Tiểu luận 6 - Tái định vị thương hiệu - Trà Xanh 0 độ PDF

Title Tiểu luận 6 - Tái định vị thương hiệu - Trà Xanh 0 độ
Course Marketing Management
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 25
File Size 665.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 237
Total Views 410

Summary

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ Bộ môn Quản trị kinh doanh ---o0o--- TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU Đề tài: Xây dựng chiến lược tái định vị cho sản phẩm Trà Xanh Không Độ Giảng viên hướng dẫn: Thsễn Tiến Dũng Nhóm sinh viên thực hiện: 1. 2. 3. 4. Hà Nội 11/2010 Nguyễn Thanh Duy Phạm Thái Duy Lê Anh ...


Description

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ Bộ môn Quản trị kinh doanh ---o0o---

TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU Đề tài: Xây dựng chiến lược tái định vị cho sản phẩm Trà Xanh Không Độ

Giảng viên hướng dẫn: Ths.Nguyễn Tiến Dũng Nhóm sinh viên thực hiện: 1. 2. 3. 4.

Hà Nội 11/2010

Nguyễn Thanh Duy Phạm Thái Duy Lê Anh Đức Nguyễn Thị Hiền

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 2 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................... 3 I. Tổng quan về tái định vị thương hiệu .......................................................................................... 3 1. Khái niệm về tái định vị thương hiệu ...................................................................................... 3 2. Tại sao cần phải tái định vị?..................................................................................................... 3 II. Cách thức tiến hành tái định vị................................................................................................... 5 1. Vị trí của thương hiệu trên thị trường. ................................................................................... 5 2. Vị trí của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. .................................................................. 5 3. Nắm rõ m ục đích tái định vị. .................................................................................................... 5 4. Mạnh tay. ................................................................................................................................... 5 5. Đồng bộ....................................................................................................................................... 6 III. Tái định vị thương hiệu ở Việt Nam ......................................................................................... 6 PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA SẢN PHẨM TRÀ XANH KHÔNG ĐỘ ............. 7 I. Công ty Tân Hiệp Phát và tác dụng của trà xanh....................................................................... 7 1. Công ty Tân Hiệp Phát ............................................................................................................. 7 2. Tác dụng của trà xanh .............................................................................................................. 8 II. Phân tích thực trạng của Trà xanh Không độ ......................................................................... 10 1. Thông tin về sản phẩm ............................................................................................................ 10 2.Những đối thủ cạnh tranh chính............................................................................................. 12 III. Phân tích dữ liệu sơ cấp và bản đồ nhận thức ....................................................................... 14 1.Phân tích dữ liệu sơ cấp ........................................................................................................... 14 2.Bản đồ nhận thức…………………………………………………………………………… 17 PHẦN III: ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH ....................................................................................18 KẾT LUẬN ..........................................................................................................................21 PHỤ LỤC: TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ BẢNG CÂU HỎI ĐIỂU TRA ................................22

1

MỞ ĐẦU Thương hiệu l à yếu tố hàng đầu quyết định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Sự mờ nhạt, nh àm chán và không còn phù hợp của thương hiệu có thể khiến khách hàng cảm nhận không tốt về sản phẩm, doanh nghiệp và đó là nguy cơ dẫn đến sự thất bại của doanh nghiệp. Do đó, mặc dù thương hiệu đã phát triển, định hình rõ nét nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn quyết định thay đổi. Để thay đổi hình ảnh thương hiệu, các doanh nghiệp phải xây dụng chiến lược tái định vị thương hiệu để thay đổi cảm nhận của khách hàng theo hướng tích cực. Với việc tái định vị thương hiệu, một lần nữa doanh nghiệp không chỉ khẳng định được giá trị thương hiệu của mình mà còn giành được nhiều ưu thế trên cuộc đua giữ thị phần, khách h àng. Thế nhưng, để việc tái định vị thương hiệu mang lại hiệu quả như vậy không hề đơn giản. Bởi tái định vị thương hiệu không chỉ l àm mới toàn bộ hệ thống nhận diện, phương thức giao diện, h ình ảnh và thông điệp mà còn phải tạo ra sự khác biệt cùng với những cam kết mới với khách hàng. Không cần phải bỏ nhiều tiền và thuê đơn vị nước ngoài thực hiện th ì mới thành công, quan trọng hơn là phải am hiểu tâm lý khách h àng và thị trường của sản phẩm.Bên cạnh việc thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu mới, các doanh nghiệp phải triển khai đồng bộ các chính sách bán hàng hấp dẫn, chiến lược truyền thông tổng lực và hoàn hảo nhằm tái định vị hình ảnh của thương hiệu mới đi sâu vào tâm trí của khách hàng. Một trong những công ty th ành công rực rỡ trên thị trường nước uống là Tân Hiệp Phát. Với nhiều loại sản phẩm có nh ãn hiệu nổi tiếng, Tân Hiệp Phát đã chiếm lĩnh thị trường và có vị thế to lớn. Trong các sản phẩm của công ty, nước uống đóng chai Trà xanh Không độ được tung ra thị trường năm 2006 đã và đã trở thành một nh ãn hiệu hàng đầu trong dòng sản phẩm nước uống đóng chai từ trà xanh. Tuy nhiên sự cố nguyên liệu quá hạn sử dụng vào tháng 6/2009 đã làm cho lòng tin của người tiêu dùng đối với Trà xanh Không độ giảm mạnh. Bên cạnh đó sự lớn mạnh của đối thủ cạnh tranh chính là trà xanh C2 đã làm cho thị phần của Trà xanh Không độ giảm mạnh. Trong mắt người tiêu dùng, Trà xanh không độ không còn lá sự lựa chọn số một nữa. Chính v ì vậy việc tái định vị thương hiệu cho Trà xanh Không độ là thực sự cần thiết. Nhóm chúng em xin chọn đề tài: “ Xây dựng chiến lược tái định vị cho sản phẩm Trà Xanh Không Độ”. Thông qua bài tập lớn này, nhóm chúng em muốn ứng dụng những kiến thức đ ã học về Quản trị thương hiệu, cùng với việc thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để đánh giá thực trạng hiện tại của Trà Xanh Không Độ qua đó đề xuất những chính sách tái định vị hợp lý. Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Tiến Dũng- người đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong học tập. Với kiến thức còn hạn hẹp n ên chắc chắn bài tập của chúng em còn rất nhiều thiếu sót. Chúng em kính mong nhận được sự nhận xét và góp ý của thầy. Chúng em xin chân thành cảm ơn !

2

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. Tổng quan về tái định vị thương hiệu 1. Khái niệm về tái định vị thương hiệu Tái định vị thương hiệu là công việc làm mới hình ảnh của thương hiệu, tạo một sức sống mới cho thương hiệu nhằm đáp ứng được sự thay đổi của thị trường cũng như của người tiêu dùng hay một mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Tái định vị l à một chiến lược thay đổi vị trí cảm nhận về thương hiệu trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Ví dụ tập đoàn viễn thông VNPT trước đây được xem như nhà độc quyền trong mắt khách hàng thì hàng loạt hoạt động trong chiến lược tái định vị thương hiệu của mình, hình ảnh VNPT nay trở nên gần gũi, thân thiện và là nơi khơi nguồn của “Cuộc sồng đích thực”. Hoặc khi Vinaphone thay đổi nhận diện để tạo một cảm giác mới lạ cho khách h àng với một thông điệp : “Không ngừng vươn xa”. Hay một sắc màu tươi trẻ của S-fone đã làm cho nhiều bạn trẻ thích thú… 2. Tại sao cần phải tái định vị? Khi môi trường cạnh tranh thay đổi, khi doanh nghiệp không có sự cảm nhận tốt từ khách hàng; khi hình ảnh thương hiệu mờ nhạt, già nua, thiếu sức sống; khi chúng ta muốn thay đổi nhóm khách hàng mục ti êu; khi doanh nghi ệp muốn lột xác để bước sang một giai đoạn mới của quá trình cạnh tranh.… là lúc doanh nghiệp có thể nghĩ đến giải pháp tái định vị thương hiệu. Tùy theo t ừng mục tiêu chi ến lược của từng chương trình tái định vị mà chúng ta quyết định có phải thay đổi sản phẩm hay không. Doanh nghiệp có thể không thay đổi sản phẩm, nếu chiến lược của doanh nghiệp chỉ đơn giản l à tạo một cảm xúc mới lạ thông qua thông điệp truyền thông bằng h ình ảnh mới. Nhưng, nếu sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp chưa tốt, điều này được người tiêu dùng cảm nhận được th ì dù hình ảnh thương hiệu có l àm mới đẹp đến mấy thì cũng vô nghĩa. Việc doanh nghiệp tái định vị m à chỉ thực hiện bằng việc thay đổi thông điệp truyền thông, hệ thống nhận diện không thôi th ì chỉ là một cách thể hiện lời hứa của doanh nghiệp. Còn khi người ti êu dùng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ của ch úng ta họ có hài lòng hay không điều đó thể hiện l à việc làm của chúng ta có đúng lời hứa hay không. Do vậy thông thường đi kèm với việc tái định vị thương hiệu xem xét tính năng, lợi ích của sản phẩm nhằm cải tiến để sản phẩm doanh nghiệp tốt hơn có nhiều giá trị tăng thêm cho khách hàng. Ngược lại cũng tương tự, khi doanh nghiệp có sản phẩm mới ho àn toàn, nếu đây là sản phẩm chính duy nhất và doanh nghiệp từ bỏ sản phẩm cũ thì việc tái định vị l à cần thiết. Nhưng nếu doanh nghiệp có th êm một sản phẩm mới trong một chuỗi các sản phẩm có sẵn, sản phẩm n ày chỉ bổ sung một giá trị nào đó không lớn thì doanh nghiệp không nhất thiết phải tái định vị lại thương hiệu. Vì chúng ta đều hiểu rằng tái định vị thương hiệu có hai mặt của nó: có cả tích cực và không tích cực. Tóm lại, phải xem lại mục ti êu của tái định vị, xác định nhu cầu mới của khách hàng sau khi tái định vị (khách hàng cũ và mới) để quyết định những vấn đề liên quan đến sản phẩm.Nếu doanh nghiệp có nghi ên cứu chu đáo trong quá trình thực hiện tái đị nh vị th ì hiệu quả mang lại rất lớn. Doanh nghiệp sẽ l àm hài lòng khách hàng v ề những hình ảnh cảm nhận. 3

Khách hàng sẽ nghĩ rằng doanh nghiệp rất quan tâm đến họ. Đáp ứng được nhu cầu mong đợi của khách hàng. Doanh nghiệp sẽ có được một lượng khách hàng mới thông qua việc tái định vị thương hiệu: nhiều khách hàng trước đây chưa hiểu, chưa thích th ì bây giờ lại thích thú khi doanh nghiệp tái định vị. Nếu việc định vị thực hiện tốt th ì chúng ta sẽ có được trái tim khách hàng, ngăn ngừa việc thâm nhập vào tâm trí khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Thể hiện sức mạnh đổi mới và sức sống mãnh liệt của thương hiệu,….Tuy nhiên, việc tái định vị phải được cân nhắc thật kỹ lưỡng. Nếu chúng ta l àm không tốt th ì có thể có nhiều rủi ro xảy ra: Mất khách hàng trung thành, khách hàng cũ, chi phí tăng cao, hình ảnh không đồng bộ, thiếu sự kế thừa,… Nếu không đủ ngân sách cho vị thay đổi sẽ rất nguy hiểm l àm cho hình ảnh cũ và mới sẽ bị tranh chấp, không rõ ràng, thi ếu nhất quán,…Thời điểm để tái định vị thương hiệu cũng là vấn đề cân nhắc, lựa chọn. Khi các doanh nghiệp muốn tái định vị cần chuẩn bị những vấn đề sau đây: (1) Xác định rõ mục tiêu chi ến lược của việc tái định vị. (2) Cần triển khai một cuộc nghi ên cứu thị trường nghiêm túc trước khi quyết định thực hiện nhằm giảm thiểu rủi ro. (3) Cân nhắc giữa tái định vị thương hiệu hay chỉ làm mới hình ảnh cũ ?. Cái gì cần giữ lại để đảm bảo tính kế thừa, điểm g ì cần cải thiện, giá trị nào cần thêm mới vào,… (4) Tất cả mọi người trong doanh nghiệp cần chuẩn bị một tinh thần thay đổi, và sẵn sàn cho sự thay đổi, vì việc thay đổi hệ thống định vị sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các ph òng ban chức năng. Người cần có nhận thức đầu ti ên trong doanh nghiệp cho việc tái định vị phải là người đứng đầu doanh nghiệp. (5) Chụẩn bị t ài chính cho việc tái định vị, nếu chúng ta tái định vị nửa vời, thiếi triệt để và không nhất quán sẽ để lại những hậu quả khó lường. (6) Kết hợp thật hiệu quả với các công cụ Marketing, PR, HR để việc triển khai thực hiện tái định vị được hiệu quả, giảm ngân sách đầu tư. (7) Cân nhắc giữa mục ti êu của tái định vị nhắm đến khách h àng mới, so với nhóm khách hàng hiện tại… (8) Làm những động tác cần thiết để người ti êu dùng hiểu và cảm nhận được thông điệp mới một cách chính xác bằng một chiến dịch truyền thông…. Khi tái định vị thương hiệu, làm thế nào để thoát ra khỏi cái bóng của thương hiệu cũ, nhất là khi chúng ta có sẵn khách hàng. Đây là vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, để thoát khỏi cái bóng cũ không tốt đ è nặng thì yêu cầu doanh nghiệp không tái định vị nửa vời, nghĩa là: (1) Phải thực hiện tái định vị một cách triệt để. Thay đổi to àn bộ nhận diện cũ sang nhận diện mới. Đương nhiên trong quá trình thực hiện phải xét đến yếu tố kế thừa của thương hiệu. (2) Bắt đầu bằng một hệ thống nhận diện thương hiệu mới được thiết kế kỹ lưỡng, công phu để thể hiện sự nhất quán mới. (3) Để trung h òa được khách hàng mới và cũ, đặc biệt là nhóm khách hàng trung thành thì tr ước khi thực hiện phân tích thật kỹ những giống và khác nhau giữa những nhóm khách hàng này để quyết định chi tiết cho chương trình tái định vị.

4

II. Cách thức tiến hành tái định vị Khi nền kinh tế, thị trường cũng như khách hàng có nhiều thay đổi như hiện nay thì việc tái định vị là cần thiết với các doanh nghiệp muốn l àm mới thương hiệu để ph ù hợp hơn với tình hình. Tuy vậy, tái định vị lại không hề đơn giản và không phải muốn làm là được. Trong cuốn “Quản trị thương hiệu cao cấp”, Paul Temporal đưa ra tám biểu hiện của thương hiệu để tái định vị là: 1. hình ảnh nhàm chán, không còn phù hợp; 2. hình ảnh mờ nhạt; 3. thay đổi đối tượng khách hàng mục tiêu, hoặc thay đổi trong nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu; 4. thay đổi trong định hướng chiến lược; 5. cần sức sống mới cho thương hiệu; 6. thay đổi trong xác định đối thủ cạnh tranh; 7. xảy ra những sự kiện quan trọng; 8. t ìm lại những giá trị đã mất. Dưới đây là vài điều cần cân nhắc trước và trong khi tái định vị: 1. Vị trí của thương hiệu trên thị trường. Không nên nghĩ khi đang dẫn đầu thị trường hoặc có thị phần tốt th ì không cần thay đổi. Tái định vị có thể được thực hiện khi có những sự kiện quan trọng liên quan đến thương hiệu hoặc ngành đã hoặc sẽ xảy ra. Khi Cà phê G7 ra đời, Nescafé đ ã thay đổi thông điệp quảng bá thành “100% cà phê Việt Nam” để duy trì vị trí của mình. 2. Vị trí của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Cần cân nhắc thái độ v à cảm xúc của khách hàng mục tiêu với định vị hiện tại. “Liệu khách hàng có phản ứng tích cực với định vị mới không?” l à câu hỏi cần được trả lời xuyên suốt quá trình tái định vị. Định vị mới cũng không được thay đổi tính cách đặc trưng của thương hiệu, nếu tính cách này đ ã được chấp nhận. 3. Nắm rõ mục đích tái định vị. Tái định vị có hai mục đích chính l à t ạo thêm giá trị cho thương hiệu; thay đổi đối tượng khách hàng mục tiêu. Chỉ nên chọn một mục đích và làm thật tốt, không nên nhắm đến cả hai mà làm nửa vời. 4. Mạnh tay. Khi tái định vị, phải chấp nhận rằng tái định vị l à cần thiết và bắt buộc trong quá trình phát triển thương hiệu. Tái định vị sẽ thay đổi nhận thức của khách h àng, vì thế nếu không mạnh tay đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, quảng bá… th ì hiệu quả sẽ không như mong muốn. Nguy hiểm hơn, khách hàng sẽ mơ hồ giữa định vị cũ và định vị mới của sản phẩm.

5

5. Đồng bộ. Để khách hàng biết được việc tái định vị của thương hiệu, đồng thời để tranh thủ sự đồng tình của khách hàng với quá trình này, nhiều hoạt động phải được diễn ra liên t ục và triệt để, phục vụ cho định vị mới của thương hiệu. Các ví dụ ở trên cho thấy rõ việc tái định vị không chỉ đơn giản dừng lại ở việc thay đổi logo, mà còn là việc đầu tư cho công tác R&D (nghiên cứu và phát triển) để tung ra sản phẩm mới, quảng bá, tổ chức sự kiện… Có nhiều cách để tái định vị, vấn đề là các nhà quản lý thương hiệu và các CEO có ý định thực hiện hay không, vì vẫn có nhiều người tiếc nuối những gì mình đã xây dựng n ên. Không phải công cuộc tái định vị n ào cũng thành công, nhưng những nhà quản lý buộc phải làm, vì chỉ khi định vị để thích nghi liên t ục, thương hiệu và sản phẩm mới thật sự hoạt động, và có hoạt động thì mới tồn tại được trên thương trường.

III. Tái định vị thương hiệu ở Việt Nam Trong thời gian qua, một số thương hiệu Việt Nam đã thực hiện tái định vị. Như SFone, việc tái định vị không chỉ đơn thuần là thay logo màu xanh bằng logo màu cam, nhắm vào những người trẻ năng động, mà còn chủ động đưa ra thêm nhiều gói cước mới với giá cạnh tranh và các dịnh vụ đi kèm khác. Cà phê Moment cũng vậy, không hài lòng với thị phần hạn chế, Moment đã mạnh tay trong cuộc “tái thiết” vừa rồi. Trong đó, đáng kể nhất l à việc đưa ra sản phẩm với thiết kế mới từ logo đến bao bì và ký hợp đồng sử dụng h ình ảnh của Câu lạc bộ bóng đá Arsenal (Anh). Cà phê Moment đã làm mới mình, nhưng điều đó có giúp tăng thêm thị phần hay không thì còn phải chờ vào động thái của các đối thủ cạ nh tranh và sự đón nhận của người tiêu dùng. Sự có mặt của nhiều h ãng hàng không trong nước và quốc tế tại Việt Nam sắp tới cũng là bối cảnh để hai hãng hàng không nội địa thay đổi hình ảnh. Vietnam Airlines đang muốn làm mới hình ảnh của mình với thông điệp “Nhẹ nhàng như mây” đi kèm slogan mới: “Cùng non sông cất cánh” trong các quảng cáo gần đây. Còn Pacific Airlines thì khá nổi đình nổi đám với việc đổi tên thành Jetstar Pacific. Sau khi đ ã tái định vị là một hãng hàng không giá rẻ từ mấy năm qua. Sự cần thiết phải đổi mới h ình ảnh của thương hiệu yêu cầu các doanh nghiệp phải thực sự nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi đưa ra những chiến lược tái định vị. Nếu chiến lược tái định vị thành công thì hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng sẽ thay đổi đáng kể. Ngược lại, nếu chiến lược mà thất bại th ì sẽ gây tác động xấu đến h ình ảnh thương hiệu và có thể dẫn đến phản cảm của người tiêu dùng. Và t ất nhiên khi đó thương hiệu đó sẽ đối mặt với sự tẩy chay của người tiêu dùng, vị thế và thị phần chắc chắn sẽ giảm s út. Trà xanh Không độ của công ty Tân Hiệp Phát đang đối mặt với rất nhiều vấn đề : Lòng tin của người tiêu dùng đối với chất lượng giảm sút, các đối thủ cạnh tranh đang ngày càng lớn mạnh…Việc tái định vị cho Trà xanh Không độ có thực sự cần thiết hay không? Để làm rõ điều này chúng ta cùng phân tích thực trạng hiện tại của Trà xanh Không độ.

6

PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA SẢN PHẨM TRÀ XANH KHÔNG ĐỘ Trà xanh Không độ được coi là một chiến lược thành công của công ty Tân Hiệp Phát. Luôn là nhãn hiệu dẫn đầu trong dòng sản phẩm nước uống đóng chai từ trà xanh, sản phẩm này đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho công ty. Không chỉ ri êng sản phẩm Trà xanh Không độ, Tân Hiệp Phát còn có rất nhiều d òng sản phẩm với các nhãn hiệu nổi tiếng khác nhau. Vậy công ty Tân Hiệp Phát là một công ty như thế n ào? Tại sao công ty lại có thể kinh doanh thành công như thế? Chúng ta cùng tìm hiểu về công ty Tân Hiệp Phát để biết về những điều này.

I. Công ty Tân Hiệp Phát và tác dụng của trà xanh 1. Công ty Tân Hiệp Phát Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát được thành lập từ năm 1994 với đơn vị tiền thân là Nhà máy Bia và Nướ c giải khát Bến Thành, có chức năng sản xuất, kinh doanh rượu, bia và nước giải khát. Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát là thành viên của Hiệp hội Rượu Bia và Nước Giải Khát Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, với trên 13 năm hoạt động kinh doanh, sản suất và phục vụ các tầng lớp người tiêu dùng, Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát đã được khách hàng tin cậy, đánh giá cao về chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ. Công ty là đơn vị đạt liên tục 10 năm liền (từ 1999 - 2008) danh hiệu “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao do người tiêu dùng bình chọn” do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức. Đầu năm 2007, Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát chính thức được Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp giấy chứng nhận số 78822 V/v công nhận và bảo hộ đối với thương hiệu mang tên công ty cho tất cả các loại hàng hóa tại Việt Nam do công ty sản xuất (Quyết định số 1105/QĐ-SHTT cấp ngày 24/01/2007). Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát đã tích cực sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh và coi hệ thống sở hữu trí tuệ như một phần thiết yếu trong việc nghiên cứu phát triển sản xuất và các chiến lược phát triển thị trường của mình. Công ty cũng đã quan tâm tăng cường nhận thức cho các thành viên trong doanh nghiệp về lợi ích của hệ thống sở hữu trí tuệ và có sự phối hợp giữa các phòng ban trong công ty để sử dụng hệ thống này một cách tích cực trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện tại, công ty đ ã có hơn 29 mặt hàng đã được Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm (Bộ Y Tế) cấp phép sản xuất và lưu thông trên toàn lãnh thổ Việt Nam và có tất cả 37 nhãn hiệu hàng hóa do Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát sản xuất đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ. Việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp đối với các nhãn hi...


Similar Free PDFs