Tiểu luận GTTC Nhóm 4 1 - Ca dao vốn phát sinh từ công việc lao động, rồi lại phục vụ lao động, nên nó PDF

Title Tiểu luận GTTC Nhóm 4 1 - Ca dao vốn phát sinh từ công việc lao động, rồi lại phục vụ lao động, nên nó
Author Lâm Lê
Course Number Theory
Institution Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 31
File Size 1 MB
File Type PDF
Total Downloads 198
Total Views 966

Summary

TP. Hồ Chí Minh, 11/BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG: ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG KHOA: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ----TIỂU LUẬN HỌC PHẦNGIỚI THIỆU NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNGNhóm 4: Lê Hồ Hồng Ngọc Trần Thị Diễm Quỳnh Cao Huỳnh Như Nguyễn Trọng Tín Nguyễn Việt Vinh Lê Gia Huy Lớp học phần: BAF312_211_9_GE Giảng viên:...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG: ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG KHOA: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ----

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN GIỚI THIỆU NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Nhóm 4: Lê Hồ Hồng Ngọc Trần Thị Diễm Quỳnh Cao Huỳnh Như Nguyễn Trọng Tín Nguyễn Việt Vinh Lê Gia Huy Lớp học phần: BAF312_211_9_GE07 Giảng viên: Nguyễn Thị Thu Trang

Đề tài: TƯ DUY PHẢN BIỆN

& GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  MỤC LỤC  LỜI NÓI ĐẦU (LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI).............................................................................1 I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................................ 2

1. Tư duy phản biện........................................................................................................... 2 a) Sự ra đời của tư duy phản biện..............................................................................2 b) Khái niệm tư duy phản biện..................................................................................2 c) Phân biệt tư duy phản biện và tư duy phê phán.....................................................5 d) Đặc điểm của tư duy phản biện.............................................................................5 e) Đặc điểm của người có tư duy phản biện..............................................................5 f) Vai trò của tư duy phản biện..................................................................................6 g) Các giai đoạn và quy trình của tư duy phản biện...................................................7 h) 6 chiếc mũ tư duy..................................................................................................9 2. Giải quyết vấn đề......................................................................................................... 12 a) Khái niệm vấn đề và giải quyết vấn đề...............................................................12 b) Tại sao cần phải giải quyết vấn đề?.....................................................................12 c) Quy trình giải quyết vấn đề.................................................................................13 3. Mối liên hệ giữa tư duy phản biện và giải quyết vấn đề..............................................13 II.

THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ...................................................................................15 1. Đánh giá thực trạng ngành kinh tế - tài chính trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng....................................................................................................................... 15 2. Đánh giá tình hình thực tế xã hội.................................................................................18

III.

GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.......................................19 1. Những vấn đề còn mắc phải và các giải pháp được đề xuất.........................................19 2. Tại sao chúng ta lại cần tư duy phản biện?..................................................................22 3. Làm sao để nâng tầm tư duy phản biện?......................................................................24

IV.

KẾT LUẬN..................................................................................................................... 26

 LỜI NÓI ĐẦU § Lý do chọn đề tài Tư duy phản biện luôn là một trong những kỹ năng được giới hàn lâm tri thức đánh giá cao. Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển vượt trội của khoa học, công nghệ, hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng, khi con người hằng ngày phải tiếp nhận một khối lượng thông tin phong phú và đa chiều, thì sự phản biện không còn là vấn đề muốn hay không muốn, mà là một đòi hỏi tất yếu và tự nhiên của đời sống xã hội. Các nhà lãnh đạo có tầm nhìn của các công ty, các tập đoàn kinh doanh quốc tế luôn săn tìm những người có khả năng tư duy để giúp họ giải quyết các vấn đề còn nan giải, từ đó giúp đưa công ty, tập đoàn của họ lên tầm cao mới. Do đó, tầm quan trọng của tư duy phản biện được đề cao hơn bao giờ hết. Khả năng suy nghĩ tốt và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống là tài sản cho tất cả mọi nghề nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế tri thức mới nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng. Vậy làm sao để rèn luyện khả năng tư duy phản biện? Quy trình áp dụng tư duy phản biện để giải quyết vấn đề diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của tư duy phản biện đối với giải quyết vấn đề là gì?... Vì vậy, Nhóm 4 chúng em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Tư duy phản biện và giải quyết vấn đề” để có thể trả lời các câu hỏi trên, đồng thời hiểu rõ hơn về bản chất cốt lõi của tư duy phản biện và cách giải quyết vấn đề trong lĩnh vực kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng.

1

I. Cơ sở lý luận: 1. Tư duy phản biện: a) Sự ra đời của tư duy phản biện: Trong lịch sử loài người, cùng với quá trình phát triển của mình về mọi mặt thì tư duy phản biện cũng đồng thời theo đó mà hình thành. Từ rất sớm vào cách đây hơn 2500 năm, như trong kinh Phật, chủ yếu là kinh Vệ đà và kinh A-tì-đạt-ma có cội nguồn từ triết lý phân tích và chủ nghĩa kiến tạo thực dụng. Trong truyền thống có Sokrates của Hy Lạp là những chất vấn nhằm tìm kiếm sự thật, được dùng để xác định xem những kiến thức dựa trên thẩm quyền liệu có thể được đánh giá lại một cách có lý lẽ với sự rõ ràng và nhất quán về logic hay không nghĩa là cốt yếu. Hay ông John Dewey (1859-1952) là một triết gia – nhà giáo dục người Mỹ đã có những nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục dân chủ, thực dụng. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về khía cạnh trong triết lý giáo dục của ông. Đến thập niên 70 của thế kỉ XX, một người Đức - Jurgen Habermas đưa vào áp dụng với chủ nghĩa phê phán và chủ nghĩa thực dụng. (Trích nguồn https://bigschool.vn/tu-duy-phan-bien-mot-nhan-to-quan-trongcua-tat-ca-moi-lanh-vuc) b) Định nghĩa tư duy phản biện: Trước tiên, ta cần hiểu phản biện là dùng các góc nhìn khác nhau để tiếp cận tình huống và dùng các tiêu chuẩn khách quan để đánh giá sự vật, tình huống với mục tiêu đi tìm sự thật và cải thiện chất lượng tư duy, giải pháp. Michael Scriven đã định nghĩa rằng “Tư duy phản biện là khả năng, hành động để thấu hiểu và đánh giá được những dữ liệu thu thập được thông qua quan sát, giao tiếp, truyền thông và tranh luận”. Tuy nhiên, đối với Paul, R. và Elder, L. thì “Tư duy phản biện là nghệ thuật phân tích và đánh giá tư duy với định hướng cải tiến nó”. “Tư duy phản biện là quá trình phát triển tư duy thông qua việc luyện tập một cách bài bản, có kỷ luật. Từ đó hình thành nên những khái niệm, phân tích nhằm định hướng cho những hành động, niềm tin bản thân.” – Trích “National Council for Excellence in Critical Thinking”, (1987).

2

Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo nhiều chiều, nhiều khía cạnh khác nhau cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ, sáng tạo và công tâm.

 Tư duy chìm: Chúng ta cần phải hiểu rằng tư duy phản biện không phải lúc nào cũng đúng nếu không có sự chuẩn bị và đặc biệt là không có kiến thức. Tư duy phản biện không được xem là cách thức để chống đối lại các quan điểm hay chủ trương chính sách của một tổ chức hay cá nhân, nghĩa là tư duy phản biện không có nghĩa là phản đối hay phá hoại. Đó là biểu hiện của sự tiến bộ, vì vậy nó cần có đội ngũ trí thức để hình thành tư duy phản biện và bộc lộ nó bằng kĩ năng. Cho nên tư duy phản biện cần được hiểu là cách thức để đưa ra và nhằm tìm cách giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Ranh giới giữa tư duy phản biện và tư duy chìm rất mong manh, những biểu hiện ta thường lầm tưởng giữa tư duy phản biện và tư duy chìm như sau:  Bảo thủ: Là một trong những rào cản nguy hiểm nhất gây khó khăn cho việc phát triển tư duy phản biện. Người bảo thủ thường có xu hướng từ chối lắng nghe và khăng khăng giữ nguyên ý kiến cùng những định kiến ban đầu của bản thân. Trong một vài trường hợp, sự bảo thủ là nguyên nhân khiến cho một số người hay “cãi cùn” (không có lỹ lẽ chính đáng) trong những cuộc tranh luận và trở nên “nảy lửa”, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến vũ lực. Điều này được thể hiện qua việc một người tỏ ra không hài lòng với những hiện tượng có phần lạ lẫm và quy chúng về các giá trị đạo đức trong khi bản thân những sự vật, sự việc ấy không hề gây hại cho bất kỳ cá nhân nào.

3

Ví dụ: Một số người phản đối hôn nhân đồng giới vì nghĩ rằng sẽ đi ngược lại với những giá trị truyền thống hình thành từ xa xưa, rằng hôn nhân là đích đến của mối quan hệ tình cảm giữa một nam và một nữ. Việc mãi giữ lấy những tư tưởng bảo thủ khiến cho một người khó mà tiếp cận được hết những khía cạnh khác nhau của một vấn đề và cũng khiến cho chính bản thân họ gặp bất lợi trong việc thích nghi với môi trường mới, nhất là trong bối cảnh xã hội luôn thay đổi một cách nhanh và khó đoán như hiện nay.  Ba phải: Là từ dùng để chỉ tính cách của con người. Khi ta cho rằng ai đó là người ba phải tức là ta có ý chỉ trích, phê bình người đó không có hoặc hiếm khi dám bộc lộ chủ kiến, quan điểm hay lập trường riêng của mình, ý kiến nào cũng cho là đúng, là phải; không phân biệt rõ đâu là phải trái hay đúng sai. Ví dụ: Trong công việc hay thậm chí là hoạt động thường ngày, những người ba phải luôn không có chính kiến riêng của mình mà lại luôn dựa dẫm, mong chờ sự giúp đỡ từ người khác. Muốn có người vẽ ra cho mình một con đường để đi nhưng không hề biết phía trước là nguy hiểm đang rình rập bởi vì họ không tự chủ được ý nghĩ bản thân mà phải dựa dẫm vào người khác nên những người đó có thể dẫn dắt những người ba phải tới ngõ cụt và rồi thất bại đến mức không thể vực dậy được.

 Những rủi ro mà tư duy chìm mang lại: - Tụt hậu không thể phát triển bản thân hoàn thiện. - Thiếu tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh. - Không có chính kiến của riêng mình. - Nghèo tư duy dẫn đến hành vi thiển cận. - Khi nghèo tư duy, bạn không dám thử, không dám sai, không dám mạo hiểm. - Nguy hiểm nhất là luôn tự cho mình là trung tâm.  Mở rộng góc nhìn: Ta có thể xem đây là một hệ quy chiếu có tính đa chiều, với mỗi khía cạnh nhìn vào quan điểm đưa ra cũng vì thế mà có sự khác biệt. Cũng do tính đa dạng đó mà có vô số cách nhìn nhận vấn đề, nhiều khía cạnh xoay quanh nó. Bao gồm 4 kiểu sau: 1) Góc nhìn đạo đức và pháp lý hay còn gọi là cái lý và cái tình: Đây là góc nhìn nền tảng của cuộc sống thường được đa số người dùng.

4

2) Góc nhìn của các đối tượng liên quan: nhân viên với sếp, giáo viên với học sinh, nhà nước với công dân… 3) Góc nhìn theo các mục tiêu khác nhau: Chẳng hạn như mục tiêu trong chiến dịch quảng cáo là tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng… 4) Góc nhìn theo lý thuyết và thực tế: có những điều là đúng trong lý thuyết, nhưng thực tế thì không hẳn như vậy. c) Phân biệt tư duy phản biện và tư duy phê phán: Thế nào là phê phán? Phê phán là hành động dựa trên quan điểm cá nhân mà từ đó nhận định cái hay, cái dở đối với một vấn đề, một sự vật, một hiện tượng, một hành vi hay một ai đó. Vậy tư duy phê phán là năng lực suy nghĩ về tư duy của mình bằng cách nhận ra những mặt mạnh và mặt yếu của nó, từ đó tổ chức lại tư duy trong hình thức đã được cải thiện. (Trích “Center for Critical Thinking, 1996c”) Tuy nhiên, chúng ta thường lầm tưởng tư duy phê phán là tư duy phản biện và ngược lại. Ta cần phải hiểu tư duy phê phán thiên về phán xét nặng nề và tìm ra lỗi kiến thức, thông tin, luận điểm mà ta được tiếp thu.

 Sự khác nhau giữa tư duy phản biện và tư duy phê phán:  Tư duy phản biện: Là quá trình chủ động mà người tư duy suy nghĩ hiệu quả về cách tư duy của mình, liên tục đánh giá suy nghĩ của chính bản thân và tự sửa chữa để đi đến giải pháp tốt nhất cho vấn đề.  Tư duy phê phán: Là quá trình thụ động mà trong đó, người tư duy hành động theo mong muốn, định kiến và cảm xúc bản thân mà không dựa trên bất cứ tiêu chí đánh giá nào. d) Đặc điểm của tư duy phản biện:  Hiểu sự gắn kết logic giữa các quan điểm.  Nhận dạng, phát triển và đánh giá các lập luận.  Tìm ra những sự không nhất quán và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận.  Giải quyết vấn đề một cách thông minh, có kế hoạch.  Nhận biết được mối liên kết giữa các thông tin và liên kết chúng trong suy nghĩ.

5

 Xem xét cách lập luận, quan điểm, thu thập ý kiến của mọi người. e) Đặc điểm của người có tư duy phản biện: Người có tư duy phản biện tốt là người có thể sử dụng thành thạo các kỹ năng sau như một thói quen:  Đề ra những vấn đề và câu hỏi thiết thực, phát biểu chúng một cách rõ ràng, chính xác.  Tập hợp và đánh giá tất cả thông tin, sử dụng các khái niệm trừu tượng được hình thành trong hệ thống suy nghĩ để diễn giải chúng một cách có hiệu quả.  Đi đến những kết luận và các giải pháp hợp lý, kiểm nghiệm chúng bằng các tiêu chí định sẵn.  Bởi tính đa dạng đó, có vô số cách nhìn nhận vấn đề, quan điểm, sự việc xoay quanh nó và đánh giá (nếu cần) những giả định, hàm ý và chú trọng vào kết quả thực tiễn mà chúng mang lại.  Truyền đạt một cách có hiệu quả cho người khác trong việc tìm ra các giải pháp cho những vấn đề phức tạp. (Theo “Paul, R. and Elder, L. (2010). The Miniature Guide to Critical Thinking Concepts and Tools. Dillon Beach: Foundation for Critical Thinking Press”, nguồn tham khảo https://louisville.edu/ideastoaction/about/criticalthinking/framework) f) Vai trò của tư duy phản biện:

6

 Tư duy phản biện là kỹ năng cần thiết trong mọi lĩnh vực và ngành nghề, giúp con người nâng cao khả năng lập luận theo nhiều chiều, nhiều khía cạnh khác nhau.  Tư duy phản biện đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế tri thức mới. Khả năng phân tích, đánh giá, sáng tạo giúp mỗi người tích hợp thông tin cần thiết nhằm giải quyết vấn đề.  Tư duy phản biện giúp ta nâng tầm giao tiếp, biểu đạt, dễ dàng đưa ra những ý tưởng mới, góp phần lập nên chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế, đối ngoại.  Tư duy phản biện thúc đẩy sự sáng tạo trong mỗi người, giúp ta suy nghĩ sáng suốt và có cái nhìn đa chiều hơn về những vấn đề, từ đó đưa ra các giải pháp theo nhiều hướng khác nhau.  Tư duy phản biện điều chỉnh con người chúng ta ngày một hoàn thiện hơn, mỗi người sẽ biết nhìn nhận, đánh giá và đưa ra những quyết định phù hợp và tốt nhất cho bản thân. g) Các giai đoạn và quy trình của tư duy phản biện:

 Các giai đoạn của tư duy phản biện: Tư duy phản biện gồm 6 giai đoạn:

 Giai đoạn 1: Suy nghĩ không có định hướng

cụ

thể

(The

Unreflective Thinker): Mỗi người chúng ta đều trải qua giai đoạn này khi mới bắt đầu nghĩ về thứ gì đó nhưng chưa có mục tiêu rõ ràng. Thật vậy, chúng ta là những đứa trẻ chưa đủ nhận thức và vô tình ngộ nhận những gì chúng ta biết là sự thật và không nhận ra có nhiều vấn đề xung quanh cuộc sống mình mà mình không biết.

 Giai đoạn 2: Những thách thức (The Challenged Thinker):

7

Tư duy phản biện đạt tới giai đoạn 2 này khi mà những rắc rối bắt đầu xảy đến với chúng ta, lúc này chúng ta mới nhận ra rằng những định kiến của bản thân mình khi trước đều sai cả không lấy đến một điều đúng đắn. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhận thức được những sai lầm của bản thân để thấy được sự thiếu sót và cải thiện nó. Tương tự với kĩ năng, nhờ chúng ta có kiến thức về kĩ năng nào đó, chúng ta mới học được nó. Quan trọng hơn hết trong giai đoạn này là mình phải chấp nhận rằng những gì mình biết chỉ là ngộ nhận và sẵn sàng xem xét lại bản thân, “chắp vá” lại “lỗ hổng” kiến thức.

 Giai đoạn 3: Những bước khởi đầu (The Beginning Thinker): Trong giai đoạn này chúng ta sẽ thấy mình đang như bị trôi dạt trong biển vấn đề một cách vô định, các vấn đề trong cách sinh hoạt, trong cách làm việc và ngay cả cách sống. Chúng ta đã dần biết tư duy nhưng không liên tục và bài bản. Nhưng cũng ở giai đoạn này chúng ta sẽ hình thành nền móng của tư duy phản biện cho bản thân.  Giai đoạn 4: Rèn luyện tư duy (The Practicing Thinker): Khi chúng ta đến giai đoạn này cũng là lúc ta đã nắm được các phương pháp tư duy phản biện cơ bản. Cùng với sự trợ giúp từ công nghệ và kiến thức có được, chúng ta vận dụng vào trong cuộc sống. Lối tư duy trong hệ thống suy nghĩ bản thân dần được hình thành cụ thể hơn.  Giai đoạn 5: Cải thiện và nâng tầm tư duy (The Advanced Thinker): Sau khi trải qua 4 giai đoạn trên thì giai đoạn tiếp theo sẽ đưa lối tư duy bản thân lên tầm cao mới. Đây là giai đoạn ta vận dụng nhiều phương pháp khác nhau để có thể giải quyết vấn đề, đồng thời cải tiến nó cho phù hợp với chúng ta.  Giai đoạn 6: Thành thạo (The Master Thinker): Đây là giai đoạn khi mà tư duy phản biện đã thành thói quen, ta có thể dễ dàng áp dụng kĩ năng phản biện trong các tình huống và sử dụng nó hiệu quả và đúng cách.

8

(Nguồn tham khảo http://www.criticalthinking.org)

 Các quy trình của tư duy phản biện: - Bước 1: Xác định vấn đề chính: Các khái niệm, câu hỏi có rõ ràng, đúng đắn và chính xác không? Có thể hiểu chúng theo cách khác không? - Bước 2: Đánh giá thông tin: Nguồn thông tin có đáng tin cậy không? Có thể kiểm tra chéo từ các nguồn đáng tin khác không? Phương pháp thu thập thông tin có đáng tin cậy không? Có ý kiến chủ quan nào không? Các dữ liệu có thống nhất với nhau không? Có cần thêm dữ liệu nào không? Dữ liệu nào nếu có sẽ “đảo ngược” vấn đề? - Bước 3: Đánh giá lập luận: Tính chặt chẽ, logic? Có ngụy biện không? Có giả thiết ẩn không? - Bước 4: Đánh giá kết luận: Có hợp lý không? Có dựa trên dữ liệu khách quan nào không? Các dữ liệu đó liệu có thể đi đến kết luận? Có công bằng và toàn diện không? - Bước 5: Xem xét góc nhìn đối lập: Xác định xem có góc nhìn đối lập nào khác không? Góc nhìn nào quan trọng cần xem xét? Loại bỏ các giả thiết ẩn không cần thiết. - Bước 6: Tổng kết: Tổng hợp các kết quả có được được từ các góc nhìn khác nhau, xác định các thông tin, phân tích cần hoàn thiện để bao quát được vấn đề hoàn chỉnh hơn. - Bước 7: Kết luận – Giải pháp:

9

Đưa ra các kết luận khách quan, công bằng và kiến nghị các giải pháp (nếu có).

(Nguồn tham khảo: bài giảng Critical Thinking của Grey Cells) h) 6 chiếc mũ tư duy:

 Sự ra đời của “6 chiếc mũ tư duy”: “6 chiếc mũ tư duy” là tên gọi của phương pháp rèn luyện tư duy phản biện nổi tiếng được tiến sĩ Edward de Bono đề xuất năm 1980 và đã được mô tả chi tiết trong cuốn “Six Thinking Hats” được xuất bản năm 1985. Phương pháp này giúp chúng ta khai thác mọi thông tin và đánh giá vấn đề theo nhiều góc nhìn khác nhau trong mỗi vấn đề để có thể đi đến giải pháp tốt nhất. Ta sẽ hiểu rõ được bản chất sự việc, thấy được những khía cạnh khác nhau và đánh giá được cơ hội thành công của mỗi hướng giải quyết vấn đề mà ta ít chú ý đến. Đây cũng là một trong những phương pháp nổi tiếng trên thế giới, được nhiều tổ chức lớn phát triển và áp dụng giảng dạy như Pepsi, Prudential, IBM, British Airways…

 Cách ứng dụng: Chúng ta hãy “đội” lần lượt “6 chiếc mũ” để có thể tổng hợp tất cả các thông tin, dữ liệu theo các góc nhìn của từng chiếc mũ. Sau mỗi lần đội, ta sẽ chuyển hướng sang một cách tư duy mới. Cuối cùng, ta sẽ đi đến kết luận tốt nhất, tối ưu nhất. Những kết luận tối ưu ấy dựa trên các góc nhìn đã đề cập, kết hợp cả tham vọng, kỹ năng, sự thông minh, sáng tạo, khả năng lập kế hoạch, ra quyết định và hoạch định.

 Công dụng của mỗi chiếc mũ: 1) Mũ trắng (Objective): Khi “đội” mũ trắng, ta sẽ xác định và xử lý những thông tin cần thiết; đánh giá vấn đề một cách khách quan, trung lập dựa trên các dữ kiện sẵn có. Bạn cần phải tìm 10

kiếm và lấp đầy những “lỗ trống” kiến thức mà bạn lưu tâm trong hệ thống suy nghĩ của bạn. Ví dụ: Bạn làm việc cho một công ty và bạn cần thống kê doanh số bán hàng trong tháng vừa qua; Hay bạn là giám đốc của một tập đoàn lớn trong thành phố, bạn nhận thấy số lượng văn phòng công sở cần được gia tăng để đáp ứng tình trạng “cungcầu” cho công ty và khách hàng, từ đó đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế… 2) Mũ đỏ (Emotions): Mũ đỏ đại diện cho tư duy về mặt cảm tính. Khi bạn “đội” mũ đỏ, bạn nhìn nhận vấn đề bằng cách dùng trực giác, phản ứng và cảm xúc bản thân. Chiếc mũ đỏ cho chúng ta cảm...


Similar Free PDFs