Tiểu luận cuối kỳ QUẢN TRỊ HỌC PDF

Title Tiểu luận cuối kỳ QUẢN TRỊ HỌC
Author NGOC NGUYEN THI NHU
Course Quan tri hoc
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 35
File Size 969.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 401
Total Views 787

Summary

Download Tiểu luận cuối kỳ QUẢN TRỊ HỌC PDF


Description

A. LỜI MỞ ĐẦU Trong một bối cảnh đầy biến động như hiện nay, biến động từ chính trị, xã hội, đến tài nguyên và đặc biệt là kinh tế toàn cầu, thật dễ dàng để các doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng mất phương hướng, mất kiểm soát, không ứng phó kịp với những thay đổi biến động. Điển hình trong Đại dịch Covid 19 năm 2020, hàng loạt doanh nghiệp toàn cầu nói chung và trong nước nói riêng đã đi đến kết cục phá sản, nợ xấu, đóng băng tạm ngưng hoạt động,... những kịch bản mà không một doanh nghiệp nào mong muốn xảy ra. Bên cạnh những doanh nghiệp sụp đổ sau khi hứng chịu sức ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19 thì vẫn còn đó rất nhiều các doanh nghiệp khác vươn mình trỗi dậy, phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh đầy biến động cũng như trong thời kỳ “Hậu Covid”. Khi được hỏi câu hỏi “Tại sao nhiều doanh nghiệp vẫn làm tốt nhiệm vụ trong tâm dịch Covid-19?”, trích lời bài báo theo thuonghieucongluan.com.vn đã có câu trả lời như sau: “ Mỗi doanh nghiệp hoạt động tốt đều có một kế hoạch xử lý khủng hoảng hoặc một kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên tục. Doanh nghiệp của bạn có thể đã sử dụng kế hoạch này, nhưng đây là thời điểm bạn cần thường xuyên điều chỉnh kế hoạch và chuẩn bị ứng phó trong trường hợp tình hình diễn biến xấu hơn. Lập kế hoạch theo các kịch bản sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về các chiều hướng phát triển và đưa ra các giải pháp phù hợp.” Từ đó ta nhận ra một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững đòi hỏi phải có những chiến lược, kế hoạch kinh doanh đúng đắn và hiệu quả. Không có một kế hoạch nào là hoàn hảo nhưng nếu không có kế hoạch và mục tiêu, người lao động và tổ chức sẽ bị thất bại. Và mọi thứ đều được xuất phát từ hoạch định. Từ đó ta thấy được chức năng hoạch định trong quản trị nắm giữ vai trò rất quan trọng và cơ bản. Chính vì vậy mà nhóm 4 trực thuộc lớp EC001 xin phép thực hiện bài tiểu luận Chức năng Hoạch định, nhằm khái quát nhất các kiến thức xoay quanh Hoạch định trong doanh nghiệp bao gồm các khái niệm liên quan đến Hoạch định, quy trình hoạch định và các cách tìm ra mục tiêu cũng như cách thức mà các nhà quản trị xây dựng các kế hoạch có hiệu quả. Sự quan tâm đặc biệt sẽ dành cho việc thiết lập mục tiêu, là bước đầu tiêu trong quy trình hoạch định. Sau đó chúng ta sẽ thảo luận về các loại kế hoạch mà nhà quản trị sử dụng để giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu đã thiết lập. Chúng ta cũng xem xét các cách tiếp cận về công tác hoạch định nhằm giúp cho các nhà quản trị giải quyết các vấn đề' bất ổn: hoạch định tình huống, mô phỏng theo kịch bản, và hoạch định khủng hoảng. Cuối cùng, chúng ta sẽ khảo sát những cách tiếp cận mới trong hoạch định nhấn mạnh đến sự tham gia của người lao động (và đôi khi là sự tham gia của các đối tác hữu quan) trong tư duy và triển khai chiến lược.

Vì đây là lần đầu tiên nhóm chúng em thực hiện đề tài này nên ít nhiều sẽ có sai sót, chúng em rất mong thầy xem xét, chỉnh sửa và góp ý hướng dẫn tụi em để cải thiện giúp bài tiểu luận thêm hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy. Nhóm sinh viên nghiên cứu và tham gia tiểu luận.

B. MỤC LỤC C. NỘI DUNG I. Tổng quan về hoạch định và thiết lập mục tiêu 1. Hoạch định là gì? Hoạch định được xem là chức năng cơ bản trong số bốn chức năng của quản trị: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, và kiểm soát. Mọi thứ đều xuất phát từ hoạch định. Hoạch định hợp nhất cả hai vấn đề bao gồm việc xác định các mục tiêu của tổ chức và làm rõ các phương tiện sử dụng để hoàn thành mục tiêu được gọi là kế hoạch: ● Mục tiêu được xem như là những gì mong đợi trong tương lai mà tổ chức cố gắng thực hiện. Các mục tiêu là rất quan trọng bởi vì các tổ chức luôn hướng về một mục đích, và các mục tiêu sẽ xác định và thể hiện được mục đích đó. ● Kế hoạch là một bản phác thảo hướng đến việc hoàn thành các mục tiêu và định rõ việc phân bổ các nguồn lực, các lịch trình, nhiệm vụ, và những hành động khác. ● Các mục tiêu xác định điều gì phải đạt được trong tương lai và các kế hoạch thể hiện phương tiện đạt mục tiêu. Một ví dụ thực tế nhất là ở trường đại học Kinh tế TP.HCM, mục tiêu của trường là tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo theo chuẩn quốc tế, triển khai chiến lược phát triển trường trở thành trường đại học định hướng nghiên cứu, và đẩy nhanh các hoạt động hội nhập quốc tế. Qua đó, UEH sẽ triển khai thành công chương trình tiên tiến quốc tế UEH cho bậc cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ; Gia tăng số lượng luận án tiến sĩ có thể công bố quốc tế; Tăng số chương trình liên kết với nước ngoài và phát triển thêm một số lĩnh vực đào tạo mới. Ngoài ra, nghiên cứu khoa học là mục tiêu để UEH trở thành trường định hướng nghiên cứu. Cụ thể, đặt mục tiêu được đặt ra là tăng dần số bài công bố trong nước và quốc tế, phấn đấu đạt bình quân đến năm 2021 là 0,7 bài/giảng viên/năm, số bài công bố quốc tế trên Scopus, ISI, ABDC đạt mức bình quân 40 bài/năm. Đối với việc mở rộng hợp tác quốc tế và trong nước, UEH sẽ đẩy mạnh

hợp tác quốc tế thông qua các hội thảo khoa học và chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên nhằm góp phần quốc tế hóa chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học; tăng cường hợp tác với các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp về nghiên cứu, mở rộng hợp tác với các vùng, địa phương nhằm gắn kết công tác đào tạo và nghiên cứu với thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp, địa phương. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả công tác quản trị, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý cũng là một trong những mục tiêu được đặt ra như: Nghiên cứu để có thể vận dụng mô hình đại học vùng trong tổ chức bộ máy nhà trường; Chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, đảm bảo tỷ lệ 40% đội ngũ giảng viên có học vị tiến sĩ và nâng cao năng lực tiếng Anh của đội ngũ, nhất là tạo điều kiện để giảng viên lấy chứng chỉ EMI (English as Medium of Instruction Phương pháp giảng dạy đại học bằng tiếng Anh)... Từ những khái niệm nêu trên, hoạch định là quá trình xác định những mục tiêu và đề ra các chiến lược, kế hoạch, biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Trong điều kiện môi trường luôn biến động, nội bộ các tổ chức luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, để thích nghi với những biến động của môi trường cũng như tối thiểu hóa những rủi ro bên trong trước hết nhà quản trị cần sử dụng đến chức năng hoạch định vì nó đem lại cho tổ chức 4 tác dụng sau đây: - Nhận diện các thời cơ (cơ hội) kinh doanh trong tương lai. - Có kế hoạch né tránh hoặc tối thiểu hóa các nguy cơ, khó khăn. - Triển khai kịp thời các chương trình hành động, có nghĩa là tạo tính chủ động trong thực hiện. - Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra được dễ dàng, thuận lợi. 2. Mục tiêu là gì? Các mục tiêu có tính chất của một cấu trúc xã hội, điểu này có nghĩa là chúng được xác định bởi một cá nhân hay nhóm. Các nhà quản trị thường có những ý tưởng khác nhau về những gì nên có, vì thế họ luôn thảo luận thương thuyết về những mục tiêu cần được theo đuổi. Các mục tiêu mang tính chất động viên và đầy tham vọng, liên kết những con người lại với nhau, thường không được thiết lập bởi một nhà quản trị mà được

hình thành và phát triển bởi một liên minh. Có 3 bước để trở thành một nhà quản trị có năng lực liên minh hiệu quả: ● Thảo luận với khách hàng và những nhà quản trị khác ● Giải quyết các xung đột ● Phá vỡ những rào cản và thực hiện sự phối hợp giữa các bộ phận

3. Các cấp độ kế hoạch và mục tiêu Hình trên thể hiện các cấp độ của các mục tiêu và kế hoạch. Quy trình hoạch định bắt đầu với việc tuyên bố một sứ mệnh chính thức để khẳng định mục đích tồn tại của tổ chức, đặc biệt cho đối tượng hữu quan bên ngoài. Sứ mệnh tạo ra nền tảng cho các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, đến lượt nó các yếu tố này sẽ định hình các vấn đề mang tính chiến thuật và điều hành. Các nhà quản trị cấp cao thường chịu trách nhiệm thiết lập các kế hoạch và mục tiêu chiến được hướng đến một cam kết đạt được hiệu suất và hiệu quả. Việc thiết lập các mục tiêu và kế hoạch cấp chiến thuật là trách nhiệm của các nhà quản trị cấp trung, chẳng hạn như lãnh đạo các đơn vị kinh doanh trực thuộc hay các bộ phận chức năng. Các nhà quản trị cấp trung sẽ thiết lập các kế hoạch chiến thuật quan tâm nhiều đến các hành động chủ yếu mà đơn vị đó phải hoàn thành để hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch chiến lược, được thiết kế bởi các nhà quản trị cấp cao. Các kế hoạch điều hành sẽ xác định các thủ tục hay quy trình cần thực hiện ở cấp thấp, chẳng hạn như tại các bộ phận trực thuộc ở cấp thấp hơn và người lao động. Các nhà quản trị ở cấp thấp nhất và các quản đốc phát triển các kế hoạch điều hành tập trung vào các nhiệm vụ và quy trình cụ thể để góp phần hoàn thành các mục tiêu chiến thuật. Việc hoạch định ở từng cấp sẽ cung cấp sự hỗ trợ cho các cấp khác. 4. Quy trình hoạch định Quy trình bắt đầu với việc nhà quản trị phát triển một kế hoạch tổng thể cho tổ chức trong đó xác định rõ sứ mệnh và các mục tiêu chiến lược. Thứ hai, các nhà quản trị cần chuyển hóa kế hoạch thành hành động bằng cách xác định các mục tiêu và kế hoạch chiến thuật, phát triển sơ đồ chiến lược để liên kết các mục tiêu, thiết lập các kế hoạch tình huống và kịch bản, và xây dựng các đội thu thập và phân tích thông tin về đối thủ cạnh tranh (hay thông tin tình báo). Thứ ba, các nhà quản trị cần chỉ ra các hoạt động điều hành cần thiết để hoàn thành mục tiêu. Điều này liên quan đến việc thiết lập các mục

tiêu và kế hoạch hoạt động, lựa chọn các công cụ đo lường và các kết quả cần đạt để xác định xem mọi việc có diễn ra theo đúng phương hướng hay không, và nhận dạng các mục tiêu có thể điều chỉnh cũng như các kế hoạch ứng phó với khủng hoảng cẩn thực hiện. Các công cụ triển khai kế hoạch bao gồm quản trị theo mục tiêu, bảng đo lường thực hiện, các kế hoạch đơn dụng, và thực hiện giao quyền cho cấp dưới. Cuối cùng, các nhà quản trị cần định kỳ phân tích kết quả thực hiện các kế hoạch và thực hiện điều chỉnh khi cần thiết, và khởi đầu trở lại quy trình hoạch định. Giai đoạn 1. Phát triển một kế hoạch tổng thể cho tổ chức: Đồng nghĩa với việc xác định sứ mệnh và các mục tiêu chiến lược. Giai đoạn 2. Chuyển hóa kế hoạch thành hành động: Nghĩa là xác định mục tiêu và kế hoạch chiến thuật. Muốn vậy, ta cần thực hiện các bước sau: ● Phát triển sơ đồ chiến lược để liên kết các mục tiêu. ● Thiết lập các kế hoạch tình huống và kịch bản. ● Xây dựng các đội thu thập và phân tích các thông tin về đối thủ cạnh tranh (hay thông tin tình báo). Giai đoạn 3. Xây dựng các kế hoạch hoạt động để hoàn thành mục tiêu: Điều đó đồng nghĩa với việc xác định các mục tiêu và kế hoạch hoạt động, bao gồm hai hoạt động sau: ● Lựa chọn các công cụ đo lường và các kế hoạch cần đạt để xác định xem mọi việc có diễn ra theo đúng xu hướng hay không. ● Nhận dạng các mục tiêu có thể nới giãn ra cũng như các kế hoạch ứng phó với khủng hoảng cần thực hiện. Giai đoạn 4. Triển khai kế hoạch: Để triển khai kế hoạch người ta sử dụng các công cụ sau: ● Quản trị theo mục tiêu. ● Bảng đo lường thực hiện. ● Các kế hoạch đơn dụng (sử dụng một lần). ● Thực hiện giao quyền cho cấp dưới. Giai đoạn 5. Giám sát và học tập: Định kỳ phân tích các kết quả thực hiện các kế hoạch và thực hiện điều chỉnh khi cần thiết. Sau đó trở lại quy trình hoạch định. II. Thiết lập mục tiêu trong các tổ chức 1. Sứ mệnh của tổ chức

Sứ mệnh là một bản tuyên bố về mục đích cả công ty và lý do mà công ty đó ra đời. Sứ mệnh được mô tả như là những giá trị, khát vọng, và lý do tồn tại của tổ chức. Sứ mệnh được mô tả rõ ràng sẽ là nền tảng cho việc phát triển các mục tiêu và kế hoạch ở những bước kế tiếp. Không có một sứ mệnh rõ ràng thì các mục tiêu và kế hoạch sẽ được phát triển không theo một định hướng nào cả, và không làm cho tổ chức đi đúng con đường cẩn thiết. Một trong những đặc trưng của các công ty thành công chính là có một sứ mệnh rõ ràng để định hướng cho các quyết định và hành động. Khi các hành động và quyết định quản trị đi ngược lại sứ mệnh, tổ chức sẽ gặp nhiều vướng mắc. Để xem xét sứ mệnh ta cần xem xét về cả nội dung và hình thức: - Hình thức: Sứ mệnh là một bản tuyên bố bền vững về ý định của đơn vị, mang tính tổng quan hơn là những định hướng cụ thể. Sứ mệnh có thể thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với thời đại. - Nội dung: Gồm có 9 yếu tố cấu thành của bản sứ mệnh. 1. Khách hàng cần gì? 2. Sản phẩm và dịch vụ ấy đã thỏa mãn nhu cầu khách hàng chưa? 3. Thị trường ở đâu? 4. Công nghệ sử dụng là loại nào? Có đem lại chi phí thấp hơn không? 5. Sự quan tâm đến vấn đề sống còn, khả năng sinh lợi của công ty 6. Triết lý và niềm tin của công ty là gì? 7. Tự đánh giá công ty có điểm mạnh yếu nào? 8. Mối quan tâm đến với cộng đồng? 9. Mối quan tâm đối với nhân viên? Mỗi tổ chức, doanh nghiệp đều có bản tuyên bố về sứ mệnh, mục đích riêng biệt. Đây là yếu tố làm các doanh nghiệp trở nên khác biệt so với các đơn vị khác cùng ngành. Sứ mệnh phải là một thông điệp được thiết kế nhằm thể hiện kỳ vọng của các đối tác hữu quan về kết quả thực hiện của công ty. Ví dụ thực tiễn: Tuyên bố sứ mệnh của Toyota "Toyota sẽ dẫn đường cho tương lai của việc di chuyển, làm phong phú thêm cuộc sống trên toàn thế giới với những cách di chuyển an toàn và có trách nhiệm nhất cho mọi người. Thông qua cam kết về chất lượng, liên tục đổi mới và tôn trọng hành tinh, chúng tôi đặt mục tiêu vượt quá mong đợi và được đền đáp bằng một nụ cười. Chúng tôi sẽ đáp ứng các mục tiêu đầy thách thức bằng cách thu hút tài năng và niềm đam mê của mọi người, những người tin rằng luôn có cách tốt hơn ."

Toyota chỉ bỏ lỡ đề cập đến sản phẩm của mình. Tuyên bố sứ mệnh của họ hướng đến khách hàng, truyền cảm hứng và bền bỉ nhưng không đề cập rõ ràng đến khách hàng hoặc trách nhiệm xã hội.

-

-

-

-

2. Các mục tiêu và kế hoạch (ngoài ra thêm các kế hoạch ngắn dài hạn) a. Mục tiêu và kế hoạch chiến lược ● Mục tiêu chiến lược: Các mục tiêu chiến lược, hay còn gọi là các mục tiêu chính thức, là một tuyên bố dứt khoát về việc tổ chức muốn đi đến đâu trong tương lai. Các mục tiêu này gắn liền với tổ chức, các nhà quản trị cấp cao dưới góc độ tổng thể chứ không gắn liền với các đơn vị hay bộ phận trực thuộc cụ thể nào đó. ● Kế hoạch chiến lược: Xác định các tiến trình hành động thông qua đó công ty tìm cách thực hiện các mục tiêu chiến lược. Các kế hoạch chiến lược là một sơ đồ hướng dẫn các hoạt động của tổ chức và hoạt động phân bổ nguồn lực như tài chính, con người, không gian, và các phương tiện vật chất cần thiết để hoàn thành các mục tiêu. Hoạch định chiến lược có tính chất dài hạn và có thể xác định các bước hành động của tổ chức trong khoảng thời gian từ 2 đến 5 năm trong tương lai. Mục đích của các kế hoạch chiến lược là thực hiện chuyển hóa các mục tiêu tổ chức thành thực tế trong một thời kỳ được xác định trước. ● Ví dụ thực tiễn: Công ty CP Vinpearl xác định mục tiêu chiến lược “đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường quốc tế” nhằm thu hút du khách trong nước và quốc tế đến với hệ thống Vinpearl, gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và góp phần tạo đà phục hồi - phát triển mạnh mẽ cho ngành du lịch Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đó, Công ty Vinpearl sẽ hợp tác với các công ty quản lý khách sạn danh tiếng để nâng cao chất lượng dịch vụ nghỉ dưỡng; hợp tác toàn diện với các hãng hàng không nội địa và cung cấp các gói dịch vụ du lịch trọn gói cao cấp đến du khách trong nước và quốc tế. b. Mục tiêu và kế hoạch chiến thuật

Mục tiêu chiến thuật: - Sau khi thiết lập các mục tiêu chiến lược, bước kế tiếp là xác định các mục tiêu chiến thuật. - Các mục tiêu chiến thuật là những kết quả mà các đơn vị và bộ phận trực thuộc trong công ty cần đạt được. - Những mục tiêu này áp dụng cho các bộ phận quản trị cấp trung và nó mô tả những gì mà các đơn vị trực thuộc cần làm để giúp cho tổ chức hoàn thành được các mục tiêu tổng quát. ● Kế hoạch chiến thuật: - Xác định những gì mà các đơn vị và các bộ phận phải làm để triển khai kế hoạch chiến lược. - Các kế hoạch chiến thuật được phác họa để hỗ trợ cho việc triển khai các kế hoạch chiến lược chủ yếu và hoàn thành một phần của chiến lược của công ty. - Có thời kỳ thực hiện ngắn hơn so với các kế hoạch chiến lược - thường kéo dài trên 1 năm. → Các mục tiêu và kế hoạch chiến thuật sẽ giúp các nhà quản trị thực hiện được kế hoạch chiến lược tổng thể. Việc nắm bắt chiến lược tổng thể để xây dựng kế hoạch chiến thuật cụ thể thường là công việc của các nhà quản trị cấp trung. ● Ví dụ thực tiễn: - Theo như chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, lĩnh vực vui chơi giải trí sẽ được định vị lại, nâng cấp toàn diện các công viên vui chơi giải trí Vinpearl Land hiện nay và đầu tư mạnh mẽ để phát triển các khu vui chơi giải trí mới trên toàn quốc. Thương hiệu Vinpearl Land được đổi tên thành VinWonders với quy mô và tầm vóc vượt trội, sánh vai với các quần thể giải trí lớn trên thế giới. Để thực hiện mục tiêu trên, các VinWonders sẽ được xây dựng theo mô hình chuỗi công viên chủ đề (Theme Park), diện tích tối thiểu từ 50 ha trở lên/khu, tập trung tại các thành phố lớn và địa danh du lịch nổi tiếng như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Phú Quốc, Hạ Long... - Nằm trong chiến lược mở rộng thị trường quốc tế, với việc triển khai thị trường ở Nga, Vinpearl có kế hoạch sẽ mở 8 đường bay định kỳ, nối liền 4 thành phố Moscow, Vladivostok, Novosibirsk, Ekaterinburg với Nha Trang và Phú Quốc. Mục tiêu dự kiến đạt tối thiểu 168 chuyến bay/ năm, phục vụ hơn 50.000 lượt khách Nga đến Việt Nam với gói dịch vụ du lịch riêng biệt. ●

-

c. Mục tiêu và kế hoạch tác nghiệp/ điều hành ● Mục tiêu tác nghiệp/ điều hành: Là các kết quả mong đợi từ các bộ phận, các nhóm làm việc và các cá nhân. Các mục tiêu này cần có tính chất chính xác và có thể đo lường. ● Kế hoạch tác nghiệp/ điều hành: Xác định các hành động cần thực hiện trong ngắn hạn hướng vào việc hoàn thành mục tiêu hoạt động và hỗ trợ cho các kế hoạch chiến thuật. Là công cụ điều hành theo ngày và tuần của các nhà quản trị ở các bộ phận. ● Ví dụ thực tiễn:

3. Sử dụng sơ đồ chiến lược để liên kết các mục tiêu ● Khái niệm - Sơ đồ chiến lược là một bảng dữ liệu có cấu trúc hàng. Mỗi hàng được gọi là một viễn cảnh và chứa một số mục tiêu trung hạn, thường được gọi là mục tiêu chiến lược. Mũi tên chỉ đi hướng lên thường được vẽ giữa các mục tiêu để chỉ nguyên nhân và hiệu quả hoặc hỗ trợ chiến lược. - Từ trên xuống, có 4 viễn cảnh phổ biến: Tài chính, Khách hàng, Quá trình nội bộ và Học tập & Phát triển. ● Chức năng - Các mục tiêu của một tổ chức cần được liên kết. lại nhằm đảm bảo sự tương thích và hỗ trợ cho nhau giữa chứng để việc hoàn thành mục tiêu ở cấp thấp hơn sẽ góp phần vào việc đạt' được mục tiêu ở cấp cao hơn. Kết quả hoạt động của tổ chức chính là hệ quả của sự liên kết giữa các yếu tố phụ thuộc và tương tác với nhau, vì thế các cá nhân, các đội, và các bộ phận phải thực hiện sự phối hợp nhịp nhàng để hoàn thành các mục tiêu cụ thể, và cuối cùng việc này sẽ giúp cho tổ chức đạt được kết quả cao và hoàn thành sứ mệnh của mình. - Sơ đồ chiến lược là một kỹ thuật đang được sử dụng phổ biến để liên kết các cấp bậc mục tiêu trong một tổ chức và nó thể hiện trực quan các yếu tố thúc đẩy sự thành công của tổ chức. Do sơ đồ chiến lược chỉ ra cách thức liên kết các mục tiêu và kế hoạch của các lĩnh vực với nhau, nó sẽ cung cấp một cách thức hữu hiệu cho các nhà quản trị nhìn thấy mối quan hệ nhân quả giữa các mục tiêu và kế hoạch. ● Sơ đồ minh họa ví dụ thực tiễn

III. Hoạch định điều hành 1. Tiêu chuẩn của các mục tiêu có hiệu quả Các nhà quản trị sử dụng các mục tiêu hoạt động để định hướng sử dụng nguồn lực nhằm đạt được các kết quả cụ thể có hiệu quả và hiệu suất cao. Một vấn đề đầu tiên cần được xem xét đó là làm thế nào để thiết lập các mục tiêu có hiệu quả. Sau đó các nhà quản trị sử dụng một số cách tiếp cận trong hoạch định như quản trị theo mục tiêu, các kế hoạch đơn dụng, và các kế hoạch đa dụng (thường trực). Nội dung tiêu chuẩn của các mục tiêu có hiệu quả: Cụ thể và có tính đo lường được Cụ thể: Khi đặt mục tiêu, hãy cụ thể về những điều muốn hoàn thành. Hãy nghĩ về điều này như là sứ mệnh cho mục tiêu của mình. Đây không phải là danh sách chi tiết về cách chúng ta sẽ đạt được mục tiêu, nhưng nó sẽ bao gồm một câu trả lời cho các câu hỏi phổ biến: + WHO– Thành viên tham gia để thực hiện mục tiêu (đặc biệt quan trọng trong một dự án cụ thể). ●

-

+ WHAT – Xác định rõ những điều bạn cần làm là gì, vì điều gì ( càng cụ thể thì càng dễ dàng thực hiện). + WHEN – Thời gian là yếu tố quan trọng ngay từ khi xác định mục tiêu, tuy n...


Similar Free PDFs