Quản lý học - Phân tích bệnh viện Bạch Mai PDF

Title Quản lý học - Phân tích bệnh viện Bạch Mai
Author Tran Mai
Course Quản lý học
Institution Đại học Kinh tế Quốc dân
Pages 29
File Size 542.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 480
Total Views 1,039

Summary

ĐỐI TƯỢNG: BỆNH VIỆN BẠCH MAII. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT TỔ CHỨCA. MÔ HÌNH PEST Giới thiệu sơ lược Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đầu tiên trong nước được nhận danh hiệu "Bệnh viện hạng đặc biệt". Hiện tại, tất cả trưởng khoa, giám đốc các trung tâm đều có trình độ sau đại học. Tỉ lệ tử vong củ...


Description

ĐỐI TƯỢNG: BỆNH VIỆN BẠCH MAI I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT TỔ CHỨC A. MÔ HÌNH PEST 1. Giới thiệu sơ lược Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đầu tiên trong nước được nhận danh hiệu "Bệnh viện hạng đặc biệt". Hiện tại, tất cả trưởng khoa, giám đốc các trung tâm đều có trình độ sau đại học. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân chỉ từ 0,8-0,9% và tỉ lệ sử dụng giường bệnh đạt 153% (so với tiêu chí đề ra là 85%). Tháng 10 năm 2009, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã làm việc với Bệnh viện Bạch Mai về kế hoạch phát triển bệnh viện thành trung tâm y tế chuyên sâu với tất cả các chuyên ngành về nội khoa. Trong đó, bệnh viện sẽ tập trung phát triển 7 lĩnh vực: tim mạch, hồi sức - cấp cứu - chống độc, thần kinh, y học hạt nhân và ung bướu, chẩn đoán hình ảnh, hoá sinh, vi sinh có trình độ khoa học - kĩ thuật ngang tầm các nước trong khu vực và quốc tế.

- Sơ lược về lịch sử hình thành Bệnh viện Bạch Mai: Năm 1911: Bệnh viện Bạch Mai được thành lập, ban đầu là Nhà thương Cống Vọng nhỏ bé chuyên để thu nhận và điều trị bệnh nhân truyền nhiễm

Năm 1935: Bệnh viện mang tên René Robin được xây dựng quy mô hơn, là cơ sở thực hành chính của trường Đại học Y khoa Đông Dương. Năm 1945: Bệnh viện được mang tên Bệnh viện Bạch Mai. Giai đoạn 1945 - 1954: thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Bệnh viện là pháo đài của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Thủ đô, hoạt động chuyên môn diễn ra tronq điều kiện khó khăn về mọi mặt. Giai đoạn 1954 - 1964: cải tạo cơ sở vật chất sau chiến tranh tàn phá, tăng số lượng cán bộ và mở rộng quy mô hoạt động chuyên môn. Bệnh viện vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm hai lần: 12/1954 và 3/1960. Giai đoạn 1965 - 1975: thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nhiều cán bộ Bệnh viện đã tình nguyện vào Nam chiến đấu. Thủ tướng Phạm Văn Đồng và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã nhiều lân đến thăm và động viên CBCC Bệnh viện. Năm 1972, bốn lần máy bay B52 Mỹ ném bom hủy diệt Bệnh viện, 28 cán bộ y tế của Bệnh viện đã anh dũng hy sinh trong khi đang cứu chữa bệnh nhân. Từ 1975 đến nay: đất nước thống nhất, Bệnh viện Bạch Mai bước vào kỷ nguyên mới, đảm nhiệm trọng trách khám chữa bệnh tuyến cuối của ngành y tế. Năm 2006: được Bộ y tế công nhận là Bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt đầu tiên của Việt Nam. Năm 2011: kỷ niệm 100 năm thành lập đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhất lần thứ 2; Quy mô 1400 giường bệnh với: 02 Viện, 07 Trung tâm, 22 Khoa Lâm sàng, 06 Khoa Cận lâm sàng, 10 Phòng/Ban chức năng, Trường Trung học Y tế, Tạp chí Y học lâm sàng, Đơn vị Dịch vụ; Mục tiêu: xây dựng Bệnh viện Bạch Mai trở thành Trung tâm Y học hàng đầu của Việt Nam ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Năm 2016: Trên chặng đường hội nhập và phát triển, Bệnh viện kỷ niệm 105 năm thành lập và đón nhân Huân chương Độc lập hạng 3 lần thứ 2; Quy mô 1900 giường bệnh với 55 đơn vị trực thuộc: 03 Viện, 08 Trung tâm, 12 Phòng/Ban chức năng, 23 Khoa Lâm sàng, 06 Khoa Cận lâm sàng, Trường Cao đẳng Y tế, Tạp chí Y học lâm sàng, Đơn vị Dịch vụ; Khánh thành Trung Tâm Hội nghị Quốc tế Bạch Mai có 01 Hội trường 700 chỗ với nhiều trang thiết bị hiện đại và hệ thống hội trường mini đồng bộ; Khánh thành tòa nhà Trung tâm Tim mạch trẻ em và Trung tâm Ung bướu quy mô 800 giường; Khởi công Trung tâm Khám bệnh tại khu Trạm lao cũ và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Phủ Lý (Hà Nam) cùng nhiều công trình khác. - Chức năng, nhiệm vụ chính:

Là đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Bệnh viện Bạch Mai có chức năng kéo dài thời gian quan hệ tham mưu, giúp Giám đốc bệnh viện xây dựng chiến lược tổng thể, điều phối, tổ chức thực hiện và quản lý tập trung mọi hoạt động đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ viên chức, chuyển giao công nghệ kỹ thuật y học cho tuyến dưới; chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật cho tuyến dưới, cử cán bộ đi luân phiên; thông tin - truyền thông - giáo dục sức khoẻ (IEC), thư viện của bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về toàn bộ hoạt động đào tạo, chỉ đạo tuyến, luân phiên cán bộ và IEC, thư viện của bệnh viện. Là đầu mối trao đổi, hợp tác, tổ chức triển khai các hoạt động liên quan đến đào tạo Đau Đầu , chỉ đạo tuyến và thông tin - truyền thông - giáo dục sức khoẻ, thư viện với các đơn vị trong và ngoài Bệnh viện Bạch Mai. Phạm vi được phân công chỉ đạo tuyến hiện nay: Các Bệnh viện tỉnh/thành phía Bắc bao gồm cả 3 tỉnh Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh). - Sứ mệnh: Cung cấp các chương trình và dịch vụ đào tạo, chỉ đạo tuyến chất lượng cao và đa dạng Tạo một môi trường học và thực hành hiệu quả, sáng tạo Đào tạo nhân lực có khả năng làm việc trách nhiệm cao và phối hợp tốt Đáp ứng theo đúng nhu cầu của xã hội về nhân lực y tế. - Tầm nhìn : trở thành Trung tâm hàng đầu về Đào tạo thực hành Y học và Chỉ đạo tuyến. - Mục tiêu: Xây dựng và phát triển mô hình đào tạo nhân lực y tế hệ thực hành chất lượng cao Ù tai mang y hiệu BV Bạch Mai, đặc biệt là đào tạo liên tục, đào tạo sau đại học hệ chính quy thực hành nhằm cung cấp nguồn nhân lực y tế với chất lượng và trình độ cao phục vụ công tác khám chữa bệnh tại Việt Nam. Hoàn thiện mô hình chỉ đạo tuyến, chia sẻ, chuyển giao những thành tựu y học tiên tiến đến các bệnh viện khác thuộc hệ thống chỉ đạo tuyến nhằm tăng cường chất lượng hoạt động chuyên môn và quản lý tại các bệnh viện, rút ngắn khoảng cách chất lượng khám chữa bệnh giữa trung ương với địa phương. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về sức khoẻ thông qua phát triển các hoạt động thông tin - truyền thông - giáo dục sức khoẻ.

Phát triển công tác đối ngoại, thực hiện liên kết hợp tác đào tạo, nghiên cứu Bàn hòa phát với các trường đại học, viện nghiên cứu có uy tín, các cơ sở y tế trong nước và trên thế giới. 2. Phân tích môi trường 2.1 Môi trường vĩ mô 2.1.1. Môi trường chính trị - pháp luật Chính trị Việt Nam đi theo nguyên mẫu nhà nước xã hội chủ nghĩa, độc đảng. Cách tổ chức chính trị ở Việt Nam được sắp xếp theo trục dọc với Đảng Cộng sản giữ địa vị trên hết, không như mô hình tam quyền phân lập như các tổ chức chính phủ dân chủ nghị viện khác. Với nền chính trị ổn định, nước ta ngày càng quan tâm đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc biệt là lĩnh vực y tế. Rất nhiều bệnh viện công đang phải chịu áp lực lớn từ tình trạng quá tải trong khi nhiều bệnh viện tư với số vốn đầu tư lớn vẫn thiếu vắng người đến khám chữa bệnh. Vấn đề trên đang được khắc phục thông qua chính sách điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố, tiến tới xóa bỏ bao cấp về giá tại các bệnh viện công sẽ tạo ra sự công bằng hơn giữa bệnh viện công và bệnh viện tư, cụ thể: - Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ qui định đến năm 2016, giá dịch vụ tính đủ chi phí trực tiếp, tiền lương; đến năm 2018 tính đủ chi phí trực tiếp tiền lương và chi phí quản lí; đến 2020 tính đủ các yếu tố trên bao gồm khấu hao. - Nghị định số 38/2019/NĐ-CP điều chỉnh lương cơ sở, do đó giá dịch vụ được điều chỉnh theo hướng tăng lên. Bên cạnh đó, nghị quyết 93/NQ-CP: chủ trương xã hội hóa kết hợp công – tư trong phát triển dịch vụ y tế. Theo đó, các cơ sở khám chữa bệnh công được phép liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư để xây dựng, thành lập mới cơ sở khám chữa bệnh hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. 2.1.2. Môi trường kinh tế Mức thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng đều kể từ khi Việt Nam bước vào nhóm các nước có mức thu nhập trung bình (thấp) năm 2010, tính đến 2017, GDP/người của Việt Nam đạt 2385 USD/người.

Theo tính toán của World Bank, chi tiêu dành cho sức khỏe của người Việt tăng 26,78%, từ 112 USD (2013) lên 142 USD (2017). CHI TIÊU CHO SỨC KHỎE Ở VIỆT NAM (% GDP) 7,000

6,000

5,000

4,000

3,000

2,000

1,000

0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

2.1.3. Môi trường văn hóa – xã hội Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có tỉ lệ cao người tiêu dùng chi tiêu cho các gói sức khỏe. Mối lo ngại về sức khỏe của người Việt giữ mức cao nhất trên toàn cầu với 45% người khảo sát lựa chọn – tỉ lệ kỉ

lục trong lịch sử 10 năm khảo sát vào quí III/2019. Đến hết năm 2019 có 85,945 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ trên 89% dân số; ước tính đến tháng 6/2020 có 85,428 triệu người tham gia BHYT, tăng 828.000 người so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 517.000 người so với thời điểm hết năm 2019, đạt tỉ lệ bao phủ gần 89% dân số. Với kết quả này, Bộ Y tế nhận định, mục tiêu đến hết năm 2020 có trên 90,7% dân số tham gia BHYT là có khả năng thực hiện được và phấn đấu đến năm 2025 có trên 95% dân số tham gia BHYT theo mục tiêu của Nghị quyết 20-NQ/TW đã đề ra. Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số là 10% khoảng gần 8,8 triệu người. Dân số Việt Nam đang có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới, đến năm 2019 theo báo cáo của Tổng cục Thống kê cả nước có khoảng 11,41 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 12% dân số. Trong đó có trên 1,9 triệu người từ 80 tuổi trở lên (chiếm khoảng 17% tổng số người cao tuổi). Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở (TĐTDS) năm 2019, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,6 tuổi (trong đó, nam giới là 71 tuổi, nữ giới là 76,3 tuổi), tuổi thọ trung bình của Việt Nam liên tục tăng và được dự báo năm 2030 sẽ là 78 tuổi. (trong khi, tuổi thọ của thế giới là 69 tuổi thì ở Việt Nam năm 2015 đã là 73,2 tuổi). Dự báo số người cao tuổi Việt Nam ngày càng tăng nhanh, đến năm 2035 đạt 19% dân số, khoảng 20 triệu người cao tuổi, như vậy, đến năm 2035 thì cứ 5,2 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên. Do đó, nhu cầu chăm sóc y tế của người cao tuổi ngày càng cao. Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2016 cho thấy, trong một năm có tới 64% người cao tuổi ở nước ta đi khám chữa bệnh. Con số này cao hơn so với nhóm trẻ em từ 0-4 tuổi (61,7%) và cao hơn nhiều so với các nhóm tuổi khác. Mặt khác, mức chi tiêu y tế bình quân một người có khám chữa bệnh trong 12 tháng ở nhóm người cao tuổi cao hơn so với các nhóm tuổi còn lại. Người cao tuổi chi tiêu cho y tế bình quân một năm là 3.377.700 đồng, cao hơn khoảng 1,4 lần so với nhóm 25-39 tuổi và cao gấp 4.3 lần so với nhóm trẻ em. Số lượng những bệnh nhân của nhóm này ngày càng tăng, trở thành một thách thức không nhỏ đối với người cao tuổi và là sức ép với ngành y tế. Tốc độ đô thị hóa cao, tốc độ tăng trưởng dân số cao. Sức khỏe của cư dân nghèo bị ảnh hưởng trước tiên. Môi trường ô nhiễm, cuộc sống người dân quẩn quanh với những khó khăn (không được nhập hộ khẩu, đi học xa, đồng hồ điện nước không được gắn...). Nhưng bên cạnh đó, trình độ dân trí của người dân cũng được nâng cao và có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng việc đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín.

Tâm lí “mất bò mới lo làm chuồng”, một số người không có suy nghĩ “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để bệnh trở nặng mới đi khám bệnh. Hoặc tìm đến những thầy lang tự phong với mong muốn được chữa khỏi bệnh nan y. Đến khi bệnh trở nặng mới tìm đến bệnh viện để chữa trị. 2.1.4. Môi trường tự nhiên – công nghệ - Tự nhiên: Ô nhiễm môi trường: theo số liệu mới nhất, chỉ số bền vững môi trường, chất lượng không khí, chất lượng nước của Việt Nam xếp hạng lần lượt 141, 145, 74 trên toàn thế giới – những con số rất đáng báo động. Sự tập trung công nghiệp và đô thị hóa cao độ này đã có tác động lớn đối với môi trường. Các chất khí thải, nước, rắn, chất độc hại cho môi trường không phải là cục bộ nữa mà là có quy mô rộng lớn. Các dòng xả nước thải gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, gây ô nhiễm đất. Các loại bụi bẩn hóa chất, silic, vụn thép, muội bám trên lá cây, phủ trên mặt đất, đi theo đường hô hấp vào phổi người, gây hại cho sức khỏe con người. Nạn phá rừng và mất đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến khí hậu và môi trường. Đường bê tông xi măng, các tòa nhà và đường băng thay đổi các suất phản chiếu của các đô thị, là giảm dòng chảy tự do của không khí. Hầu hết người nghèo nông thôn sẽ sống trong các khu ổ chuột hoặc khu định cư phân tán. Sự phát triển của mật độ dân số dẫn đến điều kiện vệ sinh kém và mất điều kiện vệ sinh. Dân số lớn cũng dẫn đến tiêu thụ thực phẩm, nước và năng lượng nhiều hơn, đặt căng thẳng lớn về môi trường. Sản xuất công nghiệp ngày càng mạnh thì môi trường càng bị ô nhiễm. Ô nhiễm này bao gồm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường

không khí. Dẫu cho kỹ thuật phát triển cao thì ô nhiễm vẫn không theo đó mà giảm, đôi lúc còn ngược lại. Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường là sự tăng trưởng các thành phố lớn, nhất là khi các thành phố này nằm gần bờ biển và các dòng sông. Việc này có thể hủy diệt sinh thái ven biển, ven sông và các vùng đất ngập nước. Chu trình nước tự nhiên bị hạn chế nhiều ở quá trình thấm, dòng chảy tự nhiên và tăng cường quá trình bốc hơi. Hệ thống nước sông rạch được thay bằng cống rãnh hoặc kênh đào, hệ thống nước ngầm cũng bị khai thác tối đa và có thể có nhiều nơi bị ô nhiễm hoặc sụt lún. Ô nhiễm môi trường không khí còn được biểu hiện bằng các ổ dịch bệnh và mức độ lan truyền dịch nhanh chóng bởi mật độ dân cư quá lớn cùng với lối sống thiếu vệ sinh môi trường. Ô nhiễm thực phẩm: Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện ở Việt Nam, tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm ở Việt Nam diễn ra khá nghiêm trọng. Trung bình mỗi năm có khoảng gần 170 vụ với hơn 5.000 người mắc và hơn 27 người chết do ngộ độc thực phẩm. Giai đoạn 2011- 2016 đã ghi nhận 7 bệnh truyền qua thực phẩm, làm hơn 4 triệu người mắc bệnh khiến 123 người chết. Bệnh ung thư mỗi năm khiến 70.000 người chết và hơn 200.000 ca phát hiện mới. Trong đó, có một phần nguyên nhân từ sử dụng thực phẩm không an toàn. Theo điều tra của Hiệp hội Ung thư thế giới, có 35% ca mắc bệnh ung thư có nguồn gốc từ thực phẩm không an toàn và có thể phòng được. Cùng với đó, việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai… Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. - Công nghệ: Công nghệ thông tin (CNTT) đang dần chứng tỏ tầm ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đối với hoạt động của ngành y tế, có thể thấy rằng, CNTT ngày càng đóng vai trò quan trọng, không chỉ “bà đỡ” cho quá trình cải cách hành chính trong công tác quản lý, điều hành của cơ quan quản lý mà còn “đỡ đầu” cho việc triển khai và ứng dụng thành công các kỹ thuật cao trong công tác khám chữa bệnh như chụp cắt lớp, mổ nội soi… rồi trong công tác giảng dạy, đào tạo, giám sát dịch bệnh, nghiên cứu phát triển thuốc… Hơn một năm trước, Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, bệnh viện Bạch Mai, một trong những đơn vị tiên phong của bệnh viện đã áp dụng thử

nghiệm đưa thẻ khám chữa bệnh điện tử nhỏ gọn như thẻ ATM với rất nhiều tiện ích cho bệnh nhân. Theo đó chỉ cần sở hữu một thẻ khám chữa bệnh điện tử mua thẻ tại Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu, bệnh nhân sẽ có mã số, mã vạch và mật khẩu để có thể truy cập trang web của bệnh viện Bạch Mai bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu miễn là có đường truyền Internet. Mỗi lần đi khám chữa bệnh, bệnh nhân không phải mang nhiều giấy tờ, hồ sơ bệnh án, không phải chờ đợi làm các thủ tục, xét nghiệm, thăm khám lại, mà bác sỹ điều trị vẫn có thể xác định tương đối chính xác phác đồ điều trị bởi mọi thông tin bệnh án như tiền sử bệnh, triệu chứng, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc, các chất chống chỉ định cũng như tất cả thông tin liên quan qua các lần khám chữa bệnh, điều trị... đã được lưu giữ tại hệ thống máy tính bệnh viện. Không những thế, người bệnh qua quá trình KCB còn có thể liên hệ trực tiếp, gửi e-mail cho các bác sỹ điều trị; vào hệ thống đọc các thông tin liên quan đến bệnh lý, tự so sánh đánh giá, tự xác định kết quả KCB với các mức chi phí quy định. Việc này vừa không chỉ tạo ra vô vàn thuận lợi cho người bệnh mà còn góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục hành chính cho bệnh nhân của Khoa. Trang thiết bị y tế ngày càng tân tiến, hiện đại giúp: đưa ra những kết quả xét nghiệm chính xác hơn; đơn giản hóa, giảm rui ro các ca phẫu thuật; tiết kiệm thời gian và chi phí (trong dài hạn). Mặc dù việc cải tiến và nâng cấp trang thiết bị y tế là điều tất yếu cần thực hiện, nhưng do chi phí đầu tư và chuyển đổi là tương đối lớn, nên các bệnh viện cần phải cân nhắc kĩ lưỡng thời điểm thích hợp; đặc biệt là phải đảm bảo được tính đồng bộ giữa năng lực cua y bác sĩ và máy móc. Áp dụng công nghệ quản lí dữ liệu: vẫn còn là một điểm yếu của ngành y tế Việt Nam, do đó khó quản lí các thông tin như bác sĩ, thuốc men,… 2.2. Môi trường ngành 2.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại - Bệnh viện công: + Bệnh viện Hữu Nghị Tất cả các khoa phòng đều có trang thiết bị chuyên môn hiện đại, nhằm đáp ứng những yêu cầu một cách chuẩn xác nhất cho người bệnh. Khoa Chẩn đoán hình ảnh được trang bị hiện đại, đồng bộ với máy chụp CT soắn ốc đa dãy đầu dò; máy chụp CT 64 lớp cắt; máy chụp Cộng hưởng từ 1.5 Tesla.

Khối xét nghiệm được trang bị hệ thống máy xét nghiệm tế bào máu tự động; Khu phòng mổ nâng cấp khang trang với những trang thiết bị gây mê tiên tiến; hệ thống tim phổi; hệ thống mổ nội soi ổ bụng; máy Phaco... Khoa hồi sức tích cực và chống độc có các phương tiện hồi sức cấp cứu hiện đại; Khoa Tiêu hóa được trang bị hệ thống máy nội soi dạ dày-đại tràng, đốt u gan bằng sóng cao tần... Đội ngũ Y bác sĩ luôn tận tâm, có trình độ chuyên môn cao cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại nên Bệnh viện Hữu Nghị đã điều trị thành công nhiều ca bệnh khó, phức tạp. + Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Bệnh viện được trang bị, sử dụng các hệ thống thiết bị y tế hiện đại để phục vụ khám chữa bệnh như: máy chụp cộng hưởng từ 1,5T; máy chụp cắt lớp vi tính 128 lát cắt; máy chụp mạch số hóa; nội soi khám tiêu hóa độ phân giải cao; máy chụp x-quang vú kỹ thuật số, máy x-quang số hóa và hàng loạt các hệ thống máy xét nghiệm hiện đại nhất như Cobas 8000 hãng Roche, Advia 1800, 2400, Centau XP, XPT... Hiện nay, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cung cấp 3 gói khám sức khỏe định kỳ tổng quát từ cơ bản đến chuyên sâu được thiết lập trên một quy trình khoa học với đầy đủ danh mục khám từ khám lâm sàng tổng quát, xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng đáp ứng nhu cầu của hầu hết mọi người. Sau quá trình khám bệnh tổng quát, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả bệnh án của khách hàng; đồng thời tư vấn phác đồ điều trị, chế độ sinh hoạt có lợi cho sức khỏe và phòng tránh các loại bệnh. Hiện nay, Bệnh viện đang không ngừng cải tiến quy trình, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khám bệnh, kê đơ thuốc, chỉ định xét nghiệm lưu trữ bệnh án, viện phí… giúp người bệnh được khám nhanh, giảm thiểu thời gian chờ đợi. - Bệnh viện tư: + Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Vinmec là hệ thống y tế đi đầu tại Việt Nam trong việc sở hữu một hệ thống cơ sở vật chất vượt trội, ưu việt, cập nhật công nghệ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Toàn bộ các trang thiết bị y tế được nhập khẩu từ các hãng thiết bị y tế uy tín hàng đầu thé giới như Beckman Coulter Steris, G.E(Mỹ), Siemens Heathcare, Drager (Đức), Olympus (Nhật Bản),

Swisslog (Thụy Sĩ)... đảm bảo các tiêu chị hiệu quả , an toàn, tiêt kiệm thời gian và thân thiện với môi trường. Tại Vinmec quy tụ đội ngũ y, bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, chuyên gia,... có trình độ chuyên môn sâu và dày dạn kinh nghiệm, có y đức, nhiệt tình với bệnh nhân và đam mê với nghề. Các y, bác sĩ cua bện viện Vimec đạt trình độ trên đại học chiếm khoảng 90%, đạt trình độ giáo sư và phó giáo sư chiếm khoảng 20%, tiến sĩ y dược chiếm 30%, thạc sỹ chiếm 40%..., còn lại đều là các Bác sỹ chuyên khoa tốt nghiệp loại giỏi đến từ các trường đại học nổi tiếng về y dược trên khắp cả nước như Đại Học Y Hà Nội, Đại Học Dược Hà Nội, Đại Học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh... Mặt khác, với tiềm lực tài chính tốt, chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc chuyên nghiệp, chắc chắn sẽ thu hút được nhiều đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao từ khắp cả nước. Sắp tới, năm 2017, Bệnh Viện Vinmec sẽ thành lập Đại Học Y Vinmec cung cấp nguồn nhân lực, đội ngũ y bác sĩ trình độ cao, chuyên nghiệp cho bệnh viện. Tuy nhiên, Bệnh viện vẫn có một số vấn đề trong việc tìm kiếm những y bác sĩ có trình độ quốc tế tham gia vào đội ngũ cán bộ cua bệnh viên nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bênh cho bệnh nhân. + Bệnh viện Việt Pháp Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội vốn ...


Similar Free PDFs