TÌM HIỂU VỀ CẠNH Tranh Trong NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG PDF

Title TÌM HIỂU VỀ CẠNH Tranh Trong NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Author Hải Minh Đào
Course Tiếng anh B2
Institution Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Pages 21
File Size 298.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 40
Total Views 382

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌCBÀI TIỂU LUẬNMÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MARX - LENINTên đề tài:TÌM HIỂU VỀ CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾTHỊ TRƯỜNGGiáo viên hướng dẫn : Lớp: Nhóm sinh viên thực hiện:M C L CỤ ỤMỤC LỤC...........................................................................................................


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MARX - LENIN Tên đề tài:

TÌM HIỂU VỀ CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn: Lớp: Nhóm sinh viên thực hiện:

MỤC LỤC MỤC LỤC................................................................................................................... 1 LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1 CHƯƠNG I: QUY LUẬT CẠNH TRANH.................................................................3 1.1 Khái niệm.......................................................................................................... 3 1.2 Nội dung quy luật.............................................................................................. 3 1.3 Tác động tích cực và tiêu cực của cạnh tranh....................................................3 CHƯƠNG II: CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG...................5 2.1 Kinh tế thị trường là gì?.....................................................................................5 2.2 Vai trò của cạnh tranh đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường..............5 2.3 Biểu hiện và tác động của cạnh tranh trong trạng thái độc quyền......................8 2.3.1 Độc quyền là gì?......................................................................................... 8 2.3.2 Biểu hiện của cạnh tranh trong trạng thái độc quyền..................................8 2.3.3 Ảnh hưởng của độc quyền đến cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường....11 KẾT LUẬN............................................................................................................... 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 17 ĐÁNH GIÁ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ...................................................................18

L Ờ I M ỞĐẦẦU Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường. Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải chấp nhận những quy luật của nền kinh tế thị trường trong đó có quy luật cạnh tranh. Đứng trước quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng thì chúng ta cần có một nền kinh tế với sức cạnh tranh đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế để đạt được mục đích trở thành nước công nghiệp và phát triển. Muốn như vậy chúng ta cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế với các đối tượng cần tác động là các doanh nghiệp. Đặc biệt cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, phải phát huy các lợi thế cạnh tranh. Và cạnh tranh là một quy luật khách quan, rất cần thiết để phát triển kinh tế. Việt Nam của chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Nhưng ngoài những thành tựu đó thì nền kinh tế nước ta đang đối mặt với một khó khăn và thách thức khá quan trọng. Đó là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nớc ta còn non yếu. Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể phát triển nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh là một cơ chế vận hành chủ yếu của nền kinh tế thi trường, nó là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển tuy vẫn có những mặt hạn chế nhưng nó không phải là vấn đền quan trọng. Nhiều nước trên thế giới đã vận dụng tốt quy luật cạnh tranh vào phát triển kinh tế và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Từ khi đổi mới nền kinh tế chúng ta cúng đã áp dụng những quy luật này và một số thành tựu đã đến vơi chúng ta: đời sống nhân dân cải thiện, xã hội phát triển hơn, kinh tế phát triển ổn định... những lợi ích ấy chưa phải là lơn lao nhưng cũng đã giúp chúng ta định hướng cho chính sách phát triển kinh tế. 1

Độc quyền là sự chi phối thị trường của một hay nhiều công ty, hoặc một tổ chức kinh tế nào đó về một loại sản phẩm trên một đoạn thị trường nhất định. Nguyên nhân dân tới độc quyền thường do cạnh tranh không lành mạnh đem lại. Độc quyền sẽ làm hạn chế rất nhiều đối với cạnh tranh và phát triển kinh tế Để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền có hiệu quả đang là vấn đề quan trọng được đặt ra với thực trạng chung của thế giới hiện nay Thực trạng cạnh tranh và độc quyền hiện nay như thế nào? Và chúng ta cần làm gì để duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở dưới đây.

CHƯƠ NG I: QUY LUẬT CẠNH TRANH 1.1 Khái niệm

Nếu Kinh tế thị trường được ví như một sân chơi, thì các chủ thể kinh tế được coi những người tham gia chơi. Mỗi chủ thể kinh tế phải tự trả lời câu hỏi: sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? và sản xuất như thế nào? Và tất nhiên, do sự khác biệt về lợi ích, để đạt được lợi nhuận tối đa thì cạnh tranh trên thị trường là tất yếu khách quan. Hay nói cách khác, các chủ thể kinh tế bị chi phối bởi bàn tay vô hình của “Quy luật cạnh tranh”. Quy luật cạnh tranh được diễn giải như sau: “Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa. Quy luật cạnh tranh yêu cầu, khi đã tham gia thị trường, các chủ thế sản xuất kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác luôn phải chấp nhân cạnh tranh.” Như vậy, cạnh tranh trong kinh tế thị trường là tất yếu. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thực hiện tốt nhất lợi ích của mình. Ví dụ như: cạnh tranh giữa công ty Pepsi và Cocacola, giữa hãng điện thoại samsung và iphone, nokia, hay như cạnh tranh giữa các thương lái để thu mua nông sản … 1.2 Nộ i dung quy luật

Trong nền sản xuất hàng hóa, sự cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa người sản xuất và người tiêu d•ng là một tất yếu khách quan, là yêu cầu thường xuyên đối với những người sản xuất hàng hóa. Quy luật cạnh tranh xuất phát từ bản chất của nền sản xuất hàng hóa, của qui luật giá trị. 1.3 Tác độ ng tích cự c và tiêu cự c của cạnh tranh  Những tác động tích cực của cạnh tranh: 3

Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất: trong nền kinh tế thị thị trường, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các chủ thể sản xuất kinh doanh không ngừng tìm kiếm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, từ đó kéo theo sự thay đổi về trình độ tay nghề, tri thức của người lao động. Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường: trong nền kinh tế thị trường, mọi hành vi của mọi chủ thể kinh tế đều hoạt động trong môi trường cạnh tranh. Mọi hoạt động của các chủ thể kinh tế đều nhằm mục đich lợi nhuận tối đa, ngoài việc hợp tác, họ cũng cạnh tranh với nhau để có những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để thu lợi nhuận cao nhất. Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ các nguồn lực: nền kinh tế thị trường đòi hỏi việc tiếp cận các nguồn lực phải dựa trên nguyên tắc cạnh tranh để phân bổ vào chủ thể có thể sử dụng hiệu quả hơn. Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội: trong nền kinh tế thị trường, mục đích của chủ thể là lợi nhuận tối đa. Vì vậy, những người sản xuất phải tìm mọi cách tạo ra hàng hóa, sản phẩm đa dạng, dồi dào, phong phú, chất lượng tốt, giá thành hạ làm cho nhu cầu của người tiêu d•ng và xã hội được đáp ứng.  Những tác động tiêu cực của cạnh tranh: Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh: khi các chủ thể thực hiện các biện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh, thậm chí là các thủ đoạn xấu để tìm kiếm lợi nhuận sẽ làm xói mòn môi trường kinh doanh, thạm chí làm xói mòn giá trị đạo đức xã hội. Cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội: để giành ưu thế trong cạnh tranh, các chủ thể có thể chiếm giữ các nguồn lực mà không phát

huy các vai trò của các nguồn lực đó trong sản xuất kinh doanh, không đưa vào sản xuất để tạo ra hàng hóa dịch vụ cho xã hội. Cạnh tranh không lành mạnh gây làm tổn hại phúc lợi của xã hội: khi các nguồn lực bị lãng phí, cạnh tranh thiếu lành mạnh đã làm cho phúc lợi xã hội bị tổn thất nếu sử dụng hiệu quả, xã hội sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn để thảo mãn nhu cầu.

CH ƯƠ NG II: C Ạ NH TRANH TRONG NỀẦN KINH TỀẾ THỊ TRƯỜNG 2.1 Kinh têế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường. Sự hình thành kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử: từ kinh tế tự nhiên, tự túc, kinh tế hàng hóa rồi từ kinh tế hàng hóa phát triển thành kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường cũng trải qua quá trình phát triển ở các trình độ khác nhau từ kinh tế thị trường sơ khai đến kinh tế thị trường hiện đại ngày nay. Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại. 2.2 Vai trò củ a cạ nh tranh đốếi vớ i sự phát triể n của nêền kinh têế th ị tr ường

Cạnh tranh xuất hiện c•ng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất kinh doanh với nhau để giành giật lấy những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, nhằm tối đa hoá lợi nhuận của mình. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế. Do đó mà cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường thể hiện qua một số chức năng sau: 5

Thứ nhất, cạnh tranh trong nền kinh tế có 2 loại cạnh tranh: cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau. Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong c•ng một ngành là sự cạnh tranh nhằm giành giật lấy những điều kiện có lợi cho sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về sản phẩm. Do đó kết quả của sự cạnh tranh này là hình thành nên giá trị thị trường của từng loại mặt hàng. Đó là giá trị của hàng hoá được tính dựa vào điều kiện sản xuất trung bình của toàn xã hội. Nếu như doanh nghiệp nào có điều kiện sản xuất dưới mức trung bình sẽ bị thiệt hại hay bị lỗ vốn. Còn những doanh nghiệp có điều kiện sản xuất trên mức trung bình của xã hội sẽ thu được lợi nhuận thông qua sự chênh lệch về điều kiện sản xuất. Ngoài cạnh tranh trong nội bộ ngành còn có cạnh tranh giữa các ngành với nhau. Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng khác nhau. Mục đích của cạnh tranh này là tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Các doanh nghiệp tự do di chuyển trung bình của mình từ ngành này sang ngành khác. Cạnh tranh này dẫn đến hình thành nên tỉ suất lợi nhuận bình quân, và giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất. Việc hình thành nên giá thị trường của hàng hoá và tỉ suất lợi nhuận bình quân là điều quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Với giá trị thị trường của hàng hoá cho biết doanh nghiệp nào làm ăn có lãi hoặc không có hiệu quả. Từ đó sẽ có những thay đổi trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động. Với tỉ suất lợi nhuận bình quân cho biết lợi nhuận của các nhà tư bản sẽ là như nhau cho d• đầu tư vào những ngành khác nhau với lượng trung bình như nhau. Thứ hai, cạnh tranh giúp phân bổ lại nguồn lực của xã hội một cách hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp sản xuất c•ng một loại hay một số loại hàng hoá cạnh tranh nhau về giá bán, hình thức sản phẩm, chất lượng sản phẩm trong quá trình cạnh tranh đó doanh nghiệp nào có điều kiện sản xuất tốt, có năng suất lao động cao hơn thì doanh nghiệp đó sẽ có lãi. Điều đó giúp cho việc sử dụng các nguồn

nguyên vật liệu của xã hội có hiệu quả hơn, đem lại lợi ích cho xã hội cao hơn. Nếu cứ để cho các doanh nghiệp kém hiệu quả sử dụng các loại nguồn lực thì sẽ lãng phí nguồn lực xã hội trong khi hiệu quả xã hội đem lại không cao, chi phí cho sản xuất tăng cao, giá trị hàng hoá tăng lên không cần thiết. Thứ ba, cạnh tranh điều tiết cung, cầu hàng hoá trên thị trường, kích thích thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và tăng vốn đầu tư vào sản xuất trên thị trường, khi cung một hàng nào đó lớn hơn cầu hàng hoá thì làm cho giá cả của hàng hoá giảm xuống, làm cho lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp sẽ giảm xuống. Nếu như giá cả giảm xuống dưới mức hoặc bằng chi phí sản xuất thì doanh nghiệp đó làm ăn không có hiệu quả và bị phá sản. Chỉ có những doanh nghiệp nào có chi phí sản xuất giá cả thanh toán của hàng hoá thì doanh nghiệp đó mới thu được. Điều đó buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại được thì phải giảm chi phí sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất lao động bằng cách tích cực ứng dụng đưa khoa học công nghệ tiên tiến vào trong quá trình sản xuất. Ngược lại khi cung một loại hàng hoá nào đó nhỏ hơn cầu hàng hoá của thị trường điều đó dẫn đến sự khan hiếm về hàng hoá điều này dẫn tới giá cả của hàng hoá tăng cao dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng lên, điều này kích thích các doanh nghiệp sẽ nâng cao năng suất lao động bằng cách ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến hoặc mở rộng qui mô sản xuất để có được lượng hàng hoá tung ra thị trường. Điều này làm tăng thêm vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất của toàn xã hội. Điều này quan trọng là động lực này hoàn toàn tự nhiên không theo và không cần bất kỳ một mệnh lệnh hành chính nào của cơ quan quản lý nhà nước. Thứ tư, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường không chỉ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất với nhau mà còn có sự cạnh tranh giữa những người lao động với nhau, để có được một nơi làm việc tốt, công việc ph• hợp. Điều đó khiến 7

cho mọi người trong xã hội luôn luôn phải nâng cao trình độ tay nghề của mình. Với ý nghĩa đó cạnh tranh làm cho con người ta hoàn thiện hơn, cạnh tranh đóng góp một phần trong việc hình thành nên con người mới trong xã hội mới thông minh, năng động và sáng tạo. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau tất yếu sẽ dẫn đến có kẻ thắng và người thua. Kẻ mạnh càng ngày càng mạnh lên nhờ làm ăn hiệu quả. Kẻ yếu thì bị phá sản. Sự phá sản của các doanh nghiệp không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực. Bởi vì có như vậy thì các nguồn lực của xã hội mới được chuyển sang cho những nơi làm ăn hiệu quả. Việc duy trì các doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến sự lãng phí các nguồn lực xã hội. Do đó muốn có hiệu quả sản xuất của xã hội cao buộc chúng ta phải chấp nhận sự phá sản của những doanh nghiệp yếu kém. Sự phá sản này không phải là sự huỷ diệt hoàn toàn mà đó là sự huỷ diệt sáng tạo. 2.3 Biể u hiệ n và tác độ ng củ a cạ nh tranh trong trạng thái độc quyêền 2.3.1 Đ ộc quyềền là gì?

Độc quyền là thuật ngữ trong kinh tế học chỉ về trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm đó cho người mua mà không có bất kỳ sự lựa chọn nào khác giữa người bán và người mua.Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường,là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh.Mặc d• trên thực tế hầu như không thể tìm được trường hợp nào đáp ứng hoàn hảo hai tiêu chuẩn của độc quyền và do đó độc quyền thuần túy có thể coi là không tồn tại nhưng những dạng độc quyền không thuần túy đều dẫn đến sự không hiệu quả của lợi ích xã hội.Độc quyền được phân loại theo nhiều tiêu chí: mức độ độc quyền,nguyên nhân của độc quyền, cấu trúc của độc quyền. 2.3.2 Bi ểu hi ện c ủa c ạnh tranh trong tr ạng thái đ ộc quyềền

Nhiều người mua và người bán:

Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, có một số lượng lớn người mua và người bán tham gia, tuy nhiên không lớn bằng thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có thể kiểm soát được chính sách giá, sản lượng của doanh nghiệp mình ở một mức độ nào đó. Chính vì vậy, trong thị trường cạnh tranh độc quyền, mỗi doanh nghiệp sẽ tuân theo một chính sách giá độc lập. Giả sử, nếu doanh nghiệp đang giảm giá doanh số bán được sẽ bị chênh lệch một chút so với nhiều đối thủ của nó, do đó mức độ mà mỗi đối thủ phải gánh chịu sẽ rất nhỏ. Như vậy các đối thủ này sẽ không có lý do gì để phản ứng trước sự thay đổi của doanh nghiệp này. Sự khác biệt của sản phẩm: Một đặc điểm khác của cạnh tranh độc quyền là sự khác biệt hóa của sản phẩm. Sự khác biệt hóa sản phẩm này sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị so với đối thủ cạnh tranh. Nó thể hiện ở việc người tiêu d•ng có khả năng phân biệt sản phẩm được cung cấp bởi doanh nghiệp này so với sản phẩm của một doanh nghiệp khác. Về cơ bản, sản phẩm của các hãng khác nhau không hoàn toàn khác nhau. Sự khác biệt về sản phẩm này có thể là thực sự (thiết kế, vật kiệu được sử dụng, kỹ năng...) hoặc tưởng tượng (thông qua quảng cáo, nhãn hiệu thương mại...). Rào cản gia nhập và rút khỏi thị trường thấp: Giống như cạnh tranh độc quyền, các doanh nghiệp có quyền tự do gia nhập và rút khỏi thị trường. Các doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường khi các doanh nghiệp hiện tại đang tạo ra lợi nhuận siêu ngạch. Với sự gia nhập của các doanh nghiệp mới, nguồn cung sẽ tăng lên làm giảm giá và do đó các doanh nghiệp hiện tại sẽ chỉ còn lại với lợi nhuận bình thường. Tương tự, nếu các doanh nghiệp đang hoạt động trong thị trường cạnh tranh độc quyền đang tiếp tục thua lỗ, một số doanh nghiệp sẽ lựa chọn rút khỏi thị trường. Điều này sẽ làm giảm nguồn cung 9

sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ đó giá cả sẽ tăng lên, và các doanh nghiệp hiện tại sẽ chỉ còn lại với lợi nhuận bình thường. Lợi nhuận siêu ngạch trong ngắn hạn: Các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền có thể tạo ra lợi nhuận siêu ngạch nếu họ có thể hưởng lợi từ khoảng trống trên thị trường. Ví dụ như xét trong thị trường quần áo, doanh nghiệp có thể tạo ra một thiết kế mới chưa từng có trước đó, nếu thiết kế này có thể gây ấn tượng tốt đối với khách hàng, doanh nghiệp đó đương nhiên sẽ thu hồi về lợi nhuận lớn từ sự tăng lên về nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể mang đến cho doanh nghiệp lợi nhuận siêu ngạch trong ngắn hạn cho đến khi đối thủ của họ biết đến sự tồn tại của thiết kế đó. Sau đó họ sẽ nhanh chóng tạo ra các sản phẩm tương tự để cung cấp ra thị trường. Điều này khiến cho mức lợi nhuận của doanh nghiệp ban đầu bị giảm đi. Lợi nhuận bình thường trong dài hạn: Trong dài hạn, lợi nhuận thu hẹp khi những người mới tham gia vào thị trường để cạnh tranh. Do rào cản gia nhập thấp, các doanh nghiệp mới có thể nhìn thấy bất kì khoản lợi nhuận siêu ngạch nào được tạo ra và nhanh chóng tham gia để giành lấy thị phần. Vì vậy, trong khi một số doanh nghiệp có thể thu lợi từ các sản phẩm mới trong ngắn hạn, thì những khoản lợi nhuận siêu ngạch này lại bị giảm xuống khi có sự cạnh tranh. Thông tin không hoàn hảo: Trong cạnh tranh không hoàn hảo, nhiều doanh nghiệp cung cấo các sản phẩm hơi khác nhau. Điều này làm cho việc thu nhập thông tin về sản phẩm tốn nhiều thời gian và chi phí hơn. Chính vì thế, người mua không thể có tất cả thông tin hoàn hảo về sản phẩm, chất lượng và giá cả của chúng. Rất nhiều người tiêu d•ng

lựa chọn một trong vài sản phẩm, hàng hóa được bày bán ở gần nhà. Đôi khi người mua có thể biết về một loại hàng hóa cụ thể ở nơi đó có sẵn với giá thấp. Tuy nhiên, họ không thể tự mình đến đó. Tương tự, người bán không biết chính xác sở thích của người đi mua và do dó, không cung cấp dịch vụ đúng nơi mà khách hàng có nhu cầu cao. Cạnh tranh phi giá cả: Thị trường cung cấp các sản phẩm hơi khác nhau, vì vậy các doanh nghiệp cạnh tranh về chất lượng sản phẩm/ dịch vụ. Chẳng hạn như chất lượng phục vụ của nhân viên chu đáo hơn, thời gian chờ đợi ít hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng sẽ cạnh tranh nhau dựa trên các yếu tố phi giá cả khác như vị trí, thương hiệu/ quảng cáo và chất lượng. 2.3.3 nh Ả h ưở ng c aủđ cộquyềền đềến c ạnh tranh trong nềền kinh tềế thị trường 2.3.3.1 Tác h ại c ủa Đ ộc quyềền:

Do tối đa hóa doanh thu nên doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sẽ sản xuất hàng hóa ở mức sản phẩm mà tại đó doanh thu biên bằng với thu nhập biên thay vì sản xuất ở mức sản lượng mà ở đó giá sản phẩm cao hơn nhiều chi phí biên như trong thị trường (cân bằng cung cầu). Khác với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nơi mà giá bán sản phẩm phụ thuộc vào số lượng sản phẩm do một doanh nghiệp sản xuất ra, trong tình trạng chiếm đoạt quyền giá bán sẽ tăng lên khi doanh nghiệp chiếm đoạt quyền giảm sản lượng. Vì thế lợi nhuận biên sẽ lớn hơn giá bán sản phẩm và cứ một đơn vị sản phẩm sản xuất thêm doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sẽ thu thêm được một khoản tiền lớn hơn giá bán sản phẩm đó. Điều này có nghĩa là nếu cứ sản xuất thêm sản phẩm thì doanh thu thu thêm được có thể đủ b• đắp tổn thất do giá bán của tất cả sản p...


Similar Free PDFs