Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học năm 2021 PDF

Title Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học năm 2021
Author Huỳnh A Tuyền
Course Giao Tiếp Sư Phạm
Institution Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 45
File Size 1.3 MB
File Type PDF
Total Downloads 20
Total Views 360

Summary

Download Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học năm 2021 PDF


Description

BÌA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trường Trung – Tiểu học Pétrus Ký

Giáo viên: Trần Thị Xuân Nương

Ý kiến nhận xét của Tổ Trưởng Chuyên Môn: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Tp. Thủ Dầu Một, ngày

tháng

năm 2022

Người phê duyệt

Giải pháp: Tổ chức trò chơi giúp học sinh học tốt môn Chính tả Lớp 3

Trang 2

Trường Trung – Tiểu học Pétrus Ký

Giáo viên: Trần Thị Xuân Nương

Ý kiến nhận xét của Hội Đồng xét duyệt cấp trường: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Tp. Thủ Dầu Một, ngày

tháng

năm 2022

Người phê duyệt

Giải pháp: Tổ chức trò chơi giúp học sinh học tốt môn Chính tả Lớp 3

Trang 3

Trường Trung – Tiểu học Pétrus Ký

Giáo viên: Trần Thị Xuân Nương

LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu làm sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô Trường Trung – Tiểu học Peestrus Ký. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến quý thầy cô trong Trường Trung – Tiểu học Peestrus Ký đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian làm sáng kiến kinh nghiệm vừa qua. Và đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc tổ chức các trò chơi trong học tập của phân môn Chính tả Lớp 3. Do kiến thức cũng như kinh nghiệm của bản thân tôi còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý thầy cô đồng nghiệp, Tổ Chuyên Môn cũng như Ban Hội Đồng để việc tổ chức trò chơi trong học tập của phân môn Chính tả đạt hiệu quả cao, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng học tập tốt hơn. Tp. Thủ Dầu Một, ngày

tháng

năm 2022

Người thực hiện

TRẦN THỊ XUÂN NƯƠNG

Giải pháp: Tổ chức trò chơi giúp học sinh học tốt môn Chính tả Lớp 3

Trang 4

Trường Trung – Tiểu học Pétrus Ký

Giáo viên: Trần Thị Xuân Nương

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................4 MỤC LỤC.............................................................................................................5 DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................7 DANH MỤC CÁC HÌNH.....................................................................................7 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................8 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU........................................................................9 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................9 3.1

Đối tượng nghiên cứu:...........................................................................9

3.2

Phạm vi nghiên cứu:..............................................................................9

4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU......................................................................10 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................10 6. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................10 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI..............................................12 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN.......................................................................................12 1.1.1

Tổng quan lịch sử về vấn đề.............................................................12

1.1.2

Cơ sở tâm lí học Giáo Dục và ngôn ngữ học...................................13

1.1.3

Vị trí và nhiệm vụ của phân môn chính tả........................................13

1.1.4

Nguyên tắc dạy học Chính tả ở tiểu học...........................................14

1.1.5

Trò chơi và trò chơi học tập:............................................................17

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN..................................................................................19 1.2.1

Khái quát một số thông tin về thực trạng dạy học ở trường Trung -

Tiểu học Pétrus Ký........................................................................................19 1.2.2

Thực trạng của việc tổ chức trò chơi học tập trong phân môn Chính

tả ở trường Trung - Tiểu học Pétrus Ký........................................................20 1.2.3

Chương trình và nội dung dạy học môn Chính tả Lớp 3..................21

1.2.4

Vị trí tiết học và cấu trúc bài học.....................................................22

Giải pháp: Tổ chức trò chơi giúp học sinh học tốt môn Chính tả Lớp 3

Trang 5

Trường Trung – Tiểu học Pétrus Ký

Giáo viên: Trần Thị Xuân Nương

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP QUA TỪNG BÀI CỤ THỂ TRONG PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 3..........................................................23 2.1 KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC LỚP 3......................................................................................................23 2.2 CÁC DẠNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 3...............................................................................................................26 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM........................................................41 3.1 Những vấn đề chung của thực nghiệm.......................................................41 3.1.1

Mục đích, yêu cầu của thực nghiệm.................................................41

3.1.2

Địa bàn, thời gian, đối tượng thực nghiệm.......................................41

3.1.3

Nội dung của thực nghiệm...............................................................41

3.2 KẾ HOẠCH THỰC NGHIỆM..................................................................41 3.2.1

Trước nghiên cứu..............................................................................41

3.2.2

Sau nghiên cứu.................................................................................42

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.........................................................43 4.1 KẾT LUẬN:...............................................................................................43 4.2 ĐỀ XUẤT:.................................................................................................43 4.2.1

Đối với giáo viên:.............................................................................43

4.2.2

Đối với Tổ chuyên môn:...................................................................44

4.2.3

Đối với học sinh:..............................................................................44

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................45

Giải pháp: Tổ chức trò chơi giúp học sinh học tốt môn Chính tả Lớp 3

Trang 6

Trường Trung – Tiểu học Pétrus Ký

Giáo viên: Trần Thị Xuân Nương

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thống kê số HS sai lỗi chính tả trước nghiên cứu..............................41 Bảng 3.2: Thống kê số HS sai lỗi chính tả sau nghiên cứu.................................42

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Học sinh chơi các trò chơi khởi động trước giờ học..............................24 Hình 2: Học sinh tham gia trò chơi “Ghép cánh hoa”.........................................27 Hình 3: Trò chơi Hái quả.....................................................................................29 Hình 4: Trò chơi Câu cá......................................................................................29 Hình 5: Học sinh tham gia trò chơi “Ong về tổ”.................................................30 Hình 6: Học sinh tham gia trò chơi “Tìm nhà cho Thỏ”.....................................32 Hình 7: Học sinh tham gia trò chơi “Ong xây tổ”...............................................34 Hình 8: Học sinh tham gia trò chơi “Rung chuông vàng”..................................35 Hình 10: Học sinh tham gia trò chơi “Tâm đầu ý hợp”......................................37 Hình 11: Học sinh tham gia trò chơi “Thử tài IQ”..............................................39 Hình 12: Đồ dùng dạy học “Bông hoa” để chơi trò chơi “Thử tài IQ”...............39 Hình 13: Học sinh tham gia trò chơi “Truyền điện nối chữ”..............................40

Giải pháp: Tổ chức trò chơi giúp học sinh học tốt môn Chính tả Lớp 3

Trang 7

Trường Trung – Tiểu học Pétrus Ký

Giáo viên: Trần Thị Xuân Nương

MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Có thể thấy rằng, giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng đối với vận mệnh của một quốc gia. Trải qua bao thập kỷ, Đảng và Nhà nước ta luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Điều đó có nghĩa là sự nghiệp giáo dục và chính sách giáo dục có vai trò quan trọng hàng đầu. Các cơ quan có thẩm quyền, mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước đều phải coi trọng và phải làm đúng như vậy. Như Đảng ta đã nhận định “Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”, nền tảng có vững chắc thì cấu trúc mới bền vững và phát triển hài hòa. Chính vì vậy, giáo dục tiểu học tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trở thành người có ích cho đất nước trong thời kì đổi mới. Ở tiểu học, Chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng, nhằm thực hiện mục tiêu của môn học Tiếng Việt là rèn luyện kĩ năng viết Chính tả và kĩ năng nghe cho học sinh, kết hợp với rèn luyện một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát triển tư duy cho học sinh. Bên cạnh đó, phân môn Chính tả còn mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Ngoài ra, phân môn Chính tả còn hỗ trợ phát triển tiếng mẹ đẻ cho học sinh trong đó có năng lực chữ viết. Việc rèn luyện các quy tắc Chính tả sẽ hình thành kĩ năng viết đúng đơn vị từ của học sinh. Khi các em đã viết đúng, viết chính xác thì mới có điều kiện học tốt các môn học khác và trên cơ sở đó, các em rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt có hiệu quả. Trong suy nghĩ và giao tiếp đặc biệt là giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, người xưa thường nói “Nét chữ nết người - Văn hay chữ tốt”. Quả thật, khi viết chữ đã không tốt thì văn không thể hay được. Và để dạy tốt phân môn Chính tả giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả thì người giáo viên cần phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. Điều quan trọng trong việc đổi mới giáo dục Tiểu học là phải mang lại lợi ích thiết thực cho học sinh. Giải pháp: Tổ chức trò chơi giúp học sinh học tốt môn Chính tả Lớp 3

Trang 8

Trường Trung – Tiểu học Pétrus Ký

Giáo viên: Trần Thị Xuân Nương

Trong quá trình này cần chú ý tinh thần phát triển tư duy vừa sức, phù hợp với tâm lý học sinh Tiểu học. Một trong những biện pháp dạy học nhằm đạt mục đích trên là gây hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui bằng cách lôi cuốn các em vào các trò chơi hấp dẫn, phù hợp với trình độ nhận thức của bản thân trong mỗi tiết học. “Học mà chơi - Chơi mà học” là một trong những phương pháp giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và ghi nhớ bài học một cách tự nhiên, hứng thú. Thông qua trò chơi học tập, học sinh không những được phát huy cả về trí tuệ, thể lực, thẩm mĩ mà còn hình thành nhiều kĩ năng Tiếng Việt, hành vi đạo đức và giáo dục nhân cách. Trong quá trình vui chơi, học sinh tự mình khám phá, phát hiện kiến thức, rèn luyện kĩ năng nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức. Khi lớp học vừa là môi trường học tập, vừa là sân chơi bổ ích và lí thú sẽ tạo cho các em cảm giác gần gũi, thân thiện. Đó là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình nhận thức của học sinh theo hướng tích cực. Đáp ứng được nhu cầu vui chơi và nhu cầu học tập đồng nghĩa với tiết học đó đạt yêu cầu và gây được hứng thú cho học sinh. Thành công của một tiết dạy dựa trên nhiều phương thức tổ chức, hình thức hoạt động. Và một trong những hình thức dạy học đạt hiệu quả, tạo hứng thú cho học sinh đó là hình thức tổ chức trò chơi học tập. Chính vì những lí do trên, tôi chọn đề tài “Phương pháp tổ chức trò chơi giúp học sinh học tốt môn Chính tả lớp 3”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu thực trạng tổ chức các hoạt động trò chơi trong phân môn Chính tả Lớp 3 ở trường Trung – Tiểu học Pétrus Ký để từ đó xây dựng hệ thống các trò chơi học tập nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Chính tả đạt hiệu quả cao. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu:  Các trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Giải pháp: Tổ chức trò chơi giúp học sinh học tốt môn Chính tả Lớp 3

Trang 9

Trường Trung – Tiểu học Pétrus Ký

Giáo viên: Trần Thị Xuân Nương

 Tổ chức các trò chơi học tập giúp học sinh học tốt môn Chính tả Lớp 3 của trường Trung - Tiểu học Pétrus Ký. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU  Nghiên cứu lí luận về phân môn Chính tả, phương pháp dạy học Chính tả, trò chơi giúp học sinh học tốt môn Chính tả.  Tìm hiểu về thực trạng về tổ chức các trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh ở trường Trung- Tiểu học Pétrus Ký.  Xây dựng hệ thống các trò chơi học tập gây hứng thú nhằm giúp học sinh học tốt môn Chính tả và tiến hành thực nghiệm. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp thống kê.  Đối với phương pháp nghiên cứu lí luận, tôi sử dụng để nghiên cứu về các vấn đề lí luận của việc dạy học Tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả nói riêng, nghiên cứu về vấn đề lí luận các trò chơi học tập trong dạy học.  Đối với phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm phương pháp quan sát (quan sát các tiết dạy Chính tả ở trường Trung - Tiểu học Pétrus Ký), phương pháp điều tra (thông qua phiếu điều tra thu thập ý kiến của giáo viên và học sinh), phương pháp thực nghiệm dạy học.  Đối với phương pháp thống kê, sử dụng phương pháp này để phân tích kết quả điều tra thực trạng từ đó đánh giá độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu về việc tăng tính hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học trong môn Chính tả Lớp 3. 6. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI Trên thực tế, đề tài này đã được khai thác và triển khai rộng rãi nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học hay chưa được khai thác đúng như mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, phương pháp tổ chức trò chơi học tập là hình thức dạy học dễ gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh học tập tích cực, hăng hái Giải pháp: Tổ chức trò chơi giúp học sinh học tốt môn Chính tả Lớp 3

Trang 10

Trường Trung – Tiểu học Pétrus Ký

Giáo viên: Trần Thị Xuân Nương

hơn. Chính vì vậy, tôi tiếp tục khai thác, nghiên cứu và tìm hiểu sâu vào đề tài để đưa ra một số tính mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong dạy học phân môn Chính tả Lớp 3. * Một số tính mới của đề tài:  Nghiên cứu lí luận về phân môn Chính tả, tính đổi mới trong phương pháp dạy học Chính tả và các trò chơi học tập giúp học sinh học tốt môn Chính tả.  Tìm hiểu thực trạng về việc tổ chức các trò chơi học tập ở trường Trung Tiểu học Pétrus Ký nhằm đánh giá chất lượng dạy và những vấn đề khó khăn trong việc tổ chức trò chơi học tập trong phân môn Chính tả.  Xây dựng hệ thống các trò chơi học tập mẫu nhằm tạo hứng thú và giúp học sinh học tốt môn Chính tả từ đó tiến hành thực nghiệm.

Giải pháp: Tổ chức trò chơi giúp học sinh học tốt môn Chính tả Lớp 3

Trang 11

Trường Trung – Tiểu học Pétrus Ký

Giáo viên: Trần Thị Xuân Nương

NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1 Tổng quan lịch sử về vấn đề Một trong những vấn đề quan trọng của việc đổi mới dạy học theo hướng tích cực là việc tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh thông qua các môn học. Đây là một trong những vấn đề đang được chú trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. Điều này được thể hiện rõ nét thông qua các tài liệu tham khảo trong môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả nói riêng: Công trình “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ và thể lực cho học sinh” (của tác giả Hà Nhật Thăng – NXB Hà Nội- 2002) đã giới thiệu một số trò chơi vận động nhằm tăng hứng thú cho tiết học. Hay công trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” (của nhóm tác giả Lê A - Thành Thị Yên Mỹ - Lê Phương Nga - Nguyễn Trí - Cao Đức Tiến – NXBGD-1997) cũng đề cập đến những vấn đề chung về dạy học Tiếng Việt và các phương pháp dạy học các phân môn khác. Ngoài ra, tài liệu tham khảo “Trò chơi giữa buổi dành cho học sinh Tiểu học” (của tác giả Trần Đồng Lâm - NXB Hà Nội-2002) cũng giới thiệu một số trò chơi nhằm tạo tinh thần thoải mái, hứng thú cho học sinh sau mỗi tiết học căng thẳng. Tài liệu “Dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới” (của PG.TS Nguyễn Trí) cũng đề cập những vấn đề cấp thiết và các phương pháp đổi mới trong dạy học hiện nay. Hay “Dạy học chính tả ở Tiểu học” (NXBGD – 2002) đã cung cấp những thông tin cụ thể, chi tiết về những đặc điểm phương ngữ và các quy tắc chính tả mà học sinh cần nắm vững. Như vậy, khi sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả nói riêng thì việc truyền tải kiến thức, nội dung bài học là yếu tố quan trọng nhất. Mặt khác, thông qua trò chơi học tập, học sinh được phát triển một cách toàn diện cả về thể lực, trí tuệ và nhân cách của bản thân.

Giải pháp: Tổ chức trò chơi giúp học sinh học tốt môn Chính tả Lớp 3

Trang 12

Trường Trung – Tiểu học Pétrus Ký

Giáo viên: Trần Thị Xuân Nương

Việc đưa trò chơi vào dạy học làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, giúp học sinh hứng thú và tham gia tích cực hơn vào tiết học. 1.1.2 Cơ sở tâm lí học Giáo Dục và ngôn ngữ học Việc làm tăng vốn từ cho học sinh không chỉ gói gọn trong môi trường học tập mà là cả quá trình giao tiếp gia đình, xã hội. Giáo viên cần chú ý đến việc giúp học sinh nắm vững quy tắc Chính tả, phát âm… Tuy nhiên việc dạy học là cả một quá trình lâu dài nên không thể cùng một lúc mà nhồi nhét, ép buộc học sinh phải sửa sai và tiếp thu cái mới một cách nhanh chóng được. Nếu đi sai hướng sẽ làm học sinh trở nên chán ghét môn học và buông thả việc tiếp nhận thông tin, kiến thức. Việc rèn luyện các quy tắc chính tả sẽ hình thành kĩ năng viết đúng đơn vị từ của học sinh, khi các em đã viết đúng, viết chính xác thì mới có điều kiện học tốt các môn học khác và trên cơ sở đó, các em rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt có hiệu quả. Vì vậy, giáo viên cần chú ý vào các hoạt động dạy học. Thông qua quá ...


Similar Free PDFs