Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường PDF

Title Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Author Jade Dinh
Course Kinh tế phát triển
Institution Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 13
File Size 223.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 761
Total Views 953

Summary

BÀI TẬP CUỐI KỲHỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNINMã lớp học phần: 202_PEC1008 19Họ và tên sinh viên: Đinh Quang Mạnh Mã sinh viên: 19050172 Lớp: QH-2019-E Kinh tế CLC 3Hà Nội, 2021Mục lụcLời cảm ơn.....................................................................................................


Description

BÀI TẬP CUỐI KỲ HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN Mã lớp học phần: 202_PEC1008 19

Họ và tên sinh viên: Đinh Quang Mạnh Mã sinh viên: 19050172 Lớp: QH-2019-E Kinh tế CLC 3

Hà Nội, 2021

Mục lục Lời cảm ơn.................................................................................................................3 1. Phân tích tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường? Các tác động này đang biểu hiện như thế nào trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay? Minh hoạ bằng ví dụ cụ thể?.....................................................................................4 2. Phân tích các điều kiện cần tạo lập để chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam?......................................................................................................10 Tài liệu tham khảo...................................................................................................13

2

Lời cảm ơn Thay mặt tập thể lớp Kinh tế CLC 3 em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Trường Đại học Kinh tế đã đưa môn học Kinh tế chính trị vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Cô Hoàng Thị Hương đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia môn học Kinh tế chính trị của cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức chuyên môn quý giá. Bộ môn Kinh tế chính trị là môn học tuyệt vời và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của xã hội. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều sai sót. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tập lớn dưới đây khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, em mong cô xem xét và góp ý để bài tập lớn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

3

1. Phân tích tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường? Các tác động này đang biểu hiện như thế nào trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay? Minh hoạ bằng ví dụ cụ thể? 1.1. Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Từ thời cổ đại, đã sinh ra một nơi để thực hiện các hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa sử dụng trong sinh hoạt và cả các loại hàng hóa là yếu tố phục vụ cho quá trình sản xuất. Và thị trường chính là nơi để các chủ thể trong nền kinh tế tương tác qua lại mục đích để làm thỏa mãn nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa với nhau trên thị trường. Vì thế ta có thể kết luận, bản chất của thị trường là tổng hợp của tất cả các hoạt động mang tính chất trao đổi, mua bán hay nói chung là các hoạt động kinh tế, và hoạt động kinh tế này được phản ánh thông qua quá trình lưu thông hàng hóa và mối quan hệ dựa trên quan hệ kinh tế, của người với người tác động qua lại với nhau. Từ thời cổ đại, kinh tế hàng hóa là việc phản ánh việc trao đổi hàng lấy hàng một cách thuần túy hay gọi là nền kinh tế hàng hóa được xuất hiện đầu tiên. Đối với nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm được sản xuất ra chủ yếu để phục vụ việc mua bán và trao đổi trên thị trường. Qua quá trình lịch sử, kinh tế hàng hóa được phát triển và thay đổi thành nhiều dạng, trong đó nền kinh tế thị trường được coi là một trong những hình thức phát triển cao nhất của nền kinh tế hàng hóa. Đối với nền kinh tế thị trường, quá trình lưu thông đã được làm rõ, mọi yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất thì đều phải phụ thuộc vào thị trường. Về phía các nhà sản xuất hay các doanh nghiệp trên thị trường mà nói, đều muốn có một môi trường và điều kiện tốt nhất để thực hiện quá trình sản xuất. Điều này đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường để thu về những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đặc điểm cạnh 4

tranh của nền kinh tế thị trường là không bao giờ biến mất. Cạnh tranh trở thành một điều luôn phải đối mặt với các doanh nghiệp. Nhờ có cạnh tranh mà đã kích thích doanh nghiệp nâng cao các lợi thế của mình so với các đối thủ để tăng hiệu quả cạnh tranh như: nâng cao khả năng sản xuất, giảm chi phí sản xuất, đổi mới khoa học công nghệ, chính sách thu hút nhân tài, mở rộng quy mô sản xuất… Và tất cả các hãng đều có chung một mục đích như vậy, kết quả là làm nền kinh tế được hưởng lợi và ngày càng phát triển, xã hội nhờ đó mà phát triển theo nhờ những lợi ích tuyệt vời mà cạnh tranh đem lại. Trong quá trình cạnh tranh, người hưởng lợi nhất chính là người dân hay nói cách khác là người tiêu dùng. Cạnh tranh tạo ra phúc lợi cao hơn, nhờ nâng cao được chất lượng sản phẩm, dịch vụ giữa các doanh nghiệp để giữ chân khách hàng hay đem lại mức giá hợp lý cho người tiêu dùng vì các doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất để giảm thiểu chi phí dẫn đến kết quả là giá cả giảm xuống. Vì thế ta có thể suy ra cạnh tranh là một đặc trưng nổi bật và không thể thiếu của nền kinh tế thị trường. Nhờ có cạnh tranh mà phân bổ nguồn lực xã hội trở nên có hiệu quả, đem lại phúc lợi lớn cho xã hội nói chung và người tiêu dùng nói riêng. Cạnh tranh là một quá trình tích lũy về lượng, từ đó thực hiện các bước nhảy về chất. Mỗi bước nhảy thay đổi về chất là những bước tiến bộ mới của xã hội, mở ra một xã hội mới phát triển hơn xã hội cũ. Tóm lại, sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một điều cần thiết và là một quy luật tất yếu. 1.2. Những biểu hiện của tác động này trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay Ở Việt Nam hiện nay, những tác động của cạnh tranh là một trong những động lực không thể thiếu để kích thích nền kinh tế. Các tác động này được biểu hiện qua nhiều mặt trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 5

- Cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam được chia làm hai loại là cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau. Đầu tiên, cạnh tranh giữa các hãng trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh về nhiều mặt với mục đích cuối cùng là thu được lợi nhuận siêu ngạch. Sự cạnh tranh nội bộ ngành làm hình thành nên giá trị thị trường của từng loại sản phẩm. Điều kiện sản xuất trung bình của xã hội cấu tạo nên giá trị thị trường của hàng hóa. Vì thế để tồn tại trong môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sản xuất trên mức trung bình để thu về lợi nhuận. Động lực này sẽ thúc đẩy các hãng cải tiến bộ máy sản xuất giúp cải thiện điều kiện sản xuất trung bình, doanh nghiệp nào nắm trong tay điều kiện sản xuất trung bình tốt hơn sẽ có lợi nhuận cao hơn. Đối với cạnh tranh giữa các ngành với nhau, là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không cùng sản xuất ra cùng một loại sản phẩm, dịch vụ. Mục tiêu của sự cạnh tranh giữa các ngành là tìm kiếm các kênh đầu tư có lợi. Vì thế các doanh nghiệp sẽ di chuyển vốn (tư bản) của mình từ kênh đầu tư này sang kênh đầu tư khác, từ ngành này sang ngành khác. Kết quả là tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành được hình thành. Nhờ có sự cạnh tranh nội bộ và giữa các ngành, đã tạo nên giá thị trường và tỷ suất lợi nhuận bình quân, đây là một đóng góp to lớn cho nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp đang có kết quả kinh doanh như nào thì đều được phản ánh thông qua giá thị trường, từ đó sẽ có những bước đi cụ thể cho doanh nghiệp để cải thiện năng suất lao động. Đối với tỷ suất lợi nhuận bình quân phản ánh lợi nhuận của các hãng sẽ là như nhau cho dù đầu tư và các kênh, các ngành khác nhau với lượng vốn (tư bản) là như nhau. - Cạnh tranh là một cách tối ưu để phân bổ nguồn lực xã hội một cách công bằng và hiệu quả nhất. Trong quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa, các doanh nghiệp đều cạnh tranh nhau về một sản phẩm hay nhiều sản phẩm về các yếu tố như: giá cả, hình thức bên ngoài của sản phẩm, chất lượng bên trong của sản phẩm. 6

Vì thế nếu doanh nghiệp nào sở hữu sản phẩm với giá cả rẻ hơn, hình thức bên ngoài phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, chất lượng bên trong đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng. Thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Điều này đã giúp sử dụng nguồn cung xã hội hiệu quả hơn, mang đến phúc lợi lớn cho người tiêu dùng. Nếu một doanh nghiệp hoạt động yếu kém sử dụng các nguồn lực của xã hội, thì sẽ gây hao tốn nguồn lực xã hội vì sản xuất của doanh nghiệp không đem lại hiệu quả cao, làm giá cả hàng hóa bị đẩy lên bất hợp lý do năng suất doanh nghiệp yếu kém. Hậu quả là làm giảm thặng dư của người tiêu dùng. - Do cung cầu hàng hóa trên thị trường luôn cạnh tranh điều tiết, thế nên đã làm động lực chính để đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động cùng với đó là kích thích vốn đầu tư vào các ngành sản xuất trên cả nước. Khi nguồn cung hàng hóa nào đó mà vượt quá nhu cầu của nó thì sẽ đẩy giá của hàng hóa đó giảm xuống, điều này khiến lợi nhuận của doanh nghiệp cũng giảm theo. Nếu như giá cả giảm xuống thấp hơn hoặc bằng chi phí sản xuất thì doanh nghiệp sẽ phải chịu lỗ, và nếu giá cả không tăng lại, thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ phá sản. Chỉ có những doanh nghiệp có năng suất hiệu quả nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến, nên chi phí sản xuất là rất thấp, mức giá hàng hóa không thể giảm sâu xuống hơn mức đó được, vì thế doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và vẫn thu được lợi nhuận. Dựa trên những cơ sở này, thế nên các doanh nghiệp hiện nay đều luôn muốn nâng cao hiệu quả sản xuất, mục đích là tối thiểu hóa chi phí, bằng cách áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào dây chuyền sản xuất, như vậy lợi nhuận mới được nâng cao. Nhưng trong trường hợp nhu cầu về một loại hàng hóa nào đó lớn hơn mức cung của nó. Thì sẽ dẫn đến tình trạng hàng hóa đó trở nên khan hiếm, giá cả hàng hóa đó sẽ tăng vọt, dẫn đến lợi nhuận thu được của hàng hóa đó được nâng lên. Chính vì lợi nhuận đã thu hút được nhiều doanh nghiệp hơn tham gia sản xuất hàng hóa 7

đó, hay là nhiều doanh nghiệp khác đã ở trong ngành đó từ trước cũng mở rộng quy mô, nâng cấp dây chuyền sản xuất mới mục đích cung cấp ra thị trường hàng hóa đó được nhiều hơn. Chính vì điều này đã làm nâng cao sản xuất của toàn xã hội, hơn hết, vì chạy theo lợi nhuận, nên các nhà sản xuất sẽ sản xuất ồ ạt hàng hóa này, làm nguồn cung dần dần bằng với lượng cầu, khiến giá hàng hóa trở về mức cân bằng, thặng dư của người tiêu dùng lại tăng lên. Ta có thể thấy tất cả là do thị trường tự điều tiết, không có bất kỳ sự can thiệp nào của chính phủ vào nền kinh tế mà vẫn cân bằng được thị trường. - Cạnh tranh không chỉ là quy mô dành cho các nhà sản xuất với nhau, mà cạnh tranh còn xảy ra ở thị trường lao động. Cạnh tranh này là do nhu cầu cần thiết của mỗi người lao động, đều muốn có một việc làm phù hợp, công việc thu nhập ổn định. Vì thế người lao động trong xã hội không ngừng nâng cao trình độ của mình. Vì thế sự cạnh tranh này khiến xã hội trở nên văn minh và tiến bộ hơn. Xã hội trở nên công bằng, người nào làm nhiều được hưởng nhiều, người nào làm ít hưởng ít, người có trình độ sẽ có thu nhập cao hơn người không có trình độ. Cạnh tranh giữa các nhà sản xuất với nhau chắc chắn sẽ có người thắng và kẻ thua. Những người thắng cuộc sẽ ngày càng lớn mạnh hơn nhờ sự thích ứng với xã hội hiệu quả. Còn kẻ thua sẽ phá sản. Nhưng sự phá sản của các công ty sẽ không hẳn làm cho xã hội thụt lùi. Đây chỉ là sự phân bổ lại nguồn lực của xã hội, nguồn lực xã hội sẽ phân bổ từ các ngành kém hiệu quả sang các ngành có hiệu quả, nơi nó tạo được nhiều lợi nhuận nhất. Việc nhà nước trợ cấp hay các nhà đầu tư góp vốn để duy trì những công ty hoạt động yếu kém sẽ làm hao tổn và lãng phí nguồn lực xã hội. Vì thế ta phải tôn trọng quy luật điều tiết tự nhiên, muốn xã hội phát triển, nguồn lực được phân bố hiệu quả thì buộc phải chấp nhận sự phá sản của những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Tuy là đây là kết thúc của một doanh

8

nghiệp này, nhưng là sự khởi đầu cho những doanh nghiệp mới hoạt động hiệu quả hơn. 1.3. Ví dụ về tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Trước thời kỳ đổi mới có thể nói, nước ta luôn trong tình trạng nghèo đói, thiếu lương thực, thực phẩm vì nền kinh tế thời đó là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hay còn gọi là thời kỳ bao cấp, đất đai, nhà xưởng và những nguồn lực kinh tế khác của quốc gia đều thuộc sở hữu của Nhà nước. Ta có thể thấy trong thời kỳ bao cấp, chính phủ nắm trọn trong tay quyền kiểm soát kinh tế, không có khối tư nhân trong đó, mọi sự phân bổ nguồn lực xã hội không được điều tiết tự do mà đều do chính phủ quyết định. Vì thế hậu quả nền kinh tế trước đổi mới luôn trong tình trạng suy thoái, khủng hoảng, trì trệ, và tồn tại nhiều tiêu cực. Nguyên nhân chủ yếu của là do nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thiếu đi sự cạnh tranh dẫn tới việc: (1) Không tạo lập được giá trị kinh tế cho xã hội, các nhà hoạch định không quan tâm tới nhu cầu của người tiêu dùng, mà chỉ quan tâm sản xuất hàng hóa ở mức chi phí tối thiểu; (2) Triệt tiêu động lực phát triển ;(3) Không thỏa mãn được nhu cầu người dùng, mặc dù nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã làm tốt trong việc tạo ra một xã hội công bằng, nhưng lại không thể cung cấp đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho nhu cầu hàng ngày, gây nên tình trạng phúc lợi xã hội bị sụt giảm mạnh. Và thời kỳ đó của Việt Nam đã chấm dứt khi chính phủ quyết định mở cửa nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước. Đầu tiên thành tựu to lớn nhất là ở ngành nông sản. Vì có sự cạnh tranh và được tự do sản xuất, nên sản xuất nông sản của nước ta tăng mạnh chỉ trong một thời gian ngắn sau khi mở cửa, cung cấp đủ lương thực, thực phẩm ở trong nước, thậm chí đã xuất khẩu được nông sản sang các nước khác. Về lĩnh vực công nghiệp, do nền kinh tế mở cửa, tự do cạnh tranh được xác lập, rất nhiều doanh nghiệp tư nhân đã được thành lập, tự do sản xuất hàng hóa, vì thế, 9

nguồn cung hàng hóa trở nên dồi dào hơn rất nhiều so với thời bao cấp, nguồn lực được phân bổ hợp lý hơn, tạo nên một nền kinh tế vững mạnh, nhu cầu của người dân được thỏa mãn. Nhờ có tự do cạnh tranh mà nền kinh tế của nước ta trở nên minh bạch, không còn sự tác động quá lớn của chính phủ, do đó ta đã thiết lập được mối quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế, tham gia được rất nhiều các hiệp định tự do thương mại, giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài phát triển đất nước. Tóm lại, từ những chứng minh từ lịch sử, vai trò của cạnh tranh là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay.

2. Phân tích các điều kiện cần tạo lập để chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam? Nội dung quan trọng hàng đầu để thực hiện thành công quá trình chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa là phải thực hiện tạo lập những điều kiện cần thiết cho quá trình này. Tổng cộng gồm 4 điều kiện chính sau: - Đổi mới tư duy phát triển về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Chúng ta cần phải “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đây là tinh thần được nêu cao trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Phải biết nhìn nhận rằng quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa là một quá trình thay đổi toàn diện hoạt động kinh tế của cả nước cần phải chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu là phương pháp thủ công sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ là phương pháp sử dụng nguồn lao động cùng với công nghệ cao để tạo ra năng suất lao động xã hội vượt trội. Và sau thời kỳ phát triển mạnh nhất của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, thì sẽ là thời kỳ phát triển nhanh và ổn định của quá trình này. 10

- Thể chế và nguồn lực: Về thể chế, để chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, chúng ta cần xem xét thay đổi hệ thống pháp luật và quy tắc xã hội qua từng giai đoạn. Sự thay đổi nhanh chóng mặt của các cuộc cách mạng công nghiệp, yêu cầu nhà nước phải thay đổi nhiều hơn để hoàn thiện thể chế. Bộ máy pháp luật cần được chỉnh sửa để linh hoạt hơn đáp ứng nhu cầu của xã hội đang thay đổi liên tục. Chúng ta không thể để bộ máy quản lý quốc gia quá cứng nhắc trước những sự thay đổi của xã hội đang ngày càng nhanh chóng, vì thế bộ máy quản lý quốc gia linh hoạt và mềm dẻo là một mục tiêu mà chúng ta nên hướng đến. Để tạo sự nhanh chóng cho việc chuyển đổi sản xuất – xã hội tiến bộ, thì chúng ta cần tinh gọn những thủ tục hành chính. Đây là một tồn tại đã có từ rất lâu, tuy rằng cách mạng công nghiệp đã có tác động phần nào đến nước ta, chuyển đổi số cũng đang phát triển rất mạnh mẽ, tuy nhiên các thủ tục hành chính vẫn được coi là quá rườm rà và hầu như không hề thay đổi trong nhiều năm nay. Điều này sẽ gây cản trở lớn đến các chủ thể kinh tế. Chúng ta cần tinh gọn bộ máy và các thủ tục hành chính, hướng tới một chính phủ quản lý thông qua nền tảng số, vừa nhanh chóng, vừa minh bạch. Về nguồn lực, trong công cuộc chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam thì yêu cầu cần có rất nhiều vốn cả trong và ngoài nước, và trong đó, nguồn vốn trong nước là yếu tố quan trọng nhất, mang tính quyết định, còn nguồn vốn bên ngoài chỉ giữ vai trò quan trọng. Với tình hình ở nước ta hiện nay, nguồn vốn ở trong nước còn khan hiếm và không chiếm tỷ trọng quá lớn, vì thế Đảng và nhà nước đã có những chính sách hợp lý để thu hút, huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Tuy vậy, việc dồi dào nguồn vốn không có nghĩa là sử dụng một cách bừa bãi, mà phải đi liền với sử dụng và quản lý tốt, đạt hiệu quả lớn, sử dụng tối đa tiềm năng 11

của nguồn vốn. Về nguồn lực là nguồn nhân lực cung cấp cho quá trình công nghiệp hóa, vai trò của nguồn lực này đặc biệt quan trọng, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao. Khi các công nghệ máy móc càng phát triển thì càng yêu cầu người lao động phải có trình độ và tay nghề cao hơn, và đặc biệt trong thời kỳ nước ta đang hội nhập rất mạnh, các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng máy móc và công nghệ tiên tiến hiện đại, thì yêu cầu này phải càng được đẩy lên cao hơn, vì thế việc đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, là một yếu tố cực kỳ cấp thiết cho toàn xã hội - Môi trường quốc tế thuận lợi và trình độ văn minh của xã hội: Để tạo môi trường quốc tế thuận lợi thì chúng ta phải tiếp tục cải thiện và mở rộng mối quan hệ song phương, dựa trên vấn đề trong nước để phân tích rõ về các vấn đề cần phải ưu tiên trên lĩnh vực ngoại giao quốc tế. Về vấn đề đa phương, chúng ta phải đưa ra những quyết định không gây thù địch, mất lòng các nước khác, luôn phải hoạt động theo tiêu chí của quốc tế, tạo vị thế vững vàng hơn trên cộng đồng các nước. Về trình độ văn minh của xã hội, chúng ta cần phải phát triển toàn diện trên các lĩnh vực như: xã hội, văn hóa, chính trị và kinh tế. Văn minh xã hội chính là biểu hiện tiêu biểu nhất của tiến bộ xã hội. Cần xây dựng và phát huy các hành vi chuẩn mực, thể hiện lòng yêu nước mà điểm nhấn là yêu hòa bình, thể hiện tinh thần nỗ lực trong lao động, chịu khó học hỏi vươn lên... Văn minh của xã hội sẽ mang lại cho đất nước cơ hội to lớn trong việc kết nối với nguồn lực bên ngoài, tạo cơ hội cải tiến bộ máy sản xuất, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Ý thức tự xây dựng xã hội văn minh của người dân: Để xây dựng ý thức tự xây dựng xã hội văn minh của cả cộng đồng, thì ta phải xây dựng được ý thức văn minh cho từng cá thể. Nếu từ khi còn nhỏ, công dân đã được 12

học tập trong môi trường lành mạnh, được sự chăm sóc cẩn thận của gia đình, thì rõ ràng, công dân đó sẽ có nền tảng ý thức văn minh và sẽ không bị phai nhòa mà ngày càng phát triển. Vì thế yêu cầu Nhà nước phải tạo ra môi trường lành mạnh cho trẻ nhỏ, tổ chức nhiều chương trình phát huy ý thức công dân, bên cạnh đó cũng phải có những ban hành nghiêm khắc đối với những công dân ý thức kém, làm đẩy lùi tiến độ phát triển xã hội.

Tài liệu tham khảo Giáo trình Kinh tế chính trị. (2019). Hà Nội: Bộ giáo dục và đào tạo. Kho Tri Thức số. (n.d.). https://khotrithucso.com/doc/p/canh-tranh-trong-nenkinh-te-thi-truong-o-viet-nam-288010. Retrieved from khotrithucso.com: https://khotrithucso.com/

13...


Similar Free PDFs