TIỂU LUẬN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC Vietnam Airlines PDF

Title TIỂU LUẬN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC Vietnam Airlines
Course quản trị nguồn nhân lực
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 27
File Size 905.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 208
Total Views 429

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH-------***-------TIỂU LUẬNChuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Quốc tếNGHIÊN CỨU HỌẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁTTRIỂN CỦA VIETNAM AIRLINESNhóm thực hiện: Nhóm 9Lớp: Quản trị Nguồn Nhân lực QTR403.Khóa: 59Giảng viên: Cô Vũ Thị Hương GiangHà Nội, tháng 3 năm 2...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -------***-------

TIỂU LUẬN Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Quốc tế

NGHIÊN CỨU HỌẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIETNAM AIRLINES

Nhóm thực hiện: Nhóm 9 Lớp: Quản trị Nguồn Nhân lực QTR403.2 Khóa: 59 Giảng viên: Cô Vũ Thị Hương Giang

Hà Nội, tháng 3 năm 2022

THÔNG TIN THÀNH VIÊN NHÓM 9 Stt

Họ và Tên

Mã sinh viên

Gmail

1

Nguyễn Thủy Tiên

2011210090

[email protected]

2

Hoàng Ngọc Lan

2014810032

[email protected]

3

Tạ Quang Minh

2011210070

[email protected]

4

Bùi Mạnh Khương

2011210053

[email protected]

5

Nguyễn Minh Triết

2011210099

[email protected]

6

Hà Việt Anh

2011210006

[email protected]

7

Lê Thị Phương Lam

2014810031

[email protected]

8

Nguyễn Thị Minh Nguyệt

2014810045

[email protected]

9

Đoàn Thị Bích Phượng

2014210121

[email protected]

Phạm Quốc Cường

2014210021

[email protected]

10

2

MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VIETNAM AIRLINES ......... 5 1.1. Thông tin khái quát: .......................................................................................... 5 1.2. Ngành nghề kinh doanh ..................................................................................... 5 1.3. Triết lý kinh doanh............................................................................................. 6 1.3.1. Tầm nhìn - sứ mệnh ..................................................................................... 6 1.3.2. Giá trị cốt lõi ............................................................................................... 6 1.4. Quá trình hình thành và phát triển..................................................................... 6 1.5. Cơ cấu tổ chức công ty ...................................................................................... 7 1.6. Chiến lược phát triển của Vietnam Airlines ....................................................... 8 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ........................................................................................ 9 2.1. Cơ cấu, thực trạng nguồn nhân lực tại Vietnam Airlines.................................... 9 2.1.1. Cơ cấu, thực trạng nguồn nhân lực: ............................................................ 9 2.2. Quan điểm và chiến lược nguồn nhân lực của Vietnam Airlines ...................... 11 2.2.1. Chiến lược nguồn nhân lực ........................................................................ 11 2.2.2. Hệ giá trị và công tác đào tạo ................................................................... 11 2.3. Công tác đào tạo và phát triển......................................................................... 12 2.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo:......................................................................... 12 2.3.2. Tổ chức hệ thống đào tạo và phát triển: .................................................... 12 2.3.3. Lập kế hoạch đào tạo ................................................................................ 13 2.3.4. Đánh giá sau đào tạo: ............................................................................... 17 2.3.5 Phát triển nhân viên: .................................................................................. 18 2.4 Kết quả đạt được: ............................................................................................. 19 2.5. Đào tạo nhân viên trong thời kỳ chuyển đổi số và sau đại dịch ........................ 20 2.5.1. Khó khăn dịch bệnh mang lại và cơ hội phục hồi sau Covid ...................... 20 2.5.2. VietNam Airlines đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao .... 21 PHẦN III: ĐÁNH GIÁ ............................................................................................ 23 3.1. Ưu điểm .......................................................................................................... 23 3.2. Hạn chế ........................................................................................................... 24 3.2.1. Những hạn chế trong công tác phát triển và đào tạo nhân sự ................... 24 3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................... 24 3.3 . Giải pháp....................................................................................................... 25 3.3.1. Giải pháp đã được VNA áp dụng .............................................................. 25 3.3.2. Đề xuất phương án đào tạo và phát triển NNL trong tương lai ................. 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 27 3

LỜI MỞ ĐẦU Những năm gần đây,nền kinh tế Việt Nam gặt hái được những khởi sắc đáng tự hào. Mặc dù dịch Covid-19 bùng phát mạnh và diễn biến khó lường trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhưng xét trên khía cạnh phát triển kinh tế, theo đánh giá của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, kết thúc năm 202 2, Việt Nam đã đạt được “mục tiêu kép” trong phòng chống Covid-19 và duy trì tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước là những viên gạch vững chắc để xây dựng nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định. Các doanh nghiệp hiện nay đang ra sức tận dụng những nguồn lực sẵn có từ việc huy động các nguồn lực tài chính,nguyên vật liệu,thị trường...Đặc biệt,doanh nghiệp ý thức được rằng nhân lực là “tài sản” đặc biệt,là nguồn lực cốt lõi, cũng là nguồn lực cạnh tranh bền vững của tổ chức. Để nâng cao chất lượng của lực lượng lao động,doanh nghiệp phải tiến hành đào tạo và phát triển nguồn nhân lực . Nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong quá trình tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp, nhóm 9 đã nghiên cứu và thực hiện bài tiểu luận với đề tài : “Nghiên cứu hoạt động đào tạo và phát triển của Vietnam Airlines’’ với mong muốn đem lại cái nhìn tổng quát về tình hình thực hiện các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở doanh nghiệp được mệnh danh là “ông lớn” của hàng không Việt Nam. Bố cục bài Tiểu luận ngoài thông tin nhóm, mục lục và tài liệu tham khảo, bài tiểu luận bao gồm 3 chương như sau: Chương I: Tổng quan về doanh nghiệp VietNam Airlines Chương II: Phân tích hoạt động đào tạo và phát triển Chương III: Đánh giá Bài tiểu luận chắc chắn vẫn còn những thiếu sót, nhóm 9 rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của thầy cô và bạn đọc để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Đồng thời Nhóm 9 xin gửi lời cảm ơn đến cô Vũ Thị Hương Giang đã tạo cơ hội cho nhóm có thể cùng tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động đào tạo và phát triển nói riêng và kiến thức về môn Quản trị Nguồn Nhân lực nói chung.

4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VIETNAM AIRLINES 1.1. Thông tin khái quát: Tên giao dịch

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam

Tên tiếng Anh

Vietnam Airlines JSC

Trang web

www.vietnamairlines.com

Loại hình kinh doanh

Công ty cổ phần

Logo

Vốn điều lệ

14.182.908.470.000 đồng

Mã cổ phiếu

HVN. Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần

Tổng số cổ phần đang lưu hành

1.418.290.847 cổ phần (tính đến 31/12/2020).

1.2. Ngành nghề kinh doanh  Vận tải hành khách hàng không.  Vận tải hàng hóa hàng không.  Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động.  Hoạt động tư vấn quản lý: Đầu tư, quản lý vốn đầu tư và trực tiếp sản xuất kinh doanh; mua, bán doanh nghiệp; góp vốn mua cổ phần hoặc chuyển nhượng vốn góp, bán cổ phần.  Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển.  Sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan.  Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan.  Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan.

5

1.3. Triết lý kinh doanh 1.3.1. Tầm nhìn - sứ mệnh  Giữ vững vị thế của Vietnam Airlines là doanh nghiệp hàng không số 1 tại Việt Nam.  Tập đoàn các hãng hàng không - VNA Group giữ thị phần nội địa số 1 tại Việt Nam (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO).  Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia, lực lượng vận tải chủ lực tại Việt Nam, hãng hàng không hàng đầu châu Á được khách hàng tin yêu lựa chọn.  Cung cấp dịch vụ hàng không chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng.  Tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, hiệu quả, nhiều cơ hội phát triển cho người lao động.  Kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo lợi ích bền vững cho cổ đông. 1.3.2. Giá trị cốt lõi  An toàn là số 1, nền tảng cho mọi hoạt động  Khách hàng là trung tâm. Sự phát triển của tổ chức gắn liền với sự tin yêu của khách hàng  Người lao động là tài sản quý giá nhất. Mọi chính sách đãi ngộ được xây dựng trên cơ sở công bằng và lợi ích xứng đáng để duy trì sự gắn kết và tạo sức mạnh đoàn kết trong tổ chức  Không ngừng sáng tạo. Lấy sáng tạo là phương châm đổi mới. Luôn đổi mới không ngừng trên mọi lĩnh vực với tư duy đột phá để đạt được thành công lớn.  Tập đoàn hàng không có trách nhiệm. Sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội là nhân tố đầu vào then chốt để đưa ra quyết định trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines. 1.4. Quá trình hình thành và phát triển 1993: Thành lập Hãng hàng không quốc gia Việt Nam 1995: Thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt 2003 Tổ chức lại hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - con. Tiếp nhận đưa vào khai thác chiếc máy bay hiện đại với nhiều tính năng ưu việt Boeing 777 đầu tiên, đánh dấu khởi đầu chương trình hiện đại hóa đội bay của Hãng

6

2015: Chính thức hoạt động theo mô hình CTCP từ ngày 01/4/2015. Trở thành hãng hàng không đầu tiên của Đông Nam Á và thứ 2 trên thế giới tiếp nhận máy bay thế hệ mới Airbus A350-900, đồng thời ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới 07/2016: Chính thức được Tổ chức đánh giá và xếp hạng hàng không Skytrax công nhận là Hãng hàng không 4 sao. Tập đoàn hàng không lớn nhất Nhật Bản – ANA Holdings Inc chính thức trở thành cổ đông chiến lược, nắm giữ 8,7% vốn điều lệ của Tổng công ty 07/2018: Nhận chứng chỉ Hãng hàng không 4 sao năm thứ 3 liên tiếp theo đánh giá của Skytrax 11/2018: Chính thức đón máy bay A321neo đầu tiên Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước từ Bộ GTVT sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp 2019: Chính thức niêm yết cổ phiếu HVN trên Sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE). Nhận chứng chỉ Hãng hàng không 4 sao năm thứ 4 liên tiếp theo đánh giá của Skytrax 05/2020: Kỷ niệm 25 năm thành lập Vietnam Airlines Thực hiện thành công 187 chuyến bay tới hơn 30 quốc gia để đưa 54 nghìn đồng bào hồi hương. 1.5. Cơ cấu tổ chức công ty

7

1.6. Chiến lược phát triển của Vietnam Airlines Trong giai đoạn từ năm 2017 đến nay, Vietnam Airlines theo đuổi chiến lược tăng trưởng, đặt mục tiêu tăng trưởng, nâng cấp chất lượng dịch vụ, mở rộng đường bay và phát triển đội bay. Cụ thể,hãng tìm cách gia tăng doanh số qua việc triển khai những sản phẩm mới có liên quan mật thiết và duy trì sản phẩm chất lượng cho những thị trường hiện tại.Vietnam Airlines đưa ra định hướng vừa kinh doanh trên phân khúc hàng không truyền thống với độ phủ hầu hết nhóm khách hàng có chi tiêu, thu nhập cao, vừa kết hợp toàn diện với Jetstar Pacific kinh doanh trên cả nhóm khách hàng có chi phí thấp,khai thác chiến lược hàng không giá rẻ Để tiếp tục thực hiện chiến lược tăng trưởng trong thời kỳ dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch và hàng không,Vietnam Airlines vượt bão Covid-19 bằng các giải pháp phát triển tự thân:  Để vượt qua đại dịch và nắm bắt cơ hội phát triển, Vietnam Airlines đặt mục tiêu duy trì an toàn khai thác, phòng chống dịch bệnh, giữ vững vị thế chủ lực của Vietnam Airlines Group trong ngành hàng không, tái cơ cấu toàn diện và thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ.  Vietnam Airlines tiếp tục tìm mọi giải pháp tăng thu và cắt giảm, tối ưu hóa chi phí (đặc biệt tái cơ cấu đội tàu bay, chi phí thuê tàu bay); tái cơ cấu danh mục đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp; kiện toàn tổ chức các khối theo hướng tinh gọn bộ máy, giảm tầng nấc trung gian, tinh giản số lượng lao động; đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ (vững chắc 4 sao và tiến đến 5 sao).  Trong bối cảnh các chuyến bay chở khách giảm, Vietnam Airlines đã đẩy mạnh vận tải hàng hóa để bù đắp doanh thu, đồng thời thực hiện sứ mệnh Hãng hàng không Quốc gia trong việc đảm bảo kết nối giao thương  Đối với kế hoạch bay quốc tế và nội địa, Vietnam Airlines điều hành linh hoạt thực hiện các chuyến bay quốc tế chở công dân về nước, chở chuyên gia, phối hợp thí điểm hộ chiếu sức khỏe điện tử  Trên thị trường nội địa, Vietnam Airlines xây dựng lộ trình khôi phục hoàn toàn mạng đường bay cho giai đoạn sau dịch bệnh; tìm các cơ hội mở thêm các đường bay địa phương mới Với việc theo đuổi một chiến lược phát triển như vậy, chắc chắn Vietnam Airlines cũng định hướng và thực hiện những chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp.

8

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH 2.1. Cơ cấu, thực trạng nguồn nhân lực tại Vietnam Airlines 2.1.1. Cơ cấu, thực trạng nguồn nhân lực: Công tác phát triển nguồn nhân lực của Vietnam Airlines tập trung vào những tiêu chí sau:  Tập trung phát triển số lượng và chất lượng đội ngũ lao động, cụ thể là nguồn nhân lực phi công, tiếp viên hàng không, kỹ sư, và thợ kỹ thuật tàu bay.  Tập trung hoàn thiện các chính sách về công tác tuyển dụng, đào tạo, tiền lương và các chế độ đãi ngộ nhằm đảm bảo thực hiện công tác phát triển chung và đáp ứng nhu cầu của việc gia tăng đội tàu bay thế hệ mới trong những năm tới đây của Vietnam Airlines. Cơ cấu, thực trạng nguồn nhân lực và trình độ đào tạo:  Cơ cấu quản lý của VNA bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.  Cơ cấu lao động của VNA bao gồm: tiếp viên, phi công, nhân viên, cán sự, chuyên viên, cán bộ phòng, lãnh đạo Ban/Đơn vị và quản lý công ty.  Cơ cấu lao động đặc thù bao gồm: phi công, tiếp viên, nhân viên kỹ thuật.  Về trình độ đào tạo, yêu cầu đầu vào thấp nhất của VNA yêu cầu tốt nghiệp cấp phổ thông trung học trở lên.

Trích Báo cáo thường niên 2020 Thực trạng phẩm chất đạo đức của đội ngũ lao động:  Vietnam Airlines luôn quan tâm đến nâng cao phẩm chất đạo đức cá nhân, tập thể trong công việc như: nâng cao ý thức hướng thiện, có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, hưởng ứng phong trào thi đua “4 Xin, 4 Luôn” do Bộ Giao thông vận tải phát động; nâng cao tinh thần lao động chăm chỉ, nhiệt tình; nâng cao ý thức tập thể, đoàn kết; nâng cao tinh thần trách nhiệm với bản thân, với công việc và với Hãng hàng không Vietnam Airlines,... 9

 Đặc biệt đối với tiếp viên, là những nhân viên phục vụ hành khách trực tiếp trên các chuyến bay nên vấn đề đạo đức nghề nghiệp rất được ban lãnh đạo của Vietnam Airlines động viên quan tâm, bồi dưỡng. Đoàn tiếp viên đã ban hành sổ tay đạo đức nghề nghiệp và phổ biến cho tất cả cán bộ nhân viên Đoàn tiếp viên, trong sổ tay quy định rõ những điều mà nhân viên không được làm và những hình thức kỷ luật cụ thể cho từng vụ việc vi phạm. Khi có nhân viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, Đoàn tiếp viên đều xử lý nghiêm minh theo đúng quy định trong sổ tay đạo đức nghề nghiệp mà Đoàn tiếp viên đã ban hành. Thực trạng tình hình sử dụng lao động, năng suất lao động: Về lao động: Trong năm 2020, Tổng công ty đã điều hành linh hoạt nguồn nhân lực và các chính sách nhân sự, tiền lương để người lao động và Tổng công ty cùng chia sẻ các khó khăn theo từng giai đoạn diễn biến của dịch. Việc sử dụng lao động có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên giữ vị trí việc làm đối với lực lượng lao động đặc thù:  Lao động sử dụng bình quân năm 2020 là 4.419 người, chưa tới 70% so với năm 2019 và chỉ đạt gần 68% so với kế hoạch.  Gần 1.800 phi công, tiếp viên Việt Nam làm việc trọn thời gian nhưng chỉ đạt 65% giờ bay.  Chỉ sử dụng 25% lao động nước ngoài, tận dụng tối đa hỗ trợ chính phủ của nước sở tại. Về năng suất lao động: Với những biện pháp điều hành nguồn nhân lực nêu trên, mặc dù sản lượng giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năng suất lao động theo RTK năm 2020 vẫn đạt 432 nghìn tấn.km/lao động, bằng 93,1% so với kế hoạch và bằng 63% so với năm 2019.

Trích Báo cáo thường niên 2020 10

2.2. Quan điểm và chiến lược nguồn nhân lực của Vietnam Airlines 2.2.1. Chiến lược nguồn nhân lực Chiến lược nhân sự của Vietnam Airlines được đề ra nhằm phục vụ chiến lược phát triển của Công ty. Trong giai đoạn từ năm 2017 đến nay, Vietnam Airlines đặt mục tiêu tăng trưởng, nâng cấp chất lượng dịch vụ, mở rộng đường bay và phát triển đội bay. Chiến lược nguồn nhân lực cũng thích ứng: chú trọng nguồn bên ngoài, tìm kiếm nhân viên sáng tạo, đào tạo diện rộng và đánh giá hiệu quả làm việc để phát triển, hoạch định nguồn nhân lực để đảm bảo nhân viên mới được tuyển dụng và đào tạo kịp thời để nắm bắt cơ hội thị trường, thông tin cho nhân viên về kế hoạch thăng tiến, phát triển và đảm bảo rằng chất lượng và thành tích được duy trì. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp đặt ra nhu cầu phải nâng cao năng lực cho nhân viên. Về lĩnh vực đào tạo và phát triển, Công ty chú trọng đào tạo rộng rãi, tại chỗ và đào tạo ngoài công việc. Phát triển nhân sự chiến lược bao gồm phi công, tiếp viên và kỹ sư được chú trọng, tập trung vào chuyên môn và hành vi. Để duy trì vị thế tập đoàn hàng không số 1 Việt Nam, Công ty cần phát triển đội ngũ nhân viên đem lại dịch vụ và trải nghiệm ở chất lượng hàng đầu. Trong tiến trình mở rộng mạng lưới bay quốc tế, đòi hỏi công ty phải đào tạo ra những tiếp viên có chất lượng phục vụ quốc tế. Trong chiến lược đầu tư và nâng cấp tàu bay, đòi hỏi đội ngũ phi công thích ứng, liên tục nâng cao bằng cấp, đội ngũ kỹ sư tích cực nghiên cứu đổi mới. Mục tiêu đào tạo của Công ty là rõ ràng: cải thiện trình độ nhân sự, phục vụ chiến lược phát triển lâu dài. Trong nhiều năm qua, do tác động bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, tình hình sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines luôn biến động nên phần nào có tác động đến công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực. Cho đến nay chưa có được một công tác phát triển nguồn nhân lực dài hạn, trung hạn được phê duyệt chính thức mà mới chỉ dừng ở việc phê duyệt kế hoạch hàng năm. 2.2.2. Hệ giá trị và công tác đào tạo Phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò cốt lõi trong hệ giá trị mà Vietnam Airlines xây dựng và theo đuổi, thể hiện qua tôn chỉ: “Người lao động là tài sản quý giá nhất. Mọi chính sách đãi ngộ được xây dựng trên cơ sở công bằng và lợi ích xứng đáng để duy trì sự gắn kết và tạo sức mạnh đoàn kết trong tổ chức.” Sự gắn kết và sức mạnh đoàn kết nhân sự là tài sản quý đối với doanh nghiệp. Vietnam Airlines chú trọng, đầu tư cho đào tạo nhân sự, bởi mỗi nhân sự có năng lực là một mảnh ghép cho bức tranh doanh nghiệp vững mạnh. “Lấy sáng tạo là phương châm hoạt động, chúng tôi luôn đổi mới không ngừng trên mọi lĩnh vực với tư duy đột phá để đạt được thành công lớn.” Để đổi mới không ngừng và tư duy đột phá, nhân sự của công ty phải mạnh. Để có thể sáng tạo, năng lực nhân viên phải vững và có sự khát khao cầu tiến. Hệ giá trị Công ty đặt ra đòi hỏi Ban lãnh đạo phải cam kết trong vấn đề phát triển nhân sự, đặc biệt là nhân sự lõi. Nếu hệ giá trị được thực thi quyết liệt tại Công ty, nó còn lan tỏa được tinh thần tự học, cầu tiến đến từng nhân sự. 11

2.3. Công tác đào tạo và phát triển 2.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo: Vietnam Airlines đảm bảo đáp ứng nhu cầu đào tạo cho nhân sự chuyên ngành. Đào tạo là hình thức giúp đỡ từ phía công ty n...


Similar Free PDFs