

8 ● Cộng đồng: Là truyền thông bằng lời nói hay gọi cách khác là “truyền miệng”, tập trung vào các bà mẹ truyền thống và các bé học sinh. ● Mạng xã hội: Người tiêu dùng mua sản phẩm thông qua Internet. Những bà mẹ quan tâm tới chất lượng, thành phần, xem xét kỹ lưỡng. ● Thu nhập: Những gia đình có thu nhập vừa, chú ý tới sự phát triển thể lực cho con. ● Khu vực: Những hộ gia đình sống ở thành thị có trẻ con từ 6-14 tuổi. ❖ Cá nhân: Các yếu tố thuộc về bản thân người tiêu dùng sản phẩm là những yếu tố cần thiết, mà nhà cung cấp sản phẩm cần phải nghiên cứu thật kỹ để hiểu thật rõ khách hàng của mình, để có những giải pháp thích hợp nhằm thỏa mãn thật tốt nhu cầu của họ. ● Giới tính: Tập trung vào khách hàng nữ với vai trò là nội trợ (người đảm nhiệm mua sắm trong gia đình). ● Lối sống: Tập trung vào các gia đình có lối sống hướng tới sức khỏe. ❖ Các yếu tố tâm lý: ● Động cơ: Tập trung vào khách hàng ưa chuộng giá thành sản phẩm rẻ, có nhiều chương trình khuyến mại, chất lượng sản phẩm sữa tốt, đầy đủ dinh dưỡng, thương hiệu, sự tiện lợi... ● Nhận thức: Tập trung vào nhóm khách hàng có quan tâm tới hoạt động phát triển thể lực thể dục thể thao, năng động của con. ● Sự hiểu biết: Tập trung vào khách hàng quan tâm tới các thành phần bên trong của sữa, nhu cầu cao về thực phẩm sữa bổ sung dinh dưỡng, năng lượng. ● Niềm tin và thái độ: Người mua quan tâm tới độ tin cậy của hãng và thái độ chăm sóc khách hàng. Để dẫn đến quyết định mua hàng của khách hàng, Milo cần phải tăng cường quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông cũng như phân phối nhiều nơi để có thể tăng độ nhận diện thương hiệu đối với khách hàng. Đồng thời, Milo cũng cần phải tăng cường mảng chăm sóc khách hàng, chú tâm vào chất lượng sản phẩm để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. 2.2.2 Nghiên cứu sản phẩm: Xét về hai yếu tố để cho Milo định hướng tốt sản phẩm của mình: nhu cầu và thị hiếu Về nhu cầu của người Việt Nam với những sản phẩm về sữa, có thể phân tích dựa trên một số đặc điểm như sau: ● Sữa Milo cung cấp các khoáng chất như sắt, dicalci phosphat, canxi, magie và các Vitamin B1, B2, B6. giúp giải phóng năng lượng trong cơ thể, đồng thời, tăng cường chức năng hệ xương, hỗ trợ tích cực các hoạt động thể thao, bên cạnh đó

9 còn tăng khả năng tập trung trong việc học tập của trẻ. Milo đã đáp ứng nhu cầu về chất dinh dưỡng, bổ sung năng lượng, nâng cao sức khỏe cho người tiêu dùng. ● Sữa Milo có vị cacao lúa mạch, thơm, ngọt nhẹ dễ uống, phù hợp với khẩu vị của trẻ em, đáp ứng được nhu cầu về hương vị của người tiêu dùng ● Sữa Milo được đóng gói trong từng hộp 180ml nhỏ gọn, dễ cầm, dễ mang theo, đáp ứn...


Similar Free PDFs