Quản-trị-chiến-lược-đã chuyển đổi PDF

Title Quản-trị-chiến-lược-đã chuyển đổi
Course Quản trị chiến lược
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 49
File Size 1.2 MB
File Type PDF
Total Downloads 418
Total Views 467

Summary

TIỂU LUẬN NHÓMĐề tài: Chiến lược Vinamilk giai đoạn 2022-Giảng viên HD: ThS. Nguyễn Hữu NhuậnMã lớp học phần: 21C1MANNhóm sinh viên thực hiện:Đậu Trương Diễm Quỳnh 31201022635Nguyễn Thị Mỹ Huyền 31201022283Trần Thanh Ngân 31191025695Huỳnh Tài Long 31191023506Tìn Liên Ngọc 31201022361BỘ GIÁO DỤC VÀ Đ...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC UEH ĐẠI HỌC KINH TẾ , LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

TIỂU LUẬN NHÓM Đề tài: Chiến lược Vinamilk giai đoạn 2022-2025

Giảng viên HD:

ThS. Nguyễn Hữu Nhuận

Mã lớp học phần:

21C1MAN50201112

Nhóm sinh viên thực hiện: Đậu Trương Diễm Quỳnh

31201022635

Nguyễn Thị Mỹ Huyền

31201022283

Trần Thanh Ngân

31191025695

Huỳnh Tài Long

31191023506

Tìn Liên Ngọc

31201022361

MỤC LỤC 1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................................................................. 4

2.

Giới thiệu công ty ................................................................................................................................ 4

3.

Sứ mệnh, trách nhiệm xã hội và đạo đức .......................................................................................... 6 3.1 Sứ mệnh của Vinamilk........................................................................................................................ 6 3.2 Thực hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức tại công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk.................. 7

4.

Phân tích môi trường bên ngoài ...................................................................................................... 12 4.1. Môi trường vĩ mô ............................................................................................................................. 13 4.1.1. Kinh tế....................................................................................................................................... 13 4.1.2. Yếu tố lãi suất ........................................................................................................................... 14 4.1.3. Xã hội ........................................................................................................................................ 14 4.1.4. Hệ thống pháp luật, chính trị..................................................................................................... 15 4.1.5. Công nghệ ................................................................................................................................. 16 4.1.6. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................................... 16 4.2 Môi trường ngành ........................................................................................................................... 17 4.3 Phân tích môi trường hoạt động ........................................................................................................ 21 4.3.1 Lao động .................................................................................................................................... 21 4.3.2 Điều kiện làm việc an toàn và được chăm sóc sức khỏe............................................................ 21 4.3.3 Nhà cung cấp tín dụng ............................................................................................................... 22 4.3.4 Các nhà cung ứng....................................................................................................................... 22 4.3.5 Khách hàng ............................................................................................................................... 22

5

Phân tích nội tại ................................................................................................................................ 23 5.1 Phân tích ma trận SWOT .................................................................................................................. 23 5.1.1 Mô hình ma trận SWOT là gì................................................................................................... 23 5.1.2 Phân tích ma trận SWOT của Vinamilk................................................................................... 23 5.2 Phân tích chuỗi giá trị ....................................................................................................................... 26 5.3 Quan điểm dựa trên nguồn lực .......................................................................................................... 27 5.4 Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp .................................................................................. 30 5.4.1 Năng lực sản xuất...................................................................................................................... 30 5.4.2 Tài chính doanh nghiệp .............................................................................................................. 31 5.4.3 Chi phí đầu tư............................................................................................................................. 34 5.4.4 Chính sách đối với người lao động ............................................................................................ 34 5.4.5 Năng lực marketing................................................................................................................... 35

5.4.6 Mạng lưới phân phối rộng khắp trên toàn quốc ......................................................................... 36 5.4.7 Nghiên cứu và phát triển ............................................................................................................ 36 5.4.8 Văn hóa doanh nghiệp................................................................................................................ 37 5.4.9 Ma trận các yếu tố bên trong (IFE – Internal Factor Evaluation Matrix) ................................. 38 6

Mục tiêu dài hạn................................................................................................................................ 41

7

Phân tích và lựa chọn chiến lược ..................................................................................................... 43

8

Kết luận .............................................................................................................................................. 49

MỤC LỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 .......................... 13 Biểu đồ 2: Một số chỉ số tài chính của Vinamilk .............................................................. 32 Biểu đồ 3: Cơ cấu tài chính của Vinamilk ......................................................................... 33 MỤC LỤC HÌNH Hình 1: Thị phần ngành sữa Việt Nam ................................................................................ 5 Hình 2: Sơ lược báo cáo tài chính thường niên của Vinamilk 2015-2020 ........................ 31 Hình 3: Hệ số khả năng thanh khoản (lần) ........................................................................ 32

1.

Lý do chọn đề tài

Xã hội ngày càng được phát triển và nâng cao, kèm theo đó là nhu cầu sống và sinh hoạt của mỗi người cũng ngày một đòi hỏi chú trọng hơn nữa, đặc biệt là trong vấn đề sức khỏe-dinh dưỡng. Một trong số đó không thể không nhắc đến đó chính là sữa. Sữa nói chung và các sản phẩm sữa nói riêng luôn chiếm tỷ trọng cao trong các ngành hàng thiết yếu tại Việt Nam và luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng và đặc biệt về nhu cầu trong các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày điển hình của người dân Việt Nam, dù bất kể là độ tuổi hay giới tính nào. Theo thống kê năm 2020, trái với các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thì giá trị tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa ở Việt Nam vẫn tăng trưởng 8,6% so với năm 2019 và cụ thể, trong tiêu thụ sữa ở khu vực thành thị tăng trưởng 10% trong khi ở khu vực nông thôn tăng trưởng 15%. Tại Việt Nam, thị trường sản xuất sữa hiện nay vẫn sôi nổi và được sự quan tâm chú trọng của người tiêu dùng mỗi ngày với sự ra đời và có mặt của hàng loạt các thương hiệu khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt nhất trong đó có Vinamilk- thương hiệu sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam, hiện đang có hơn bốn thập kỷ đồng hành cùng người tiêu dùng nhằm mang đến sữa và các sản phẩm từ sữa với chất lượng tốt nhất đến tay khách hàng. Với mục đích và tầm nhìn giữ vững giá trị thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam và là một trong những công ty sữa hàng đầu thế giới về doanh thu, Vinamilk nên cần đặt ra cho doanh nghiệp của mình những chiến lược kinh doanh tiềm năng và hiệu quả nhằm tăng khả năng, cơ hội đạt được những mục tiêu phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là lý do lần này nhóm chúng em lựa chọn thực hiện đề tài phân tích và lựa chọn chiến lược kinh doanh cho thương hiệu Vinamilk. 2.

Giới thiệu công ty

Vinamilk là tên viết tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, được ra đời từ năm 1976 bằng việc thành lập Nhà máy Sữa Thống Nhất, Trường Thọ và Sữa bột Dielac. Hoạt động kinh doanh chính của công ty này bao gồm chế biến, sản xuất và mua bán sữa tươi, sữa đóng hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa chua, sữa đặc, sữa đậu nành, thức uống giải khát và các sản phẩm từ sữa khác. Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển được thể hiện tiêu biểu qua bằng việc thành lập các nhà máy, chi nhánh tại ba miền Bắc – Trung – Nam (tổng cộng 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận hành, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng), đưa công ty niêm yết lên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ngày

19/01/2006, và đầu tư mở rộng sang các nước ngoài vùng lãnh thổ( 1 nhà máy sữa tại Campuchia, và 1 văn phòng đại diện tại Thái Lan); những điều này khẳng định mạnh mẽ hơn nữa được vai trò và vị thế của thương hiệu Vinamilk đối với người tiêu dùng.

Hiện nay, tính đến năm 2020, công ty Vinamilk vẫn là thương hiệu cung cấp sữa và các sản phẩm từ sữa hàng đầu tại Việt Nam. Cụ thể, công ty đang chiếm 43,3 % thị phần và dẫn đầu ngành sữa Việt Nam và theo báo cáo thường niên của công ty, tổng doanh thu hợp nhất của công ty năm 2020 là 59.713 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 11.236 tỷ đồng, tăng lần lượt là 6,5% và 5,9%.

Hình 1: Thị phần ngành sữa Việt Nam

Công ty hiện đang có mạng lưới phân phối sản phẩm mạnh nhất trong nước với mạng lưới 244 nhà phân phối và gần 220.000 điểm bán hàng phủ sóng rộng khắp các tỉnh thành trên mọi miền Tổ quốc; đặc biệt, các sản phẩm của Vinamilk còn được xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á, Hoa Kỳ, Trung Đông, Ba Lan ,Đức. Các sản phẩm công ty hiện nay đang tập trung sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với hơn 200 loại sản phẩm nổi tiếng khác nhau( bao gồm sữa và các phẩm từ sữa) như: sữa tươi 100%, sữa chua các loại, sữa bột Dielac Alpha, sữa đặc Ông Thọ và Ngôi sao Phương Nam, kem, phô mai và bơ… dành cho mọi đối tượng và lứa tuổi khác nhau. 3.

Sứ mệnh, trách nhiệm xã hội và đạo đức

3.1 Sứ mệnh của Vinamilk Tầm nhìn “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người” Sứ mệnh “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội” Giá trị cốt lõi “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”. Chính trực -

Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch. Tôn trọng

-

Tôn trọng bản thân

-

Tôn trọng đồng nghiệp

-

Tôn trọng Công ty

-

Tôn trọng đối tác

-

Hợp tác trong sự tôn trọng Công bằng

-

Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác. Đạo đức

-

Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức. Tuân thủ

Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty 3.2 Thực hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức tại công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk CSR là viết tắt của cụm từ Corporate Social Responsibility được dịch là Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung. Trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp thường thể hiện qua các khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng nhân ái. Trách nhiệm xã hội của Vinamilk được thể hiện cụ thể qua các khía cạnh sau: a. Khía cạnh kinh tế • Đối với người lao động: Vinamilk tạo cơ hội việc làm và đào tạo nghề cho người dân địa phương; công ty luôn tạo môi trường tốt nhất để người lao động có thể thể hiện tài năng và phát triển toàn diện khả năng của họ, bên cạnh đó nhân viên Vinamilk còn được hưởng rất nhiều ưu đãi về lương, thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, team building định kỳ và thường xuyên,... Trong điều kiện khó khăn chung do COVID -19 năm vừa qua, Vinamilk nỗ lực làm tốt các công tác bảo vệ sức khỏe và bảo đảm quyền lợi cho người lao động như tuyên truyền, hướng dẫn người lao động tuân thủ và thực hành quy định phòng chống dịch; xây dựng môi trường làm việc an toàn dịch bệnh và hỗ trợ sản phẩm dinh dưỡng của công ty để tăng cường đề kháng, sức khỏe cho nhân viên. Công ty cũng bảo đảm thu nhập và phúc lợi cho người lao động, không giảm lương, giảm giờ làm; tạo điều kiện và duy trì các chế

độ đầy đủ kể cả khi người lao động làm việc ở nhà trong giai đoạn giãn cách vì dịch bệnh. • Đối với người tiêu dùng: Trách nhiệm xã hội về khía cạnh kinh tế đối với người tiêu dùng của Vinamilk thể hiện qua việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ với giá cả hợp lý và đảm bảo được cả về chất lượng, nguồn dinh dưỡng có trong sản phẩm; ngoài ra nó còn liên quan đến độ an toàn đối với người tiêu dùng, thông tin về sản phẩm và các kênh phân phối. Năm 2020, Vinamilk cũng cho thấy những nỗ lực không ngừng để duy trì sự tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu về sản phẩm dinh dưỡng cho thị trường trong nước và cả xuất khẩu. Trong những ngày Tết đang gần kề, các nhà máy của Vinamilk trên cả nước đều tăng cường sản xuất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước và hoàn thành những đơn hàng xuất khẩu đầu năm mới đi nhiều thị trường trên thế giới. • Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp: Trách nhiệm kinh tế của của doanh nghiệp là bảo tồn và phát triển được các tài sản được ủy thác. Những tài sản này có thể là của xã hội hay cá nhân được họ tự nguyện giao phó cho tổ chức, doanh nghiệp – mà đại diện là người quản lý, điều hành với những điều kiện ràng buộc. Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp thì Vinamilk luôn cam kết đảm bảo cho các cổ đông một khoản đầu tư an toàn, sinh lợi bền vững. b. Khía cạnh pháp lý Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự, về cơ bản nó được thể hiện qua 5 khía cạnh: • Điều tiết cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là tất yếu, bản thân nền kinh tế vận hành theo quy luật cạnh tranh. Điều này đòi hỏi Vinamilk phải nỗ lực hết mình để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thông qua nhiều biện pháp như cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, giảm giá thành, cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là động lực để phát triển, khi thực hiện được trách nhiệm xã hội sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh ở mức độ nhất định. • Bảo vệ người tiêu dùng

Vinamilk đã tổ chức và triển khai nhiều kế hoạch chính sách nhằm kết nối doanh nghiệp và người tiêu dùng, đồng thời phát triển lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Căn cứ vào Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành ngày 1/7/2011, đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp quyền lợi người tiêu dùng được bảo vệ toàn diện, phù hợp và khả thi hơn. Đồng thời, đây cũng là động lực để tất cả các công ty từ nhà sản xuất đến nhà phân phối, cung cấp dịch vụ đều nỗ lực hoàn thiện tất cả các sản phẩm làm đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế. Một số hoạt động của Vinamilk liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Ngày 14/11/2014, tại huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, Hội nghị phổ biến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tư vấn sử dụng sữa chua Vinamilk. 16/7/2015, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tiếp tục phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Khánh Hòa và Hội Người cao tuổi tỉnh, Hội Phụ nữ TP. Nha Trang tổ chức hội thảo với chủ đề Tuyên truyền Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và những điều cần biết khi lựa chọn hàng hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe. • Bảo vệ môi trường Là doanh nghiệp sản xuất và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, Vinamilk đã ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong toàn bộ chu trình sản xuất kinh doanh. Kinh tế tuần hoàn và các sáng kiến về phát triển bền vững đã giúp doanh nghiệp này giảm thiểu và tái sử dụng đáng kể nguồn tài nguyên đầu vào, phế liệu… Một điển hình về kinh tế tuần hoàn là hệ thống biogas tại các trang trại bò sữa, giúp biến chất thải thành tài nguyên như phân bón, nước, khí đốt… Đây được coi là "chìa khóa xanh” góp phần giảm thiểu chất thải và khí nhà kính, vận hành các trang trại thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, Vinamilk đang trong quá trình đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng xanh như CNG, Biomass, năng lượng mặt trời… Nông nghiệp hữu cơ đã được Vinamilk tiên phong thực hiện với việc ra mắt Trang trại bò sữa hữu cơ (organic) đầu tiên của Việt Nam từ năm 2016 và liên tục cải tiến hoạt động công nghệ, kỹ thuật, qua đó đem lại hiệu quả trong việc bảo vệ đất, nước và môi trường. Năm 2021, Vinamilk tiếp tục giới thiệu hệ thống trang trại sinh thái Green Farm, thân thiện môi trường với nhiều điểm ưu việt trong chăn nuôi và vận hành. • An toàn và bình đẳng Pháp luật quan tâm đến việc bảo vệ quyền bình đẳng của mọi đối tượng khác nhau với tư cách là người lao động. Luật pháp bảo vệ người lao động đối mặt với sự phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác, giới tính và chủng tộc.

Vinamilk luôn đảm bảo rằng người lao động được hưởng một hệ thống đối xử công bằng và an toàn. Công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cán bộ công nhân viên làm việc trong môi trường nguy hiểm, đồng thời đảm bảo quyền được biết và quyền được từ chối những công việc không phù hợp. Nếu nhân viên nhận thức đầy đủ và tự nguyện chấp nhận công việc nguy hiểm, công ty cũng sẽ trả lương tương ứng để thúc đẩy tinh thần một cách kịp thời và hiệu quả. • Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái Ở bất kỳ công ty, tổ chức nào, không chỉ Vinamilk, việc phát hiện sớm các hành vi sai trái có thể giúp khắc phục hiệu quả và giảm thiểu hậu quả bất lợi. Tuy nhiên, khi các công ty không có các biện pháp hữu hiệu để phát hiện và xử lý các hành vi này hoặc bảo vệ người tố cáo, việc phát hiện các hành vi sai trái thường mang lại những rủi ro đáng tiếc. Để giải quyết vấn đề này, công ty Vinamilk đã xây dựng một bộ quy trình hệ thống để ngăn chặn và đối phó với những hành vi sai trái, và đã được áp dụng một cách hiệu quả. c. Khía cạnh đạo đức Đây là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp. Thay vì chỉ tuân thủ theo pháp luật, thì doanh nghiệp phải vượt lên trên và xa hơn nữa. Nghĩa là khi đưa ra các lựa chọn phải dựa vào những gì được xem xét là đúng chứ không chỉ dựa trên sự hợp pháp của chúng. Bên cạnh những mục tiêu cơ bản của một doanh nghiệp khi hoạt động kinh tế như doanh thu, lợi nhuận,... Vinamilk thật sự quan tâm đến vấn đề đạo đức trong hoạt động kinh doanh. Chúng ta có thể nhận thấy được thông qua: - Vinamilk tập trung phát triển thương hiệu thông qua sự uy tín và sự tin cậy của người tiêu dùng. Công ty muốn tạo dựng hình ảnh của mình từ chính cảm nhận, niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng, lợi ích từ những sản phẩm của công ty. - Với mục tiêu trở thành thương hiệu dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam, công ty đã tiên phong trong công tác nghiên cứu đặc thù về dinh dưỡng của con người Việt Nam để từ đó xây dựng và phát triển những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng. Vinamilk luôn đặt sức khỏe người tiêu dùng làm tru...


Similar Free PDFs