THẢO LUẬN DÂN SỰ BUỔI 2 - THẢO LUẬN DÂN SỰ BUỔI 2, TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PDF

Title THẢO LUẬN DÂN SỰ BUỔI 2 - THẢO LUẬN DÂN SỰ BUỔI 2, TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Author Nguyễn Tuấn Dũng
Course Luât Dân sự 1
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 26
File Size 521.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 335
Total Views 856

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN TRỊLỚP QUẢN TRỊ - LUẬT 46AMÔN: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰBUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI - GIAO DỊCH DÂN SỰGIẢNG VIÊN: ThS. LÊ THANH HÀDANH SÁCH NHÓM 3STTHỌ TÊN MSSV1 Phạm Thị Ngọc Bích 21534010200312 Nguyễn Việt Đức 21534010200523 Nguyễn Phương Dung 2153...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ LỚP QUẢN TRỊ - LUẬT 46A1

MÔN: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI - GIAO DỊCH DÂN SỰ GIẢNG VIÊN: ThS. LÊ THANH HÀ

DANH SÁCH NHÓM 3 ST T 1 2 3 4 5 6 7 8

HỌ TÊN Phạm Thị Ngọc Bích Nguyễn Việt Đức Nguyễn Phương Dung Nguyễn Tuấn Dũng Trần Thị Trà Giang Nguyễn Đức Hân Võ Hoàng Bảo Hân Dư Thị Hạnh

MSSV 2153401020031 2153401020052 2153401020054 2153401020058 2153401020073 2153401020080 2153401020082 2153401020084

MỤC LỤC PHẦN I: NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CHỦ THỂ TRONG XÁC LẬP GIAO DỊCH.........................................................................................................1 Tóm tắt bản án số 32/2018/DS-ST ngày 20/12/2018 của Tòa án Nhân dân tỉnh Vĩnh Long:................................................................................................................. 1 Câu 1: So với BLDS năm 2005, BLDS 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên..............................1 Câu 2: Đoạn nào của bản án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam?...................................................................................................4 Câu 3: Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã bị Tòa án tuyên bố vô hiệu?..................................................................................5 Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị (trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của chủ thể) về căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu ?......................................5 PHẦN II: GIAO DỊCH XÁC LẬP BỞI NGƯỜI KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG NHẬN THỨC...............................................................................................................6 Tóm tắt Quyết định số 329/2013/DS-GĐT ngày 25/7/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao:..................................................................................................6 Câu 1: Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức và từ thời điểm nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?..............6 Câu 2: Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi ông Hội bị Tòa tuyên mất năng lực hành vi dân sự...........................................6 Câu 3: Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có vô hiệu không? Vì sao? Trên cơ sở quy định nào?................................................................7 Câu 4: Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội không và Tòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/chị biết.................................................................................................................7 Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lý khi đưa ra hướng xử lý..............................................................................................8 Câu 6: Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó có bị vô hiệu không? Vì sao?.....................................................................................9 PHẦN III: GIAO DỊCH XÁC LẬP DO CÓ LỪA DỐI.............................................9 Tóm tắt Quyết định số: 521/2010/DS-GĐT ngày 19/08/2010 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao...................................................................................................9

Tóm tắt Quyết định số: 210/2013/DS-GĐT ngày 21/05/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.................................................................................................10 Câu 1: Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo BLDS 2005 và BLDS 2015.......................................................................................10 Câu 2: Đoạn nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên vô hiệu do có lừa dối?....................................................................................10 Câu 3: Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu vắn tắt tiền lệ anh/chị biết...............................................................................................................11 Câu 4: Hướng giải quyết trên có còn phù hợp với BLDS năm 2015 không? Vì sao?........................................................................................................................... 11 Câu 5: Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai không được yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu?....................................12 Câu 6: Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối có còn không? Vì sao?...............................................13 Câu 7: Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối, Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao?...................................14 Câu 8: Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không nếu áp dụng các quy định tương ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210?................16 PHẦN IV: HẬU QUẢ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU...............................17 Tóm tắt Quyết định số 26/2013/KDTM-GĐT ngày 13-8-2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:...............................................................................17 Quyết định số 75/2012/DS-GDDT ngày 23/02/2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân ..................................................................................................................................17 Bản án số 133/2017/DSPT ngày 15/5/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội............................................................................................................................18 Câu 1: Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.......................................................................18 Câu 2: Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì Công ty Phú Mỹ có phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện không? Vì sao?..................................18 Câu 3: Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán về với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện như thế nào?............................................................19 Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán liên quan tới khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng vô hiệu......................................................................................................20

Câu 5: Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng dịch vụ không vô hiệu? Nội dung xử lý khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu như thế nào? Suy nghĩ của anh/chị về chủ đề này như thế nào?..........................20 Câu 6: Trong Quyết định số 75, vì sao Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô hiệu?............................................................................................20 Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng trên là vô hiệu?................................................................................21 Câu 8:Với thông tin trong Quyết định số 75 và pháp luật hiện hành, ông Sanh sẽ được bồi thường thiệt hại bao nhiêu? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời?.......22 Câu 9: Trong bản án số 133, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận cấp cho anh Đậu và ghi nhận ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có là hệ quả của giao dịch dân sự vô hiệu không? Vì sao?.......................................................................................22

PHẦN I: NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CHỦ THỂ TRONG XÁC LẬP GIAO DỊCH Tóm tắt bản án số 32/2018/DS-ST ngày 20/12/2018 của Tòa án Nhân dân tỉnh Vĩnh Long: Nguyên đơn là ông J Ph T cùng với vợ là bà A Th Ph (L Th H), đại diện ủy quyền bởi anh L Th Ph. Bị đơn là bà L K Đ, đại diện bởi Ph H D T. Năm 2004, vợ chồng nguyên đơn mua phần đất diện tích 200m2 của bà L K Đ với giá 60.000.000 đồng và ngày 31/5/2004 bà L K Đ có lập giấy cho nền thổ cư. Đến ngày 02/6/2004 bà L K Đ tiếp tục bán cho nguyên đơn phần đất gắn liền với căn nhà mới xây tổng diện tích là 1.051,8m2 và bà L K Đ có làm giấy nhường đất thổ cư. Ngày 16/3/2011 bà L K Đ có làm giấy cam kết thể hiện rằng bà đã bán cho nguyên đơn phần đất diện tích 1.251,8m2 và bà chỉ đứng tên hộ, khi nào nguyên đơn về Việt Nam thì bà trả lại nhà và đất. Hiện nay nguyên đơn đã về Việt Nam và yêu cầu bị đơn giao trả nhà là 200m 2 và đất vườn có diện tích 1.051,8m2 (tổng giá trị là 500.000.000 đồng). Sau đó tại phiên tòa sơ thẩm, phía nguyên đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện, chỉ yêu cầu bà L K Đ hoàn trả cho nguyên đơn số tiền 550.000.000 đồng. Phía bị đơn đồng ý trả lại số tiền 13.950 USD mà bên nguyên đơn chuyển về, quy ra là 329.220.000 đồng nhưng phía bị đơn tự nguyện trả số tiền 350.000.000 đồng và yêu cầu được sử dụng nhà và đất sau này. Tòa án Nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã ra quyết định vô hiệu giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004 và giấy cam kết ngày 16/3/2011 mà các bên đã xác lập do vi phạm điều cấm của pháp luật; buộc bà L K Đ phải hoàn trả cho ông J Ph (Ph J T) và bà A Th Ph (L Th H) số tiền 350.000.000 đồng. Câu 1: So với BLDS năm 2005, BLDS 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên. Điều 122 BLDS 2005: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: “1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. 2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.” Điều 117 BLDS 2015: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: “1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.” Thứ nhất, theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”. So với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 “Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự” thì Bộ luật Dân sự năm 2015 không chỉ đề cập đến năng lực hành vi dân sự mà còn đề cập đến năng lực pháp luật dân sự của chủ thể và bổ sung thêm cụm từ “phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”. Từ quy định này có thể thấy có 2 yêu cầu đối với chủ thể tham gia giao dịch dân sự như sau: - “Chủ thể có năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”, tức là nếu chủ thể tham gia vào các giao dịch dân sự thì cá nhân đó phải có năng lực hành vi dân sự, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình trong việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Tùy thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự của chủ thể mà chủ thể được tham gia vào các giao dịch dân sự phù hợp với mình theo quy định tại Điều 20, Điều 21, Khoản 2 Điều 22, Khoản 2 Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2015. Điều 20 BLDS 2015: Người thành niên “1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. 2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.” Điều 21 BLDS 2015: Người chưa thành niên “1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. 2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. 3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. 4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.” Khoản 2 Điều 22 BLDS 2015: Mất năng lực hành vi dân sự “2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.” Khoản 2 Điều 24 BLDS 2015: Hạn chế năng lực hành vi dân sự

“2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.” - “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”, theo quy định tại Điều 18, Điều 86 Bộ luật Dân sự năm 2015, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, pháp nhân về cơ bản là không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Như vậy, trong những trường hợp luật khác có những quy định, yêu cầu về năng lực pháp luật của chủ thể thì phải tuân thủ theo các quy định đó. Điều 18 BLDS 2015: Không hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.” Điều 86 BLDS 2015: Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân “1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký. 3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.” Thứ hai, tại Khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự đã thay thế từ “người tham gia giao dịch” bằng “chủ thể tham gia giao dịch dân sự”. Điều này xác định rằng chủ thể tham gia giao dịch dân sự có thể là cá nhân (con người về mặt sinh học) hoặc pháp nhân (con người về mặt pháp lý)(1). Thứ ba, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã thay thế cụm từ “pháp luật” bởi từ “luật”, có thể thấy rằng từ “pháp luật” có nội hàm rộng hơn rất nhiều so với từ “luật”. “Pháp luật” có thể được hiểu là hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh một lĩnh vực cụ thể nào đó, trong đó mặt biểu hiện của nó là các quy định trong Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư, công văn, chỉ thị,... Trong khi đó, từ“luật” được sử dụng tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 là để chỉ các quy phạm pháp luật chỉ tồn tại trong các bộ luật, luật (là văn bản do chính Quốc hội ban hành). Quy định này nếu được hiểu theo cách trên, có tác dụng nhấn mạnh tầm quan trọng và hiệu lực của văn bản luật so với các văn bản dưới luật, trong trường hợp có mâu thuẫn giữa các quy định với nhau.

→ Như vậy, với sự thay đổi trên thì Bộ luật Dân sự năm 2015 không chỉ đề cập đến năng lực hành vi dân sự mà còn đề cập đến năng lực pháp luật dân sự của chủ thể, từ đó đặt ra 2 yêu cầu đối với chủ thể tham gia giao dịch dân sự là “Chủ thể có năng lực hành vi dân sự” và “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự” , điều đó cho thấy Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định chặt chẽ hơn so với Bộ luật Dân sự năm 2005. Mặt khác, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã mở rộng phạm vi hơn so với Bộ luật Dân sự năm 2005 đối với chủ thể tham gia giao dịch dân sự từ “người” thành “chủ thể”, tức là cả cá nhân và pháp nhân đều có đủ tư cách tham gia vào giao dịch dân sự. Nhìn chung lại, việc thay đổi trên đã cho thấy Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định chặt chẽ hơn nhưng cũng đã cởi mở hơn so với Bộ luật Dân sự năm 2005. Câu 2: Đoạn nào của bản án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam? Ở đoạn [2] phần “Nhận định của Tòa án” đã cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Cụ thể: Thứ nhất, giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004 được lập giữa nguyên đơn và bị đơn L K Đ xét về hình thức thì tờ cho đất thổ cư và tờ nhường đất thổ cư không tuân thủ theo quy định của pháp luật, không được công chứng, chứng thực theo quy định tại Điều 127 của Luật Đất đai 2003 “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.” nên không phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Từ đó, ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam Hơn thế nữa, ông T và bà H là người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập quốc tịch Mỹ thì theo quy định tại Điều 121 của Luật Đất đai 2003 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở Việt Nam khi thỏa mãn các điều kiện sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam; người có công đóng góp với đất nước; nhà hoạt động văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước; người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà tại Việt Nam”. “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định này đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ”. Ông T và bà H không thuộc một trong các đối tượng trên nên không được sở hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam.

Câu 3: Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã bị Tòa án tuyên bố vô hiệu? Ở mục 1 phần “Quyết định” đã cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ bị Tòa án tuyên bố vô hiệu. Cụ thể: “Vô hiệu giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004 và giấy cam kết ngày 16/3/2011 mà các bên đã xác lập do vi phạm điều cấm của luật”. Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị (trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của chủ thể) về căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu ? Theo em, Tòa án đã căn cứ vào Điều 128 của Bộ luật Dân sự năm 2005 để tuyên bố giao dịch trên vô hiệu. Cụ thể Điều 128 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội: “Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.” Có thể thấy, giao dịch dân sự của ông T và bà H với bà Đ đã vi phạm điều cấm của luật. Cụ thể tại thời điểm lập giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004, bà Đ đã vi phạm Khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai 2003: “1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây thì được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam: a) Người về đầu tư lâu dài có nhu cầu nhà ở trong thời gian đầu tư tại Việt Nam; b) Người có công đóng góp với đất nước; c) Những nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước; d) Người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam; đ) Các đối tượng khác theo quy định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.” Ông T và bà H không thuộc các đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nên không được phép mua. Vì vậy việc bà Đ lập giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất t...


Similar Free PDFs