Tiểu luận Cơ sở Văn hóa Việt Nam về lễ hội đâm trâu của người cơ tu ở thừa thiên huế PDF

Title Tiểu luận Cơ sở Văn hóa Việt Nam về lễ hội đâm trâu của người cơ tu ở thừa thiên huế
Author Diệu My Hoàng
Course Câu hỏi tuần SHCD
Institution Trường Đại Học Ngoại ngữ Huế
Pages 20
File Size 1.2 MB
File Type PDF
Total Downloads 615
Total Views 926

Summary

ĐẠI HỌC HUẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮKHOA: TIẾNG ANHBÀI TIỂU LUẬNĐỀ TÀI: LỄ HỘI ĐÂM TRÂU CỦA NGƢỜI CƠ TU Ở TỈNH THỪA THIÊNHUẾ VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠNHIỆN NAYHọc phần : CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAMSinh viên thực hiện : HOÀNG THỊ DIỆU MYMã sinh viên : 19FNhóm học phần : 03Giảng viên p...


Description

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ KHOA: TIẾNG ANH

BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: LỄ HỘI ĐÂM TRÂU CỦA NGƢỜI CƠ TU Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ CÔNG CUỘC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Học phần

: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện : HOÀNG THỊ DIỆU MY Mã sinh viên

: 19F7011025

Nhóm học phần

: 03

Giảng viên phụ trách : NGUYỄN THỊ HOÀI THANH

Huế, tháng 06 năm 2021

MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................................2 2. Lịch sử nghiên cứu ...............................................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................3 6. Bố cục tiểu luận ....................................................................................................................3 B. NỘI DUNG I. Khái quát về địa bàn cư trú của cộng đồng người Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế và Tổng quan về lễ hội································································································ ········· 4 1. Khái quát về địa bàn cư trú của cộng đồng người Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ···························································· 4 1.2. Vài nét chung về dân tộc Cơ Tu ······························································ 5 1.3. Bản sắc văn hóa của người Cơ Tu ··························································· 5 1.3.1. Loại hình cư trú ·········································································· 5 1.3.2. Đời sống văn hóa tinh thần ····························································· 6 2. Tổng quan về lễ hội ··············································································· 11 2.1. Khái niệm lễ hội ·············································································· 11 2.2. Phân loại lễ hội và các phần của lễ hội ···················································· 11 II. Lễ hội Đâm trâu của người Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế ·········································· 12 1. Tổng quan về Lễ hội Đâm trâu của người Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế ······················ 12 1.1. Thời gian và địa điểm tổ chức ······························································ 12 1.2. Diễn trình của lễ hội ········································································· 13 1.3. Giá trị của lễ hội đối với người Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế ······························ 16 1.4. Ý nghĩa của lễ hội đâm trâu đối với người Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế ················· 16 III. Thực trạng của lễ hội đâm trâu của người Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay. Một số giải pháp bảo tồn và phát triển. ························································· 17 1. Thực trạng ·························································································· 17 2. Một số giải pháp bảo tồn và phát triển ·························································· 17 C. KẾT LUẬN ·························································································· 18 Tài liệu tham khảo ····················································································· 19

Hoàng Thị Diệu My – 19F7011025

1

A .PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một nước đa dân tộc có văn hóa đa dạng, phong phú. Các giá trị văn hóa ấy đã được bảo lưu từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một trong các giá trị văn hóa đó nằm trong các lễ hội truyền thống. Đó là những di sản văn hóa phản ánh đời sống xã hội từ bao đời nay của những cộng đồng tộc người nói riêng và người Việt Nam nói chung, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của địa phương, quốc gia. Lễ hội là một hình thức tổng hòa văn hóa nghệ thuật dân gian và hiện đại, có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch cũng như một số ngành nghề khác. Lễ bao gồm những yếu tố thiêng, mang tính tâm linh, hội mang lại không khí rộn rã, trở thành bộ phận không thể thiếu của lễ hội ở Việt Nam. Lễ hội đâm trâu của người Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế là một lễ hội đặc sắc và độc đáo trong hệ thống các lễ hội ở Việt Nam và là một trong những tín ngưỡng thần linh quan trọng của người Cơ Tu. Được người dân địa phương gọi bằng cái tên “tặk t’rí”, đây là một lễ hội tế Giàng (Trời) trong những ngày trọng đại, con trâu chính là vật tế. Đồng thời cũng là dịp để đồng bào chung vui, gặp gỡ nhau và dâng đầu trâu tế thần linh nhằm thông báo lên Giàng tình hình buôn làng mình. Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại và người dân đều cuống cuồng vào vòng quay của cuộc sống mưu sinh mà dần quên đi những lễ hội truyền thống, phong tục tập quán của đồng bào và vì thế, chúng ngày càng bị mai một đi, thậm chí là biến mất. Vì vậy, việc bảo tồn, phục hồi, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trước những biến động to lớn của thời đại, là việc làm hết sức cấp bách. Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Lễ hội đâm trâu của người Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế và công cuộc bảo tồn, phát triển trong giai đoạn hiện nay”. Thông qua bài tiểu luận này, tôi muốn một phần nào đó góp sức vào việc giới thiệu và bảo tồn giá trị văn hóa lễ hội đâm trâu của người Cơ Tu. 2. Lịch sử nghiên cứu Lễ hội là một đề tài được nhiều người đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, đâm trâu là một nghi lễ khá phổ biến, có mặt trong hầu hết cộng đồng các tộc người ở khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên nên có nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và giới thiệu một cách cụ thể như: “Mùa xuân với lễ hội Đâm trâu” của tác giả Nguyễn Văn Chương, NXB Khoa học Xã hội (2004) đã giới thiệu một cách đầy đủ về lễ hội này. Tại “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa Học” lần thứ 6 của Đại học Đà Nẵng năm 2008, sinh viên Phạm Thị Thu Hân đã có bài nghiên cứu về “Lễ hội đâm trâu của người Bana ở Phú Yên”. Nghiên cứu này đã có một cái nhìn toàn diện hơn về lễ hội đâm trâu của người Bana ở Phú Yên. “Tìm hiểu lễ ăn trâu (đâm trâu) của một số tộc nguời thiểu số ở Tây Nguyên phục vụ phát triển du lịch” của sinh viên Trần Thị Thim, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng cũng một phần khái quát được đặc điểm của lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên và giá trị du lịch của nó. Tuy nhiên, các nghiên cứu kể trên chủ yếu tập trung vào đối tượng là các đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Phú Yên, chưa có một nghiên cứu nào hướng đến các dân tộc sinh sống trên dãy Trường Sơn nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Hơn thế nữa, những nghiên Hoàng Thị Diệu My – 19F7011025

2

cứu trước đây cũng chưa đề cập một cách rõ ràng đến thực trạng của lễ hội gây nhiều tranh cãi trong thời đại ngày nay và các cách bảo tồn, phát huy hiệu quả. Đây vẫn là một khoảng trống trong nghiên cứu văn hóa lễ hội truyền thống của tộc người này ở Việt Nam. Vì vậy trong bài tiểu luận này, tiếp thu các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước để nghiên cứu về “Lễ hội đâm trâu của người Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế và công cuộc bảo tồn, phát triển trong giai đoạn hiện nay”. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu đầu tiên của đề tài là tìm hiểu được những nét đặc trưng nhất về con người, mảnh đất, tín ngưỡng, đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó, kết nối với lễ hội đâm trâu từ nguồn gốc, đặc điểm, các hoạt động đến giá trị văn hóa, ý nghĩa đối với đời sống tinh thần của người dân. Thứ hai là dựa vào thực trạng, tiến tới kiến nghị những giải pháp bảo tồn và phát huy trước những biến động của thời đại và văn minh thế giới, tránh làm mai một truyền thống của ông cha. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát, thu thập và xử lý tài liệu: Là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài bằng cách thu thập thông tin từ nhiều nguồn như Internet, sách, báo, người địa phương,... dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, số liệu, đoạn phim, hình ảnh, truyền miệng,... có liên quan đến đề tài. Chúng sẽ được xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết về vấn đề. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Phương pháp này giúp thống kê được những số liệu về con người, lịch sử, một cách chính xác, rõ ràng; phát hiện ra các yếu tố làm mất đi ảnh hưởng đến lễ lễ hội truyền thống để từ đó đưa ra những giải pháp, cách khắc phục vấn đề trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Lễ hội đâm trâu của người Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế” - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lịch sử, diễn trình, ý nghĩa và những giải pháp bảo tồn của lễ hội này. 6. Bố cục của tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì bài tiểu luận được chia thành 03 chương: Chương 1: Khái quát về địa bàn cư trú của cộng đồng người dân tộc Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế và Tổng quan về lễ hội Chương 2: Lễ hội đâm trâu của người Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế Chương 3: Thực trạng của lễ hội đâm trâu hiện nay và một số giải pháp bảo tồn và phát triển

Hoàng Thị Diệu My – 19F7011025

3

B. NỘI DUNG I. Khái quát về địa bàn cƣ trú của cộng đồng ngƣời Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế và Tổng quan về lễ hội 1. Khái quát về địa bàn cƣ trú của cộng đồng ngƣời Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, miền Trung, Việt Nam, trải dài từ 15o58’B đến 16o45’B và từ 107o03’Đ đến 108o08’Đ, trên biển đến 117o20'Đ. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, biển Đông về phía Đông, thành phố Đà Nẵng về phía Đông Nam, tỉnh Quảng Nam về phía Nam, dãy Trường Sơn và các tỉnh Saravane và Sekong của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía Tây. Có tuyến Quốc lộ 1A chạy xuyên qua tỉnh và các tuyến tỉnh lộ chạy song song, cắt ngang nâng tổng chiều dài đường bộ của toàn tỉnh đến hơn 2500km. Có hai cảng biển là cảng nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An và cùng với 563km tổng chiều dài sông, đầm phá. Thừa Thiên Huế có sân bay quốc tế Phú Bài nằm trên quốc lộ 1A, cách phía Nam thành phố Huế khoảng 15 km và tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua dài 101,2 km đóng một vai trò quan trọng trong giao thông của tỉnh. Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc – Nam, trục hành lang Đông – Tây nối Thái Lan – Lào – Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta. Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 660 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.080 km. Thừa Thiên Huế còn là trung tâm văn hóa lớn của cả nước với những di sản văn hóa cấp quốc gia và thế giớ i như quần thể di tích Cố đô Huế, nhã nhạc Cung đình Huế, mộc bản triều Nguyễn,... Đặc điểm chung của khí hậu Thừa Thiên Huế là nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, mưa theo mùa. Do vị trí địa lý và sự kéo dài của lãnh thổ theo vĩ tuyến, kết hợp với hướng địa hình và hoàn lưu khí quyển đã tác động sâu sắc đến việc hình thành một kiểu khí hậu đặc trưng và tạo nên những hệ quả phức tạp trong chế độ mưa, chế độ nhiệt và các yếu tố khí hậu khác. Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt. Địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, từ biên giới Việt - Lào và kéo dài đến thành phố Đà Nẵng. Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ cao phần lớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải và phần lớn là đồi bát úp, với chiều rộng vài trăm mét. Đồng bằng Thừa Thiên Huế điển hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích tụ, có cồn cát, đầm phá. Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400 km2. Đặc biệt, hệ thống núi của Thừa Thiên Huế chiếm khoảng 75% diện tích của tỉnh, là bộ phận phía nam của dải Trường Sơn Bắc. Đây chính là địa bàn cư trú của người dân tộc thiểu số như Pa Cô, Tà Ôi, (A Lưới), Vân Kiều (Phú Lộc), Pa Hy (Phong Điền), Cơ Tu (Nam Đông và xã Hương Nguyên thuộc A Lưới) với mật độ dân số trung bình dưới 40 người/km2. Đối với người Cơ Tu, địa bàn sinh sống không chỉ ở tỉnh Thừa Thiên Huế mà đa số ở vùng núi phía Tây của tỉnh Quảng Nam (Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang), một số ít ở Đà Nẵng (Hòa Vang), Lào (Xekong, Saravan, Champasak), Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng trong đề tài này chỉ đề cập đến địa bàn cư trú ở Thừa Thiên Huế và đặc biệt là huyện Nam Đông (nơi phần có phần đa người Cơ Tu sinh sống). Huyện Nam Đông cách thành phố Huế 50 km về phía tây nam, phía đông giáp huyện Phú Lộc và huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), phía tây giáp huyện A Lưới, phía nam giáp huyện Tây Hoàng Thị Diệu My – 19F7011025

4

Giang và huyện Đông Giang (Quảng Nam), phía bắc giáp thị xã Hương Thủy. Vào năm 1977, huyện Nam Đông sáp nhập vào huyện Phú Lộc. Tuy nhiên, đến năm 1990, huyện được tái lập với khoảng 41% là người Cơ Tu chủ yếu ở các xã Thượng Long, Thượng Quảng, Hương Hữu, Thượng Nhật, Hương Sơn, Thượng Lộ và Hương Phú. 1.2. Vài nét chung về dân tộc Cơ Tu Người Cơ Tu ở nước ta hiện nay có khoảng trên 74.000 người (2019), nói tiếng Cơ Tu thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me, ngữ hệ Nam Á. Chữ viết ra đời từ thời kỳ trước năm 1975, trên cơ sở dùng chữ La-tinh để phiên âm, nhưng nay ít người sử dụng. Người Cơ Tu cư trú lâu đời ở miền núi tây bắc tỉnh Quảng Nam, liền khoảnh với địa bàn phân bố tộc Cơ Tu bên Lào, thuộc số cư dân cư trú lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, trong đó có vùng núi phía tây nam Thừa Thiên Huế. Tên gọi Cơ Tu đã được biết đên lâu đời trong lịch sử, đó là tên tự gọi. Ngoài ra còn có nhiều cách gọi và viết khác nhau như: Ka Tu, K’tu, Ca Tu, Ca Tang,... là sự phiên âm và cách viết chệch của tộc danh Cơ tu hoặc Gao, Hạ, Phương... là tên gọi theo địa danh. Nhưng Cơ Tu là tên gọi chính thức được đồng bào thừa nhận. Theo cách giải thích của người dân thì cái tên này có ý nghĩa là “người sống ở đầu ngọn nước”, ở vùng thượng nguồn. (tu: ngọn, nguồn) Người Cơ Tu trồng cây lương thực theo lối phát rừng làm rẫy, thu hái các lâm thổ sản. Công cụ lao động ngày xưa khá nghèo nàn như rìu, dao, gậy chọc lỗ tra hạt. Các hoạt động kinh tế khác gồm có chăn nuôi, dệt, đan lát, hái lượm, đánh cá, săn bắn và trao đổi hàng hóa theo cách vật đổi vật (trước 1989). Trong năm chỉ có đúng 1 mùa làm rẫy, gieo vào tháng 3-4 và gặt vào tháng 10-11. Cây lương thực chủ yếu là lúa, ngô, sắn. 1.3. Bản sắc văn hóa của ngƣời Cơ Tu 1.3.1. Loại hình cư trú Các hộ dân Cơ Tu cư trú theo hình thức tổi chức làng (vel) là đơn vị tự quản trong xã hội truyền thống, mỗi làng có một người đứng đầu gọi là Già làng. Đây phải là người có tuổi đời cao, nhiều kinh nghiệm, giúp sức vào việc phát triển làng bản và phải có uy tín. Là người đứng ra quản thúc dân làng, chủ trì các lễ hội lớn. Mỗi làng có một khu vực riêng để ở, trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn và thu hái lâm thổ sản, được bố trí theo hình tròn hoặc bầu dục, ở những nơi cao ráo, tương đối bằng phẳng và gần nguồn nước, có cấu trúc theo kiểu làng phòng thủ. Mỗi làng sẽ có các họ. Đây là đơn vị sinh hoạt trực tiếp của các hộ gia đình với nhau trong các phong tục như cưới hỏi, ma chay và các tập tục khác. Về nhà ở, từ ngày xưa, nhà sàn (đong đh’rơơng) là loại nhà phổ biến trong đời sống người dân. Mái uốn khum ở hai hồi tựa dáng mai rùa. Ðầu đốc nhà thường nhô lên một đoạn khau cút đơn giản. Có một cây cột cái ở chính giữa để đỡ cây đòn nóc, xung quanh có nhiều cột khác nối với cây đòn nóc bằng các kèo gỗ, được che kín bằng các liếp tre hoặc nứa cao từ sàn đến mái... Vì đặc điểm vị trí, điều kiện tự nhiên thì người dân bắt buộc phải ở nhà sàn cao để tránh thú dữ. Ngoài ra, phần dưới nhà còn dùng để nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội và sự ảnh hưởng văn hóa của người Kinh nên nhà sàn ít khi được ở. Nếu có thì là một ngôi nhà sàn phụ nhỏ hơn được dựng bên cạnh hoặc sau nhà bếp. Hơn thế nữa là sự cách điệu, biến chuyển để phù hợp hơn với lối sống hiện đại.

Hoàng Thị Diệu My – 19F7011025

5

Nhà sàn của người Cơ Tu Gươl (nhà làng) là một kiến trúc nhà tiêu biểu. Đây là một dạng nhà tiêu biểu của người Cơ Tu được dựng lên bằng công sức của mọi người trong làng Nơi đây là nơi sinh hoạt, là nơi diễn ra các sự kiện, tiếp khách trọng, hội họp, cất giữ các đồ quý của làng của bản làng. Nhà Gươl gần giống nhà sàn nhưng được chạm khắc công phu và tỉ mỉ hơn. Trong kiến trúc truyền thống, nhà Gươl của dân tộc Cơ Tu là nhà sàn được chống bởi cây cột cái ở giữa và 8 cây cột con ở xung quanh. Mái nhà được lợp bằng lá nón hoặc lá mây, nhìn từ xa, mái Gươl có hình dáng như hình mai rùa với hai đầu hồi cuộn tròn thể hiện quan niệm đoàn kết của dân làng. Phía trên hai đầu nhà Gươl thường được chạm, khắc hình gà trống (dùng để báo thức) hoặc hai đầu trâu nhô sừng lên đối diện. Bên trong được chạm trổ các hình ảnh rất độc đáo, mang những nét văn hóa riêng của người Cơ Tu, như: hình ảnh các chàng trai, thiếu nữ Cơ Tu múa cồng chiêng, săn bắt thú rừng và những bức phù điêu hình ảnh các con vật trông rất sinh động như hình con trâu, đầu trâu, tắc kè, con trăn, kỳ đà… Ngoài ra, trong nhà Gươl bao giờ cũng trưng bày nhiều loại nhạc cụ, công cụ truyền thống, nhiều đầu thú mà dân làng đã săn bắt hoặc đã giết thịt trong các lễ hội...

Nhà Gươl của người Cơ Tu Hoàng Thị Diệu My – 19F7011025

6

1.3.2. Đời sống văn hóa tinh thần Ẩm thực Ẩm thực truyền thống của người Cơ Tu rất đa dạng, phong phú như: Bánh sừng trâu (a cuốt – loại bánh truyền thống đặc trưng), thịt nướng ống (za rá), thịt xông khói… cho đến cơm lam (a vỉ hor), thịt cá, thịt đông và các loại rượu do chính đồng bào tự làm (rượu cần, rượu tàvạk (chế từ một loại cây rừng, họ dừa) và rượu làm từ gạo, sắn v.v... ). Tất cả được chế biến theo hương vị truyền thống rất đặc trưng, cùng hương thơm của tiêu rừng, lá rau rừng tự nhiên.

Làm bánh a cuốt

Chiết rượu tà vạk

Trang phục: Zèng Người Cơ Tu ưa chuộng nhất bộ y phục bằng vải dệt nền đen có hoa văn bằng chì, thứ đến hoa văn bằng cườm trắng. Ðàn ông quấn khố, thường ở trần. Ðàn bà mặc váy ống. Nếu váy dài thì che từ ngực trở xuống, nếu váy ngắn thì thân trên mặc áo không ống tay; ngày lễ hội có thêm thắt lưng nền trắng mộc. Loại vải tấm lớn dùng để choàng, quấn và đắp. trang phục của người Cơ tu là cả một công trình dệt công phu và mang tính thẩm mỹ cao. Để có những bộ trang phục đẹp mang bản sắc riêng cho dân tộc mình, người Cơ tu lấy sợi từ cây đay, bông. Màu đỏ lấy từ củ nâu, màu chàm từ cây tà râm, màu nâu từ củ ma rớt, cho đến việc dàn cườm để tạo thành nhưng hoa văn trên nền vải. Sau đó được dệt thủ công tạo thành dãy hoa văn đặc sắc bằng chì hoặc cườm trắng trên nên vải chàm đen, tất cả đã thể hiện tinh thẩm mỹ, tài năng của người phụ nữ Cơ Tu rất cao.

Phụ nữ Cơ Tu dệt zèng Hoàng Thị Diệu My – 19F7011025

7

Quan hệ xã hội Quan hệ cộng đồng dân làng khá chặt chẽ. Làng là một đơn vị dân cư trên một địa vực nhất định và riêng biệt, tự quản dựa vào tập tục, đứng đầu là ông "già làng" được nể trọng. Sự phân hoá xã hội chưa sâu sắc. Gia tài được xác định bằng chiêng ché, trâu, đồ đeo trang sức, vải. Cưới xin Nhà trai phải tốn của cải nộp cho nhà gái và tổ chức cưới. Việc lấy vợ phải trải qua các bước nghi thức: Hỏi, đính hôn, lễ cưới và sau này, khi đã khá giả thường tổ chức thêm lễ cưới lần nữa. Phổ biến hình thức ngày xưa là con trai cô lấy con gái cậu, vợ goá lấy anh hoặc em chồng quá cố.

Cô dâu chú rể trong một đám cưới Hoạt động sản xuất: Làm rẫy là chính, canh tác theo lối phát cây bằng rìu và dao quắm, rồi đốt, sau đó dùng aving để tra hạt giống, làm cỏ, tuốt lúa bằng tay. Rẫy đa canh, xen canh và cứ sau vài vụ lại bỏ hoá một thời gian dài trước khi canh tác tiếp. Mỗi năm chỉ gieo trồng một vụ. Vật nuôi chủ yếu là trâu, lợn, chó, gà. Song, nguồn thực phẩm hàng ngày chủ yếu do hái lượm, săn bắn và đánh bắt cá đưa lại. Nghề thủ công chỉ có dệt vải và làm gốm (đồ đất nung) ở một số nơi phía giáp biên giới Việt - Lào; riêng đan lát phát triển rộng khắp. Kinh tế hàng hoá hạn hẹp, hình thức trao đổi vật đến nay vẫn thông dụng. Phương tiện vận chuyển: Gùi là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt đời thường của người Cơ-tu. Các loại dụng cụ như zoọng, tà léc, rê, chuy, cà vông (cà lông)… là những dụng cụ dùng để gùi (mang) nông , lâm, sản, quà biếu… rất độc đáo và gắn liền với truyền thống văn hóa, bao đời của đồng...


Similar Free PDFs