Phân tích hợp đồng xuất khẩu nguyên liệu làm gạch giữa Công ty TNHH Quốc Tế GTOP và Công ty Cổ phần Thế Giới PDF

Title Phân tích hợp đồng xuất khẩu nguyên liệu làm gạch giữa Công ty TNHH Quốc Tế GTOP và Công ty Cổ phần Thế Giới
Author Ngô Thúy Hằng
Course Pháp luật trong kinh tế đối ngoại
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 22
File Size 792.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 280
Total Views 725

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LUẬT-----------------*TIỂU LUẬNMÔN PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNGKINH TẾ ĐỐI NGOẠIĐề tài: Phân tích hợp đồng xuất khẩu nguyên liệulàm gạch giữa Công ty TNHH Quốc Tế GTOPvà Công ty Cổ phần Thế GiớiHọ và tên: Ngô Thúy Hằng Mã sinh viên: 1911110135 Lớp tín chỉ: PLU419(GĐ2-HK1...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LUẬT ---------***--------

TIỂU LUẬN

MÔN PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Đề tài: Phân tích hợp đồng xuất khẩu nguyên liệu làm gạch giữa Công ty TNHH Quốc Tế GTOP và Công ty Cổ phần Thế Giới Họ và tên: Ngô Thúy Hằng Mã sinh viên: 1911110135 Lớp tín chỉ: PLU419(GĐ2-HK1-2021).4 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phùng Thị Yến

Hà Nội, tháng 12 năm 2021

MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................................... 1 LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 4 NỘI DUNG ..................................................................................................................... 5 CHƯƠNG I: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN GIỮA CÔN G TY TNHH QUỐC TẾ GTOP VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚ I ........................................... 5 1.1.

Tổng quan về hợp đồ ng mua bán hàng hóa quốc tế ....................................... 5

1.2.

Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ......................... 5

1.2.1 Điều kiện chủ thể của hợp đồng ................................................................... 5 1.2.2 Điều kiện về nội dung và mục đích của hợp đồng ....................................... 7 1.2.3 Điều kiện về hình thức hợp đồng: ................................................................ 8 1.2.4 Điều kiện về giao kết hợp đồng .................................................................... 9 1.2.5 Thờ i hạn hiệu lực:......................................................................................... 9 CHƯƠNG II: NHỮNG RỦI RO PHÁP LÝ TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA HỢP ĐỒNG CÓ THỂ GÂY RA CHO CÁC BÊN VÀ ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI. ................. 10 2.1. Các điều khoản trong hợp đồng ....................................................................... 10 2.1.1. Điều khoản tên hàng, số lượng, giá cả ...................................................... 10 2.1.2. Điều khoản nguồn gốc, vận tải và thanh toán ........................................... 11 2.1.3. Điều khoản đóng gói: ................................................................................ 11 2.1.4. Điều khoản phí lưu container .................................................................... 11 2.1.5. Chứ ng từ giao hàng ................................................................................... 11 2.1.6. Điều khoản pháp lý.................................................................................... 12 2.1.7. Điều khoản chung:..................................................................................... 12 2.2. Nhữ ng r ủi ro pháp lý trong các quy định của hợp đồng có thể gây ra cho các bên và đề xuất sửa đổi............................................................................................. 13 2.2.1.

Điều khoản tên hàng, số lượ ng và giá cả ............................................... 13 2

2.2.2.

Điều khoản nguồn gốc, vận tải và thanh toán:....................................... 14

2.2.3.

Điều khoản đóng gói .............................................................................. 14

2.2.4.

Điều khoản pháp lý: ............................................................................... 15

CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN CÒN THIẾU VÀ ĐỀ XUẤT BỔ SUNG 16 3.1. Những điều khoản còn thiếu ............................................................................ 16 3.2. Đề xuất bổ sung cụ thể ..................................................................................... 17 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 20 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 21

3

LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại hiện nay, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển một cách biệt lập mà không quan hệ, giao lưu, hợp tác với các quốc gia khác. Do đó, quan hệ hợp tác quốc tế đã trở thành nhu cầu nội tại của mỗi quốc gia. Cùng với xu thế này, các giao dịch quốc tế tại Việt Nam ngày càng gia tăng về số lượng hợp đồng cũng như các đối tác, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam thích ứng nhanh chóng với sự đa dạng và phức tạp của giao dịch thương mại quốc tế. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thể hiện sự thỏa thuận và nhất trí giữa hai bên, có vai trò vô cùng quan trọng trong giao dịch. Bên cạnh đó, hợp đồng cũng là nguyên nhân gây nên nhiều tranh chấp pháp lý và cũng đồng thời là bằng chứng bảo vệ các doanh nghiệp trong cuộc chiến pháp lý. Tuy nhiên, với trình độ nghiệp vụ hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam, việc soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế một cách chặt chẽ vẫn chưa được đánh giá cao. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, em xin phép thực hiện bài tiểu luận môn Pháp luật trong hoạt động Kinh tế đối ngoại với đề tài: “Phân tích hợp đồng mua bán quốc tế giữa Công ty TNHH Quốc Tế GTOP (Việt Nam) và Công ty cổ phần Thế Giới (Hồng Kông) với mặt hàng nguyên liệu làm gạch. Nội dung bài tiểu luận gồm có 03 chương: Chương 1: Hiệu lực hợp đồng mua bán nguyên liệu làm gạch giữa công ty TNHH Quốc Tế GTOP và công ty cổ phần Thế Giới. Chương 2: Những rủi ro pháp lý trong các quy định của hợp đồng có thể gây ra cho cá bên và đề xuất sửa đổi. Chương 3: Một số điều khoản còn thiếu và đề xuất bổ sung Em xin chân thành cảm ơn ThS Phùng Thị Yến – giảng viên khoa Luật đã hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luậ n. Do vốn kiến thức còn hạn hẹp nên bài tiểu luận không thể trành khỏi nhữ ng thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của giảng viên để đề tài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

4

NỘI DUNG CHƯƠNG I: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN GIỮA CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ GTOP VÀ CÔNG TY C Ổ PHẦN THẾ GIỚI 1.1.

Tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Hợp đồng mua bán quốc tế hay còn gọi là hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu hay

hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thỏa thuận giữa các bên đương sự có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau, mà theo đó một bên được gọi là bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên được gọi là bên nhập khẩu (bên mua) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa, và bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng. Hợp đồng MBHHQT được phân biệt với hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường bởi yếu tố nước ngoài. Hợp đồng mua bán trong bài tiểu luận được thực hiện giữa công ty xuất khẩu là công ty TNHH Quốc Tế GTOP (FTOP International Limited Company) đến từ Hồng Kông xuất khẩu mặt hàng Engobe Glaze, Frit và Ball Clay (nguyên liệ u làm gạch). Bên nhập khẩu là công ty Cổ phần Thế Giới (World Joint Stock Company). Hợp đồng này có yếu tố nước ngoài ở phía người xuất khẩu, vì vậy đây là một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Hai bên cùng thỏa thuận và ký kết hợp đồng số GT2020057-S ngày 19/03/2020 vận chuyển theo điều kiện CIF Incoterms vớ i tổng giá trị hợp đồng là 86.825,00 USD. 1.2.

Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế muốn có hiệu lực phải thỏa mãn bốn điều

kiện hiệu lực mà luật dân sự đã quy định chung cho mọi loại hợp đồng. Bốn điều kiện đó là: chủ thể phải hợp pháp, nội dung của hợp đồng phải hợp pháp, hình thức của hợp đồng phải hợp pháp và hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở của nguyên tắc tự nguyện. 1.2.1 Điều kiện chủ thể của hợp đồng Chủ thể trong hợp đồng mua bán quốc tế trước hết phải hợp pháp, có năng lực chủ thể, tức là có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Tư cách pháp lý của chủ thể nước ngoài được xác định căn cứ vào pháp luật của nước mà chủ thể đó mang quốc tịch. Về phía Việt Nam, chủ thể có thể là tự nhiên nhân hoặc pháp nhân, có đủ tư cách pháp lý và được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài. -

Đối với chủ thể là cá nhân: 5

Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 quy định : Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. -

Đối với chủ thể là tổ chức :

Điều 74 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 quy định, tổ chức được thừa nhận là pháp nhân khi có đủ bốn điều kiện sau đây: - Được thành lập một cách hợp pháp - Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; - Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khấc và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; - Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập Song không phải mọi thể nhân và pháp nhân ở Việt Nam đều được thừa nhận là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Muốn được thừa nhận là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các thể nhân (hoặc pháp nhân), tức là người bán và người mua, phải có đủ tư cách pháp lý. Chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài. Thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài, về phía chủ thể bên Việt Nam nói trên, bao gồm: +

Các doanh nghiệp được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh

nghiệp năm 2015, Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2020 và Luật Hợp tác xã... +

Các hộ kinh doanh cá thể được tổ chức và đăng ký kinh doanh theo

01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký kinh doanh. +

Chi nhánh thương nhân, được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy

quyền của thương nhân. +

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xuất, nhập khẩu

+

Hàng hóa theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 và các văn bản dưới

luật hiện hành có liên quan Chủ thể hợp đồng:  Người xuất khẩu: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quốc Tế GTOP  Tên giao dịch: GTOP INTERNATIONAL LIMITED COMPANY 6

 Người đại diện: Mr. Song Ming Guang – Chức vụ: Tổng giám đốc  Địa chỉ: Phòng 1303, 13/F, Park Tower, 15 Austin Road, Kowloon, Hongkong  Tel: 86-757-83283388  Fax: 86-757-83283388  Người nhập khẩu: Công ty Cổ phần Thế Giới  Tên giao dịch: WORLD JOINT STOCK COMPANY  Người đại diện: Mrs. Nguyen Thi Linh – Chức vụ: Tổng Giám đốc  Địa chỉ trụ sở: Cụm Công nghiệp Tân Dân, phường Tân Dân, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương  Tel: +84 3203586399  Fax: +84 3203586399 Nhận xét:  Hợp đồng hiển thị các thông tin đầy đủ của chủ thể về tên, địa chỉ, người đại diện công ty, chức vụ người đại diện, số điện thoại và số fax.  Chủ thể hợp pháp, có đủ tư cách pháp lý.  Người đại diện ký hợp đồng của cả hai bên là Tổng giám đốc – có đủ thẩm quyền để ký kết hợp đồng.  Các trụ sở của hai bên đều được đặt tại hai nước khác nhau. Trong khi văn phòng của bên bán đặt tại Hồng Kông, trụ sở chính của bên mua đặt tại Việt Nam.  Cả bên bán (thành lập theo hình thức công ty TNHH) và bên mua (thành lập theo hình thức công ty cổ phần) đều là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Chủ sở hữu công ty và hai công ty này đều là hai thực thể pháp lý riêng biệt.  Chủ thể của hợp đồng là hợp pháp. 1.2.2 Điều kiện về nội dung và mục đích của hợp đồng Về nội dung hợp đồng, Điều 398 Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 không quy định các điều khoản bắt buộc mà chỉ quy định về những điều khoản có thể có trong hợp đồng. Theo khoản 1 điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, “Mục đích và nội dung c ủa giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”.

7

Hợp đồng mua bán giữa công ty TNHH Quốc Tế GTOP và công ty Cổ phần Th ế Giới gồm có 7 điều khoản: 1. Điều khoản tên hàng, số lượ ng, giá cả 2. Điều khoản nguồn gốc, vận tải, thanh toán 3. Điều khoản đóng gói 4. Điều khoản phí lưu container 5. Điều khoản chứng từ giao hàng 6. Điều khoản pháp lý 7. Điều khoản chung Các điều kiện và điều khoản trên đáp ứ ng yêu cầu về pháp luật, không vi phạm điều cấm và không trái đạo đức xã hội. Đối tượng của hợp đồng là sản phẩm Engobe Glaze, Frit và Ball Clay, là nguyên liệu làm gạch. Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục hàng cấm, không thuộc diện nhập khẩu có điều kiện, là đối tượng được xin phép kinh doanh và được nhập khẩu từ khi doanh nghiệp bên bán đăng ký thành lập với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, đối tượ ng của hợp đồ ng này là hợp pháp. Mục đích của hợp đồng mua bán nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng là mua bán và trao đổi hàng hóa. Để hợp đồng có hiệu lực, mục đích của hợp đồng phải hợp pháp, không vi phạm điều cấm của luật và không trái với đạo đức xã hội. Mục đích của hợp đồng mua bán này là mua bán nguyên liệu làm gạch. 1.2.3 Điều kiện về hình thức hợp đồng: Khoản 2 điều 27 Luật Thương mại 2005 quy định: Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Khoản 15 điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Hợp đồng trên được ký kết bằng văn bản theo phương thức truyền thống, có đóng dấu và chữ ký của đại diện hai bên. Nhìn chung, hợp đồng được trình bày tương đối đầy

8

đủ và phù hợp. Các mục được chia rõ ràng, dễ nhìn, dễ đọc hiểu, tránh gây nhầm lẫn cho hai bên. Ngôn ngữ trong hợp đồng là tiếng Anh. 1.2.4 Điều kiện về giao kết hợp đồng Theo khoản 2 điều 11 Luật Thương mại 2005, Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Hai bên giao kết hợp đồng trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. Không có nhữ ng hành vi đi trái với nguyên tắc tự nguyện như đe dọa, ép buộc, gây nhầm lẫn,… 1.2.5 Thời hạn hiệu lực: Hợp đồng được ký kết và có hiệu lực từ ngày 20/03/2020. Như vậy, từ những phân tích trên ta có thể kết luận: Hợp đồng giữa Công ty TNHH Quốc Tế GTOP và Công ty Cổ phần Thế Giới là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có đủ điều kiện hiệu lực.

9

CHƯƠNG II: NHỮNG RỦI RO PHÁP LÝ TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA HỢP ĐỒNG CÓ THỂ GÂY RA CHO CÁC BÊN VÀ ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI. 2.1. Các điều khoản trong hợp đồng 2.1.1. Điều khoản tên hàng, số lượng, giá cả Đơn giá

Tổng giá

USD/MT

USD

92,00

550,00

50.600,00

MT

69,00

345,00

23.805,00

MT

54,00

230,00

12.420,00

STT

Tên hàng

Mã HS

Đơn vị

Số lượng

1

FRIT PG-01

320740

MT

320720 250840

2 3

ENGOBE GLAZE SF-10 BALL CLAY BF002A (H20...


Similar Free PDFs