TIỂU LUẬN ÁN LỆ - Lecture notes 1 PDF

Title TIỂU LUẬN ÁN LỆ - Lecture notes 1
Author Seo Park Kang
Course Kinh tế vi mô
Institution Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên
Pages 16
File Size 241.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 123
Total Views 549

Summary

LỜI MỞ ĐẦUKhi nghiên cứu, tìm hiểu về những khái niệm của án lệ trong lịch sử pháp luật Việt Nam, người ta hầu như không thể tìm thấy bất cứ án lệ nào được sử dụng trong lịch sử pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến. Đến thời kỳ thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại nước ta từ năm 1958 đến năm 1945, án lệ...


Description

LỜI MỞ ĐẦU Khi nghiên cứu, tìm hiểu về những khái niệm của án lệ trong lịch sử pháp luật Việt Nam, người ta hầu như không thể tìm thấy bất cứ án lệ nào được sử dụng trong lịch sử pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến. Đến thời kỳ thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại nước ta từ năm 1958 đến năm 1945, án lệ lại chủ yếu được sử dụng trong đào tạo, giảng dạy luật tại miền Nam Việt Nam. Bên cạnh đó, án lệ còn được áp dụng bởi hệ thống Tòa án của thực dân Pháp và Tòa án của chế độ Ngụy quyền ở miền Nam Việt Nam. Từ sau năm 1945, từ “án lệ” đã chính thức được đưa vào sử dụng trong các văn bản pháp luật, trên các tập san Luật học của chế độ nước ta. Tuy nhiên, từ sau năm 1975 đến trước năm 2006, khái niệm án lệ vẫn không được chấp nhận để sử dụng chính thức trong các trang sách, báo pháp lý mà chỉ được bàn luận và mang tính chất nghiên cứu học thuật. Đến nay, mặc dù “pháp luật Việt Nam quy định về cơ sở pháp lý cho hoạt động áp dụng án lệ của Tòa án một cách rõ ràng không chỉ trong Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP mà còn quy định trong các lĩnh vực pháp luật nội dung lẫn pháp luật hình thức (tố tụng). Cụ thể tại khoản 2 Điều 8 quy định: “Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau” 1. Thế nhưng, hoạt động áp dụng án lệ tại Việt Nam nhìn chung vẫn còn khá mới mẻ và chưa xuất hiện nhiều khi tính đến ngày 15 tháng 04 năm 2021, chỉ có 43 án lệ đã được công bố áp dụng tại Việt Nam. Nhận thức được điều này, em đã quyết định thực hiện bài tiểu luận “án lệ và việc áp dụng án lệ tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới” nhằm tìm hiểu thêm kiến thức về án lệ tại Việt Nam, đồng thời nghiên cứu, phân tích việc áp dụng án lệ của một số quốc gia khác trên thế giới từ đó có một cái nhìn đa chiều, sâu rộng về việc áp dụng án lệ, nhìn ra được điểm mạnh và những điểm cần khắc phục khi áp dụng án lệ tại Việt Nam. Vì đây là lần thứ hai viết tiểu luận, cũng như là lần đầu tìm hiểu, nghiên cứu về chủ đề này nên em không thể tránh khỏi những sai sót. Em mong rằng sẽ được cô bỏ qua và cho em những nhận xét để em có thể hoàn thiện bài làm của mình một cách hoàn chỉnh nhất ạ. I. TỔNG QUÁT VỀ ÁN LỆ: 1. Khái niệm án lệ: Theo hệ thống pháp luật Common Law, Án lệ là những phán quyết đã được tuyên bố của tòa án mang giá trị quyền uy, bởi lẽ nó được quyết định bởi thẩm phán và có tính thực tiễn cao. Án lệ không phải là quy phạm pháp luật và cũng không phải là nguồn của pháp luật dân sự nhưng án lệ giải quyết những câu hỏi về pháp luật, từ đó án lệ đóng vai trò quan trọng, là cơ sở 1 Đỗỗ Thanh Trung, “Hoạ t độ ng áp dụ ng án lệ tạ i Tòa án: Mộ t sỗố bấốt cậ p và hướ ng hoàn thiện”, Tạ p chí Tòa án Nhấn dấn Điện tử

để thẩm phán giải quyết các vụ việc xảy ra sau đó. Nói cách khác, các thẩm phán có thể dựa vào những án lệ trước đây để đưa ra lí do, cũng như lập luận cho quyết định của mình trong các vụ việc mà mình đang xét xử. Án lệ được hình thành bằng con đường tòa án, thông qua hoạt động xét xử của các vụ án của các thẩm phán ở những tòa án nhất định. Theo hệ thống pháp luật Civil Law, cụ thể là theo một số quốc gia dưới đây, án lệ lại được hiểu như sau: - Ở Pháp: khái niệm án lệ ở đất nước này chưa có sự thống nhất nào giữa các học giả và cũng chưa được đề cập chính thức trong văn bản pháp luật cụ thể nên án lệ có thể được hiểu như là một giải pháp pháp luật do tòa án tạo ra để giải đáp những câu hỏi về pháp luật; án lệ không được coi là nguồn luật, nó chỉ là một dạng tập quán đặc biệt, phát triển liên tục và hình thành bằng các hoạt động tích cực của thẩm phán. Tuy chưa phải là một nguồn luật chính thúc, án lệ vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra các quyết định của tòa án, vì nó là cốt lõi để giải thích pháp luật một cách minh bạch và thống nhất. - Ở Nhật: án lệ đã được tuyên bố theo một cách gián tiếp về sự tồn tại của nó như một nguồn luật chính thức. - Ở Việt Nam: khái niệm án lệ đã được quy định một cách rõ ràng, minh bạch và chính thống trong các văn bản pháp luật “án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áo dụng trong xét xử”. Với những nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (hệ thống pháp luật Dân sự - Civil Law), tiêu biểu như các nước Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản,… án lệ được xem như một cách để giải thích pháp luật. Những bản án này không được xem là luật cũng không mang tính ràng buộc pháp lý nhưng tòa cấp dưới phải tham khảo, nếu không nguy cơ bị tòa cấp trên sửa án rất cao. Trong pháp luật nói chung, án lệ là một vụ việc đã được xét xử hoặc quyết định của toà án và được xem như sự cung cấp các quy định hoặc quyền lực cho quyết định của một vụ việc giống hoặc tương tự xảy ra trong tương lai, hoặc cho một vấn đề tương tự của pháp luật, hoặc khi nếu các sự kiện là khác nhau thì nguyên tắc, điều lệ chi phối vụ việc đầu tiên có thể được áp dụng cho các sự kiện không quá khác biệt. Một cách tổng quát, án lệ có những đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm cơ bản sau:2 - Đặc điểm của án lệ: 2 D ương Bích Ng ọc, Nguyễỗn Thị Thúy, “Vấốn đễề áp dụ ng án lệ ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học 5.

+ Án lệ do thẩm phán tạo ra theo những thủ tục nhất định nhằm giải quyết các vụ việc cụ thể. + Án lệ là khuôn mẫu cho các vụ việc có tính chất tương tự và được áp dụng nhiều lần cho các vụ việc xảy ra trong tương lai + Án lệ có tính bắt buộc đối với các vụ án tương tự. - Ưu điểm của án lệ: + Tạo ra sự thống nhất trong công tác xét xử giữa các cấp tòa án. + Làm cho pháp luật ngày càng dễ hiểu, gắn liền với thực tiễn. + Bổ sung cho sự thiếu hụt của luật thành văn. + Giúp pháp luật ngày càng dễ hiểu, gắn liền với thực tiễn đời sống. + Góp phần nâng cao trình độ của các thẩm phán, luật sư… bởi lẽ họ phải tìm hiểu rất nhiều về án lệ để có thể đáp ứng được các yêu cầu của việc xét xử và tranh tụng. - Nhược điểm của án lệ: + Pháp luật thành văn sẽ không được hoàn thiện nếu quá lệ thuộc vào án lệ. + Khối lượng án lệ lớn gây nhiều khó khăn khi tìm hiểu. 2. Điều kiện để một bản án trở thành án lệ: Không phải bất kì một bản án nào cũng có thể được coi một là án lệ. Theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, một bản án được xem là án lệ cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây: 2.1. Sự biến pháp lý hoặc quan hệ tranh chấp chưa được pháp luật quy định trong thực tế: Khi quan hệ phát sinh tranh chấp hoặc sự biến pháp lý đã rõ, đã được pháp luật quy định, Thẩm phán có thể áp dụng những điều luật đã có sẵn để đưa ra phán quyết thì những bản án trong các vụ án này không tạo ra án lệ và không được coi là án lệ. Trong trường hợp các quan hệ phát sinh tranh chấp hoặc sự biến pháp lý mặc dù được pháp luật quy định nhưng chưa rõ ràng, cụ thể hoặc chưa được pháp luật hình sự, dân sự,… quy định, đòi hỏi Thẩm phán thụ lý vụ án phải cân nhắc trong việc áp dụng pháp luật vào các sự kiện thực tế để giải quyết, vì vậy khi xét xử, Thẩm phán phải tìm ra câu trả lời đối với vấn đề pháp luật đặt ra trong vụ án, điều này chứng tỏ Thẩm phán đã sáng tạo ra pháp luật và cũng đồng nghĩa với việc phán quyết của Thẩm phán trong vụ việc cụ thể này đã tạo ra một án lệ (một tiền lệ pháp) cho các vụ việc trong tương lai có thể được áp dụng và thực hiện phán quyết. 2.2. Thẩm phán thụ lý vụ án phải sáng tạo ra pháp luật khi xét xử: Đối với vụ án có các tranh chấp nhưng chưa được pháp luật quy định hoặc có nhưng chưa rõ ràng, thì Thẩm pháp phải thể hiện thái độ và quan điểm của mình về các vấn đề pháp luật

được đặt ra. Nếu không có bất kì quan điểm và đường lối giải quyết nào được đưa ra thì bản án đó không thể trở thành án lệ (vì án lệ được hiểu là một đường lối xét xử). Quan điểm và thái độ của Thẩm phán đối với vấn đề pháp lý mới nảy sinh trong vụ án sẽ được chấp nhận chỉ khi Thẩm phán đưa ra trong một án lệ những cách giải quyết có tính hợp lý cũng như lập luận hợp lý. Hiện nay, các lý luận về lập luận hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng nhằm góp phần tạo ra án lệ, không những phổ biến ở trong hệ thống pháp luật các nước thuộc hệ thống thông luật, mà nó còn ảnh hưởng đến các án lệ của Tòa án Châu Âu khi xét xử về những lĩnh vực của pháp luật thuộc phạm vi của Liên minh Châu Âu (EU). 2.3. Phải xuất phát từ một tranh chấp hoặc một sự biến pháp lý cụ thể: Án lệ được tạo ra trong bối cảnh xảy ra một tranh chấp hoặc một sự biến pháp lý xác định mà chưa được pháp luật quy định hoặc có nhưng chưa rõ ràng, cụ thể. Đối với trường hợp đã có quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh tranh chấp nhưng chưa rõ ràng, thì án lệ được tạo ra nhằm giải thích và hướng dẫn áp dụng các quy định pháp luật để đưa ra phán quyết Còn trong trường hợp pháp luật không quy định, không có quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh tranh chấp, có nghĩa là các nhà làm luật không thể dự đoán hết các tình huống, sự việc, vụ án có thể xảy ra trong cuộc sống thực tiễn, Thẩm phán đứng trước nhiệm vụ phải đưa ra phán quyết trong tranh chấp giữa các bên bằng cách thể hiện thái độ và quan điểm của mình về các vấn đề pháp luật được đặt ra, với cách này Thẩm phán đã tạo ra luật trong một trường hợp cụ thể. Các Thẩm phán trong hệ thống Thông luật không coi công việc của mình đơn thuần là việc áp dụng pháp luật để xét xử mà họ còn có chức năng sáng tạo ra pháp luật (qua các án lệ) nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật. Từ những phân tích nêu trên, có thể nói rằng án lệ trên do Thẩm phán tạo ra luôn dựa trên các cơ sở của vụ kiện cụ thể, và khi nó được coi là một án lệ thì có thể áp dụng cho các vụ việc trong tương lai có những tình huống tương tự hoặc khác biệt chút ít. Khi đó, những nội dung của án lệ sẽ được các Thẩm phán viện dẫn, nhắc lại nhằm đưa ra lập luận hợp lý của họ. 3. Phân loại án lệ: 3.1. Theo vai trò: -

Án lệ bắt buộc (án lệ ràng buộc): là loại án lệ mà Thẩm phán luôn phải tuân theo khi xét xử những vụ án tương tự. Trong trường hợp có tình tiết tương tự nhau giữa hai vụ án hoặc tòa án đang xét xử, bắt buộc phải tuân theo quyết định của một tòa án cấp cao hơn trong cùng hệ thống.

-

Án lệ tham khảo (án lệ thuyết phục): là án lệ có thể được áp dụng hoặc từ chối áp dụng, do không có tính chất ràng buộc khi xét xử và nội dung lí luận chỉ mang tính chất tham khảo khi tòa án ra quyết định. Án lệ tham khảo chiếm đa số số lượng án lệ của nước ta.

3.2. Theo chức năng: -

Án lệ quy phạm: là loại án lệ cơ bản, gắn với chức năng sáng tạo của pháp luật. Nó được sử dụng nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý bằng cách thiết lập ra các quy phạm pháp luật mới nếu vấn đề đó chưa có điều luật quy định. Đây là loại án lệ bắt buộc.

-

Án lệ giải thích: là loại án lệ giúp cho tòa án có thể làm rõ nội dung, ý nghĩa các điều khoản của văn bản vi phạm pháp luật, thông qua những lập luận được nêu trong bản án nhằm giải thích rõ một quy định của điều luật chưa cụ thể, hoặc vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau.

II. VIỆC ÁP DỤNG ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM: 1. Án lệ tại Việt Nam được hình thành như thế nào? Tại Việt Nam, án lệ là một thuật ngữ pháp lý cũ trong khái niệm nhưng lại mới trong cách thực thi và áp dụng. Bởi lẽ, sự tồn tại của án lệ gắn liền với dòng lịch sử thăng trầm của đất nước ta, không liền mạch mà đứt đoạn. Qua nghiên cứu cho thấy, án lệ đã từng được thừa nhận đưa vào áp dụng tại Việt Nam trong một vài giai đoạn lịch sử nhất định nhưng sau đó thì lại không được đề cập trong bất cứ văn bản pháp luật nào nữa. Mãi đến năm 2015, án lệ mới được quay trở lại với tư cách là 1 nguồn luật chính thức. Tuy nhiên, do án lệ vẫn còn tương đối khá mới mẻ trong tư duy của một bộ phận không nhỏ những người hành nghề luật của Việt Nam, vậy nên không thể không tránh được sự lúng túng trong quá trình lựa chọn, công bố, áp dụng và viện dẫn án lệ. Việt Nam là quốc gia thuộc hệ thống dân luật nên văn bản quy phạm pháp luật là nguồn cơ bản và quan trọng trong việc điều chỉnh mọi hoạt động của các chủ thể trong xã hội trong đó có cơ quan nhà nước nói chung và hoạt động xét xử của tòa án nói riêng. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP thì án lệ được công bố chỉ cần có đủ những nội dung sau: a) Tên của vụ việc được Tòa án giải quyết; b) Số bản án, quyết định của Tòa án có chứa đựng án lệ; c) Từ khóa về những vấn đề pháp lý được giải quyết trong án lệ; d) Các tình tiết trong vụ án và phán quyết của Tòa án có liên quan đến án lệ; e) Vấn đề pháp lý có giá trị hướng dẫn xét xử được giải quyết trong án lệ. Nói cách khác để được công bố án lệ chỉ cần đáp ứng đủ những nội dung nêu trên, còn việc trình bày những nội dung đó theo trật tự như thế nào thì vẫn chưa có quyết định nào quy định

cụ thể. Vì vậy, về mặt hình thức, cấu trúc của các án lệ khi được công bố có thể sẽ không thống nhất với nhau. Như vậy, so với các bản án thông thường, các án lệ ở Việt Nam có sự khác biệt về cấu trúc. Bên cạnh đó, tất cả những bản án, quyết định của Tòa án tối cao và tất cả các bản án, quyết định của các tòa án cấp dưới đều có thể trở thành án lệ. Những bản án, quyết định được lựa chọn trở thành một án lệ sẽ được phân tích, biên tập lại một cách kỹ lưỡng trước khi thực hiện việc công bố. Vì vậy, cấu trúc của án lệ sẽ không tương đồng với cấu trúc của bản án nói chung và bản án, quyết định của Tòa án tối cao nói riêng. 2. Án lệ trong thời kỳ phong kiến (khoảng thế kỷ X – XIX): Pháp luật phong kiến Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật, đặc biệt là các luật thành văn, gồm có: Bộ luật Hình thư thời Lý, được ban hành vào năm 1042; Bộ luật Hình luật thời Trần được ban hành dưới triều vua Dụ Tông vào năm 1341; đến thời Hậu Lê có thể nói đây chính là đỉnh cao của lịch sử lập pháp nước ta, đặc biệt là ở đời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), nhiều luật lệ đã được ban hành như: Luật thư, Quốc triều luật lệnh, Hồng Đức thiện chính thư, Quốc triều thư kế thể thức (1468 – 1471),… Dưới triều Nguyễn hoạt động lập pháp cũng khá là phong phú, trong đó thành tựu phải nhắc đến bao gồm Luật Gia Long hay "Hoàng Việt luật lệ". Như vậy, có thể nói rằng án lệ chưa được áp dụng trong thời kỳ phong kiến của nước ta, mà chỉ được thể hiện qua luật thành văn. Việc không thừa nhận án lệ trong pháp luật phong kiến cũng có thể được tìm thấy trong các quy định của pháp luật. Ví dụ như trong Điều 685 Bộ luật Hồng Đức “Những chế sắc (của vua) luận tội gì, chỉ là xét xử nhất thời chứ không phải là sắc lệnh vĩnh viễn, thì không được viện dẫn sắc lệnh ấy mà xử đoán việc sau. Nếu ai viện ra xét xử không đúng thì khép vào tội cố ý làm sai luật”. Án lệ được tạo ra thông qua các phán quyết của nhà vua khi giải quyết bất cứ vụ việc cụ thể nào nhưng nó chỉ được áp dụng khi và chỉ khi được pháp luật hoá thành các quy định của pháp luật thành văn. 3. Án lệ trong thời kỳ Pháp thuộc (1958-1945): Thời kỳ này ở Việt Nam bao gồm 2 hệ thống pháp luật tồn tại song song với nhau: hệ thống pháp luật phong kiến triều Nguyễn và hệ thống pháp luật thuộc địa của thực dân Pháp. Hai hệ thống pháp luật này khá phức tạp về nguồn luật, phạm vi cũng như về đối tượng áp dụng. Trong đó, có 3 bộ luật quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội bao gồm Bộ luật dân sự Nam Kỳ giản yếu 1883, Bộ luật Bắc Kỳ 1931 và Bộ Dân luật Trung Kỳ 1936. Lúc bấy giờ, các văn bản pháp luật thành văn chưa đủ khả năng để điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội khi mối quan hệ xã hội khá phức tạp, vì vậy, khi xét xử các thẩm phán cũng cần đến các án lệ. Điều 4 Bộ luật Dân sự Nam Kỳ giản yếu 1883 quy định rằng: “Thẩm phán nào từ chối việc phán xét vì lý do luật không quy định vấn đề hay luật tối nghĩa hoặc bất túc sẽ bị truy tố về tội bất khẳng thụ lý”.

4. Án lệ trong giai đoạn sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi thống nhất đất nước: Ở miền Bắc, vào thời điểm này, chính quyền vẫn không thừa nhận án lệ là nguồn của pháp luật, tuy nhiên trong thực tiễn xét xử thì TAND tối cao đã tổng kết những bản án điển hình, từ đó hình thành các tài liệu nhằm hướng dẫn thẩm phán áp dụng pháp luật thống nhất. Ở miền Nam, sau khi thực dân Pháp rút quân hoàn toàn ra khỏi Việt Nam thì đế quốc Mỹ đã thiết lập “chế độ ngụy Sài Gòn”. Án lệ trong giai đoạn ấy được sử dụng rộng rãi nhất bên cách pháp luật thành văn. Các bản án được đăng tải trong báo pháp luật và tập san pháp lý do Bộ Tư pháp xuất bản, trong đó không thể không kể đến một công trình rất đồ sộ là “án lệ vựng tập” do thẩm phán Trần Đại Khâm nghiên cứu. 5. Án lệ trong giai đoạn sau khi thống nhất đất nước năm 1975: Kể từ năm 2004, bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu trong việc thừa nhận án lệ tại Việt Nam khi Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) đã chọn lọc và công bố các Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, với tư cách là một thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam cần phải tuân thủ các nguyên tắc về tính minh bạch hoá, trong đó yêu cầu các toà án phải công bố công khai rõ ràng, minh bạch các bản án của mình. Theo nghị quyết số 48/NQ-TƯ ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020 đã đưa ra quyết định: “Nghiên cứu về khả năng khai thác và sử dụng án lệ”. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 49/NQ-TW ban hành ngày 02/06/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị đã đề ra mục tiêu thiết lập và hoàn thiện các bước hoạt động của Toà án nhân dân là "TANDTC có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm”. Để thực hiện sự chỉ đạo của các Nghị quyết Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 74/QĐ – TANDTC ngày 31/10/2012 về việc phê duyệt đề án "Phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao”, theo đó đưa ra các mục tiêu, quan điểm, định hướng và các giải pháp nhằm mục đích giúp án lệ trở nên phát triển ở nước ta. Không những thế, Hội đồng thẩm phán TANDTC còn ban hành Nghị quyết số 03/NQHĐTPTANDTC ngày 28/10/2015 về các quy trình công bố, lựa chọn và sử dụng án lệ (Nghị quyết số 03/NQHĐTPTANDTC). Bộ luật TTDS sửa đổi, bổ sung năm 2015, các Điều 262, khoản 2, điểm b; Điều 308 khoản 4 đã chính thức công nhận án lệ chính là "căn cứ” bên cạnh pháp luật thành văn, tập quán, tương tự như là pháp luật thành văn để Tòa án phân tích và đánh giá...Như vậy, án lệ đã trở thành một nguồn trong thực tiễn có thể được đưa vào hoạt động xét xử của Toà án ở nước ta.

Với mục đích khắc phục sự thiếu hụt và thiếu thực tiễn của văn bản pháp luật thành văn, nhà làm luật cũng đưa ra những cách giải quyết nhất định như áp dụng tương tự quy định pháp luật hoặc áp dụng tập quán pháp. Cả hai cách giải quyết này đều có thể dẫn đến việc tạo ra một án lệ, nhưng để có thể giải quyết vụ việc bằng những cách này đòi hỏi thẩm phán phải là người có nhiều kinh nghiệm và có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực khoa học pháp lý. Trong lịch sử pháp luật của Việt Nam thì án lệ đã tồn tại và giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật nói riêng cũng như trong đời sống xã hội nói chung. 6. Các điều kiện áp dụng án lệ ở Việt Nam: Ngày 28/10/2015, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 15/NQ-HĐTP về các quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/12/2015. Một số nội dung được lưu ý như sau: - Thứ nhất, án lệ được công bố phải bao gồm những nội dung sau: + Tên của vụ việc được Toà án giải quyết. + Số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ. + Từ khoá về những vấn đề pháp lý được giải quyết trong án lệ. Các tình tiết trong vụ án và phán quyết của Toà án có liên quan đến án lệ. + Vấn đề pháp lý có giá trị hướng dẫn xét xử được giải quyết trong án lệ. + Án lệ được đăng trên Tạp chí TAND, Cổng thông tin điện tử TANDTC; được gửi cho các Toà án và được đưa vào Tuyển tập án lệ xuất bản theo định kỳ 12 tháng. - Thứ hai, nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử: + Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc được ghi trong quyết định công bố án lệ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao. + Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau. + Trường hợp do có sự thay đổi của Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ mà án lệ không còn phù hợp thì Thẩm phá...


Similar Free PDFs