Tiểu luận Kinh tế chính trị (Nền kinh tế thị trường) PDF

Title Tiểu luận Kinh tế chính trị (Nền kinh tế thị trường)
Course Skill Development
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 23
File Size 416.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 549
Total Views 991

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ---------***--------TIỂU LUẬNKINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNINĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONGNỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNGHọ và tên sinh viên: Lê Thu Cúc Mã số sinh viên: 2114810013 Lớp hành chính: K60-Anh 02-KTKT Lớp tín chỉ: TRI115. Giảng viên hướng ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ---------***--------

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Họ và tên sinh viên: Lê Thu Cúc Mã số sinh viên: 2114810013 Lớp hành chính: K60-Anh 02-KTKT Lớp tín chỉ: TRI115.6 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đặng Hương Giang

Hà Nội, tháng 4 năm 2022

MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................... 1 B. NỘI DUNG............................................................................................3 1.Những lý luận về vai trò của Nhà nước.............................................................. 3 1.1. Một số quan điểm về vai trò của Nhà nước............................................... 3 1.2. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.....................................7 1.2.1 Vai trò của Nhà nước trong quốc phòng và trong việc sản xuất, tiêu dùng các hàng hoá công cộng....................................................................... 7 1.2.2 Vai trò của Nhà nước đối với các yếu tố ngoại vi................................ 8 1.2.3 Vai trò của Nhà nước đối với vấn đề thu nhập và phúc lợi................10 1.2.4 Vai trò của Nhà nước trong các chính sách tài chính và tiền tệ........ 11 2.Những lý luận về nền kinh tế thị trường.......................................................... 12 2.1. Khái niệm................................................................................................ 12 2.2. Ưu điểm.................................................................................................. 13 2.3. Khuyết điểm............................................................................................ 14 3. Vai trò của Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường..........................14 3.1. Đặc trưng chủ yếu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta............................................................................................................ 14 3.2. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.......................................................................................... 16 3.3. Thực tiễn vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam....18 C. KẾT LUẬN.................................................................................................... 23 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 24

LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển kinh tế của loài người, nền kinh tế thị trường đã phản ánh một bước ngoặt lớn của văn minh nhân loại. Từ một nước nghèo, kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhất định phải phát triển kinh tế thị trường, sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Cơ chế thị trường cho phép phát triển tiềm năng kinh doanh, khai thác triệt để tìm kiếm lợi nhuận, sản xuất hiệu quả. Nhận thức được điều đó, đất nước ta đã thực hiện đường lối đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Lịch sử đã chứng minh rằng, các nền kinh tế thị trường thành công nhất đều không thể phát triển một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước. Đặc biệt là ngày nay, khi cả thế giới đang phải đối phó với đại dịch Covid-19, trải qua sự bất ổn của các nền kinh tế thị trường hiện đại, gặp vô vàn khó khăn trong giai đoạn khôi phục kinh tế toàn cầu. Đồng thời cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ thông tin, nếu không có sự điều tiết trong cơ chế thị trường của nhà nước thì sẽ không giải quyết được nhiều vấn đề kinh tế xảy ra. Việt Nam đang trong quá trình đi lên xã hội chủ nghĩa cần xây dựng một nền kinh tế có hiệu quả, cân bằng ổn định, vận hành đúng đắn. Trên con đường phát triển đó thì càng không thể thiếu sự quản lý của nhà nước. Từ đó, thúc đẩy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực để giúp nước ta cố gắng theo kịp xu hướng của thế giới. Từ những điều trên đã khẳng định tầm quan trọng của nhà nước trong phát triển nền kinh tế thị trường nên em chọn đề tài “ Vai trò của nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường” để thực hiện nghiên cứu trong bài tiểu luận môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin. Bài tiểu luận của em chỉ đưa ra một số vấn đề nên còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Em mong cô bỏ qua những sai sót em mắc phải và đưa ra góp ý để em có thể khắc phục cho bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Đặng Hương Giang đã giúp đỡ để em hoàn thành đề tài này.

NỘI DUNG 1.Những lý luận về vai trò của Nhà nước 1.1. Một số quan điểm về vai trò của Nhà nước 1.1.1. Cách nhìn của trường phái Tân cổ điển Cũng giống như các nhà kinh tế Cổ điển, trường phái Tân cổ điển không xem xét vai trò của nhà nước một cách biệt lập mà đặt nó trong một hệ thống lý thuyết chung. Họ đưa ra một quan niệm tổng quát về nền kinh tế thị trường để từ đó đánh giá vai trò của nhà nước, phân biệt rõ chỗ nào để thị trường hoạt động, chỗ nào cần nhà nước can thiệp. Theo phái Tân cổ điển, nền kinh tế thị trường là một hệ thống mang tính ổn định, mà sự ổn định bên trong là thuộc tính vốn có chứ không phải là kết quả sự sắp đặt của nhà nước. Khả năng đó được quyết định bởi một cơ chế đặc biệt “cơ chế cạnh tranh tự do.” Cạnh tranh tự do thường xuyên bảo đảm sự cân bằng chung của nền kinh tế. Chính cơ chế này cho phép phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý, tận dụng triệt để mọi nguồn lực và dẫn đến quan hệ phân phối mang tính công bằng giữa các bộ phận xã hội. Công bằng ở đây theo nghĩa, những bộ phận nào có khả năng thích ứng tốt nhất với những diễn biến và những nhu cầu thị trường thì sẽ có thu nhập chính đáng. Nếu như trên thực tế xảy ra những hiện tượng không bình thường thì phải tìm nguyên nhân của những hiện tượng đó từ chính sách can thiệp của nhà nước. Theo quan niệm phổ biến của phái Tân cổ điển, để lựa chọn được cách can thiệp hợp lý, nhà nước phải hiểu được cấu trúc của nền kinh tế thị trường, cơ chế vận hành của nó và tôn trọng những quy luật khách quan liên quan đến cung cầu. Muốn xác định chính xác ngưỡng can thiệp thì phải hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới cung - cầu và những điều kiện cho sự cân bằng cung và cầu. Cũng theo các nhà kinh tế Tân cổ điển, cạnh tranh tự do không bao giờ nảy sinh một cách tự nhiên, nó chỉ xuất hiện và phát huy tác dụng khi được đảm bảo bởi nguyên tắc số một: sở hữu tư nhân. Đây là cơ sở để nền kinh tế thị trường thích ứng với mọi sự thay đổi của giá cả. Chính chế độ sở hữu tư nhân là nhân tố cơ bản làm cho nền kinh tế thị trường luôn khôi phục được sự cân bằng chung. Do vậy, khi nhà nước thu hẹp không

gian kinh tế của khu vực tư nhân chắc chắn dẫn tới sự bất ổn. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, quyền tự do kinh doanh của các nhà sản xuất và quyền tự do lựa chọn của người tiêu dùng là những lực lượng chế ngự, chi phối; chế độ tư hữu là cơ sở bảo đảm cho sự hòa hợp tự nhiên, do vậy không cần sự điều chỉnh nào của chính phủ hay các cơ quan điều tiết khác. Với những quan niệm trên đây, trường phái Tân cổ điển khuyến nghị nhà nước nên dừng ở những chức năng chính là: 1- Duy trì ổn định chính trị; 2Tạo môi trường pháp luật ổn định và chính sách thuế khóa hợp lý, khuyến khích người tiêu dùng; 3- Sử dụng hợp lý ngân sách quốc gia, hướng chi tiêu ngân sách cho mục tiêu phát triển kinh tế như đào tạo nhân lực, nghiên cứu cơ bản để đổi mới công nghệ, hỗ trợ cho những ngành sản xuất có triển vọng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới... Ngoài những chức năng cơ bản đó, nhà nước không nên can thiệp gì thêm, hãy để cho giới kinh doanh và người tiêu dùng quyết định những vấn đề còn lại. 1.1.2. Quan niệm của Keynes và trường phái Keynes So sánh cách nhìn của Keynes và cách nhìn của Tân cổ điển, có thể thấy sự khác nhau căn bản trong quan niệm về vai trò của nhà nước. Nếu Tân cổ điển cho rằng nhà nước không nên điều tiết trực tiếp mà chỉ dừng lại ở chức năng tạo môi trường thì Keynes khẳng định, muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp và suy thoái, nhà nước phải trực tiếp điều tiết kinh tế. Cách thức điều tiết là thông qua những chương trình công cộng và dùng những chương trình này để can thiệp tích cực với hướng kích thích và duy trì tốc độ gia tăng ổn định của tổng cầu. Khi tổng cầu tăng sẽ kích thích sức sản xuất, các doanh nghiệp hoạt động mở rộng sẽ thu nhận thêm nhân công, thất nghiệp được giải quyết và sản lượng quốc gia tăng lên. Để minh họa cho điểm này, Keynes đưa ra cách lập luận mới về đầu tư khác hẳn với trường phái Tân cổ điển. Theo các nhà kinh tế Tân cổ điển, mức đầu tư gắn chặt với lãi suất và nếu lãi suất thấp, quan hệ vay vốn được khuyến khích dẫn đến sự gia tăng quy mô đầu tư. Khi nền kinh tế bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái, lãi suất sẽ giảm và do đó dẫn đến mức đầu tư tăng lên. Trường phái Tân cổ điển cho rằng đây là quy luật tự điều tiết và chính quy luật đó giúp tạo khả năng ngăn chặn suy thoái. Ngược lại, theo Keynes, ở thời điểm suy thoái, ngay cả những nhà đầu tư mạo hiểm nhất cũng không dám đầu tư kể cả khi lãi suất thấp vì họ cho rằng bỏ vốn vào kinh doanh trong bối cảnh như vậy chắc

chắn sẽ thua lỗ. Như vậy không có một cơ chế tự hành nào có thể thúc đẩy nền kinh tế tư bản đến khả năng sử dụng hết nguồn nhân lực và làm cho hoạt động đầu tư tăng lên một cách đều đặn. Do vậy, để ổn định nền kinh tế và thích ứng với biến động suy thoái thì giải pháp tất yếu và cần thiết là sự can thiệp của chính phủ. Chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế thông qua công cụ chính sách tài khóa, bao gồm thuế và chi tiêu ngân sách. Keynes nhấn mạnh vấn đề chi ngân sách và cho rằng chính phủ nên cung ứng những kích thích ban đầu bằng những chương trình kinh tế công cộng. Những chương trình kinh tế công cộng đó, một mặt tạo ra việc làm, mặt khác dẫn đến tăng cầu về tư liệu sản xuất. Nó còn có thể dẫn đến sự xuất hiện của những hình thức hoạt động dịch vụ thu hút khối lượng lao động lớn, làm tăng hơn nữa số lượng việc làm. Nhu cầu tiêu dùng của cá nhân có khả năng thanh toán tăng tạo lực đẩy kích thích khu vực kinh tế tư nhân phát triển, khôi phục niềm tin kinh doanh. Cách thức can thiệp của chính phủ như vậy sẽ dẫn đến hiệu ứng số nhân cho nền kinh tế. Theo một hướng khác, nhà nước có thể kích thích cầu đầu tư bằng cách tăng số cung về tiền tệ, hay là chấp nhận lạm phát “có kiểm soát.” Để làm tăng cung tiền tệ, chính phủ có thể tăng nguồn vốn cho vay, giảm lãi suất và do đó kích thích sự gia tăng của đầu tư. Sự gia tăng này cũng nhân bội sản lượng và thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Theo Keynes, trong hai vấn nạn của nền kinh tế tư bản là lạm phát và thất nghiệp thì thất nghiệp nguy hiểm hơn nhiều lần so với lạm phát. Khi nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng với mức sản lượng và việc làm cao hơn thì lạm phát tự động ngừng lại. Để tác động đến tiêu dùng của dân cư, Keynes cho rằng sự điều tiết của chính phủ cũng rất quan trọng. Muốn kích thích nhu cầu tiêu dùng trước hết phải điều chỉnh chính sách thuế theo hướng giảm thuế thu nhập, kết hợp với các biện pháp kích thích đầu tư. Khi thuế giảm, thu nhập sẽ tăng nên tiêu dùng và tiết kiệm cũng tăng. Nếu đầu tư cùng tăng với tiết kiệm, kết quả tổng hợp lại là gia tăng mức tổng cầu, làm thu nhập quốc dân tăng. Từ cách lập luận của Keynes có thể nhận định rằng, nền kinh tế thị trường không có khả năng tự điều tiết tuyệt đối và vô hạn. Do vậy, để thúc đẩy sự tăng trưởng đều đặn, nhà nước phải trực tiếp can thiệp và điều tiết. Keynes đề xuất

phải tổ chức lại nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa theo một nguyên tắc gọi là: “Chủ nghĩa tư bản có điều chỉnh.” Dựa trên cơ sở lý thuyết của Keynes, các nhà kinh tế học tiếp tục xây dựng thành trường phái Keynes. Trường phái này phát triển các lý thuyết Keynes trong điều kiện mới trên cơ sở thừa nhận các nguyên nhân của khủng hoảng, thất nghiệp, tác động của tiêu dùng, đầu tư tư nhân đến tổng cầu và tiếp tục ủng hộ sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư, tiêu dùng. Trường phái Keynes đã phát triển việc phân tích nền kinh tế từ trạng thái tĩnh, ngắn hạn sang phân tích động, dài hạn; đưa ra các lý thuyết giao động kinh tế và tăng trưởng kinh tế, cụ thể hóa các chính sách kinh tế và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh nền kinh tế TBCN. 1.2. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường 1.2.1. Vai trò của Nhà nước trong quốc phòng và trong việc sản xuất, tiêu dùng các hàng hoá công cộng. Với chức năng kinh tế, nhà nước không chỉ là người quản lý, người ban hành các quy định, các luật chơi trên thị trường, mà còn đóng vai trò chủ thể hoạt động sản xuất (nhất là các hàng hóa và dịch vụ công), là người mua và bán các hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Như vậy lúc này quan hệ giữa nhà nước và thị trường biểu hiện ra là quan hệ giữa các chủ thể trên thị trường, quan hệ giữa những người mua và người bán hàng hóa và dịch vụchịu sự tương tác, giàng buộc của các quy luật kinh tế trên thị trường, cũng như sự quản lý điều hành của nhà nước thông qua hệ thống quy định luật pháp và các công cụ quản lý. Quốc phòng là một ví dụ chứng tỏ vai trò tối quan trọng của Nhà nước. Điều đó được quyết định bởi quốc phòng là một kiểu hàng hoá hoàn toàn khác hẳn với các loại hàng hoá vật thể khác ở chỗ, người ta không trả tiền cho mỗi đơn vị sử dụng mà mua nó như một tổng thể nhằm mục đích bảo vệ an ninh của cả một quốc gia. Ở đây, bảo vệ cho một cá nhân không có nghĩa là giảm bảo vệ cho người khác, bởi tất cả mọi người tiêu thụ các dịch vụ quốc phòng một cách đồng thời. Các loại hàng hoá kiểu như vậy được gọi là hàng hoá công cộng, bởi không một doanh nghiệp tư nhân nào có thể bán quốc phòng của toàn dân cho các công dân riêng lẻ và coi đó là nghề kinh doanh thu lãi. Đơn giản là không thể có

chuyện dịch vụ quốc phòng lại được đem rao bán cho những người cần hoặc không thực hiện bảo vệ an ninh quốc gia, cho những người từ chối chi trả kinh phí cho quốc phòng. Hơn nữa, hàng hoá công cộng là thứ hàng hoá không thể định giá chính xác được, cho nên tư nhân không thể cung cấp. Đấy là nguyên nhân chính giải thích vì sao quốc phòng phải do n h à nước điều hành và chi phí cho quốc phòng phải được lấy từ nguồn tài chính công, từ ngân sách Nhà nước có được thông qua thuế. Hàng hoá công cộng có ba đặc tính: tính không kình địch trong tiêu dùng, tính không loại trừ (nonexcluđability) và tính không thể không tiêu dùng mà tựu trung lại, tất cả mọi người đều có nghĩa vụ và quyền lợi tiêu dùng hàng hoá công cộng như nhau. Có nhiều ví dụ về hàng hoá công cộng, từ các biện pháp chống lũ lụt cho đến việc phòng chống vũ khí nguyên tử, nhưng hai ví dụ có thể thấy rõ vai trò của Nhà nước một cách trực tiếp và thường xuyên nhất, đó là xây dựng cơ sở hạ tầng và ổn định kinh tế vĩ mô. Một nền kinh tế không thể "cất cánh" được trừ phi nó có được một cơ sở hạ tầng vững chắc. Nhưng cũng do tính không thể phân chia của hàng hoá công cộng mà các tư nhân thấy rằng đầu tư vào đây không có lợi. Vì thế, ở hầu hết các nước, Nhà nước bỏ vốn vào đầu tư cơ sở hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô cũng có thể xem như là hàng hoá công cộng. Đặc điểm của nền kinh tế thị trường là sự bất ổn định do các cuộc khủng hoảng chu kỳ. Sự ổn định kinh tế rõ ràng là điều mà mọi Nhà nước đều mong muốn và nó có lợi cho tất cả mọi người. Do vậy, chính Nhà nước phải chịu trách nhiệm duy trì sự ổn định đó trên tầm vĩ mô. 1.2.2. Vai trò của Nhà nước đối với các yếu tố ngoại vi Yếu tố ngoại vi được hiểu như là những hoạt động của một chủ thể nhất định nào đó gây tác động đến các đối tượng này không được đền bù hoặc không phải bị đền bù. Các chủ thể và đối tượng tác động ở đây có thể là cá nhân hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh. Sự tác động của các chủ thể này là sự tác động tốt hoặc tác động xấu. Các chủ thể này không chịu bất cứ một trách nhiệm kinh tế nào về sự tác động của họ, cũng như họ không đòi hỏi một sự đền bù nào. Như vậy, yếu tố ngoại vi là một sự thể hiện mối quan hệ sản xuất – sản xuất, sản xuất – tiêu dùng, tiêu dùng – tiêu dùng, tiêu dùng – sản xuất. Hoạt động của người này tác động đến hoạt động của người khác. Kết quả hoạt động của người này chịu ảnh

hưởng bởi kết quả hoạt động của người khác. Tóm lại, khi có sự tương tác giữa các hoạt động của các chủ thể và đối tượng khác nhau trong nền kinh tế, có thể tạo ra sự khác biệt giữa giá trị xã hội và giá trị thị trường, lợi ích và chi phí xã hội khác biệt với lợi ích và chi phí tư nhân. Yếu tố ngoại vi là các ảnh hưởng tốt hay không tốt do các yếu tố bên ngoài gây nên cho hoạt động của công ty hay cho xã hội nói chung. Yếu tố ngoại vi xảy ra khi có sự khác biệt về phí tổn hoặc lợi ích giữa cá nhân và xã hội. Những chi phí ngoại vi cho sản xuất bao gồm: sự tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường mà nhà máy hoặc xí nghiệp sản xuất tạo ra... Những yếu tố này gây nên sự giảm sút về phúc lợi của những người dân sống xung quanh hoặc có thể buộc những nhà máy khác gần đó phải tốn kém thêm chi phí để làm sạch nước sông đã bị ô nhiễm mà mình phải sử dụng trong sản xuất. Vì phía thứ ba không được đền bù cho những khoản chi phí ngoại vi, nên các phí tổn sản xuất không được tính đến trong hệ thống giá. Trong nền kinh tế thị trường tự do, người ta chỉ mưu toan sử dụng tối đa những phương tiện hay lợi nhuận riêng của mình, và nhưng chi phí hay lợi ích ngoại vi sẽ không được phản ánh trong giá cả của các đồ vật. Ví dụ, trường hợp một nhà máy có thể làm ra một loại sản phẩm rất rẻ nhưng lại làm ô nhiễm môi trường, gây ra sự giảm sút về phúc lợi cho nhưng người khác. Và do vậy, vai trò kinh tế của Nhà nước là điều chỉnh lại sự bất hợp lý này. Bằng sự can thiệp, Nhà nước buộc tất cả những ai hưởng lợi từ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đều phải trả toàn bộ chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ấy. Nhà nước không dễ dàng quyết định chính xác chi phí ấy là bao nhiêu, vì không thể định lượng một cách chính xác tác hại mà sự ô nhiễm ấy có thể gây ra cho xã hội. Vì những khó khăn này, Nhà nước cần phải đảm bảo chi phí giảm ô nhiễm không được cao hơn so với chi phí mà ô nhiễm gây ra cho xã hội. Nếu không các nguồn lực sẽ không được phân bố hiệu qua. Nhà nước có thể sử đụng một hệ thống thuế, luật pháp, điều lệ, mức hình phạt, thậm chí cả mức truy tố để nhằm giảm ô nhiễm. Ngoài ra, Nhà nước còn sử dụng cả chính sách quyền sở hữu công khai nguồn tài nguyên, người sử dụng nguồn tài nguyên này nếu gây ô nhiễm sẽ phải chịu chi phí theo giá thị trường. Các khoản thuế hay biện pháp trợ cấp tối ưu đều được coi là phương thức để Nhà

nước xứ lý những yếu tố ngoại vi. Do chỗ toàn bộ chi phí xã hội là cái quan trọng quyết định sự phân bố tài nguyên một cách có hiệu quả, còn những chi phí tư nhân quyết định giá hàng, cho nên vai trò của Nhà nước là tạo ra sự thăng bằng giữa cá nhân và xã hội thông qua việc điều chỉnh sản xuất thừa hoặc tiêu dùng thừa vào chi phí ngoại vi. Nhà nước cần can thiệp xem xét giá trị của các yếu tố ngoại vi 1.2.3. Vai trò của Nhà nước đối với vấn đề thu nhập và phúc lợi Phúc lợi xã hội là một bộ phận thu nhập quốc dân được sử dụng nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong xã hội, chủ yếu được phân phối lại, ngoài phân phối theo lao động. Bảo đảm phúc lợi xã hội cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng. Đại hội XIII của Đảng đã có bước phát triển mới về nhận thức lý luận và định hướng chính sách đối với vấn đề phúc lợi xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường, khả năng kiếm sống ở một số người là rất hạn chế, trong khi đó, số khác lại có nguồn thu nhập rất lớn. Vai trò của Nhà nước là không thể thiếu được trong việc phân phối lại thu nhập để trong chừng mực cho phép, có thể thu hẹp lại khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội. Trên thực tế, các chính phủ đều luôn thực hiện điều đó thông qua chính sách thuế, đặc biệt là thuế thu nhập nhằm tạo ra sự công bằng hơn trong phân phối. Trong hầu hết các nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao phúc lợi công cộng, xoá đói, giảm nghèo. Các vấn đề như việc làm, sức khoẻ, bảo hiểm y tế, lương hưu, trợ cấp khó khăn… luôn là những vấn đề rất cần đến sự quan tâm của Nhà nước. Rõ ràng, điều bàn cãi không còn là ở chỗ Nhà nước có nên tạo ra quỹ phúc lợi hay không, có nên thực hiện phân phối lại thông qua thuế thu nhập hay không... mà là mức độ thực hiện ra sao để vẫn có thể khích lệ được mọi thành phần lao động trong việc tạo ra của cải và ...


Similar Free PDFs