Ppdltk-report - tóm tắt PDF

Title Ppdltk-report - tóm tắt
Course Engineering Mechanics
Institution HCMC University of Technology
Pages 51
File Size 1.2 MB
File Type PDF
Total Downloads 150
Total Views 575

Summary

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU............................................................................................... Lý do chọn đề tài............................................................................................... Mục tiêu nghiên cứu...................................................


Description

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU...............................................................................................4 1.1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................4 1.2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................5 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................5 1.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................6 1.5. Kết cấu của nghiên cứu.....................................................................................6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.......................7 2.1 Cơ sở lý thuyết...................................................................................................7 2.1.1 Định nghĩa ví điện tử....................................................................................7 2.1.2 Chức năng của ví điện tử.............................................................................7 2.1.3 Quy trình thanh toán của ví điện tử...........................................................9 2.1.4. Ưu điểm và Hạn chế của ví điện tử..........................................................11 2.1.5 Một số quy định của Pháp luật liên quan đến lĩnh vực ví điện tử..........12 2.2 Mô hình nghiên cứu..........................................................................................14 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................15 3.1. Giới thiệu.......................................................................................................... 15 3.2. Nghiên cứu định tính.......................................................................................15 3.3. Thang đo và mã hóa thang đo.........................................................................15 3.4. Nghiên cứu định lượng sơ bộ (Pilot test)........................................................18 3.5. Nghiên cứu định lượng chính thức.................................................................18 3.5.1. Phương pháp chọn mẫu............................................................................18 3.5.2. Xác định kích thước mẫu..........................................................................19 3.5.3. Bảng câu hỏi - Phương pháp thu thập dữ liệu........................................19 3.5.4. Phân tích dữ liệu........................................................................................20 3.6. Tóm tắt.............................................................................................................22 1

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................23 4.1 Thống kê mô tả.................................................................................................23 4.1.1. Số lượng mẫu.............................................................................................23 4.1.2 Thống kê mẫu theo từng yếu tố.................................................................23 4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo..........................................................................25 4.2.1. Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo......................................25 4.2.2. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo......................................................26 4.3. Đánh giá giá trị thang đo - EFA....................................................................30 4.3.1. Phương pháp đánh giá giá trị thang đo – EFA........................................30 4.3.2. Kết quả đánh giá giá trị thang đo............................................................31 4.3.3. Kết luận về kết quả đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo...................33 4.4.1. Kết quả phân tích mô hình hồi quy bội...................................................35 4.5. Kiểm định One sample T-test..........................................................................37 4.6. Kiểm định ANOVA..........................................................................................38 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................40 5.1 giới thiệu............................................................................................................40 5.2 Kết quả của nghiên cứu....................................................................................40 5.3 Một số kiến nghị................................................................................................40 5.4 Những hạn chế của nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo.............41 TÀI LIỆU THAM KHÁO.........................................................................................42 DANH MỤC PHỤ LỤC............................................................................................43 Phụ lục 1: Dàn bài thảo luận nhóm..........................................................................44 Phụ lục 2: Bảng câu hỏi sơ bộ...................................................................................47 Phụ lục 3: Bảng câu hỏi chính thức..........................................................................51

2

Danh mục bảng biểu Hình 2. 1: Mô hình Nghiên cứu................................................................................... Bảng 3. 1: Cách mã hóa thang đo các biến định lượng................................................16 Bảng 3. 2: Cách mã hóa thang đo các biến định tính...................................................17 YBảng

4. 1: Thống kê mẫu theo giới tính.....................................................................23

Bảng 4. 2: Thống kê mẫu theo ngành học....................................................................23 Bảng 4. 3: Thống kê mẫu theo thu nhập......................................................................24 Bảng 4. 4: Thống kê mẫu theo thời gian sử dụng điện thoại........................................24 Bảng 4. 5: Thống kê mẫu theo biết đến Momo............................................................25 Bảng 4. 6: Độ tin cậy Cronbach’s alpha – về yếu tố hữu dụng....................................26 Bảng 4. 7: Độ tin cậy Cronbach’s alpha – về yếu tố sử dụng.......................................27 Bảng 4. 8: Độ tin cậy Cronbach’s alpha – về yếu tố rủi ro..........................................28 Bảng 4. 9: Độ tin cậy Cronbach’s alpha – về yếu tố xã hội..........................................29 Bảng 4. 10: Độ tin cậy Cronbach’s alpha – về yếu tố ý định.......................................29 Bảng 4. 11: Kiểm định KMO and Bartlett’s Test (lần 1)..............................................31 Bảng 4. 12: Tổng phương sai trích...............................................................................31 Bảng 4. 13: Ma trận tố xoay.........................................................................................33 Bảng 4. 14: Tóm tắt mô hình.......................................................................................35 Bảng 4. 15: Bảng ANOVA...........................................................................................36 Bảng 4. 16: Bảng trọng số hồi quy - Coefficientsa.......................................................36 Bảng 4. 17: Bảng kết quả kiểm định One sample Statistics........................................37 Bảng 4. 18: Bảng kết quả kiểm định One Sample Test................................................37 Bảng 4. 19: Kết quả kiểm định phương sai về năm học...............................................38 Bảng 4. 20: Bảng ANOVA...........................................................................................38

3

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại hiện nay, cùng với sự phát triển của Công nghệ thông tin (IT) và thiết bị dùng cuối, nhất là điện thoại di động (Smartphone), người tiêu dùng càng có nhiều cơ hội online hơn. Mặc dù thanh toán bằng tiền mặt ở Việt Nam đang chiếm rất lớn, tuy nhiên thói quen thanh toán của người dùng đang dần thay đổi khi càng có nhiều phương thức thanh toán khác như: POS (điểm chấp nhận thanh toán bằng cà thẻ), “Ví điện tử”,… xuất hiện trong thời gian tới. Đặc biệt là “ Ví điện tử” đang là lựa chọn của phương thức thanh toán hiện đại, an toàn, bảo mật, tiện ích hơn khi nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ phát triển hàng loạt hệ sinh thái quanh nó. Người tiêu dùng có thể thực hiện hàng loạt thanh toán cho các dịch vụ: thanh toán hóa đơn điện nước, cước Internet, mua vé máy bay, chuyển tiền, mua sắm online,… Có thể thấy, trong những năm vừa qua, tại thị trường Việt Nam, các công ty Fintech đã cạnh tranh quyết liệt giành thị phần béo bở này khi cho ra mắt hàng loạt các loại ví điện tử có thương hiệu: Momo, Samsung Pay, VTC Pay, Bankplus, Payoo, ZaloPay, 1Pay, Bảo Kim, Vimo, Mobivi, eDong, Ví FPT, eMonkey, Pay365, TopPay, Ngân Lượng, AirPay… Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, thị trường Việt Nam vào năm 2013 có 1,84 triệu người sử dụng ví điện tử, và dự báo đến năm 2020 sẽ đạt 10 triệu người dùng. Tuy nhiên, vào thời điểm đầu năm 2019, phía MoMo cho biết đã đạt lượng 10 triệu người đăng kí sử dụng dịch vụ. Với 10 triệu người dùng, Momo đã trở thành ví điện điện tử phổ biến nhất Việt Nam hiện nay. Để tìm hiểu tại sao ví điện tử Momo lại trở nên phổ biến đặc biệt là với sinh viên Đại học Sư Phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, nhóm đã quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 4

Xây dựng mô hình nghiên cứu, xây dựng và kiểm định thang đo trong đo lường các nhân tố tác động đến ý định sử dụng Ví điện tử của khách hàng cá nhân tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định sử dụng Ví điện tử Momo. Đề xuất một số ý kiến nhằm gia tăng quyết định sử dụng Ví điện tử Momo của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh. Từ các mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi nghiên cứu 1: Các nhân tố nào tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ ví điện tử Momo của sinh viên đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh là như thế nào? Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ tác động của từng nhân tố trên đến quyết định sử dụng dịch vụ ví điện tử của sinh viên đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh là như thế nào? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo của Sinh viên ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong thời gian từ tháng 03/ 2019 đến 05/2019 tại trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp .Hồ Chí Minh - Thông tin, dữ liệu thứ cấp được nghiên cứu, thu thập trên các bài báo, bài nghiên cứu khoa học, sách chuyên ngành về lĩnh thương mại điện tử, Thanh toán điện tử và Ví điện tử. - Thông tin, dữ liệu sơ cấp sẽ được điều tra, thu thập thông qua khảo sát bảng câu hỏi với hình thức phỏng vấn trực tiếp và google biểu mẫu đến các đối tượng khảo sát.

1.4. Phương pháp nghiên cứu 5

 Nghiên cứu định lượng Thu thập dữ liệu Bảng câu hỏi được thiết kế theo hình thức trả lời chính là trả lời cho các câu hỏi đóng, lựa chọn mức độ đồng ý theo thang đo Likert 5 điểm với 1 là hoàn toàn không đồng ý cho đến 5 là hoàn toàn đồng ý. Bảng câu hỏi chính thức được gửi cho sinh viên từ năm 1 đến năm 4 tại ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Tổng bảng câu hỏi thu về là 201 bảng nhưng chỉ có 161 bảng hợp lệ dùng để phân tích. Phân tích dữ liệu Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Một số phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu như sau : Kiểm tra độ tin cậy theo hệ số Cronbach’s Alpha : Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là được chấp nhận sử dụng trong nghiên cứu này. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis): Nghiên cứu sử dụng phương pháp Principal components cùng với phép quay Varimax Trong nghiên cứu này, các biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 được chấp nhận. 1.5. Kết cấu của nghiên cứu Báo cáo nghiên cứu được chia thành năm chương với nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Chương mở đầu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị

6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Định nghĩa ví điện tử Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỉ lệ 1:1( Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt). Thông thường, có hai loại ví điện tử phổ biến:  Ví điện tử cá nhân: Dùng để phục vụ việc mua sắm cá nhân, thanh toán trực tuyến trên website của doanh nghiệp có chấp nhận thanh toán qua ví điện tử.  Ví điện tử doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp tham gia vào cộng đồng chấp nhận việc thanh toán qua ví điện tử sẽ được cung cấp tài khoản và mật khẩu để truy cập vào một website nào đó của nhà cung cấp dịch vụ gọi là ví điện tử doanh nghiệp. 2.1.2 Chức năng của ví điện tử Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, giá trị giao dịch qua ví điện tử năm 2016 đạt 53.109 tỉ đồng, tăng tới 64% so với năm 2015. Dẫu vậy tỉ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán vẫn còn rất lớn khi thói quen dùng tiền mặt của người dân không dễ gì thay đổi trong. Hướng tới mục tiêu xã hội không tiền mặt, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt đề án phát triển việc thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu đến cuối năm 2020, tỉ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Điều này có nghĩa là thời gian tới, thương mại điện tử hay thanh toán trực tuyến sẽ là mảnh đất màu mỡ để phát triển. Tính đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép hoạt động cho hơn 20 ví điện tử được cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam. Mỗi doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử đều có chiến lược phát triển riêng biệt nhắm vào các nhóm đối tượng khách 7

hàng khác nhau nên sản phẩm dịch vụ ví điện tử của mỗi doanh nghiệp đều có những đặc tính và tiện ích khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các ứng dụng ví điện tử ở Việt nam đều có 04 chứ năng chình như sau: -

Nhận tiền và chuyển tiền: sau khi đăng kí và kích hoạt tài khoản thành công thì tài khoản ví điện tử sẽ có thể nhận tiền chuyển vào từ nhiều hình thức khác nhau như ( nập tiền trực tiếp tại quầy giao dịch của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử, nạp tiền trực tiếp từ tài khoản ngân hàng, nạp tiền trực tiếp từ tài khoản ví điện tử cùng loại,…). Sau khi nạp tiền vào tài khoản ví điện tử, chủ tài khoản có thể chuyển tiền sang ví điện tử khác cùng loại, chuyển tiền sang tài khoản ngân hàng có liên kết hoặc chuyển cho người thân hoặc bạn bè theo đường bưu điện hoặc các chi nhánh ngân hàng.

-

Lưu trữ tiền trên tài khoản ví điện tử : khách hàng có thể sử dụng tài khoản ví điện tử làm nơi lưu trữ tiền dưới dạng số hóa một cách an toàn và tiện lợi. Số tiền ghi nhận trên ví điện tử tương đương với số tiền thật được chuyển vào.

-

Thanh toán trực tuyến: khi đã có tiền trong tài khoản ví điện tử khách hàng có thể sử dụng số tiền trong tài khoản để thanh toán cho các giao dịch mua sắm trực tuyến.

-

Truy vấn tài khoản: chức năng này cho phép chủ tài khoản có thể thay đổi, cập nhật thông tin các nhân, mật khẩu, tra cứu số dư, xem lại các thông tin trong lịch sử giao dịch của mình.

Ngoài ra các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử hiện nay đã phát triển và tích hợp thêm nhiều các chức năng phụ khác nhằm đem lại nhiều tiện ít cho khách hàng sử dụng dịch vụ như: -

Nạp thẻ cào điện thoại, thẻ game online, trả phí tham gia diễn đàn, … : khách hàng có thể sử dụng ví điện tử để thanh toán các nội dung giao dịch này một cách nhanh chóng và tiện lợi.

-

Thanh toán các loại hóa đơn sinh hoạt thường ngày như ( hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, phí dữ liệu di động, phí truyền hình cáp,…): khách hàng có thể sử dụng ví điện tử để thành toán các hóa của các dịch vụ trong sinh hoạt một cách chủ động và nhanh chóng.

8

-

Mua vé điện tử: khách hàng sử dụng dịch vụ có thể mua vé điện tử như vé máy bay, vé xem phim, vé tàu, vé xe trên nền ứng dụng liên kết của ví điện tử.

-

Thanh toán học phí: người dùng có thể thanh toán các kkhoarn học phí cho các khóa học online, các khóa học từ xa một cách chủ động và tiện lợi.

2.1.3 Quy trình thanh toán của ví điện tử Sau khi khách hàng đã đăng kí và kích hoạt thành công ví điện tử, khách hàng sẽ được các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử quản lý tài khoản và xử lý các giao dịch phát sinh trên hệ thống . Các hoạt động nạp tiền, rút tiền, mua bán, thanh toán hàng hóa dịch vụ của khách hàng đều được quản lý và cập nhật liên tục trên hệ thống. Mặc khác bên cung cấp dịch vụ sẽ tính toán nghĩa vụ và thông báo tới ngân hàng để thực hiện ghi nợ và ghi có đối với các tài khoản tiền mặt thật tương ứng với các bên có liên quan 2.1.3.1 Quy trình thanh toán bằng ví điện tử qua mạng viễn thông Hiện nay tại Việt nam có hai ứng dụng ví điện tử hoạt động trên ứng dụng di động là Momo ( M- service) và ví điện tử E- dong ( EC Pay), thông dụng và phổ biến hơn có lẽ là Momo. Tuy nhiên các loại ví điện điện tử này chỉ có thể dùng để thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, chuyển tiền vào tài khoản ví điện tử cùng loại, chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng liên kết, mua thẻ cào,…mà chưa có các chứ năng thanh toán trực tuyến như (mua vé tàu, vé máy bay, thanh toán đặt phòng,…) Các bước tiến hành thanh toán bằng ví điện tử trên nền ứng dụng điện thoại di động gồm các bước sau: -

Bước 1: Khởi động ứng dụng ví điện tử trên di động

-

Bước 2: Chọn loại giao dịch cần thực hiện

-

Bước 3: Chọn dịch vụ cần thanh toán

-

Bước 4: Nhập mã dịch vụ

-

Bước 5: Nhập mã hóa đơn

-

Bước 6: Nhập số tiền cần thanh toán

-

Bước 7: nhập số điện thoại khách hàng

-

Bước 8: Nhập mật khẩu đăng nhập ví điện tử

-

Bước 9: kiểm tra thông tin và xác nhận thanh toán 9

2.1.3.2 Quy trình thanh toán bằng ví điện tử qua mạng Internet Quy trình thanh toán bằng ví điện tử qua mạng Internet có thể chia làm ba giai đoạn: giai đoạn đặt hàng, giai đoạn thanh toán và giai đoạn nhận hàng. Các giai đoạn này được chia ra làm các bước nhỏ để thao tác trang các giao diện của các website thương mại điện tử được tích hợp chức năng thanh toán bằng ví điện tử như sau:

Bước 1: Chọn hàng hóa dịch vụ trên các gian hàng hoặc Website thương mại điện tử

Giai đoạn đặt hàng Bước 2: Điền thông tin người mua và hình thức giao hàng Bước 3: Đăng nhập vào tài khoản ví điện tử

Bước 4: Chọn hình thức thanh toán

Giai đoạn thanh toán

Bước 5: Xác nhận thanh toán bằng mật khẩu OTP ( nhận qua SMS hoặc Email) Bước 6: Nhận thông báo kết quả giao dịch và chờ giao hàng

10

Giai đoạn nhận hàng

2.1.4. Ưu điểm và Hạn chế của ví điện tử 2.1.4.1 Ưu điểm Hiện nay, ví điện tử đang thu hút hàng triệu người tại Việt Nam sử dụng. Loại ví này đem đến những tiện ích tiện ích như  Thanh toán đơn giản và tiện lợi cho người dùng. Thay vì phải đem theo tiền mặt hay thẻ đi mua sắm, bạn chỉ cần mang theo điện thoại có cài đặt ví điện...


Similar Free PDFs