Tiểu luận CNXH - Tiểu luận Chủ nghĩa xã hội hoa học PDF

Title Tiểu luận CNXH - Tiểu luận Chủ nghĩa xã hội hoa học
Author Trang Đào
Course Chủ nghĩa xã hội khoa học
Institution Học viện Ngân hàng
Pages 13
File Size 259 KB
File Type PDF
Total Downloads 7
Total Views 174

Summary

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊHọc phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học (PLT09A)Đ Ề TÀI : LÀM RÕ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA GIA ĐÌNH THÔNGQUA LUẬN ĐIỂM “GIA ĐÌNH LÀ NƠI ĐỂ VỀ”.LIÊN HỆ VỚI VẤN ĐỀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAMHIỆN NAY.Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Lệ Thu Sinh viên thực hiện : Đào Thị Thùy ...


Description

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học (PLT09A)

ĐỀ TÀI: LÀM RÕ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA GIA ĐÌNH THÔNG QUA LUẬN ĐIỂM “GIA ĐÌNH LÀ NƠI ĐỂ VỀ”. LIÊN HỆ VỚI VẤN ĐỀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

Giảng viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : Lớp : Mã sinh viên :

Nguyễn Lệ Thu Đào Thị Thùy Trang K23CLCQTA 23A4050366

Hà nội, ngày 25 tháng 12 năm 2021

MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………….. 1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………….. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………….. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………… 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu……………………….. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài……………………………. NỘI DUNG……………………………………………………………….. Phần 1: Cơ sở lý luận chung về gia đình ……………………………….. 1.1.

Khái niệm và đặc điểm của gia đình………………………………

1.2.

Vị trí của gia đình………………………………………………….

1.3.

Chức năng của gia đình……………………………………………

Phần 2: Liên hệ với vấn đề hôn nhân gia đình ở Việt Nam hiện nay………… 2.1. Thực trạng………………………………………………………………… 2.2. Nguyên nhân…………………………………………………………….. 2.3. Giải pháp………………………………………………………………… 2.4. Liên hệ bản thân…………………………………………………………

KẾT LUẬN…………………………………………………………………. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………..

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Goethe có câu: “Dù vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy được sự bình an trong gia đình là người sung sướng nhất”. Thật vậy, dù trong thời đại nào, ở quốc gia nào thì gia đình vẫn luôn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định sự tồn tại, vận động và phát triển của toàn xã hội. Bởi lẽ gia đình là tế bào của xã hội, nên chỉ khi gia đình ấm no, hạnh phúc thì xã hội mới phát triển thịnh vượng. Đối với Việt Nam, một quốc gia đang trong thời kì quá độ lên XHCN, việc xây dựng một xã hội văn minh tiến bộ phải gắn liền với việc xây dựng gia đình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thực trạng hôn nhân và gia đình Việt Nam có nhiều điểm đáng lo ngại. Nhận thấy được đây là vấn đề vô cùng quan trọng, nên em đã thực hiện nghiên cứu về đề tài này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: giúp bản thân và tất cả mọi người, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên hiểu rõ hơn về giá trị của gia đình, đồng thời đưa ra thực trạng hôn nhân gia đình Việt Nam từ đó đưa ra nguyên nhân và giải pháp giúp cho gia đình Việt Nam xây phát triển. Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về gia đình, nêu thực trạng hôn nhân gia đình Việt Nam và những giải pháp cần thiết để xây dựng gia đình trong thời kì mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hôn nhân gia đình Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: ở Việt Nam trong thời kì quá độ lên CNXH 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin Phương pháp nghiên cứu: bài viết sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật với các phương pháp: khái quát và hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, thống nhất logic và lịch sử,…

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Đề tài khái quát được lý luận chung của Chủ nghĩa khoa học xã hội vấn đề gia đình, trong đó bao gồm khái niệm, vị trí và những chức năng chính, từ đó làm rõ được luận điểm “Gia đình là nơi để về”. Về thực tiễn, đề tài nghiên cứu sâu về thực trạng, nguyên nhân của vấn đề ly hôn tại Việt Nam, từ đó rút ra được những biện pháp giúp làm giảm đi phần nào tỷ lệ ly hôn này. NỘI DUNG PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.

Khái niệm gia đình Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành,

duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. 1.2.

Vị trí của gia đình trong xã hội

1.2.1. Gia đình là tế bào của xã hội Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội. Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được; muốn có một xã hội lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng những gia đình tốt. Mức độ tác động của gia đình đối với xã hội phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội, đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền. Do đó tác động của gia đình ở mỗi giai đoạn lịch sử là khác nhau. 1.2.2. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên Gia đình là môi trường phát triển tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, trưởng thành và phát triển. Sự yên ổn, hạnh phúc của gia đình là tiền đề phát triển toàn diện cho các thành viên trong gia

đình trở thành một công dân tốt. Có một điều chắc chắn rằng, dù con cái có như thế nào thì khi về đến nhà, họ vẫn là những đứa trẻ bé bỏng đối với cha mẹ của mình, luôn được chăm sóc một cách tốt nhất. 1.2.3. Gia đình là cầu nối cá nhân với xã hội Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu xã hội quan hệ xã hội của mỗi cá nhân, là môi trường đầu tiên giúp cá nhân học và thực hiện quan hệ xã hội. Gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân. 1.3.

Các chức năng cơ bản của gia đình

1.3.1. Chức năng tái sản xuất ra con người Tái sản xuất ra con người là chức năng đặc thù của gia đình, đáp ứng nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người, đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của ra đình, tạo ra nguồn lao động để duy trì sự trường tồn của xã hội. 1.3.2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục Thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm cao cả của cha mẹ, ông bà đối với những đứa trẻ, đồng thời thể hiện trách nhiệm của gia đình đối với xã hội. Cha mẹ luôn mong muốn con mình lớn lên sẽ trưởng thành về cả mặt thể chất lẫn tinh thần, vì vậy họ luôn dành cho con mình những điều tuyệt vời nhất. Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục hình thành lên nhân cách đạo đức, lối sống của mỗi người. 1.3.3. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng Gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Gia đình còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội. Gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình. 1.3.4. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình

Gia đình là chỗ dựa vững chắc nhất về cả hai mặt vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân. Gia đình là nơi mà mỗi người sẽ tìm lại khi gặp những khó khăn cũng như niềm vui, là nơi chia sẻ tiếng cười cũng như tiếng khóc. Gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của xã hội. 1.3.5. Chức năng chính trị, văn hóa… Gia đình là nơi lưu truyền truyền thống văn hóa dân tộc cũng như tộc người. Ví dụ như vào dịp Tết Nguyên Đán, gia đình sẽ tụ họp lại để đón năm mới, cùng làm những món ăn truyền thống, đi chúc tế họ hàng,…Gia đình là nơi sáng tạo và thụ hưởng những giá trị văn hóa, đạo đức xã hội. Gia đình là một tổ chức chính trị của xã hội, là nơi tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và quy tắc làng xã, hưởng lợi từ hệ thống pháp luật. PHẦN 2: LIÊN HỆ VỚI VẤN ĐỀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Vấn đề ly hôn ở Việt Nam trong những năm gần đây 2.1. Thực trạng Hôn nhân và gia đình luôn có mối liên hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Hôn nhân là cơ sở, là viên gạch đầu tiên xây dựng nên một gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, nó có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cuộc sống cho từng cá nhân, mưu cầu hạnh phúc của các thành viên trong gia đình. Thực trạng ly hôn ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là một đề tài được mọi người vô cùng quan tâm vì nó không chỉ tác động đến cá nhân mỗi thành viên trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội. Nhìn chung, trước khi đai dịch Covid-19 bùng nổ, tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam tương đối thấp, tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng tăng trong 10 năm qua (giai đoạn 2009-2019 tăng 0,8% từ 1,0% lên1,8%). Theo thống kê cho thấy, ở Việt Nam hiện có khoảng 60.000 vụ/năm, nghĩa là cứ 1000 dân thì có 0.75 vụ. Con số này là khá thấp so với thế giới, tuy nhiên nó không thể hiện rằng hôn

nhân ở Việt Nam hạnh phúc hơn mà nó cho thấy còn quá nhiều người phải chịu đựng trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc mà không dám thoát ra vì nhiều lý do. Đáng lo ngại hơn đó là tình trạng ly hôn không chỉ xảy ra ở những cặp đôi trẻ do chưa hiểu rõ nhau mà còn xảy ra cả ở những cặp đôi đã chung sống với nhau nhiều năm và cũng có những đứa con cho riêng mình. 2.2. Nguyên nhân Không có một công thức nào chung cho tất cả mọi người để có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc mãi mãi. Nếu hôn nhân hạnh phúc được xây dựng trên sự cố gắng, cảm thông, thấu hiểu lẫn nhau thì ly hôn lại là sự đổ vỡ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân dẫn đến ly hôn là: Thứ nhất, mâu thuẫn về tài chính là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến ly hôn. Cuộc sống khó khăn, nghề nghiệp không ổn định là nguyên nhân rất dễ xảy ra tranh cãi, xích mích gia đình. Nhiều cặp vợ chồng trước khi kết hôn chưa có việc làm và thu nhập ổn định, sau khi kết hôn phải tự lo cho cuộc sống riêng trong khi điều kiện kinh tế chưa đảm bảo nên phát sinh mâu thuẫn. Đặc biệt là khi một trong hai bên vợ chồng thiếu đi sự chia sẻ, cởi mở và minh bạch trong vấn đề tài chính thì rất dễ đẩy một cuộc hôn nhân hạnh phúc xuống đáy sâu vực thẳm. Đặc biệt, từ giữa năm 2020, dịch bệnh COVID-19 kéo dài triền miên, thu nhập của hầu hết các hộ gia đình đều bị giảm, nhiều người còn bị mất việc làm, khiến cho mối quan hệ vợ chồng ngày càng xảy ra nhiều xích mích. Người kiếm được tiền chỉ trích người không có việc. Áp lực về bệnh tật, kinh tế và cuộc sống đã khiên nhiều đôi vợ chồng quyết định ly hôn. Thứ hai, bạo lực gia đình cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn. Dẫu biết không một cuộc hôn nhân nào mà không có những tranh cãi, xích mích làm tổn thương nhau, tuy nhiên, những tổn thương, những lần bạo lực đó lần đầu chúng ta có thể tha thứ, nhưng nếu như hành vi đáng xấu hổ đó cứ mãi tiếp diễn thì một cuộc hôn nhân tan vỡ là điều tất yếu. Chồng say xỉn bạo hành vợ, hay con cái không còn là hiện tượng gì mới lạ trên Thế giới

nói chung và Việt Nam nói riêng. Thực trạng này đã được cả xã hội lên án và chỉ trích nặng nề, người ngoài nhìn thấy còn không thể chấp nhận được thì người trong cuộc sẽ càng muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân như vậy. Thứ ba, việc giao tiếp kém cũng là nguyên nhân khiến mọi người thất vọng về hôn nhân. Khi phát sinh mâu thuẫn trong hôn nhân, đa số các cặp vợ chồng chưa nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hòa giải từ gia đình, các tổ chức đoàn thể và xã hội mà đã khởi kiện đến Tòa án yêu cầu giải quyết cho ly hôn. Giao tiếp kém khiến họ không thể ngồi lại để nói chuyện với nhau một cách nghiêm túc, không thể nói ra nỗi lòng mình để đối phương hiểu mình hơn. Một mối quan hệ vợ chồng mà không thể giao tiếp, chia sẻ với nhau thì rất khó có thể hạnh phúc và bền vững lâu dài. Nhiều vụ việc vợ nghi ngờ chồng mình đi ngoại tình nên đã quyết định kiện luôn chồng mình ra tòa, trong khi sự thật không phải vậy. Người chồng thấy vợ nghi ngờ mình thì cảm thấy tổn thương, cũng không một lời biện minh hay nói ra sự thật. Cuối cùng cuộc hôn nhân đổ vỡ chỉ vì hai bên không chịu nói chuyện với nhau một cách rõ ràng. Thứ tư, do trước khi kết hôn chưa có sự chuẩn bị về kiến thức và kỹ năng trước khi bước vào đời sống hôn nhân, một số cặp vợ chồng chưa có đủ thời gian tìm hiểu nhau, sau khi kết hôn dẫn tới bất đồng quan điểm sống. Thực trạng này diễn ra nhiều hơn ở giới trẻ. Nhiều bạn trẻ mới chỉ yêu nhau được 2-3 tháng đã quyết định tiến tới hôn nhân. Họ quá đề cao cái tôi của bản thân, ít quan tâm đến bạn đời, khiến phần lớn các cặp vợ chồng trẻ nảy sinh mâu thuẫn ngay từ những tháng đầu, năm đầu của cuộc hôn nhân. Thứ năm, ngoại tình là một nguyên nhân không thể không nhắc đến. Sự thủy chung là yếu tố then chốt của một cuộc hôn nhân. Tuy nhiên, trong hôn nhân có rất nhiều điều xảy ra khiến một trong hai bên không thể giữ được sự chung thủy cho nhau. Những vụ đánh ghen, giật chồng trên mạng ngày nào cũng có. Hoặc tư tưởng lạc hậu, người vợ không sinh được con trai nên người chồng ngoại tình hoặc ly hôn để lấy vợ mới với mục đích có con “nối dõi tông

đường” cũng chính là một trường hợp dẫn đến ly hôn. Có thể nói đây là nguyên nhân chủ yếu của nhiều cặp vợ chồng, khiến họ quyết định ly hôn. Thứ sáu, không dành thời gian cho nhau cũng khiến cho tình cảm của hai bên ngày càng rạn nứt. Công việc bận rộn, dành cho đồng nghiệp còn nhiều hơn ở nhà với gia đình. Đó là bức tranh chung của nhiều gia đình trẻ hiện nay. Đã có rất nhiều cặp đôi giận dỗi nhau chỉ vì đối phương thường xuyên đi làm về trễ, không quan tâm đến con cái, hiếm khi ăn cơm tối cùng gia đình… Khi thời gian được sử dụng một cách không cân bằng. Khi công việc kiểm soát cuộc sống của bạn, khiến tình cảm vợ chồng lạnh nhạt. Tất cả điều đó khiến cuộc hôn nhân bạn bị rạn nứt. Thứ bảy, mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, em chồng, họ hàng hai bên, bạn bè,… cũng là những nguyên nhân dẫn đến ly hôn hiện nay. Bên cạnh người bạn đời của mình, tổ ấm của bạn cũng có thể bị lung lay bởi những tác nhân bên ngoài. 2.3. Giải pháp Ly hôn là hiện tượng xã hội bất bình thường nhưng cần thiết để đảm bảo quyền tự do trong hôn nhân và nó như là biện pháp để củng cố hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Tuy nhiên việc ly hôn có thể làm ảnh hưởng tới cuộc sống của những người xung quanh, đặc biệt là ảnh hưởng đến tâm sinh lý của những đứa trẻ. Hôn nhân tan vỡ không chỉ làm ảnh hưởng đến gia đình, người thân mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Bởi gia đình là tế bào của xã hội, khi tế bào không “khỏe” thì xã hội bị ảnh hưởng nhiều mặt. Sau những cuộc hôn nhân không thành là những đứa con vô tội phải sống trong cảnh thiếu tình thương và sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha hoặc mẹ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tội phạm và các tệ nạn xã hội ngày một gia tăng. Nên các cặp vợ chồng khi có ý định ly hôn thì hãy cân nhắc thật kỹ để tránh khỏi những hệ quả xấu cho bản thân hai vợ chồng và con cái của mình. Để hạn chế tình trạng hôn nhân, ta có thể đúc kết ra một số biện pháp sau:

Đối với bản thân cặp vợ chồng Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm với cuộc sống hôn nhân. Khi lập gia đình, cả hai bên phải ý thức được trách nhiệm của mình khi trở thành vợ chồng. Trước khi đi đến quyết định kết hôn, cả hai phải tìm hiểu rõ đối phương, hoàn toàn tự nguyện, kết hôn vì tình yêu chứ không vì những lợi ích cá nhân khác. Khi cả hai đã sẵn sàng, có cái nhìn đúng đắn về cuộc hôn nhân, cả hai sẽ xem đây là một món quà quý giá, từ đó sẽ nâng niu và muốn chăm sóc gia đình nhỏ của mình. Thứ hai, thấu hiểu, chia sẻ, giúp đỡn lẫn nhau. Cãi vã, bất đồng là những thứ ta thấy thường xuyên trong các cuộc hôn nhân. Có những cặp vợ chồng cãi nhau hằng ngày, nhưng cuộc sống hôn nhân của họ vẫn rất hạnh phúc, có những cặp vợ chồng thì ngược lại. Sự thấu hiểu nhau, biết lắng nghe nhau là chìa khóa để giải quyết những cãi vã của vợ chồng. Cả hai hãy đặt mình vào vị trí của đối phương để thấu hiểu cho họ, chia sẻ niềm vui, nỗi đau cùng với họ, giúp đỡ họ. Khi bất đồng, hãy chọn khoảng thời gian cả hai bình tĩnh lại để nói chuyện với nhau, nên giải quyết vấn đề càng nhanh càng tốt. Thứ ba, cho nhau không gian, thời gian riêng. Mỗi người đều cần những khoảng thời gian, không gian cho riêng mình để làm những công việc mình yêu thích mà không bị ai làm phiền. Ngay cả khi kết hôn, thì ũng chẳng thể nào làm thay đổi tính cách tự do, man dại của họ trước đó. Trong một mối quan hệ, nếu như ai cũng kiểm soát, và trói buộc nhau trong hai chữ “trách nhiệm” thì sẽ khiến cả hai không được thoải mái, không có bầu không khí riêng cho mình. Đối với gia đình Thứ nhất, thường xuyên chia sẻ và góp ý. Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến vấn đề hôn nhân và gia đình. Cha mẹ là những người đi trước phải thường xuyên đưa ra những lời khuyên bảo, những kinh nghiệm mà mình đã tích lúy được trong mấy chục năm qua. Là những người đi trước,

nên họ sẽ có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này. Họ hàng cũng vậy, cũng nên góp ý cho những cặp vợ chồng nghe. Con cái là một yếu tố vô cùng quan trọng để gắn kết tình cảm của bố mẹ. Thứ hai, đưa ra ý kiến khách quan, phân định đúng sai để giải quyết mâu thuẫn. Khi vợ chồng có những bất đồng thì bố mẹ lại là những người có cái nhìn khách quan hơn. Nhiều trường hợp, bố mẹ chính là cầu nối cho các cặp vợ chồng thoát khỏi những cãi vã; mâu thuẫn trong cuộc sống. Bố mẹ cần phân tích ai đúng; ai sai để các con hiểu chứ không nên im lặng, mặc các con muốn ly hôn thì ly hôn. Hãy là những bậc phụ huynh thông thái, giúp đỡ con mình có được một tổ ấm hạnh phúc. Đối với xã hội Thứ nhất, tăng cường công tác giáo dục. Xã hội cũng tác động rất nhiều đến đời sống hôn nhân của các cặp vợ chồng, để hạn chế đi tình trạng ly hôn hiện nay, cần tăng cường các chương trình giáo dục, phổ biến về pháp luật hôn nhân gia đình, cung cấp những ảnh hưởng xấu của ly hôn đến mọi người dân. Từ đó giúp tất cả mọi người thể nhận thức và hiểu rõ về hôn nhân gia đình, có ý thức được trách nhiệm hơn với cuộc sống hôn nhân. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý về gia đình cũng nên tích cực truyền thông, phát động phong trào xây dựng gia đình văn hóa, chú trọng vào vấn đề giáo dục đời sống gia đình,… giúp mọi người ý thức hơn về vai trò của mình đối với gia đình, có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống. Thứ hai, tăng cường các biện pháp hòa giải. Đối với những trường hợp vợ chồng muốn ly hôn, mọi người xung quanh nên có những biện pháp hòa giải, cố gắng thuyết phục và khuyên răn vợ chồng suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân của mình. Nếu mâu thuẫn của họ vẫn chưa đến mức độ phải ly hôn, thì nên kiên nhẫn, cố gắng hòa giải, giúp cặp vợ chồng suy nghĩ, bình tĩnh lại để có quyết định tốt nhất.

2.4. Liên hệ bản thân về giá trị của gia đình trong bối cảnh hiện nay Gia đình là chỗ dựa thiêng liêng của mỗi người dù là trước đây, hiện tại và sau này. Gia đình là nơi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc của cuộc đời, là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, nhiều cha mẹ lại mải mê kiếm sống mà lơ là việc quản lý giáo dục con. Điều này dễ làm cho con em họ bị tiêm nhiễm, sa ngã vào những thói hư tật xấu của xã hội. Nhiều em vì nghe lời rủ rê của kẻ xấu mà bỏ nhà, trộm cắp, cướp giật. Đã có rất nhiều em vì không được bố mẹ quan tâm mà trở nên hư hỏng. Cha mẹ nên tìm cách để cân bằng cả 2 việc trên và dành nhiều thời gian cho con cái. Bên cạnh đó thì cũng có nhiều thanh thiếu niên không hiểu được giá trị của gia đình, luôn làm khổ bố mẹ, ăn chơi, đua đòi, cãi lại cha mẹ. Những đối tượng này cần tự xem lại chính mình, cần được giáo dục lại. Ở Việt Nam trong thời đại ngày nay, xã hội phát triển kéo theo đó cũng là những tệ nạn xã hội. Muốn giảm tệ nạn xã hội thì cách tốt nhất là giáo dục con người, mà gia đình chính là môi trường hoàn hảo để thực hiện việc đó. Là một sinh viên, mỗi chúng ta cần phải biết trân trọng, bảo vệ tổ ấm của chính mình. Chỉ khi gia đình được hạnh phúc thì cuộc sống của chúng ta mới hạnh phúc. Hãy không ngừng trau dồi, nâng cao giá trị bản thân, xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển, văn minh. KẾT LUẬN Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc. Đó là món quà tuyệt vời nhất, là điểm tựa vững chắc nhất, là bến đỗ bình yên nhất đối với mỗi con người. Gia đình được coi là nền tảng thúc đẩy cho xã hội ngày một lớn mạnh. Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Đó là một môi trường tốt giúp cho trẻ nhỏ phát triển về thể chất và tư duy. Là công dân của nước Việt Nam, mỗi người chúng ta phải không ngừng cố gắng xây dựng hạnh phúc gia đình, vì chỉ khi gia đình phát triển toàn vẹn thì xã hội mới phát triển một cách mạnh mẽ và văn minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học – NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật 2. Tài liệu tiếng Anh 1. 8 Family Values All Parents Should Incorporate, According to Child Development Experts - Fatherly 2....


Similar Free PDFs