Phân tích các trường hợp tranh chấp trong HĐ bảo hiểm PDF

Title Phân tích các trường hợp tranh chấp trong HĐ bảo hiểm
Course bảo hiểm
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 6
File Size 116 KB
File Type PDF
Total Downloads 628
Total Views 813

Summary

Case 1: Bản án 157/2020/KDTM – PT ngày 01/09/2020 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm Địa điểm : Hà Nội Nguyên đơn : Công ty cổ phần vật tư NS Bị đơn: Tổng công ty bảo hiểm QĐ Nội dung: Công ty cổ phần vật tư NS là nguyên đơn đã mua bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt của Công ty Bảo hiểm M Hà Nội ...


Description

Case 1: Bản án 157/2020/KDTM – PT ngày 01/09/2020 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm Địa điểm: Hà Nội Nguyên đơn: Công ty cổ phần vật tư NS Bị đơn: Tổng công ty bảo hiểm QĐ Nội dung: Công ty cổ phần vật tư NS là nguyên đơn đã mua bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt của Công ty Bảo hiểm M Hà Nội thuộc tổng công ty bảo hiểm QĐ (bị đơn) theo các Giấy chứng nhận bảo hiểm số 5569/17/HĐ- TS.1.1/015-TSKT ngày 27/7/2017 và số 7698/17/HD-TS.1.1.015-TSKT ngày 13/10/2017, cho các rủi ro thuộc nhóm “A” (hỏa hoạn, sét đánh trực tiếp, nổ), nhóm “B” (nổ) và nhóm “H” (giông, bão, lụt) đối với hàng hóa là phân bón các loại tại các kho hàng của nguyên đơn tại HP, BĐ, TP.HCM Tổng giá trị hàng hóa bảo hiểm là 325.944.095.500 đồng. Tối ngày 14/10/2017, hàng hóa trong kho hàng (là hàng hóa được bảo hiểm) bị ướt. Các bên đã tổ chức giám định xác định thiệt hại. Sau khi có kết quả giám định, bị đơn đã từ chối bồi thường tổn thất với lý do hàng hóa bị ướt thuộc trường hợp loại trừ bảo hiểm ( do mưa lớn kéo dài dẫn đến nước dâng lên từ ngoài đường vào trong nền kho thông qua cửa chính kết hợp với nước ngấm vào nền kho tại kho vực chứa hàng gây ngập hàng hóa trong kho ) và thời điểm xảy ra tổn thất đối với hàng hóa là từ ngày 12/10/2017 trong khi nguyên đơn tham gia bảo hiểm Hợp đồng số 7698/HĐ-TS.1.1/015-TSKT ngày 13/10/2017 khi tổn thất đã xảy ra nên hợp đồng vô hiệu do cung cấp sai thông tin đối tượng bảo hiểm. Nguyên đơn khởi kiện đề nghị bị đơn bồi thường thiệt hại hàng hóa tại kho xảy ra ngập lụt số tiền 19.070.445.000 đồng, cộng với tiền lãi chậm thanh toán đối với số tiền bồi thường là 1.318.995.000 đồng. Vấn đề pháp lý: 

Trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thông tin về đối tượng trong hợp đồng bảo hiểm



Hợp đồng vô hiệu



Đối tượng bảo hiểm có thuộc trường hợp loại trừ bảo hiểm hay không?



Bị đơn chậm thanh toán cho nguyên đơn kể từ ngày 01/4/2019 đến ngày xét xử sơ thẩm, thì bị đơn phải chịu lãi suất đối với khoản tiền chậm thanh toán.



Án phí và lệ phí Tòa án

Luật áp dụng: 

Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010



BLDS 2015



Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban

Nội dung pháp lý liên quan:

Điều 19 Luật KDBH . Trách nhiệm cung cấp thông tin 1. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp. Điều 16 Luật KDBH. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm 1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. 2. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng. 3. Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây: A) Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý; B) Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm. Điều 22 Luật KDBH. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu 1. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong các trường hợp sau đây: A) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm; B) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại; C) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra; D) Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Điều 28 Luật KDBH. Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường 1. Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là một năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường. Điều 29 Luật KDBH. Thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trong trường hợp không có thoả thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.

Phân tích: Nguyên đơn đã mua bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt của bị đơn theo các Giấy chứng nhận bảo hiểm số 5569 ngày 27/7/2017 và số 7698 ngày 13/10/2017, cho các rủi ro thuộc nhóm “A” (hỏa hoạn, sét đánh trực tiếp, nổ), nhóm “B” (Nổ) và nhóm “H” (giông, bão, lụt) đối với hàng hóa là phân bón các loại tại các kho hàng của nguyên đơn tại các địa phương là HP, BĐ, TP HCM. Tổng giá trị hàng hóa được mua bảo hiểm là 325.944.095.500 đồng. Việc nguyên đơn, bị đơn ký kết Hợp đồng bảo hiểm trên là hoàn toàn tự nguyện, không bị cưỡng ép lừa dối, việc ký kết đúng pháp luật, phù hợp với đăng ký kinh doanh của các bên nên các bên có nghĩa vụ thực hiện. Bị đơn cho rằng thời điểm xảy ra tổn thất hàng hóa của nguyên đơn tại kho HĐ là từ ngày 12/10/2017, ngày 13/10/2017 nguyên đơn mới mua bảo hiểm và được cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm số 7698 ngày 13/10/2017. Theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp luật liên quan, thì trước khi bán bảo hiểm, bên bán và bên mua phải cùng nhau kiểm tra tình trạng hàng hóa được bảo hiểm. Bị đơn không xuất trình được tài liệu chứng cứ thể hiện việc đã kiểm tra tình trạng hàng hóa được bảo hiểm tại thời điểm ký hợp đồng bảo hiểm thì bị đơn phải chịu trách nhiệm bảo hiểm đối với các điều khoản đã thỏa thuận với nguyên đơn trong Hợp đồng bảo hiểm. Bị đơn cho rằng nguyên đơn đã có hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết Hợp đồng bảo hiểm để trục lợi bảo hiểm, nên nguyên đơn đã vi phạm quy định tại Điều 19 Luật KDBH. Hợp đồng bảo hiểm giữa nguyên đơn và bị đơn là vô hiệu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Luật KDBH. Tuy nhiên bị đơn lại không có bằng chứng chứng minh hàng hóa của nguyên đơn bị thiệt hại vào ngày 12/10/2017. Nguyên nhân xảy ra tổn thất : nước tràn qua khe cửa, nước đùn từ dưới nền đất tại khu vực chứa hàng đây được xác định là nguyên nhân gây tổn thất, thuộc trường hợp quy định tại điểm 6.1 của các Giấy chứng nhận bảo hiểm số 5569 và số 7698, các rủi ro này thuộc nhóm “H” (giông, bão, lụt) đối với hàng hóa là phân bón các loại của nguyên đơn là không thuộc trường hợp loại trừ bảo hiểm. Như vậy bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng bảo hiểm. Sau khi có Biên bản giám định, bị đơn không đồng ý bồi thường và không đưa ra cách giải quyết. Bị đơn chậm thanh toán cho nguyên đơn kể từ ngày 01/4/2019 đến ngày xét xử sơ thẩm, thì bị đơn phải chịu lãi suất đối với khoản tiền chậm thanh toán. ( theo khoản 5 điều 467, khoản 2 điều 468 BLDS 2015)

Về án phí: bị đơn phải chịu toàn bộ án phí theo quy định của pháp luật. Nhận xét: Nhóm em hoàn toàn đồng ý kết luận của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nội. Từ đây ta rút ra được bài học kinh nghiệm cho công ty bảo hiểm rước khi bán bảo hiểm, bên bán và bên mua phải cùng nhau kiểm tra hiện trạng hàng hóa được bảo hiểm, điều kiện thời tiết, đảm bảo năm rõ tình trạng của đối tượng mới tiến hành kí kết hợp đồng để tránh xảy ra những tranh chấp và thiệt hại đáng tiếc. Case 2: Bị đơn: Công ty TNHH Một Thành Viên - Ngân hàng Thương mại Hạnh Phương - Chi nhánh HCM Nguyên đơn: Doanh nghiệp tư nhân Thành Thái Địa điểm xảy ra: Thành phố Hồ Chí Minh Nội dung vụ việc: Ngày 13/4/2011 Doanh nghiệp tư nhân Thành Thái mua bảo hiểm của Công ty TNHH Một Thành Viên - Ngân hàng Thương mại Hạnh Phương cho lô hàng tinh bột sắn đóng bao với số tiền bảo hiểm là 6.115.490.700. Hành trình được bảo hiểm là từ cảng TP. HCM ( cảng đi) đến cảng Móng Cái, Quảng Ninh ( cảng đến cuối cùng). Phương tiện vận tải là Tàu Hoàng Gia 46. Chuyển tải cho phép. Phạm vi bảo hiểm và Điều kiện, điều khoản theo bộ điều khoản bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa của Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Công thương Việt Nam, phí bảo hiểm đã bao gồm thuế GTGT là 5.503.942 đồng. Vài lúc 11 giờ 00 ngày 24/4/2011 trong hành trình vận chuyển đã xảy ra va chạm khiến toàn bộ hàng hóa bị rơi xuống sông. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, đại diện bên phía Doanh nghiệp đã thông báo ngay cho phía Ngân hàng Thương mại Hạnh Phương để giám định tổn thất. Sau đó bên phía Ngân hàng đã từ chối bồi thường tổn thất hàng hóa với lý do phía Doanh nghiệp tư nhân Thành Thái đã nộp phí bảo hiểm sau ngày tổn thất xảy ra nên Giấy chứng nhận bảo hiểm đã cấp không phát sinh trách nhiệm bồi thường. Vấn đề pháp lý : 

Tranh chấp về thời hạn nộp phí bảo hiểm



Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thời gian gia hạn đóng phí

Luật áp dụng: Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010 Nội dung pháp lý liên quan: 

Khoản 2 Điều 18 Luật KDBH. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:

A) Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; 

Điều 23 Luật KDBH. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

2. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác; 3. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. 

Điều 24 Luật KDBH. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm 2. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người. 3. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Nội dung xét xử của Tòa Án: Lập luận của Tòa: Bên phía Ngân hàng Thương mại Hạnh Phương giải thích: Thời hạn đóng phí bảo hiểm được quy định là trước ngày tàu Hoàng Gia cập bến cảng đi. Theo đại diện nguyên đơn trình bày nội dung giải thích của phía Ngân hàng Thương mại Hạnh Phương là không phù hợp với Giấy chứng nhận bảo hiểm, Sửa đổi bổ sung và thông báo thu phí bảo hiểm. Và theo quy định tại Điều 21 Luật kinh doanh bảo hiểm trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm. Áp dụng quy định trên do nội dung thông báo không ghi rõ tên tàu và địa điểm tàu cập bến nên quy định này giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm là Thời hạn đóng phí bảo hiểm được quy định là trước ngày tàu cập bến Móng Cái, Quảng Ninh. Như vậy Tòa tuyên bố bên phía Ngân hàng Thương mại Hạnh Phương có trách nhiệm bồi thường số tiền thiệt hại theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm. Ý kiến của nhóm: Nhóm hoàn toàn đồng ý với quyết định xét xử của Tòa án. Thứ nhất: Hợp đồng bảo hiểm giữa Doanh nghiệp tư nhân Thành Thái với Công ty TNHH Một Thành Viên - Ngân hàng Thương mại Hạnh Phương không vi phạm các điều cấm hay đạo đức xã hội được quy định trong luật nên đây là bản hợp đồng có hiệu lực. Thứ hai: Trong hợp đồng không ghi rõ thời hạn nộp phí bảo hiểm là ngày tàu cập bến cảng đi hay cập bến cảng đến, nên theo Điều 21 Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định: Trong trường

hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho người mua bảo hiểm. Do đó thời hạn nộp phí bảo hiểm trong trường hợp trên là khi tàu cập bến cảng đến nền Giấy chứng nhận bảo hiểm hoàn toàn có hiệu lực. Thứ ba: Theo Khoản 3 Điều 24 của Luật kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí. Nếu trong hợp đồng không quy định rõ thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm thì theo luật Việt Nam, thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm là 60 ngày, cho phép người mua bảo hiểm có thể chậm nộp phí trong vòng 60 ngày kể từ ngày đến hạn đóng phí. Trong khoảng thời gian này, hợp đồng bảo hiểm vân duy trì hiệu lực và toàn bộ quyền lợi vẫn được đảm bảo. Trong trường hợp trên ngày 13/4/2011 Hợp đồng được giao kết và có hiệu lực, ngày 24/4/2011 sự cố xảy ra. Như vậy thời gian sự cố xảy ra hoàn toàn nằm trong khoảng thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm do đó bên phía Ngân hàng Thương mại Hạnh Phương hoàn toàn có trách nhiệm bồi thường toàn bộ tổn thất cho người mua. Nhận xét: Qua vụ việc trên, cho thấy việc hiểu rõ và cẩn trọng hơn trong kí kết hợp đồng thương mại. Đặc biệt là bên phía doanh nghiệp cần phải nắm rõ, chính xác thông tin, lịch trình về đối tượng bảo hiểm, đồng thời bên phía doanh nghiệp cũng cần cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về đối tượng cần bảo hiểm của mình, để khi sự cố xảy ra sẽ tránh được những tranh chấp giữa các bên....


Similar Free PDFs