Tiểu luận cạnh tranh - độc quyền PDF

Title Tiểu luận cạnh tranh - độc quyền
Author Duong Thuy
Course Logic hoc
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 18
File Size 153.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 4
Total Views 147

Summary

Download Tiểu luận cạnh tranh - độc quyền PDF


Description

TIỂU LUẬN Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin Đề tài: Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường

1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU Bất kì lĩnh vực nào cũng tồn tại sự cạnh tranh. Không có cạnh tranh sẽ không có sinh tồn và phát triển. Hiển nhiên, cạnh tranh cũng là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Trong công cuộc chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam phải chấp nhận những quy luật của nền kinh tế thị trường, trong đó có quy luật cạnh tranh. Thời gian gần đây, các hoạt động cạnh tranh của các thành phần kinh tế ở Việt Nam đã và đang dần trở nên quyết liệt và căng thẳng. Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam đã thực hiện tốt công tác hội nhập tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, huy động nguồn vốn từ nước ngoài đem lại nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, một trong số đó là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn yếu kém. Độc quyền là sự chi phối và khống chế thị trường của một hay nhiều công ty, tổ chức kinh tế…về một loại sản phẩm trên một đoạn thị trường nhất định. Nguyên nhân dẫn tới độc quyền thường do cạnh tranh không lành mạnh đem lại. Độc quyền sẽ làm hạn chế rất nhiều đối với cạnh tranh và phát triển kinh tế. Để xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền hiệu quả đang là vấn đề quan trọng được đặt ra cho Việt Nam. Thực trạng cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường ở nước ta như thế nào? Chúng ta cần làm gì để duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền? Đó là những vấn đề mà em sẽ đi sâu vào nghiên cứu trong tiểu luận: Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường sau đây.

2

PHẦN 2: CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN 1. Cạnh tranh 1.1 Thế nào là cạnh tranh? Cạnh tranh phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Cạnh tranh được định nghĩa tùy thuộc vào nhiều góc độ khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế xã hội. Theo Samuelson: Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng. Theo Mác “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường, thể hiện năng lực phát triển của nền kinh tế thị trường và sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Hiểu theo một nghĩa chung nhất, cạnh tranh là sự ganh đua nhau giữa các doanh nghiệp trong việc giành một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường hướng đến mục tiêu kinh doanh cụ thể như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần... Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh, các tín hiệu giá cả, lợi nhuận tạo ra sự kích thích để doanh nghiệp chuyển nguồn lực từ nơi sản xuất kém hiệu quả đến nơi hiệu quả hơn hay chính là từ nơi tạo ra giá trị thấp hơn sang nơi tạo ra giá trị cao hơn. Cạnh tranh có thể được xem là quá trình tích luỹ về lượng để thực hiện các bước nhảy thay đổi về chất. Mỗi bước nhảy thay đổi về chất là mỗi nấc thang của xã hội, làm cho xã hội phát triển đi lên, tốt đẹp hơn. Quá trình duy trì sức cạnh tranh của doanh nghiệp là một quá trình lâu 3

dài. Bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh. Đây là một điều tất yếu và là đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường. Nếu như lợi nhuận là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cạnh tranh buộc họ phải tiến hành một cách có hiệu quả nhất. Ở Việt Nam, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, cạnh tranh được thừa nhận là một quy luật kinh tế khách quan và được coi như là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức điều hành kinh doanh trong từng doanh nghiệp. 1.2 Nguyên nhân xuất hiện cạnh tranh Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá bao gồm các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Nền kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá, mà ở đó mọi yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất đều được qui định bởi thị trường. Sự trao đổi hàng hoá phát triển rất sớm trong lịch sử loài người, nhưng chỉ đến khi xuất hiện trao đổi thông qua vật ngang giá là tiền tệ cạnh tranh mới xuất hiện. Khi nghiên cứu sâu về nền sản xuất TBCN và cạnh tranh TBCN, Mác đã phát hiện ra quy luật cơ bản của sự cạnh tranh là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận, qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên sự chênh lệch giữa giá trị và chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hoá dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh vẫn là điều kiện, yếu tố kích thích kinh doanh, thúc đẩy sản xuất và sự phát triển của xã hội nói chung. Ngoài tác động chính đến từ quy luật kinh tế thị trường, sự phát triển của lực lượng sản xuất, những thành tựu về khoa học kĩ thuật, sự phát triển của hệ 4

thống tín dụng,… cũng đóng vai trò không nhỏ trong quá trình hình thành sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. 1.3 Tác động của cạnh tranh trong kinh tế thị trường 1.3.1 Đối với doanh nghiệp Cạnh tranh là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh nghiệp không thể tránh khỏi và phải tìm mọi cách để tồn tại, vươn lên và chiếm ưu thế. Cạnh tranh tạo sức ép khiến cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Cạnh tranh buộc các chủ thể kinh doanh luôn luôn quan tâm đến việc cải tiến công nghệ, trang bị sản xuất và phương thức quản lí nhằm đem đến những mẫu mã đa dạng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong cạnh tranh tất yếu sẽ có doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh nhờ làm ăn hiệu quả, đồng thời có doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thậm chí bị phá sản bởi không tìm ra được hướng đi phù hợp. 1.3.2 Đối với người tiêu dùng Nhờ có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, người tiêu dùng nhận được các dich vụ ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Với mục tiêu thu hút được nhiều khách hàng, đem lại lợi nhuận tối đa, các nhà sản xuất phải chứng minh cho người tiêu dùng thấy được đó chính là sự lựa chọn tối ưu nhất bằng cách hạ giá thành, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm,… Vì vậy, hàng hoá sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày càng đẹp và phong phú hơn, và đáp ứng tốt những yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội. Cùng với sự nâng cao của chất lượng dịch vụ, chi phí mà người tiêu dùng cần bỏ ra ngày càng thấp hơn. Người tiêu dùng có thể dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp với túi tiền và sở thích của mình. Cạnh tranh làm quyền lợi của người tiêu dùng được tôn trọng và quan tâm tới nhiều hơn.

5

1.3.3 Đối với nền kinh tế xã hội Cạnh tranh điều tiết cung, cầu hàng hoá trên thị trường, thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Khi lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng lên kích thích các doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, làm tăng thêm vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất của toàn xã hội. Đứng ở góc độ lợi ích xã hội, cạnh tranh là một hình thức mà Nhà nước sử dụng để chống độc quyền, tạo cơ hội để người tiêu dùng có thể lựa chọn được những sản phẩm có chất lượng tốt, giá rẻ. Cạnh tranh cũng giúp phân bổ lại nguồn lực của xã hội một cách hiệu quả nhất, đem lại lợi ích cho xã hội cao hơn. Nếu cứ để cho các doanh nghiệp kém hiệu quả sử dụng các loại nguồn lực thì sẽ lãng phí nguồn lực xã hội trong khi hiệu quả đem lại không cao, chi phí cho sản xuất và giá trị hàng hoá tăng lên không cần thiết. Như vậy, sự phá sản của các doanh nghiệp không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực. Muốn có hiệu quả sản xuất của xã hội cao chúng ta phải chấp nhận sự phá sản của những doanh nghiệp yếu kém. Sự phá sản này không phải là sự huỷ diệt hoàn toàn mà là sự huỷ diệt sáng tạo. Như vậy cạnh tranh là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cách hợp lý giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển. 2. Độc quyền 2.1 Thế nào là độc quyền? Một thị trường được xem là độc quyền khi chỉ có một nhà cung ứng. Độc quyền trong kinh doanh là việc một doanh nghiệp hay một tập đoàn kinh tế, chính trị, xã hội nhất định khống chế thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. 6

Độc quyền hoặc khống chế thị trường là mơ ước của hầu hết các nhà doanh nghiệp. Tất cả các nhà doanh nghiệp đều ước muốn tồn tại và phát triển mà không phải đương đầu với cạnh tranh từ những doanh nghiệp khác. Hai điều kiện thể hiện sự độc quyền của một ngành là: - Những đối thủ cạnh tranh không thể gia nhập ngành. - Không có những sản phẩm thay thế tương tự. Khi không có sự can thiệp của chính phủ, một doanh nghiệp độc quyền được tự do định giá và thường sẽ lựa chọn mức giá đem lại lợi nhuận lớn nhất có thể. Độc quyền không nhất thiết làm cho một doanh nghiệp thu lời nhiều hơn những doanh nghiệp đang đối mặt với cạnh tranh. Nhưng nếu như độc quyền thực sự đem lại nhiều lợi ích hơn những thị trường cạnh tranh, những doanh nghiệp khác sẽ lấn sân vào thị trường đó để tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn. Khi đạt đến một lượng doanh nghiệp nhất định, sự cạnh tranh sẽ đẩy giá xuống thấp và loại bỏ sức mạnh của độc quyền. 2.2 Nguyên nhân xuất hiện độc quyền 2.2.1 Quyền sở hữu một nguồn tài nguyên chính Một công ty có quyền kiểm soát độc quyền hoặc quyền sở hữu tài nguyên chính có thể hạn chế quyền sử dụng tài nguyên đó và thiết lập độc quyền. Tính khả dụng hạn chế của tài nguyên sẽ khiến người bán mới không thể tham gia thị trường. Mặc dù yếu tố này rất quan trọng trong lý thuyết kinh tế, nhưng sự độc quyền hiếm khi xuất hiện vì lý do này trong thực tế nữa. Chủ yếu là vì hầu hết các tài nguyên có sẵn ở các khu vực khác nhau trên toàn cầu. Một ví dụ về sự độc quyền phát sinh do sự sở hữu một nguồn tài nguyên quan trọng là thị trường kim cương trong thế kỷ XX. Trong giai đoạn này, 7

công ty De Beers đã kiểm soát hiệu quả hầu hết các mỏ kim cương trên thế giới, thông qua quyền sở hữu trực tiếp hoặc thỏa thuận độc quyền. Do đó, De Beers chiếm ưu thế vượt trội trên thị trường và ảnh hưởng đến giá thị trường theo ý muốn. 2.2.2 Quy định của chính phủ Chính phủ có thể hạn chế sự thâm nhập thị trường bằng luật (ví dụ: thông qua bằng sáng chế hoặc luật bản quyền), điều này có thể dẫn đến độc quyền. Chính phủ thường làm điều này để phục vụ lợi ích công đồng, bởi các quy định này thúc đẩy đổi mới cũng như nghiên cứu và phát triển (R & D). Có nghĩa là các công ty có thể được khen thưởng bởi những nỗ lực R & D bằng cách giành quyền thế độc quyền để bán sản phẩm của họ. Nếu không có hình thức bảo vệ này, các công ty sẽ chờ đối thủ của mình thực hiện nghiên cứu và sao chép sản phẩm của họ khi chúng có mặt trên thị trường. Tuy nhiên, điều này sẽ xóa bỏ tất cả sự đổi mới và nghiên cứu. Một số ví dụ nổi bật về các độc quyền do chính phủ quy định có thể được tìm thấy trong ngành dược phẩm. Thường phải mất hơn một thập kỷ để các công ty phát triển những loại thuốc mới. Tuy nhiên, nếu họ thành công, các công ty có thể xin cấp bằng sáng chế và trở thành người bán duy nhất loại thuốc mới trong một khoảng thời gian nhất định. Sự độc quyền này cho phép họ kiếm đủ lợi nhuận để bù đắp cho chi phí R & D đã bỏ ra. 2.2.3 Tính kinh tế theo quy mô Trong một số ngành, một công ty duy nhất có thể cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ với chi phí thấp hơn so với hai hoặc nhiều công ty. Nó được gọi là độc quyền tự nhiên (phát sinh mà không có sự can thiệp của chính phủ). Sự độc quyền tự nhiên có thể phát sinh trong các ngành công nghiệp nơi các 8

doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí cố định cao nhưng có thể nhận ra quy mô kinh tế đáng kể so với phạm vi đầu ra. Những trường hợp đó dẫn đến tổng chi phí trung bình giảm trong khi sản lượng tăng lên, gây khó khăn cho các công ty mới gia nhập thị trường. Thị trường điện là một ví dụ phổ biến của độc quyền tự nhiên. Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng để cung cấp điện cho một thành phố là vô cùng cao. Vì vậy, thị trường có rào cản gia nhập cao. Tuy nhiên, việc kết nối một ngôi nhà bổ sung với lưới điện tương đối rẻ khi cơ sở hạ tầng được đưa ra. Kết quả là, một công ty duy nhất có thể cung cấp cho cả một thành phố với chi phí thấp hơn hai hoặc nhiều công ty cạnh tranh. 2.3 Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường 2.3.1 Tác động tích cực Một sự độc quyền tự nhiên, như hệ thống nước và nước thải, có thể ngăn chặn sự trùng lặp của cơ sở hạ tầng và do đó giảm chi phí tiềm năng cho người tiêu dùng. Độc quyền tự nhiên được điều hành bởi các tổ chức phi lợi nhuận và chính quyền địa phương có thể đủ khả năng để giữ giá đủ thấp để cung cấp dịch vụ cho phần lớn cộng đồng. 2.3.2 Tác động tiêu cực Khi độc quyền thuộc sở hữu tư nhân của các tổ chức vì lợi nhuận, giá có thể trở nên cao hơn đáng kể so với trong một thị trường cạnh tranh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của người tiêu dùng.. Do giá cao hơn, ít người tiêu dùng có thể mua hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc chỉ có thể mua với số lượng rất ít ỏi.

9

Trong một số trường hợp nó cản trở sự phát triển khoa học kĩ thuật, làm chậm và lãng phí các nguồn lực xã hội. Sự phục vụ của người tiêu dùng nói riêng và cho xã hội nói chung kém hiệu quả hơn so với cạnh tranh tự do. Độc quyền thường làm cho xã hội luôn luôn ở tình trạng khan hiếm hàng hoá, sản xuất không đáp ứng được nhu cầu ảnh hưởng đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Độc quyền hình thành biểu hiện sự thất bại của thị trường. Để có sự cạnh tranh hoàn hảo, nhiều quốc gia đã coi chống độc quyền và tạo nên cạnh tranh hoàn hảo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà nước. Để tạo nên cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền trong kinh doanh thì cần phải có những điều kiện nhất định. II. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Thực trạng trên thế giới Cạnh tranh bao giờ cũng mang tính sống còn, gay gắt và nó còn gay gắt hơn khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Rất nhiều nước trên thế giới đã áp dụng quy luật cạnh tranh hiệu quả và đạt được nhiều thành tựu. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp của nhiều quốc gia khác nhau với những đặc điểm và lợi thế riêng đã tạo ra một sức ép cạnh tranh mạnh mẽ, không cho phép các doanh nghiệp hành động theo ý muốn của mình mà buộc doanh nghiệp phải quan tâm đến việc thúc đẩy khả năng cạnh tranh của mình theo hai xu hướng: + Tăng chất lượng của sản phẩm + Hạ chi phí sản xuất. Vì tầm quan trọng của các vấn đề cạnh tranh trong thương mại quốc tế, tại Hội nghị Singapore năm 1996, WTO đã quyết định thành lập Ban công tác 10

nghiên cứu mối tương tác giữa thương mại và chính sách cạnh tranh. Tuy nhiên, do quan điểm trái ngược nhau giữa Mỹ, Cộng đồng Châu Âu (EC) và các nước đang phát triển về xây dựng và phát triển pháp luật cạnh tranh, vấn đề cạnh tranh tạm thời bị đưa ra khỏi chương trình đàm phán của WTO. Mặt khác ở nhiều nước đang phát triển, nền kinh tế với khả năng cạnh tranh còn nhiều hạn chế vẫn chưa đem lại hiệu quả thuyết phục. Việt Nam, sau khi chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO ngày 11/1/2007, thì việc nghiên cứu các quy định của WTO về cạnh tranh cũng như các vụ tranh chấp liên quan là rất cần thiết, nhằm có thể vận dụng các quy định để bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam cũng như hoàn thiện pháp luật cạnh tranh quốc gia . 2. Thực trạng ở Việt Nam Hiện nay việc nhận thức về cạnh tranh và độc quyền kinh doanh ở nước ta chưa nhất quán, chưa nhận thấy vai trò quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế nên chưa có quan điểm dứt khoát. Nhà nước chưa có những qui định cụ thể, những cơ quan chuyên trách theo dõi giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền. Do đó mà thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam còn nhiều bất cập. 2.1 Cạnh tranh bất bình đẳng Các doanh nghiệp nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi như: ưu đãi về vốn đầu tư, thuế,… tập trung trong tay một lượng lớn các ngành nghề quan trọng: điện, nước, dầu lửa, giao thông vận tải…, còn các doanh nghiệp tư nhân không được coi trọng. Tình trạng duy trì ưu đãi các DN nhà nước và tài trợ cho các tập đoàn kinh doanh quốc doanh đầu tư vào các dự án không có hiệu quả kinh tế đã dẫn tới trong khi tỉ lệ tăng trưởng GDP của VN ở mức 7,08%

11

thì tỉ lệ tăng trưởng kinh tế tính trên vốn đầu tư của VN suy giảm khoảng 25% trong các năm gần đây. Các doanh nghiệp nước ngoài thì hoạt động theo quy chế riêng, không được ưu đãi từ nhà nước. Điều này gây thiệt hại lớn về kinh tế, bởi một số doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả, trông chờ vào nhà nước gây ra lãng phí nguồn lực xã hội, trong khi các công ty tư nhân hoạt động năng nổ và hiệu quả hơn. Ngoài ra do những qui định không hợp lí trong hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài gây nên sự e ngại về đầu tư vào nước ta của các công ty nước ngoài. 2.2 Cạnh tranh không lành mạnh Một số doanh nghiệp thông đồng câu kết với nhau nhằm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hội, loại bỏ các doanh nghiệp khác bằng cách ngăn cản không cho tham gia hoạt động kinh doanh, hạn chế việc mở rộng hoạt động, tẩy chay không cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ. Các doanh nghiệp thoả thuận với nhau phân chia thị trường làm sự lưu thông hàng hoá trên thị trường bị gián đoạn, thị trường trong nước bị chia cắt. Sự câu kết giữa các doanh nghiệp dẫn tới việc độc quyền một số mặt hàng trong một thời gian nhất định làm giá một số mặt hàng tăng cao. Ví dụ như thuốc tân dược giá đắt gấp 3 lần so với mặt hàng cùng loại ở nước ngoài, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, triệt tiêu động lực cạnh tranh. Hành vi lạm dụng ưu thế của doanh nghiệp để chi phối thị trường. Các công ty này dựa vào thế mạnh của mình, sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh để loại trừ đối thủ cạnh tranh, thao túng thị trường. Sự lạm dụng ưu thế của doanh nghiệp dẫn đến việc áp dụng các điều kiện trong sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp yếu hơn và chi phối họ. Hơn nữa 12

việc còn hạn chế khả năng lựa chọn của người tiêu dùng, khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên tham gia kinh doanh trong các lĩnh vực khác. Hiện nay nước ta chưa có khung pháp lí hoàn chỉnh cho cạnh tranh nên việc xác định, xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là khó khăn. Điều đó tạo điều kiện cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày càng phát triển. Một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh như: Nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được tung ra thị trường. Các hình thức quảng cáo gian dối, thổi phồng ưu điểm của hàng hoá mình làm giảm ưu điểm của các hàng hoá khác cùng loại, rồi đưa ra những mức giá cao hơn so với mức giá thực tế của sản phẩm. Các hành vi thông đồng với cơ quan quản lý nhà nước để cản trở hoạt động của các đối thủ trong các ký kết hợp đồng, hối lộ các giao dịch kinh tế, lôi kéo lao động lành nghề, những chuyên gia giỏi của các doanh nghiệp Nhà nước một cách không chính đáng còn phổ biến trong nền kinh tế. 2.3 Độc quyền của một số công ty, tập đoàn Với ưu thế độc quyền, nhiều công ty đã định ra những sản phẩm mà họ sản xuất tạo ra sự bất bình đẳng giữa những người kinh doanh với nhau trên thị trường. Ví dụ: cùng một loại hàng hoá dịch vụ tổng công ty áp đặt nhiều giá khác nhau đối với từng loại khách hàng. Cạnh tranh trong nội bộ tổng công ty cũng bị hạn chế. Được sự bảo hộ của chính phủ, nhiều tổng công ty hoạt động trì trệ, ỷ lại gây tốn kém, lãng phí cho xã hội. Vấn đề là độc quyền hiện nay ở Việt Nam chủ yếu là độc quyền nhà nước, các công ty tư nhân chưa có khả năng và tiềm lực kinh tế để chiếm vị trí thống lĩnh hay độc quyền trong các ngành kinh tế chính. Bên cạnh đó, cùng với quá trình mở cửa thị trường thông qua việc ký kết và gia nhập các hiệp định thương mại song phương và đa phương, đã và sẽ xuất hiện các công ty đa quốc gia hoạt động 13

tại Việt Nam. Những công ty này, với sức mạnh kinh tế của mình, có khả năng tạo lập được vị thế độc quyền và các doanh nghiệp nội địa Việt Nam với tiềm lực hạn chế đang bị loại dần khỏi đời sống kinh tế. 2.4 Độc quyền tự nhiên Độc quyền tự nhiên tồn tại trong những ngành kết cấu hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn mà lợi nhuận đem lại chậm và không đáng kể. Trong những ngành kinh tế quan trọng, độc quyền cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiến lược phát triển kinh tế của đất nước như: Điện, nước, dầu khí. Các doanh nghiệp này kinh doanh theo mô hình khép kín theo chiều dọc vừa thực hiện các khâu đầu vừa th...


Similar Free PDFs