Tài liệu học phần 2 - giáo trình giảng dạy PDF

Title Tài liệu học phần 2 - giáo trình giảng dạy
Course Giáo dục quốc phòng
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 132
File Size 1.3 MB
File Type PDF
Total Downloads 545
Total Views 801

Summary

Download Tài liệu học phần 2 - giáo trình giảng dạy PDF


Description

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................2 Bài 1: PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “ DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH BẢO VỆ VỮNG CHẮC TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA...............................................4 Bài 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO VÀ ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM...............................19 Bài 3: PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG...........................................................................................................36 Bài 4: PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG.........................................................................66 Bài 5: PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ LOẠI TỘI PHẠM XÂM HẠI DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI KHÁC.......................................................70 Bài 6: AN TOÀN THÔNG TIN VÀ PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG............................................................90 Bài 7: AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM..............................................118 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................127

0

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên là một trong những nội dung của chiến lược đào tạo con người , nhằm đào tạo ra những con người mới xã hội chủ nghĩa có đầy đủ trình độ năng lực để thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chiến lược : xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắsc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh đã được xác định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước như chỉ thị số 62-CT/Tw ngày 12/2 năm 2001 và gần đây nhất Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03-5-2007 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, Chính phủ cũng có Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10-7-2007 về Giáo dục quốc phòng - an ninh. Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bộ Quốc phòng, bộ Công an và bộ GD&ĐT, về công tác giáo dục quốc phòng, an ninh để nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của mục tiêu giáo dục và đào tạo toàn diện, Bộ môn Giáo dục quốc phòng an ninh đã nghiên cứu, biên soạn cuốn bài giảng Giáo dục quốc phòng - an ninh dùng cho sinh viên của nhà trường Nội dung cuốn sách đã cập nhật được những vấn đề mới, phù hợp với chương trình mới ban hành, theo Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24-12-2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ môn hi vọng cuốn sách này sẽ giúp ích được nhiều cho giảng viên, sinh viên Học viện trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh toàn dân. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song khó tránh khỏi những sơ suất nhất định. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng chí để cuốn sách ngày càng hoàn thiện. Các ý kiến đóng góp xin gửi về bộ môn GDQP – AN khoa, khoa học cơ bản - Cơ sở , trường đại học Lao Đô jng _ Xã Hô ji, cơ sở Sơn Tây % Xin chân thành cảm ơn!

1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1.

ANCT

An ninh chinh trị

2.

ANQP

An ninh quốc phòng

3.

AĐCL

Bộ đội chủ lực

4.

BĐĐP

Bộ đội địa phương

5.

BLLĐ

Bạo loạn lật đổ

6.

BVTQ

Bảo vệ Tổ quốc

7.

CT – TT

Chính trị– tinh thần

8.

CHQS

Chỉ huy quân sự

9.

CLQS

Chiến lược quân sự

10.

CTND

Chiến tranh nhân dân

11.

CNQP

Công nghiệp quốc phòng

12.

CTCT

Công tác chính trị

13.

CTĐ --CTCT

Công tác Đảng, công tác chính trị

14.

CTQC

Công tác quần chúng

15.

DBHB

Diễn biến hòa bình 2

16.

DBĐV

Dự bị động viên

17.

DQTV

Dân quân tự vệ

18.

ĐLDT

Độc lập dân tộc

19.

ĐLQS

Đường lối quân sự

20.

ĐVQĐ

Động viên quân đội

21.

ĐVQP

Động viên quốc phòng

22.

GDQP

Giáo dục quốc phòng

23.

KHQS

Khoa học quân sự

24.

KH – CN

Khoa học công nghệ

25.

KT- QP

Kinh tế - quốc phòng

26.

KT – QP – AN

Kinh tế - quốc phòng – an ninh

27.

KT – XH

Kinh tế - xã hội

28.

KVPT

Khu vực phòng thủ

29.

LLDBĐV

Lực lượng dự bị động viên

30.

LLVT

Lực lượng vũ trang

31.

NVQS

Nghĩa vụ quân sự

32.

NTCD

Nghệ thuật chiến dịch 3

33.

NTĐG

Nghệ thuật đánh giặc

34.

NTQS

Nghệ thuật quân sự

35.

PTDS

Phòng thủ dân sự

36.

QĐND

Quân đội nhân dân

37.

QNDB

Quân nhân dự bị

38.

QNTT

Quân nhân thường trực

39.

QPTD

Quốc phòng toàn dân

40.

ANND

An ninh nhân dân

41.

QP – AN

Quốc phòng – an ninh

42.

SSCĐ

Sẵn sàng chiến đấu

43.

TTQP

Thế trận quốc phòng

44.

TCCT

Tổng cục chính trị

45.

TCHC

Tổng cục hậu cần

46.

TLAT

Tiềm lực an toàn

47.

TLCTTT

Tiềm lực chính trị tinh thần

48.

TLQP

Tiềm lực quốc phòng

4

49.

TLQS

Tiềm lực quân sự

50.

TLKT

Tiềm lực kinh tế

51.

TTAN

Thế trận an ninh

5

Bài 1: PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “ DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH BẢO VỆ VỮNG CHẮC TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.

BẢN CHẤT CỦA CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH” LÀ: CHỐNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, CHỐNG ĐỘC LẬP DÂN TỘC. THỰC CHẤT ĐÂY LÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIA CẤP VÀ ĐẤU TRANH DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN MỚI Chủ nghĩa đế quốc cho rằng sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là nguy cơ, là hiểm hoạ đối với chúng. Do vậy khi chủ nghĩa xã hội mới được hình thành trên cơ sở lí luận thì chúng đã kiên quyết chống phá chủ nghĩa xã hội, và khi CNXH được thiết lập ở Liên Xô và các nước Đông Âu thì chúng càng điên cuồng chống phá chủ nghĩa xã hội. Nhưng sau nhiều năm chống phá chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới chúng đã rút ra bài học là không thể dùng sức mạnh quân sự đơn thuần để chiến thắng chủ nghĩa xã hội mà cần sử dụng các biện pháp tổng lực : Chống phá về kinh tế chính trị, văn hoá, văn nghệ, quân sự, ngoại giao “ diễn biến hoà bình” thì mới có thể chiến thắng chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy từ giữa thế kỷ XX, chiến lược " diễn biến hoà bình " bắt đầu hình thành. Ban đầu "diễn biến hoà bình " chỉ được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ cho các chiến lược " ngăn chặn “ , "phản ứng linh hoạt "... của chủ nghĩa đế quốc để chống phá chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới. Gần đây ,"diễn biến hoà bình "đã trở thành chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động âm mưu lật đổ chế độ chính trị - xã hội các nước xã hội chủ nghĩa. Chiến lược " diễn biến hoà bình " của chủ nghĩa đế quốc đã góp phần quyết định làm sụp đổ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông âu " Hiện nay: Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang ra sức thực hiện “diễn biến hoà bình ", bạo loạn lật đổ chống phá quyết liệt các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trong đó Việt Nam là một trọng điểm. Vì vậy chống chiến lược " diễn biến hoà bình ", bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Vì vậy hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu 6

nội dung phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. I -MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1.1:Mục đích: Giới thiệu cho sinh viên nhận rõ bản chất, âm mưu thủ đoạn chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của CNĐQ và các thế lực thù địch nhằm xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội, thấy được tính chất phức tạp quyết liệt của cuộc đấu tranh trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. 1.2: Yêu cầu: Hiểu đúng, đủ nội dung của bài, phát huy trí sáng tạo của tuổi trẻ, tích cực hoạt động, từ đó nâng cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu thủ đoạn xảo quyệt của kẻ thù. Xác định trách nhiệm của thế hệ trẻ sinh viên phải cùng toàn dân kiên quyết đấu tranh làm thất bại chiến lược "diễn biến hoà bình” của chúng, mà thiết thực nhất là tích cực tham gia phong trào bảo vệ trị an, góp phần giữ vững ổn định về mọi mặt của nhà Học viện và địa phương. II - NỘI DUNG Nghiên cứu về chiến lược “DBHB” đòi hỏi phải xem xét nhiều mặt, sâu sắc và trong cả quá trình như một học thuyết chiến lược của chủ nghĩa đế quốc. Trên cơ sở đó để xác định được mục đích, âm mưu thủ đoạn và phương hướng phát triển của chiến lược chống phá hoà bình. 2.1: CHIẾN LƯỢC "DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH", BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 2.1.1: Khái niệm: "Diễn biến hoà bình" là chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhằm lật đổ chế độ chính trị - xã hội của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa và các nước không tuân theo sự lãnh đạo của chúng từ bên trong bằng biện pháp phi quân sự. Nội dung chính của chiến lược "Diễn biến hoà bình" là kẻ thù sử dụng mọi thủ đoạn kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội, đối ngoại, an ninh..., để phá hoại, làm suy yếu từ bên trong các nước xã hội chủ nghĩa. Kích động các mâu thuẫn trong xã hội, tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp dưới chiêu bài 7

tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, sắc tộc, khuyến khích tư nhân hoá về kinh tế và đa nguyên về chính trị, làm mơ hồ giai cấp và đấu tranh giai cấp trong nhân dân lao động. Đặc biệt, chúng coi trọng khích lệ lối sống tư sản và từng bước làm phai nhạt mục tiêu, lí tưởng xã hội chủ nghĩa ở một bộ phận học sinh. Triệt để khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo nên sức ép, từng bước chuyển hoá và thay đổi đường lối chính trị, chế độ xã hội theo quỹ đạo chủ nghĩa tư bản. 2.1.2: Sự hình thành và phát triển của chiến lược "Diễn biến hoà bình" Chiến lược “Diễn biến hoà bình” đã ra đời, phát triển cùng với sự điều chỉnh phương thức, thủ đoạn chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. Chiến lược "Diễn biến hoà bình" của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Giai đoạn từ 1945 – 1980: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trước sự lớn mạnh của Liên Xô sự ra đời của một loạt nước xã hội chủ nghĩa, phong trào cách mạng thế giới phát triển nhanh chóng... chủ nghĩa đế quốc thực hiện chiến lược toàn cầu: Ngăn chặn" sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Chiến lược này do Tổng thống Mỹ Tru man khởi xướng ngày 12 tháng 3 năm 1947, trong đó coi trọng dùng thủ đoạn quân sự đe doạ, bao vây, can thiệp vũ trang, cùng với tiến hành chiến tranh để "ngăn chặn " ảnh hưởng của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Trước đó ngày 22 tháng 12 năm 1946, Ken-man đại diện lâm thời của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Liên Xô trình nên chính phủ Mĩ một bức điện 8000 từ về kế hoạch chống Liên Xô toàn diện hơn bao gồm: Bao vây quân sự, phong toả kinh tế; lật đổ chính trị; thậm chí dùng vũ lực can thiệp. Cũng trong thời gian này, giám đốc CIA ( cơ quan tình báo Mĩ ) tuyên bố: Mục tiêu là phải reo rắc ở Liên Xô sự hỗn loạn và phải bắt đầu bằng chiến tranh tâm lí thay giá trị của Liên Xô bằng đồ rởm và tìm mọi cách ủng hộ và nâng đỡ đám gọi là “ nghệ sĩ” để họ truyền bá bạo lực, đồi trụy, chủ nghĩa vô liêm sỉ, phản bội vào Liên Xô. Tóm lại, mọi thứ vô đạo đức. Từ đó chiến tranh tâm lí chống Liên Xô được nâng lên hàng quốc sách ở Mĩ, gọi là chiến tranh tâm lí tổng lực. Tháng 4 năm 1948, Quốc hội Mĩ chính thức phê chuẩn kế hoạch Mác San, tăng viện trợ để khích lệ lực lượng dân chủ, cài cắm gián điệp vào các đảng cộng sản để phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa và ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Tây Âu, hướng họ 8

phụ thuộc vào Mĩ. Trong hai năm 1949 - 1950 Mĩ đã chi 50 triệu đô la cho hoạt động chiến tranh tâm lí chống Liên Xô . Năm 1949 Mĩ lập Uỷ ban châu Âu tự do có đài phát thanh riêng. Tháng 7 năm 1947, khi đã trở về Oa-sinh-tơn giữ chức Phó giám đốc học viện quốc phòng, chuyên trách về đối ngoại, Ken- nan lại trình bầy những biện pháp bổ xung cho chiến lược "ngăn chặn": bên cạnh việc tăng cường vũ lực và sẵn sàng sử dụng vũ lực, cần tăng cường viện trợ cho các nước xung quang Liên Xô. Như vậy, cho đến đầu thập kỷ 50, với chủ nghĩa Tru-man ý tưởng "diễn biến hoà bình " đã được bổ xung cho chiến lược tiến công quân sự của Mĩ chống Liên Xô. Từ năm 1953, Ai-Xen-Hao nhận chức tổng thống và 1956 lại trúng cử nhiệm kỳ II đến năm 1961, chính phú Mĩ đã đề ra chiến lược quân sự "trả đũa ồ ạt" Ai-Xen-Hao dựa vào sức mạnh của răn đe vũ khí hạt nhân để thực hiện "ngăn chặn" chủ nghĩa cộng sản. Mĩ đã đưa quân đi khắp thế giới, can thiệp vào nội bộ chính trị các nước trong thế giới thứ ba. Trong đó chúng coi chiến trường Việt Nam là mục tiêu chính để phá hoại CNXH và phong trào đáu tranh giải phóng dân tộc (GPDT). Song song với chiến lược trả đũa ồ ạt, học thuyết “Ngăn chặn phi vũ trang” của Ken-man được tán dương và hưởng ứng, bổ xung bởi các học giả của tập đoàn thống trị Mĩ, xuất hiện ý tưởng “hoà bình giải phóng” của AlenDalet. Như vậy, ý tưởng “diễn biến hoà bình” được bổ xung và trở thành biện pháp của chiến lược “Ngăn chặn” của đế quốc Mĩ. Đến tháng 01/1961 Ken-nơ-đi thay Aixenhao và đã đưa ra chiến lược "phản ứng linh hoạt" cùng chiến lược "hoà bình", thực hiện chính sách "mũi tên và cành Ôliu"..Từ đây, "diễn biến hoà bình" đã bước đầu trở thành chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và luôn đi cùng sức mạnh quân sự. Tháng 12/1963 Kennơ đi bị ám sát, phó tổng thống Giôn xơn thay thế, kiêm nhiệm tới năm 1969, Giôn xơn thúc đẩy chậy đưa vũ trang, triệt để dùng sức mạnh quân sự đi kèm với những hoạt động phá hoại bằng chính trị mà điển hình là: các vụ bạo loạn ở CHDC Đức (1953), Ba lan, Hungary (1956) Tiệp khắc (1968). Do lực lượng các nước XHCN trong đó có Liên bang Xô viết lớn mạnh, chúng lấy chiến lược “phản ứng linh hoạt” thay cho chiến lược “trả đũa ồ ạt” và tìm kiếm những biện pháp mới đi song song cùng các hoạt động quân sự hòng chống phá hệ thống XHCN. 9

Từ năm 1961 Mĩ tiến hành “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh Cục bộ” chúng đã dưa 50.000 quân Mĩ vào Miền Nam, bị quân và dân ta đánh cho thất bại thảm. hại. Tháng 3/1968 Giôn iXơn buộc phải tuyên bố ngừng ném bon Miền Bắc Việt Nam, Phải tiến hành đàm phán tại hội nghị Pari, “chiến lược phản ứng linh hoạt” bị phá sản. Từ năm 1968 đến năm 1972 Nic xơn trúng cử tổng thống trong bối cảnh so sánh lực lượng Mĩ - Xô đã thay đổi nhất là lực lượng hạt nhân chiến lược đang ở thế cân bằng, thất bại trong chiến trường Trung đông, Việt Nam. Nicxơn thực hiện chiến lược quân sự “răn đe thực tế” mà mục đích cơ bản là ngăn chặn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng XHCN đang diễn ra trên toàn thế giới. Cũng trong thời gian này Mĩ thực hiện chính sách ngoại giao "cây gậy và củ cà rốt " tuy vẫn coi trọng răn đe vũ khí hạt nhân nhưng đã chủ trương tăng cường tiếp xúc, hoà hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa, tiến hành thẩm thấu tư tưởng văn hoá, gieo rắc hạt giống chống phá từ bên trong... thúc đẩy tiến trình, “diễn biến hoà bình" đối với các nước xã hội chủ nghĩa. Chính Nícxơn đã nêu ra chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa là dùng đối thoại thay cho đối đầu. Đàm phán trên thế mạnh là thủ đoạn của Nícxơn để thực hiện "diễn biến hoà bình" Đến tháng 12 năm 1957, Tổng thống Aixenhao đã tuyên bố "Mĩ sẽ giành thắng lợi bằng hoà bình" và mục đích của chiến lược để làm suy yếu và lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa. + Giai đoạn từ năm 1980 đến nay: Bước vào thập kỷ 80, chủ nghĩa Tư bản đạt được ổn định và có bước phát triển. Nhiều nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng, thực hiện đường lối cải tổ, cải cách sai lầm, càng dẫn đến khủng hoảng trầm trọng. Lợi dụng cơ hội đó, chủ nghĩa đế quốc hoàn chỉnh chiến lược " diễn biến hoà bình " và ráo riết thực hiện. Nhằm làm sụp đổ Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa Đông âu cùng các nước xã hội chủ nghĩa khác. Có thể lấy năm 1988, Ních-Xơn xuất bản cuốn sách "1999, chiến thắng không cần chiến tranh" làm mốc cho sự hoàn chỉnh chiến lược "diễn biến hoà bình" Thất bại trong chiến lược sử dụng lực lượng quân sự mà điển hình là Việt Nam - Trong nhiệm kỳ 2 (giữa những năm 80) của tổng thống Ri gân, bắt đầu điều chỉnh chiến lược toàn cầu từ “răn đe thực tế bằng quân sự” sang “chiến lược DBHB” đối với các nước XHCN mà khởi nguồn là chính sách ngoại giao 10

của cựu ngoại trưởng Mĩ Hen - Kit - xin - giơ và công cuộc cải tổ chính trị của nguyên Tổng bí thư ĐCSLX M. C. Gobachov mà kết quả của nó là sự tan rã của các nước XHCN ở đông Âu và Liên Xô, sự thoái trào của CNXH. Sau sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiếp tục ra sức sử dụng chiến lược "Diễn biến hoà bình" để thực hiện âm mưu xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Các thế lực thù địch cho rằng, phải làm xói mòn tư tưởng, đạo đức và niềm tin cộng sản của thế hệ trẻ để "tự diễn biến", tự suy yếu, dẫn đến sụp đổ, tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở một số nước còn lại. - Bạo loạn lật đổ: là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng li khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay trung ương. Về hình thức của bạo loạn, gồm có bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang hoặc bạo loạn chính trị kết hợp với vũ trang. Trên thực tiễn, bạo loạn lật đổ là một thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động gắn liền với chiến lược "diễn biến hoà bình" để xoá bỏ chủ nghĩa xã hội. Khi tiến hành bạo loạn lật đổ, các thế lực thù địch thường kích động những phần tử quá khích, làm mất ổn định trật tự an toàn xã hội ở một số khu vực và trong một thời gian nhất định (thường chỉ diễn ra trong không gian hẹp và thời gian ngắn) tiến tới lật đổ chính quyền ở địa phương hoặc nhà nước xã hội chủ nghĩa. Quy mô bạo loạn lật đổ, có thể diễn ra ở nhiều mức độ, từ quy mô nhỏ đến lớn. Phạm vi địa bàn xảy ra bạo loạn lật đổ có thể ở nhiều nơi, nhiều vùng của đất nước, trọng điểm là những vùng trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hoá của Trung ương và địa phương, nơi nhạy cảm về chính trị hoặc ở các khu vực, địa bàn mà cơ sở chính trị của địa phương yếu kém. 2.2: CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 2.2.1: Âm mưu, thủ đoạn của chiến lược"Diễn biến hoà bình"đối với Việt Nam Chủ nghĩa đế quốc cùng các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là một trọng điểm trong chiến lược "Diễn biến hoà bình" chống chủ nghĩa xã hội. Từ 11

đầu năm 1950 đến 1975, chủ nghĩa đế quốc dùng hành động quân sự để xâm lược và muốn biến Việt Nam thành thuộc địa vĩnh viễn của chúng nhưng cuối cùng đã bị thất bại hoàn t...


Similar Free PDFs