Tiểu luận 116 - Kinh tế chính trị - Trường Đại học Ngoại Thương PDF

Title Tiểu luận 116 - Kinh tế chính trị - Trường Đại học Ngoại Thương
Author Thư Trần
Course Kinh tế chính trị
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 16
File Size 248.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 121
Total Views 340

Summary

1ĐẠ I HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘIKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊTIỂU LUẬNMÔN NGUYÊN LÝ MLN 2QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊVỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ DỊCH COVIDSinh viên thực hiện: Trần Vũ Minh Thư Mã sinh viên: 2111110275 Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đặng Hương GiangHà Nội, 2021...


Description

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN NGUYÊN LÝ MLN 2

QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ DỊCH COVID

Sinh viên thực hiện: Tr ần Vũ Minh Thư Mã sinh viên: 2111110275 Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đặng Hương Giang

Hà Nội, 2021

MỤC LỤC Mục lục Lời mở đầu I.QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ 1.N ội dung quy luật giá trị theo quan điểm Marx- Lenin 2.Tác động của quy luật giá trị a.Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa b.Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, thúc đẩy phát triển sản xuất c.Chọn lọc tự nhiên để phân hóa những người giàu và những người nghèo 3.Kết luận về quy luật giá trị II.NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ DỊCH COVID 1.Trong điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa a.Trong điều tiết sản xuất hàng hóa b.Trong điều tiết lưu thông hàng hóa: 2.Trong kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất

Trang 2 3 4 4 5 5 6 6 7 8 8 8 9 19

3.Chọn lọc một cách tự nhiên, phân hóa những những người sản xuất thành người giàu, người nghèo

12

4.Giải pháp vận dụng tốt hơn quy luật giá trị trong bối cảnh dịch bệnh III.TỔNG KẾT Tài liệu tham khảo

13

2

15 16

LỜI MỞ ĐẦU Sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu với quy mô rất lớ n, từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Trung Quốc đến các quốc gia với nền kinh tế đang phát triển và chưa phát triển. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của Việt Nam. Bởi kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu thô và nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Xét về mặt kinh tế đối ngoại, Việt nam là thành viên của rất nhiều nhóm, tổ chức và quỹ : Liên Hợp Quốc (UN), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), … Vì vậy, sự xuất hiện và bùng nổ c ủa đại dịch không chỉ ảnh hưởng tr ực tiếp đến sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến xuất- nhập khẩu và mọi mặt trong quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước khác. Chúng ta đã biết quy luật giá trị là một trong những quy luật cơ bản của kinh tế chính tr ị. Ở đâu có sự xuất hiện của sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở đó có sự xuất hiện của quy luật giá trị. Mọi hoạt động của chủ thể nền kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa đều chịu sự tác động của quy luật giá trị. Đặc biệt, trong hoàn cảnh kinh tế với nhiều quốc gia có xu hướng “đóng cửa” nền kinh tế tạm thờ i do dịch bệnh như hiện nay, việc nghiên cứu cách vận hành, vai trò và tác động của quy luật giá trị đối với kinh tế một quốc gia để có thể vận dụng, khắc phục những tồn tại đang gây cản trở sự phát triển kinh tế và tìm ra những hướng đi mới nhằm thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa trên đất nước, trong khu vực và trên toàn thế giới là vô cùng cấp thiết. Vì vậy, em đã quyết định chọn đề tài tiểu luận của mình là “Quy luật giá trị và những tác động của quy luật giá trị với nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ dịch Covid”. 3

I.

QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ. 1. Nội dung quy luật giá trị theo quan điểm Marx- Lenin:

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất, trao đổi và lưu thông hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự xuất hiện của quy luật giá tr ị. Về nội dung tổng quát: Quy luật giá tr ị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết. Cụ thể hơn: Hao phí lao động cá biệt là do mỗi chủ thể sản xuất tự tính toán và quyết định nhưng giá trị của hàng hóa được quyết định theo hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, nếu muốn tồn tại, muốn được xã hội thừa nhận sản phẩm, chủ thể sản xuất phải điều chỉnh cho lượng giá trị của một hàng hóa cá biệt phù hợp với lao động xã hội cần thiết (tìm cách hạ hao phí lao động cá biệt xuống thấp hơn hoặc ít nhất là bằng với hao phí lao động xã hội cần thiết). Trong lưu thông, việc trao đổi phải được tiến ra theo quy tắc ngang giá: Lấy giá tr ị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt. Quy luật giá trị hoạt động và được biểu hiện qua sự vận động giá cả hàng hóa. Vì giá trị hàng hóa là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá tr ị, nên ta có thể kết luận giá cả phụ thuộc vào giá tr ị. Hàng hóa nào có giá trị cao thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại. Tuy nhiên, trên thị trường, ngoài giá tr ị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như cạnh tranh, cung- cầu, lạm phát,…; sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hóa trên thị trường không chỉ dịch chuyển theo giá trị hàng hóa mà nó sẽ lên xuống, dao 4

động quanh giá cả do giá trị hàng hóa quyết định. Sự thay đổi giá cả thị trường của hàng hóa xoay quanh tr ục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá tr ị phát huy tác dụng và những ngườ i sản xuất, trao đổi hàng hóa phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường. 2. Tác động của quy luật giá trị: Trong nền kinh tế hàng hóa, quy luật giá trị có những tác động cơ bản sau: a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa : Điều tiết sản xuất hàng hóa là phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực. Điều đó có nghĩa là trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, thông qua sự biến đổi của giá cả, người sản xuất sẽ biết được tình trạng, nhu cầu về hàng hóa của thị trường, từ đó quyết định phương hướng sản xuất: nếu giá cả hàng hóa bằng hoặc lớn hơn giá trị hàng hóa, việc sản xuất nê được thúc đẩy, mở rộng; nếu giá cả hàng hóa thấp hơn giá trị hàng hóa, nên cải tiến kĩ thuật để cải thiện hao phí lao động cá biệt. Cũng theo tác động của giá cả, tư liệu sản xuất và sức lao động sẽ tự dịch chuyển vào ngành đang có giá cả cao. Điều tiết lưu thông hàng hóa cũng được thực hiện qua giá cả. Quy luật giá trị sẽ tự động điều tiết hàng hóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu. Theo một trong mười nguyên lý cơ bản của kinh tế học: “Con người phản ứng với các kích thích”, thông qua giá cả thị trường, những chủ thể tham gia trao đổi sẽ bị thu hút bởi giá cả thấp và đem chúng đến nơi có giá cả cao hơn để trao đổi, góp phần cân bằng cung- cầu giữa các vùng, phân phối lại thu nhập, điều chỉnh sức mua của thị trường trao đổi hàng hóa và đặc biệt là cân đối lại giá cả giữa các vùng. Đó là lí do vì sao giá cả sẽ luôn dao động xung quanh giá cả do giá trị 5

hàng hóa quyết định. b. Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, thúc đẩy phát triển sản xuất: Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi phải được tiến hành dựa trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết. Tuy nhiên do điều kiện, hoàn cảnh sản xuất của mỗi chủ thể sản xuất là khác nhau nên sẽ: nếu hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, người sản xuất sẽ có lợi nhuận, nếu hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, người sản xuất sẽ bị lỗ. Vì vậy để tồn tại được trên thị trường, những người sản xuất phải điều chỉnh phương hướng, cách thức sản xuất của mình bằng cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến cách quản lý, thực hiện tiết kiệm,… Bên cạnh đó, với mong muốn thu được lợi nhuận cao hơn hoặc sản phẩm của mình có tính cạnh tranh hơn trên thị trường, những người sản xuất đang thu được lãi cũng luôn không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng hàng hóa của mình, chính sách quảng cáo, cách thức tổ chức sản xuất và bán hàng,... Kết quả của quá trình này chính là lực lượng sản xuất ngày càng được nâng cao về chất lượng, năng suất ngày càng tăng, chi phí sản xuất giảm xuống và thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa chung phát triển lên. c. Chọn lọc tự nhiên để phân hóa những người giàu và những người nghèo: Trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa, những người sản xuất có năng lực giỏi, nắm bắt thị trường tốt, áp dụng nhuần nhuyễn cải tiến kỹ thuật vào sản xuất,… sẽ đưa được mức hao phí lao động cá biệt xuống thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết thu được về lợi nhuận và trở nên giàu có. Ngược lại, những người sản xuất thiếu kinh nghiệm, hạn chế về thị trường và vốn, trình độ công nghệ lạc hậu sẽ sản xuất ra hàng hóa có hao phí lao động cá biệt 6

cao hơn xã hội cần thiết và dễ lâm vào tình trạng thua lỗ, phá sản. Chính yếu tố này gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Thậm chí với yêu cầu của quy luật giá trị, sự chênh lệch giữa hao phí lao động cá biệt với xã hội cần thiết còn phân hóa trong những người giàu xem ai giàu hơn, trong những người nghèo thì ai nghèo hơn. 3. Kết luận về quy luật giá trị: Những tác động của quy luật giá trị đến nền kinh tế của một quốc gia có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn. Quy luật giá trị vừa giúp phân biệt và đào thải các yếu kém, lạc hậu, lỗi thời; đồng thời vừa đánh giá người sản xuất và kích thích các nhân tố tích cực phát triển. Hệ quả của tác động này là nó tạo ra sự phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo. Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Do đó, song song với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nhà nước cần nghiên nghiên cứu sức ảnh hưởng của quy luật giá trị để có những biện pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện kinh tế khó khăn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid hiện nay.

7

II.

NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ DỊCH COVID.

1. Trong điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa: a. Trong điều tiết sản xuất hàng hóa: Đại dịch Covid-19 bùng phát đã gây khó khăn với hoạt động sản xuất của rất nhiều nền kinh tế bao gồm cả Việt Nam. Vì vậy, dưới sự tác động của quy luật giá trị, những nhóm ngành liên quan đến hàng hóa thiết yếu và vật tư y tế sẽ là những nhóm ngành chịu sự ảnh hưởng sâu rộng nhất. Về nhóm ngành sản xuất hàng hóa thiết yếu. Đứng trước ảnh hưởng của đại dịch, chính phủ đưa ra những chỉ thị giãn cách nhằm bảo vệ sức khỏe toàn xã hội, điều này vô tình gây ra tâm lý e sợ dẫn đến dẫn đến việc người dân đổ xô đi tích trữ hàng hóa. Hệ quả của việc này chính là thiếu hụt hàng hóa thiết yếu nghiêm trọng trong một thời gian nhất định khiến giá cả hàng hóa tăng cao. Trước tình hình đó, nắm bắt được nhu cầu của người dân, nhà nước đã khuyến khích doanh nghiệp thúc đẩy, mở rộng sản xuất, chính bản thân những người sản xuất cũng đẩy mạnh việc sản xuất để cung cấp cho thị trường hàng hóa. Một ví dụ điển hình là Hà Nội. Trước phản ứng tích trữ hành hóa của người dân, các doanh nghiệp phân phối đã chủ động nguồn cung hàng hóa tăng từ 3 đến 5 lần tại các kho hàng và tại các kho ở siêu thị, sẵn sàng cung ứng cho người tiêu dùng Thủ đô (theo Sở Công Thương Hà Nội). Như vậy theo tác động của quy luật giá trị, các doanh nghiệp sản xuất đã dựa vào sự biến đổi giá cả và tình hình cung-cầu của thị trường để có phương án sản xuất tối ưu, cụ thể ở đây là mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, đại dịch Covid -19 đã gây áp lực lên ngành ngành công nghiệp sản xuất trang thiết bị, vật tư y tế. Điều kiện dịch bệnh đòi hỏi rất cao 8

về trang thiết bị và vật tư y tế so với điều kiện sức khỏe xã hội bình thường. Vì vậy, khi dịch bệnh lây lan nhanh chóng, tình trạng thiếu vật tư y tế và trang thiết bị đã góp phần đè nặng lên ngành y tế của nước ta. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp sản xuất vật tư y tế và trang thiết bị đã đẩy mạnh sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực dệt may chuyển sang sản xuất khẩu trang để phục vụ nhu cầu của ngành y tế nói riêng và toàn xã hội nói chung. Như vậy, quy mô sản xuất của ngành này đã được mở rộng dựa vào tình hình cung- cầu của Việt Nam và trên toàn thế giới. Một ví dụ điển hình là ngành sản xuất khẩu trang kháng khuẩn. Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2021, dù phải chịu áp lực rất lớn của dịch COVID -19, song xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt khoảng 10 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Phần lớn sự đóng góp từ phía ngành sản xuất khẩu trang. b. Trong điều tiết lưu thông hàng hóa: Khi đại dịch Covid- 19 lan rộng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước ta, các chỉ thị chống dịch được đưa ra yêu cầu người dân không được ra ngoài trong một thời gian nhất định khiến tâm lý e sợ hình thành và dẫn đến việc người dân đổ xô đi tích trữ hàng hóa. Việc này đã tạo ra sự thiếu hụt nghiêm trọng về hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu ở một số nơi. Mặt khác, cũng do chỉ thị, quy định về giãn cách, phòng chống dịch đã khiến một số tỉnh thành chuyên về nông sản không vận chuyển được đi nơi khác gây dư thừa hàng hóa ở một số tỉnh thành. Trước tình hình đó, nhà nước khi nhận biết được nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường, đã điều chỉnh vận chuyển hàng hóa từ nơi dư thừa về nơi thiếu hụt. Điển hình là mặt hàng nông sản của Việt Nam trong giai đoạn này. Xét đến tỉnh Đồng Tháp, chiếm hơn 40% diện tích xoài toàn tỉnh, với sản lượng khoảng 32.000 tấn, huyện Cao Lãnh được xem là “thủ phủ” xoài của tỉnh Đồng Tháp. Trước tình hình chất lượng xoài được nâng cao, được mùa, thu về 9

sản lượng lớn, nhưng các chỉ thị giãn cách, các nước đối tác đóng cửa nền kinh tế đã khiến tình trạng tồn ứ, cung xoài tỉnh Đồng Tháp lớn hơn cầu, giá cả giảm so với thị trường, hợp tác xã đã triển khai mô hình “Cây xoài nhà tôi”, thành lập website xoaicaolanh.com.vn và đưa thông tin về cây xoài cần bán. Sau một thòi gian triển khai, mô hình “Cây xoài nhà tôi” đã giúp cân bằng giá và phân bố sản lượng xoài trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp với trên cả nước bằng việc điều tiết xoài từ nơi cung lớn hơn cầu về nơi cung nhỏ hơn cầu như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; từ nơi giá thấp (Đồng Tháp) đến nơi giá cả cao hơn (các tỉnh thành phố lớn: Hà Nội,…). Như vậy, trong đại dịch Covid, không chỉ dừng lại ở việc khắc phục lưu thông hàng hóa theo cách truyền thống, nước ta còn cập nhật những hình thức mới vừa phù hợp với bối cảnh, vừa vận dụng được tác động của quy luật giá trị trong lưu thông hàng hóa. 2. Trong kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất: Dưới tác động của quy luật giá trị, không chỉ trong bối cảnh đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp Việt Nam luôn chủ động cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để phát triển và cạnh tranh với các đối thủ khác trong mọi hoàn cảnh và thời điểm. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 lại chính là cơ hội để các doanh nghiệp, nhà sản xuất tiến hành nghiên cứu và đưa ra những phương án sản xuất mới tiến bộ, hợp lí hơn. So với việc vừa phải tiến hành sản xuất, vừa phải cải tiến kỹ thuật thì khi hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp bị đình trệ do hoàn cảnh dịch bệnh, họ càng có thêm động lực và thời gian để cải tiến kỹ thuật và phương án sản xuất để chờ thời điểm thích hợp. Trong năm 2021, tập đoàn Vin Group đã đưa Việt Nam ra thế giới với thành quả nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật sản xuất ô tô của hãng xe Vinfast. Trước đây, khi Vinfast ra mắt nhiều dòng xe chạy bằng xăng đã rất được quan tâm về mức độ kỹ thuật mà hãng xe này đạt 10

được. Tuy nhiên, khi nắm bắt được sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng xe hơi trên thế giới (giá cả của các hãng ô tô lâu đời như Ford, Toyota, Huyndai,… được đưa ra để tiếp cận rất nhiều phân khúc khách hàng), đồng thời cũng cập nhật được xu hướng phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường, hãng xe Vinfast đã không để đại dịch ảnh hưởng, tiếp tục nghiên cứu, phát triển và ra mắt dòng xe điện mới. Vinfast cũng đã khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy “cuộc cách mạng xe điện” toàn cầu của mình. Như vậy, bên cạnh việc gây tác động xấu đến điều kiện sản xuất hàng hóa, đại dịch còn là cơ hội để các doanh nghiệp, nhà sản xuất nghiên cứu, phát triển những phương án sản xuất mới phù hợp hơn với hoàn cảnh dưới sự điều chỉnh của quy luật giá trị. Bên cạnh việc tác động đến hoạt động sản xuất, hoạt động mà quy luật giá trị tác động mạnh mẽ nhất trong bối cảnh dịch bệnh phải kể đến hoạt động lưu thông hàng hóa. Sự thay đổi lớn về cách tiếp cận hàng hóa của thị trường khiến các doanh nghiệp, các nhà sản xuất phải nghiên cứu những cách thức phục vụ, quảng cáo mới. Để rõ hơn điều này, ta quay trở lại mô hình “Cây xoài nhà tôi” của tỉnh Đồng Tháp. Hợp tác xã tỉnh Đồng Tháp đã thành lập website xoaicaolanh.com.vn và đưa thông tin về cây xoài cần bán lên trên web này. Mỗi lượng xoài được đặt hàng đều sẽ được chuyển về tận nhà người đặt. Như vậy bối cảnh dịch bệnh đã làm thay đổi cách thức lưu thông hàng hóa như sau: - Phương thức quảng cáo: Từ sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống sang sử dụng các phương thức quảng cáo mới (qua mạng xa hội facebook, qua trang web trực tuyến xoaicaolanh.com.vn,…);

11

- Tổ chức khâu bán hàng: Từ phương thức bán hàng truyền thống (người mua hàng đến chợ hoặc siêu thị để mua) sang bán hàng online qua các nền tảng trực tuyến (mạng xã hội, trang web,…); - Khâu vận chuyển: Thay vì người mua hàng trực tiếp mua mang về thì bây giờ sẽ được chuyển trực tiếp về nhà người mua qua các đơn vị vận chuyển. Như vậy, điều kiện dịch bệnh gây khó khăn đến hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa lại chính là tiền đề, cơ hội để các nhà sản xuất cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tằng tăng suất lao động. 3. Chọn lọc một cách tự nhiên, phân hóa những những người sản xuất thành người giàu, người nghèo: Như đã đề cập ở trên, Covid-19 không chỉ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa, nó còn là tiền đề để các nhà sản xuất phát triển, vươn lên. Sự phát triển của doanh nghiệp chính là kết quả phản ánh sự nhạy bén và năng lực của nhà sản xuất. Trong khi có rất nhiều doanh nghiệp bị lao đao, phá sản vì dịch bệnh, vẫn có những doanh nghiệp, nhà sản xuất cập nhật chính sách mới, nắm bắt cơ hội và vươn lên. Trong đợt bùng dịch lần thứ 4, bên cạnh hơn 87% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID -19 ( số liệu do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tiến hành khảo sát đánh giá tác động của dịch Covid-19 đối với các doanh nghiệp) luôn có những doanh nghiệp phát triển trong bối cảnh đại dịch. Điển hình: - Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải- Thaco tiến hành chuyển đổi số 5 lĩnh vực, bắt đầu từ tự động hóa các dây chuyền sản xuất ở các nhà máy, rồi 12

từng bước thay đổi quy trình, công nghệ, quản trị và đạt được những thành công đáng kể. - Công ty CP May 10 đã đối phó với những tác động tiêu cực của dịch COVID-19 bằng cách chuyển đổi quy trình sản xuất, sản phẩm, thúc đẩy chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh. Đó là khi gặp khó đơn hàng với mặt hàng veston cao cấp, sơ mi cao cấp... thì chuyển sang đồ bảo hộ lao động, may đồ dệt kim, sơ mi truyền thống, tăng tỷ trọng áo khoác, áo rét, đồ mặc nhà, sản xuất khẩu trang vải, đồ bảo hộ trong nước và xuất khẩu... Và thực tế cũng đã cho ta thấy, sự chuyển dổi này rất thành công khi khẩu trang và các sản phẩm y tế luôn có cầu lớn hơn cung trên thị trường. Như vậy, dựa trên nền là bối cảnh tác động của dịch bệnh, quy luật giá trị tác động rất sâu sắc đến sự tồn tại của các nhà sản xuất trên thị trường. Không chỉ phân hóa tự nhiên người giàu, người nghèo trong xã hội, đại dịch cùng quy luật giá trị còn phân hóa rõ rệt hơn giữa nhóm những người giàu với nhau khi sự lao đao, sụp đổ của các doanh nghiệp đang tăng lên. 4. Giải pháp vận dụng tốt hơn quy luật giá trị trong bối cảnh dịch bệnh: Thư nhâ t, khắc phục tình trạng dịch bệnh lây lan là tiền đề phát triển kinh tế: - Tăng cươ ng tuyên truyê n, phô biê n cho Nhân dân hiê u ro vê cac yêu câ u câ n thiê t khi thưc hiên cac biên phap quyê t liêt phong, chô ng dich,  an tâm tin tươ ng vao sư lanh đa o cua Đang, sư quan ly cua Nha nươc; - Chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch tiêm vaccine cho toàn xã hội 13

- Cac đia phương, vung co dich,  khu vưc phong toa câ n linh đô ng, sang Thứ hai, nâng cao vấn đề chuyên môn luôn cần được chú trọng: - Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, quản lý, nhất là những người đứng đầu các doanh nghiệp; - Đẩy mạnh, đổi mới sáng tạo cơ chế quản lý; - Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả khu vực doanh nghiệp nhà nước; - Tiến ...


Similar Free PDFs