Nhóm 8 - MKT401 tiểu luận marketing quốc tế giữa kì PDF

Title Nhóm 8 - MKT401 tiểu luận marketing quốc tế giữa kì
Course Marketing quốc tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 26
File Size 894.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 240
Total Views 709

Summary

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ UNILEVER VÀ PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP 1. Giới thiệu chung về Unilever 1.1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................. 1.1. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu 1.1. Lĩnh vực kinh doanh 1. ...


Description

MỤC LỤC LI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ UNILEVER V PHƯƠNG THỨC THÂM NHP THỊ TRƯNG VIT NAM .............................................................................................. 2 1.1. Giới thiệu chung về Unilever ................................................................................. 2 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................. 2 1.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu ......................................................................... 2 1.1.3. Lĩnh vực kinh doanh ...................................................................................... 3 1.2. Phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam của Unilever ............................... 3 CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯNG BỘT GIẶT TI VIT NAM .............. 5 2.1. Nghiên cứu khái quát thị trường ........................................................................... 5 2.1.1. Chính trị - pháp luật ....................................................................................... 5 2.1.2. Dung lượng thị trường.................................................................................... 5 2.1.3. Giá cả.............................................................................................................. 5 2.1.4. Rào cản kỹ thuật ............................................................................................. 6 2.1.5. Cạnh tranh ...................................................................................................... 7 2.2. Nghiên cứu chi tiết thị trường ............................................................................... 7 2.2.1. Khách hàng ..................................................................................................... 7 2.2.2. Sản phẩm ........................................................................................................ 7 2.2.3. Quy mô và đặc điểm thị trường ..................................................................... 8 2.2.4. Hệ thống phân phối hàng hóa......................................................................... 9 2.2.5. Cạnh tranh ...................................................................................................... 9 2.2.6. Hệ thống cơ sở hạ tầng ................................................................................. 12 2.2.7. Dự báo xu hướng biến động của cung, cầu và giá cả................................... 13 2.3. Phân tích mô hình SWOT với bột giặt OMO ...................................................... 13 CHƯƠNG 3. CHIN LƯỢC MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM BỘT GIẶT OMO CỦA UNILEVER T I THỊ TRƯNG VIT NAM......................................... 15 3.1. Chiến lược sản phẩm ........................................................................................... 15

3.2. Chiến lược giá ...................................................................................................... 17 3.3. Chiến lược phân phối ........................................................................................... 19 3.4. Chiến lược xúc tiến .............................................................................................. 20 3.4.1. Quảng cáo ..................................................................................................... 20 3.4.2. Khuyến mại .................................................................................................. 21 3.4.3. Giao tế .......................................................................................................... 21 3.4.4. Chào hàng cá nhân ....................................................................................... 22 3.4.5. Marketing trực tiếp ....................................................................................... 22 KT LUN ...................................................................................................................... 23 TÀI LIU THAM KHẢO............................................................................................... 24

LI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây sức cạnh tranh của các công ty Việt Nam và nước ngoài diễn ra hết sức quyết liệt, đặc biệt là các sản phẩm có xuất xứ từ các công ty đa quốc gia, đang có mặt và thống lĩnh trên thị trường Việt Nam. OMO - thương hiệu bột giặt lớn của Unilever trong thị trường chất tẩy rửa từ khi tham gia vào thị trường Việt Nam năm 1995 đã được giới thiệu rộng rãi với cả ưu thế về chất lượng và giá cả phù hợp với người Việt. Thị phần của OMO liên tục tăng qua các năm, phân phối khắp cả nước và ăn sâu vào trong suy nghĩ của người tiêu dùng Việt Nam. Qua những thành tựu trên đã phần nào thể hiện được sự xuất sắc của công ty Unilever trong việc xây dựng chiến lược marketing quốc tế để có thể thâm nhập vào từng thị trường với những đặc điểm và tính chất hoàn toàn khác biệt. Vì vậy, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Chiến lược Marketing quốc tế của Unilever cho bột giặt OMO tại thị trường Việt Nam”. Bài tiểu luận có cấu trúc 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về Unilever và phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam Chương 2: Nghiên cứu thị trường bột giặt tại Việt Nam Chương 3: Chiến lược marketing mix cho bột giặt Omo của Unilever tại thị trường Việt Nam Chúng em xin chân thành cảm ơn cô PGS.TS Phm Thu Hương – Giảng viên hướng dẫn bộ môn Marketing quốc tế đã tận tình hướng dẫn nhóm hoàn thành bài tiểu luận. Tuy nhiên phần trình bày còn nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ cô để hoàn thiện bài tiểu luận hơn phục vụ cho các môn chuyên ngành sau này.

1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ UNILEVER V PHƯƠNG THỨC THÂM NHP THỊ TRƯNG VIT NAM 1.1. Gii thiệu chung về Unilever Unilever là công ty đa quốc gia của Anh và Hà Lan được thành lập vào năm 1930. Unilever nổi tiếng hàng đầu thế giới trên lĩnh vực cung ứng các sản phẩm tiêu dùng nhanh với các ngành hàng thực phẩm, sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển − Tên đầy đủ: Công ty đa quốc gia Unilever − Tên giao dịch quốc tế: Unilever global company − Trụ sở: London và Rotterdam − Trang web: https://www.unilever.com/ Cuối thế kỷ XIX, William Hesketh Lever - một công dân người Anh đã sáng lập nên Lever Brothers (là nền móng cho sự ra đời của Unilever sau này) với mục đích kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, sau đó chuyển hướng sang kinh doanh xà phòng. Năm 1890, Lever quyết định mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình ra khỏi biên giới nước Anh. Ngoài nhà máy tại Mỹ, Lever còn “bành trướng” sang tận Úc, Canada, Đức và Thụy Sĩ. Năm 1911, Lever Brothers chiếm một thị phần rất lớn, cứ ba bánh xà phòng trên thị trường thì có một bánh xà phòng là sản phẩm của Lever. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Lever tiếp tục “bành trướng” sang tận châu Phi, củng cố thêm vị trí của mình trên thị trường quốc tế. Tháng 1/1930, Unilever ra đời, là kết quả cuộc sát nhập của giữa công ty Lever Brothers (Anh) và Margarine Union (Hà Lan) với thành viên chủ chốt là Michael Treschow và Patrick cascau. Ngoài mặt hàng chủ yếu ban đầu là xà phòng, Unilever đã mở rộng nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng khác. Cho đến nay, Unilever đã trở thành tập đoàn đa quốc gia cung ứng hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới với hơn 265.000 nhân viên làm việc trong hơn 500 công ty tại 190 quốc gia khác nhau. 1.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu Về tầm nhìn, Unilever cam kết hỗ trợ phát triển bền vững và cung cấp cho khách hàng trên toàn thế giới những sản phẩm với chất lượng tốt, cảm nhận tốt và nhận được nhiều hơn trong cuộc sống. Năm ưu tiên quan trọng trong chiến lược của Unilever: Một 2

tương lai tốt hơn dành cho trẻ em - Một tương lai sức khỏe tốt hơn - Một tương lai chắc chắn hơn - Một tương lai tốt hơn cho hành tinh - Một tương lai tốt hơn cho nông nghiệp và nông dân. Về sứ mệnh, ngay từ thời điểm ban đầu thành lập, công ty đã đặt ra sứ mệnh của mình là “To add vitality to life” – tạm dịch: Tiếp thêm sinh khí cho cuộc sống. Qua đó, Unilever mong muốn có thể mang đến một cuộc sống tốt hơn cho người tiêu dùng thông qua sản phẩm của mình. Cho đến nay, sứ mệnh đó vẫn luôn được tuân thủ và ngày càng được thể hiện rõ qua từng sản phẩm của Unilever khi tất cả sản phẩm của tập đoàn này đều hướng tới chung một mục đích đó là mang lại sức khỏe, vẻ đẹp và sự thoải mái cho con người. Về mục tiêu, mục tiêu của Unilever chính là đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người, đoán trước được nguyện vọng của khách hàng và người tiêu dùng, đáp ứng một cách sáng tạo và cạnh tranh với các sản phẩm có thương hiệu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, mục tiêu phát triển bền vững được Unilever chú trọng và xem đó là một trong những mục tiêu hàng đầu. 1.1.3. Lĩnh vực kinh doanh Unilever là tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới về lĩnh vực sản xuất các mặt hàng tiêu dùng nhanh với 3 dòng sản phẩm chính: − Dòng thực phẩm dùng cho chế biến và ăn uống − Dòng sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân − Dòng sản phẩm giặt tẩy cho quần áo và đồ dùng trong nhà Cụ thể, các sản phẩm của Unilever bao gồm: mỹ phẩm, thực phẩm, hóa chất giặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội, nước giải khát,... Tính đến nay, Unilever sở hữu hơn 400 nhãn hàng, trong đó các nhãn hàng tiêu biểu được tiêu dùng và chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu có thể kể đến như: OMO, Surf, Dove, Knorr, Comfort, Hazeline, Clear, Pond's, P/S, Close Up, Vim, Cif, Sunsilk, Sunlight, Lipton, TRESemmé và Lifebuoy,... 1.2. Phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam của Unilever Là một công ty đa quốc gia, việc mở rộng kinh doanh và đặt nhiều chi nhánh trên thế giới để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục tiêu của Unilever. Unilever Việt Nam chính là một bước đi trong chiến lượ c tổng thể của tập đoàn này. Unilever thâm nhập thị trường Việt Nam vào tháng 9/1994 thông qua Lever Haso liên doanh đầu tiên giữa Unilever với một công ty con thuộc tổng công ty hóa chất Việt 3

Nam (Vinachem). Tháng 2/1995, Unilever tham gia liên doanh thứ hai Lever Viso. Liên doanh này về sau sáp nhập với liên doanh đầu, tạo nên Unilever Việt Nam. Có thể thấy, Unilever đã lựa chọn hình thức liên doanh trong những ngày đầu thâm nhập thị trường Việt Nam với các lý do chính sau: Thứ nhất, hình thức này phù hợp với công thức mang lại thành công trong kinh doanh mà Unilever từng chia sẻ: “Khi đi vào một thị trường mới, chúng tôi mang vào đó tất cả các kỹ năng, năng lực, trình độ, chuyên môn mạnh nhất. Cùng với đó là việc xây dựng doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ với thị trường để có thể tồn tại lâu dài như một doanh nghiệp bản địa”. Thứ hai, thông qua việc liên doanh, bên cạnh việc cung cấp, chia sẻ kỹ thuật, chuyên môn tuân theo công thức thành công của mình, Unilever còn có cơ hội tiếp cận với các kênh phân phối và nguồn cung cấp nguyên liệu thô ở Việt Nam - một quốc gia sở hữu quy mô dân số lớn, nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công và nguyên vật liệu rẻ. Ngoài ra, Unilever cũng có thời gian để tìm hiểu đặc thù thị trường, văn hóa Việt Nam và nắm bắt tâm lý, hành vi người tiêu dùng Việt. Thứ ba, công ty có khả năng cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ khác trong việc sản xuất các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình tại Việt Nam nhờ việc nắm giữ công nghệ và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Điều này sẽ là một lợi thế giúp Unilever thâm nhập thành công thị trường Việt Nam. Thứ tư, lợi ích khác của liên doanh đó là giúp công ty tạo nên một mạng lưới phân phối và bán hàng của công ty gần gũi, quen thuộc với khách hàng, đảm bảo cho người tiêu dùng có thể mua sản phẩm của Unilever một cách dễ dàng, nhanh chóng. Cho đến nay, Unilever Việt Nam là tập hợp của ba công ty riêng biệt: Liên doanh Lever Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S tại Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Best Food cũng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện Unilever Việt Nam đã có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ Chi, Thủ Đức, khu công nghiệp Biên Hoà và trở thành một trong các nhà đầu tư thành công nhất ở Việt Nam.

4

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯNG BỘT GIẶT TI VIT NAM 2.1. Nghiên cứu khái quát thị trường 2.1.1. Chính trị - pháp luật Việt Nam là một quốc gia có tình hình chính trị và cấu trúc xã hội ổn định. Trong khi một số nước trên thế giới phải trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị thì nền chính trị của Việt Nam vẫn luôn ổn định với sự nhất quán về chính sách và pháp luật giúp cho quá trình phát triển kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thuận lợi. Chủ trương xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam là một cơ hội tuyệt vời cho các công ty nước ngoài như Unilever xúc tiến đầu tư và phát triển sản phẩm của họ tở thị trường Việt Nam. Cụ thể hơn, Luật Đầu tư năm 2005 và mới nhất là Luật đầu tư 2020 được Quốc hội thông qua để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khuyến khích đầu tư đầu tư vào Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài. Điều này giúp Unilever thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước dễ dàng hơn. Đối với Unilever, khi tiến hành kinh doanh các sản phẩm bột giặt cũng chịu sự điều chỉnh của một số luật của pháp luật Việt Nam dành riêng cho sản phẩm bột giặt muốn lưu thông trên thị trường, cụ thể như: Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá số 05/2007/QH12. 2.1.2. Dung lượng thị trường Việt Nam được đánh giá là một thị trường có tiềm năng phát triển lớn với dân số đông và có xu hướng tăng qua các năm. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, dân số Việt Nam ở mức 97,58 triệu người vào năm 2020, tăng so với số liệu điều tra dân số năm 1996 là 60,5 triệu người. Tốc độ gia tăng dân số của Việt Nam ở mức đáng kinh ngạc với tốc độ gia tăng trung bình là 2% một năm. Do sản phẩm tẩy rửa là một trong những sản phẩm thiết yếu hàng ngày nên khi cộng hưởng với yếu tố trên sẽ tạo nên một sức tiêu thụ lớn trên thị trường hàng tiêu dùng nhanh nói chung và OMO của Unilever nói riêng. Thêm vào đó, dân số Việt Nam đang già hóa với tốc độ nhanh chưa từng thấy. Kết quả Tổng Điều tra của T ổng cục thống kê cho thấy chỉ số già hóa tăng từ 35,9% vào năm 2009 lên 48,8% vào năm 2019. Xu hướng dân số này có thể ảnh hưở ng tiêu cực đến OMO trong tương lai vì hầu hết khách hàng mục tiêu chính của OMO là những người trẻ tuổi và các bà nội trợ từ 18-44 tuổi. Ngoài ra, ngày nay cư dân Việt Nam có xu hướng chuyển từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. Những người sống ở các khu vực thành thị sẽ có nhu 5

cầu sử dụng những sản phẩm tiện lợi và hiệu quả hơn để phục vụ tốt hơn cho cuộc sống hối hả của họ như máy giặt. Điều này đã dẫn đến nhu cầu cao hơn đối với các sản phẩm dành riêng cho máy giặt hoặc những sản phẩm tích hợp giặt-xả, điển hình như OMO Matic. 2.1.3. Giá cả Việt Nam là một quốc gia có độ nhạy cảm về giá rất cao. Với độ co giãn về giá ở Việt Nam là âm 2, đây là con số cao nhất so với các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á theo báo cáo nghiên cứu thị trường năm 2019 của Nielsen. Độ co giãn về giá ở đây là sự thay đổi về mặt doanh thu khi DN thay đổi về giá. Do đó, với độ co giãn về giá tại Việt Nam là âm 2 có nghĩa là khi doanh nghiệp tăng giá 1% thì doanh thu giảm đi 2%. Ngoài ra, Việt Nam cũng là một thị trường bị ảnh hưởng nhiều bởi các chương trình khuyến mãi. Người dân Việt Nam có xu hướng ưu tiên tiêu dùng các mặt hàng có kèm theo khuyến mãi. Đây là các đặc điểm quan trọng mà Unilever cần cân nhắc trong quá trình ra quyết định các chiến lược kinh doanh và tiếp thị cho những sản phẩm của mình trên thị trường Việt Nam.

Chi tiêu tiêu dùng ở Việt Nam 2010-2020 (Nguồn: Trading Economics) Sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người trong những năm gần đây đã tạo đòn bẩy cho sự tăng trưởng đáng kể trong tổng chi tiêu tiêu dùng ở Việt Nam. Cụ thể, theo phân tích của các chuyên gia, chi tiêu tiêu dùng tại Việt Nam dự kiến đạt 4,419,680 tỷ VND vào cuối năm 2021. Dự báo trong dài hạn, chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam được dự báo sẽ có xu hướng vào khoảng 4,574,369 tỷ VND vào năm 2022 và 4,844,256 tỷ VND vào 6

năm 2023. Những xu hướng chính này sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho việc đa dạng hóa các sản phẩm bột giặt OMO vì nhiều khả năng người Việt Nam ưu tiên chất lượng hơn là nhạy cảm về giá cả. 2.1.4. Rào cản kỹ thuật Rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm tẩy rửa tại Việt Nam không quá lớn và gần như không gây khó khăn cho doanh nghiệp khi kinh doanh mặt hàng này tại Việt Nam. Theo đó, các sản phẩm nước giặt, bột giặt để được lưu hành trên thị trường Việt Nam không được chứa các chất trong danh mục 19 hóa chất cấm sử dụng trong sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa của FDA và phải phù hợp với TCVN 5720:2001 về bột giặt tổng hợp gia dụng của Việt Nam. Đối với doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường quốc tế như Unilever thì hàng rào kỹ thuật tại Việt Nam là không đáng kể. 2.1.5. Cạnh tranh Xu thế tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và các chính sách hỗ trợ của chính phủ Việt Nam đã khiến cho hoạt động thương mại quốc tế diễn ra vô cùng sôi động, điều này tạo nên một môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Khi gia nhập thị trường Việt Nam, doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp nội địa mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khác kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Theo Trademap, năm nước xuất khẩu nhiều nhất vào Việt Nam lần lượt là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan. 2.2. Nghiên cứu chi tiết thị trường 2.2.1. Khách hàng − Tại Việt Nam, đa số các bà mẹ là người chịu trách nhiệm chính trong việc mua sắm hàng hoá, đồ dùng thiết yếu trong gia đình (daily consumer products - DCP). => Cần xây dựng cách tiếp cận cụ thể nhằm vào nhóm khách hàng mục tiêu này của sản phẩm. − Theo Nielsen, trong quý 2 năm 2019, người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục xếp hạng Sức khỏe (44%, tương đương với Q1 2019) và Sự ổn định của công việc (42%, -4% so với Q1 2019) là hai mối quan tâm hàng đầu của họ. Điều đáng chú ý là, Sức khỏe đã vượt qua Sự ổn định của công việc để trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam. => Cần đưa ra được dẫn chứng thuyết phục người tiêu dùng Việt Nam về tính an toàn của sản phẩm với sức khỏe của họ. 7

− Người Việt ưa chuộng “đồ ngoại” vì họ cho rằng những sản phẩm này sẽ có chất lượng tốt hơn. => Unilever đang có lợ i thế về điểm này, nhưng vẫn cần đảm bảo chất lượng cao, có chức năng tốt và thiết kế đẹp mắt. 2.2.2. Sản phẩm





a) Thói quen và tập quán tiêu dùng tại Việt Nam Giá thành luôn là một yếu tố quan trọng đối với người tiêu dùng Việt, tuy nhiên người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến sản phẩm chất lượng đảm bảo với nhiều sự lựa chọn hàng hoá. Theo Q&Me, các bà mẹ đi chợ hầu như mỗi ngày trong khi mức độ mua sắm tại siêu thị ít hơn rất nhiều. Trong khi 57% các bà mẹ đi chợ “4 lần / tuần hoặc nhiều hơn”, gần 90% các bà mẹ đi siêu thị “2-3 lần / tuần hoặc ít thường xuyên hơn”. Song số sản phẩm được mua sắm ở siêu thị thì nhiều hơn với số tiền trung bình chi tiêu cho mỗi lần mua sắm tại siêu thị là 545,000VND cao hơn gấp 3 lần so với mua sắm tại chợ (180,000 VND).

=> Trong việc tiêu dùng sản phẩm, người Việt có cái nhìn không quá khắt khe. Dù giá thành luôn là một yếu tố quan trọng đối với người tiêu dùng Việt, họ cũng kỳ vọng vào “sự đa dạng hàng hoá” và “chất lượng sản phẩm”. b) Các quy định của nước sở tại đối với hàng hóa Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5720:2001 về bột giặt tổng hợp gia dụng. Sản phẩm bột giặt cần đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng quy định trong TCVN 5720:2001 này. Bột giặt phải được đóng trong các bao bì bằng hộp giấy hoặc bằng túi chất dẻo. Các túi, hộp bột giặt được xếp trong các thùng các tông hoặc bao bì khác đảm bảo an toàn cho sản phẩm khi vận chuyển. Số lượng đóng gói theo thỏa thuận, nhưng sai lệch khối lượng đơn vị bao gói theo đúng quy định hiện hành. 2.2.3. Quy mô và đặc điểm thị trường a) Quy mô thị trường Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển với dân cư đông đúc với thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng (3.571 USD/người) cùng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lớn. Theo T ổng cục Thống kê, năm 2020, dân số thành thị chiếm 36,8%; dân số nữ là 48,99 triệu người, chiếm 50,2%. Vì vậy, Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng và tăng trưởng tốt. 8

b) Đặc điểm thị trường Tâm lý người tiêu dùng tích cực: Sự kiên cường...


Similar Free PDFs