Thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay Thực trạng và giải pháp PDF

Title Thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay Thực trạng và giải pháp
Course Kinh tế vi mô
Institution Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 24
File Size 662.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 351
Total Views 445

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA LUẬTTIỂU LUẬNMÔN: KINH TẾ VĨ MÔĐề tài: Thất nghiệp ở Việt Nam hiện nayThực trạng và giải phápGiảng viên bộ môn : TS. Nguyễn Thị Giang Sinh viên : Nguyễn Nguyệt Anh MSSV : 20063010 Lớp : K65LKDBHà Nội – 2021MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU............................................


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ Đề tài: Thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay Thực trạng và giải pháp

Giảng viên bộ môn: TS. Nguyễn Thị Giang Sinh viên: Nguyễn Nguyệt Anh MSSV: 20063010 Lớp: K65LKDB

Hà Nội – 2021

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………1 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý thuyết về thất nghiệp I. Một số khái niệm về thất nghiệp…………………………………………….2 II. Phân loại thất nghiệp………………………………………………………..2 Chương 2: Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam I. Sơ lược về thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam………………………………5 II. Thực trạng thất nghiệp năm 2019 và năm 2020…………………………….6 III. Tác động của thất nghiệp …………………………………………………14 IV. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp………………………………………...15 Chương 3: Giải pháp giảm tình trạng thất nghiệp……………………………..17

PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………………………20 Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………………21

1

PHẦN MỞ ĐẦU Trong cuộc sống, mọi thứ luôn tồn tại hai mặt tích cực và tiêu cực, đương nhiên kinh tế cũng không ngoại lệ. Mặt tích cực của một nền kinh tế là GDP tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người cao hay là hội nhập quốc tế sâu rộng… Mặt còn lại, một mặt đã gây ra không ít những tổn thất nặng nề cho nền kinh tế có thể kể đến như là thất nghiệp, lạm phát… Đặc biệt, trong tình dịch bệnh Covid – 19 kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay, tình trạng thất nghiệp trở nên vô cùng phổ biến và lan rộng ở các nước trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Có thể nói, ở nước ta tại thời điểm hiện tại, vấn đề thất nghiệp vẫn còn đang rất nhức nhối bởi dịch bệnh vẫn còn diễn biến rất căng thẳng và số người lao động thất nghiệp do bị ảnh hưởng lại ngày một tăng. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động mà còn ảnh hưởng lớn đến các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia. Để mọi người có thể nắm bắt được tình hình thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay, em đã nêu ra thực trạng thất nghiệp của người lao động vào năm 2019 và 2020 với những số liệu hết sức cụ thể, chính xác. Khi tìm hiểu và làm đề tài này, bản thân em thấy nước ta thật sự rất tuyệt vời khi luôn kịp thời đưa ra những giải pháp hỗ trợ để giúp lao động thoát khỏi tình trạng thất nghiệp, đặc biệt là trong mùa Covid. Vì vậy, cá nhân em cũng muốn đề ra một số biện pháp giúp giảm thiểu được tình trạng tiêu cực này và ổn định nền kinh tế nước nhà. Hơn thế nữa, thực trạng này xảy ra chắc chắn sẽ tác động rất mạnh đến kinh tế xã hội nói chung cũng như người lao động nói riêng. Và hiển nhiên mọi thứ xảy ra đều có nguyên nhân của nó và thất nghiệp cũng vậy. Mục đích của em khi làm đề tài đó chính là giúp mọi người- những người ít quan tâm đến kinh tế đất nước cập nhật về vấn đề lao động và việc làm nước ta hiện nay đang diễn biến như thế nào, nền kinh tế nước ta hiện tại đang gặp phải những bất cập gì với tình trạng thất nghiệp. Quan trọng nhất là những biện pháp em đưa ra có thể giúp nước ta ngăn chặn và khắc phục phần nào tình trạng thất nghiệp đang tăng cao.Và cuối cùng, những người trong độ tuổi lao động cũng có thể tham khảo những biện pháp này để bản thân mình không bị rơi vào tình trạng không có việc làm.

2

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý thuyết về thất nghiệp I. Một số khái niệm về thất nghiệp 1. Khái niệm thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp Thất nghiệp (Unemployment) là tình trạng những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng không có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm Tỷ lệ thất nghiệp là tỉ lệ % số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động Tỷ lệ thất nghiệp =

x 100%

2. Các khái niệm liên quan khác  Người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi được Hiến pháp quy định có nghĩa vụ và quyền lợi lao động  Người có việc làm (Employment) là những người làm một việc gì đó có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật.  Lực lượng lao động ( Labor force) là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, bao gồm cả những người có việc làm và những người chưa có việc làm II. Phân loại thất nghiệp 1. Phân loại theo lý do 

Mất việc: Người lao động không có việc làm do các cơ quan/ doanh nghiệp cho thôi việc vì một lý do nào

3 

Bỏ việc: Đây là hình thức thôi việc do bản thân người lao động tự ý xin nghỉ việc vì lý do chủ quan (VD: Lương không thỏa đáng, môi trường làm việc không phù hợp,…)



Nhập mới: Là những người mới tham gia vào lực lượng lao động của thị trường nhưng chưa tìm được việc làm (VD: Sinh viên mới ra trường tìm việc làm)



Tái nhập: Là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay, hiện muốn đi làm trở lại nhưng chưa tìm được việc làm thích hợp

2. Phân loại theo tính chất 

Thất nghiệp tự nguyện (voluntary unemployment): là tình trạng thất nghiệp phát sinh do người lao động không chấp nhận những công việc hiện thời với mức lương tương ứng (VD: Sinh viên không đi làm thêm, tập trung vào việc học để có bằng cấp sau

đó mới tìm kiếm những công việc có mức lương cao hơn) 

Thất nghiệp không tự nguyện (involuntary unemployment): là tình trạng thất nghiệp mà ở đó người lao động sẵn sàng đi làm với mức lương hiện hành nhưng không tìm được việc

3. Phân loại theo nguyên nhân Phân loại theo nguyên nhân thì thất nghiệp được chia thành 3 loại lớn, đó là thất nghiệp tự nhiên, thất nghiệp chu kỳ và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển

4

 Thất nghiệp tự nhiên (natural unemployment) là mức thất nghiệp bình thường mà nền kinh trải qua, là dạng thất nghiệp không mất đi trong dài hạn, tồn tại ngay cả khi thị trường lao động cân bằng  Thất nghiệp cơ cấu (structural unemployment) xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu lao động. Nguyên nhân có thể là do người lao động thiếu kỹ năng, hoặc sự khác biệt về địa điểm cư trú.  Thất nghiệp tạm thời (frictional unemployment)là thất nghiệp do người lao động bỏ việc cũ tìm việc mới, có sự thay đổi về địa lý hoặc những người lao động mới gia nhập hay tái gia nhập lực lượng lao động cần có thời gian để tìm việc làm.  Thất nghiệp thời vụ (seasonal unemployment) là tình trạng người lao động không có việc làm trong một khoảng thời gian nhất định trong năm (VD: Nhân viên resort, công viên nước, trượt băng, trượt tuyết thường sẽ thất nghiệp vào mùa đông vì ít ai có nhu cầu đi)  Thất nghiệp chu kỳ (cyclical unemployment):thất nghiệp do tình trạng suy thoái kinh tế, sản lượng xuống thấp hơn mức sản lượng tiềm năng (theo lý thuyết Keynes).  Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển (Classical Unemployment): Theo lý thuyết cổ điển, thất nghiệp xảy ra là do mức lương tối thiểu được quy định cao hơn mức lương do quy luật cung-cầu trên thị trường quy định 4. Thất nghiệp theo hình thức  Thất nghiệp theo giới tính (nam, nữ)  Thất nghiệp theo lứa tuổi  Thất nghiệp theo vùng, lãnh thổ (thành thị, nông thôn)  Thất nghiệp theo ngành nghề (ngành kinh tế, ngành nông nghiệp)  Thất nghiệp theo dân tộc, chủng tộc

5

Chương 2: Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam I. Sơ lược về tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam Trước đại dịch Covid-19, năm 2019 Việt Nam có số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp và giảm nhẹ so với năm 2018. Theo theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước năm 2019 là 1,98% (quý I là 2,00%; quý II là 1,98%; quý III là 1,99%; quý IV là 1,98%), trong đó tỷ lệ thất nghiệp chung khu vực thành thị là 2,93%; khu vực nông thôn là 1,51%. Đại dịch Covid-19 xuất hiện t ại Việt Nam từ tháng 1 năm 2020 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao động và vi ệc làm trong các ngành và tại tất cả các tỉnh thành phố. Trong đó, ảnh hưởng rõ rệt nhất vào quý II năm 2020 khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều ca lây nhi ễm trong cộng đồng xuất hi ện và đặc biệt là việc áp dụng các quy đị nh về giãn cách xã hội được thực hiện triệt để. Tính đến tháng 9 năm 2020, cả nước có 31,8 triệu người t ừ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, trong đó gồm người bị mất vi ệc làm, người phải nghỉ giãn việc/nghỉ việc luân phiên, bị giảm giờ làm hay giảm thu nhập… Trong các khu vực kinh tế thì khu vực dịch vụ là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 68,9% số lao động trong khu vực này bị ảnh hưởng. Ngoài ra trong các khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng bị ảnh hưởng với 66,4% và 27% Dịch Covid-19 bùng phát ở một số địa phương vào những ngày giáp Tết Nguyên đán năm nay đã tác động đến tình hình lao động, việc làm của cả nước và ảnh hưởng đến đà khôi phục việc làm trong quý 1 2021.Theo Tổng cục Thống kê, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động gần 1,1 triệu người, giảm 137.000 người so với quý trước và tăng 12.100 người so với cùng kỳ năm trước. Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 1 năm nay là 2,42%, tăng 0,08 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

6

Hình 1: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo thành thị, nông thôn, các quý giai đoạn 2019-2021 Đơn vị: % 4,31 3,94 3,70 2,81 2,31 2,04

2,81 2,18 1,83

2,88 2,14 1,75

2,90 2,17 1,78 Chung

3,09

2,85

2,73

2,34 1,94 Thành thị

3,19 2,63 2,42

2,01

2,07

2,06

1,98

Nông thôn

Quý I năm Quý II năm Quý III Quý IV Quý I năm Quý II năm Quý III Quý IV Quý I năm 2019 2019 năm 2019 năm 2019 2020 2020 năm 2020 năm 2020 2021

II. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2019 và năm 2020 1. Năm 2019 Năm 2019, cả nước có hơn 1,1 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên thất nghiệp. Trong đó, 47,3% lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị (tương đương 529,9 nghìn người). Xét về mặt giới tính, lao động thất nghiệp nam chiếm số đông hơn nữ. Khu vực nông thôn có cùng xu hướng này với toàn quốc, trong khi khu vực thành thị lao động thất nghiệp nữ cao hơn nam. Đặc biệt, thanh niên (từ 15-24 tuổi) thất nghiệp hiện vẫn chiếm tới gần một nửa tổng số lao động thất nghiệp cả nước (42,1%). Hình 3 dưới đây trình bày cơ cấu của lao động thất nghiệp theo trình độ học vấn cao nhất đạt được. Tỷ trọng của nhóm “tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông” là cao nhất tương ứng 24,3% và 22,5% ;nhóm có trình độ từ đại học trở lên 14,9% trong tổng số người thất nghiệp. Nhóm có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất là “sơ cấp nghề, chưa đi học/qua đào tạo và trung cấp” với tỷ lệ tương ứng là 1,9%, 2,1% và 4,7%. Điều này cho thấy thị trường lao động vẫn đang rất cần công việc giản đơn hoặc trình độ thấp. Nhóm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất có thể do lực lượng học sinh mới tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông còn có ý định tiếp tục đi học nên chưa sẵn sàng tham gia thị trường lao động, riêng nhóm người có

7

trình độ từ đại học trở lên tỷ lệ thất nghiệp cũng tương đối cao có thể do họ cố gắng tìm một công việc phù hợp với trình độ đào tạo. Tỷ lệ thất nghiệp của nữ cao hơn của nam ở nhóm cao đẳng và từ đại học trở lên tương ứng là 62% và 56,2% Hình 2: Cơ cấu lao động thất nghiệp theo trình độ học vấn cao nhất đạt được, năm 2019

Năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của Việt Nam là 2,17%. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị cao gần gấp 2 lần khu vực nông thôn (3,11% với 1,69%). Mức độ thất nghiệp của nữ cao hơn của nam (2,26% và 2,09%). So sánh giữa các vùng kinh tế - xã hội, Đồng bằng sông Cửu Long hiện là vùng có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi cao nhất (2,90%), tiếp theo là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (2,47%) và Đông Nam Bộ (2,45%). Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thuộc về 2 khu vực - Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên (tương ứng là 1,29% và 1,37%). Quan sát theo nhóm tuổi cho thấy mức độ thất nghiệp có xu hướng giảm dần khi tuổi tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở nhóm 15-19 tuổi (7,62%), tiếp đến là nhóm 20-24 tuổi (6,0%). Xu hướng này cũng đúng đối với cả khu vực thành thị và nông thôn.

8

Phân tổ tỷ lệ thất nghiệp theo trình độ cho thấy nhóm những người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất, tương ứng là (3,79% và 2,87%) và những người có trình độ sơ cấp nghề và chưa từng đi học có tỷ lệ thấp nhất (1,08% và 1,53%). Điều này phần nào phản ánh chất lượng việc làm của thị trường lao động Việt Nam hiện vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động có trình độ CMKT cao. Hình 3: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động Đơn vị tính: Phần trăm

9

2. Năm 2020 a. Quý I năm 2020 Dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ cuối tháng 1 năm 2020 đến nay đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia thị trường lao động của người lao động . Thất nghiệp tăng lên, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở mức cao nhất trong vòng 5 năm gần đây Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2020 là gần 1,1 triệu người, tăng 26,1 nghìn người so với quý trước và tăng 26,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2020 là 2,22%, tăng 0,07 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,05 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị là 3,18%, tăng 0,08 điểm phần trăm so với quý trước và cùng kỳ năm trước; tỷ lệ này của khu vực nông thôn là 1,73%, tăng 0,06 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,03 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Số thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi) thất nghiệp ước khoảng 492,9 nghìn người, chiếm 44,1% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong quý I năm 2020 ước là 7,0%, tăng 0,5 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,56 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên cao gấp 5,4 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của dân số trưởng thành (những người từ 25 tuổi trở lên) b. Quý II năm 2020 Việc làm của người lao động ảnh hưởng rõ rệt nhất vào quý II năm 2020 khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng xuất hiện và đặc biệt là việc áp dụng các quy định về giãn cách xã hội. Tỷ lệ thất nghiệp đạt cao nhất trong vòng 10 năm qua Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II là gần 1,3 triệu người, tăng 192,8 nghìn người so với quý trước và tăng 221 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2020 là 2,73%, tăng 0,51

10

điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,57 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị là 4,46%, tăng 1,28 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,36 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; đây là quý có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị cao nhất trong vòng 10 năm qua Số thanh niên ( từ 15 đến 24 tuổi) thất nghiệp trong quý II năm 2020 khoảng 410,3 nghìn người, chiếm 30,7% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong quý II năm 2020 là 6,98%, tương đương so với quý trước và tăng 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên trong quý II tăng do ảnh hưởng chung của dịch Covid-19. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên quý II năm 2020 giảm so với quý trước và tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi quý II năm 2020 của nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp (sơ cấp) hoặc không có trình độ chuyên môn kỹ thuật đều tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy khi nền kinh tế gặp cú sốc, lao động có trình độ thấp hoặc không có trình độ gặp nhiều khó khăn hơn về cơ hội việc làm so với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc trung và bậc cao.

11

Hình 4:Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II các năm giai đoạn 2011-2020 chia theo thành thị, nông thôn 5 4.5 4.46

4 3.5 3

1.5 1

3.26

3.12

2.5 2

3.66

3.59

3.53

3.19

3.11

3.09

3.1 2.73

2.22 1.62

2.42

2.17 1.87 1.29

1.84

1.91

2.29 1.88

2.26 1.79

2.19 1.74

2.16 1.69

1.8

2017 2018 Nông thôn

2019

2020

1.49 1.2

0.5 0 2011

2012

2013

2014 Chung

2015 2016 Thành thị

c. Quý III năm 2020 Sau khi nền kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam gần như chạm đáy vào quý 2 thì đến quý 3 2020 đã có một chút dấu hiệu khả quan hơn. Số người thất nghiệp cũng như tỷ lệ thất nghiệp đã giảm nhẹ so với quý trước tuy nhiên vẫn ở mức cao nhất so với cùng kỳ các năm trước Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2020 là hơn 1,2 triệu người, giảm 63,0 nghìn người so với quý trước và tăng 148,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2020 là 2,50%, giảm 0,23 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,33 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 4,0%, giảm 0,46 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,89 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Số thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi) thất nghiệp trong Quý III năm 2020 khoảng 410,3 nghìn người, chiếm 30,7% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong Quý III năm 2020 là 6,98%, tương đương so với quý trước và tăng 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên trong Quý III tăng do ảnh hưởng chung của dịch Covid-19

12

Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 61,7%, cao hơn 23,2 điểm phần trăm so với nhóm có trình độ chuyên môn kỹ thuật (38,5%) 4.50 4.00 3.50

4,00 3,43

3,31

3,59

3,38

3,23

3.00 2,32

2.50

2,35

2,34

1,98 2.00

3,09

1,34

1,48

1,67

1,74

3,11 2,50

2,20

2,23

2,17

2,17

2,06

1.50 1.00

3,14

3,27

1,86

1,89

1,73

1,77

1,75

1,70

0.50 0.00

2011

2012

2013

2014

Chung

2015

2016

Thành thị

2017

2018

2019

2020

Nông thôn

d. Quý IV năm 2020 Tình hình lao động, việc làm quý này có nhiều chuyển biến tích cực khi tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị tiếp tục giảm so với quý III nhưng vẫn ở mức cao nhất so với cùng kỳ các năm giai đoạn 2011-2020. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2020 là gần 1,2 triệu người, giảm 60,1 nghìn người so với quý trước và tăng 136,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2020 là 2,37%, giảm 0,13 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,33 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 3,68%, giảm 0,32 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,78 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Đại dịch Covid-19 đã làm tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị quý IV năm 2020 cao nhất so với cùng kỳ trong vòng 10 năm qua. Số thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi) thất nghiệp trong Quý IV năm 2020 khoảng 410,9 nghìn người, chiếm 34,4% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong Quý IV năm 2020 là 7,05%, tương đương so với quý trước. Tỷ lệ

13

thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 10,83%, khu vực nông thôn là 5,54% 3. So sánh tỷ lệ thất nghiệp năm 2019 và 2020 Đại dịch Covid 19 đã đẩy nhiều người lao động vào tình thế thất nghiệp khi các cơ quan, doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh buộc phải đóng cửa. Đây cũng là lý do khiến năm 2020 trở thành năm có tỷ lệ thất ng...


Similar Free PDFs