TIỂU LUẬN KTCT NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ PDF

Title TIỂU LUẬN KTCT NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
Author Póc Vg.
Course Kinh tế chính trị
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 18
File Size 238.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 93
Total Views 337

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCMKhoa Khoa học xã hội TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNKINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNINLỚP HỌC PHẦN : 21CPOLGV GIẢNG DẠY : NINH VĂN TOẢNSV THỰC HIỆN : VƯƠNG MINH ANH - HCMVBTP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2021MỤC LỤCCÂU 1: PHÂN TÍCH NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, HÌNH T...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM Khoa Khoa học xã hội ----------------------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

LỚP HỌC PHẦN :

21CPOL41000806

GV GIẢNG DẠY :

NINH VĂN TOẢN

SV THỰC HIỆN :

VƯƠNG MINH ANH - HCMVB120212204

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2021

MỤC LỤC CÂU 1: PHÂN TÍCH NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ? LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM?.........................................................1 1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư...............................................................................................1 2. Bản chất của giá trị thặng dư..................................................................................................2 3. Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư.................................................................................3 4. Vận dụng học thuyết giá trị thặng dư trong thực tiễn ở Việt Nam.........................................5 CÂU 2: BẰNG DẪN CHỨNG CỤ THỂ (CÓ NGUỒN TRÍCH DẪN TIN CẬY) HÃY PHÂN TÍCH TÍNH TẤT YẾU, THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN VIỆT NAM?.............................................................................8 1. Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam...........................................................8 2. Thực trạng tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển Việt Nam...........................9 a. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thành tựu tiêu biểu của Việt Nam................9 b. Vấn đề và thách thức đặt ra khi hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.................11 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................16

i

CÂU 1: PHÂN TÍCH NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ? LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM? 1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư Giá trị thặng dư được hiểu là mức độ dư ra khi lấy giá trị thu vào của một nhân tố trừ đi phần giá trị cung của nó. Để hiểu rõ thêm về khái niệm này chúng ta cần tìm hiểu vai trò của tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn và trong sản xuất tư bản. Tiền trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn vận động theo công thức H–T–H (hàng – tiền – hàng). Tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vận động theo công thức T–H–T’ (tiền – hàng – tiền’). Tuy nhiên mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn là giá trị sử dụng, còn mục đích trong lưu thông tư bản là tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị cũ T’=T+ t (t > 0). Số tiền (t) dư ra lớn hơn này được C.Mác gọi là giá trị thặng dư. Việc người mua và người bán thực hiện mua bán, trao đổi thấp hoặc ngang bằng giá trị của hàng hóa trong lưu thông không tạo ra giá trị thặng dư. Để giải quyết vấn đề tạo ra giá trị dư ra, các nhà tư bản đã mua một loại hàng hóa đặc biệt mà trong quá trình sử dụng loại hàng hóa này, giá trị của nó không những được bảo tồn mà còn tạo ra được giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đó là hàng hóa sức lao động. Hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính đặc trưng như các loại hàng hóa khác đó là giá trị và giá trị sử dụng. Trong đó, giá trị của hàng hóa sức lao động được đo lường gián tiếp thông qua các giá trị của tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động của con người sống. Còn giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động lại được thể hiện trong quá trình sử dụng sức lao động để tạo ra giá trị tăng thêm nhằm thỏa mãn nhu cầu của người mua hàng hóa sức lao động. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt là nguồn gốc sản sinh ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động. Để hiểu rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư chúng ta cùng xét một ví dụ về quá trình sản xuất được 50 kg sợi của một nhà tư bản. Đầu tiên họ cần ứng ra số tiền 68 đồng bao gồm các khoản như sau: tiền mua 50 kg bông là 50 đồng; chi phí hao mòn máy móc kéo bông 50 kg bông thành sợi 3 đồng và tiền mua sức lao động sử dụng trong một ngày làm việc 8 giờ của công nhân là 15 đồng Với giả định trong 4 giờ lao động cụ thể người công nhân đã biến 50 kg bông thành 50 kg sợi, cùng với giá trị của bông và hao mòn máy móc được chuyển vào giá trị của sợi là 68 đồng. Nếu chỉ dừng lại ở đây, nhà tư bản đem bán 50 kg sợi theo đúng giá

trị thu được 68 đồng đã ứng ra thì sẽ không thu được giá trị thặng dư. Tuy nhiên chi phí 15 đồng của nhà tư bản là dùng để thuê công nhân làm việc trong 8 giờ, nên trong 4 giờ lao động kế tiếp, nhà tư bản chỉ phải bỏ thêm 50 đồng để mua 50 kg bông và 6 đồng hao mòn máy móc. Kết quả sau một ngày lao động 8 giờ, nhà tư bản ứng ra tổng cộng 100 đồng tiền mua bông + 6 đồng hao mòn máy móc + 15 đồng trả cho công nhân = 121 đồng; thu về 100 kg sợi thành phẩm đem bán ra trên thị trường với giá 136 đồng; và thu được khoản chênh lệch giá trị thặng dư là 136 đồng – 121 đồng = 15 đồng. Như vậy, giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người công nhân làm thuê bán sức lao động tạo ra và bị nhà tư bản là người mua hàng hóa sức lao động chiếm hết. Để khẳng định rõ hơn nguồn gốc của giá trị thặng dư là do hao phí sức lao động tạo ra, C.Mác đã phân tích rõ hơn vai trò của tư liệu sản xuất trong mối quan hệ với người lao động trong quá trình làm tăng giá trị dựa trên tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa bằng công thức đo lường giá trị thặng dư như sau: G=c+v+m Trong đó (G) là giá trị hàng hóa; (c) gọi là tư bản bất biến bao gồm các giá trị của những tư liệu sản xuất đã được sử dụng như nguyên nhiên vật liệu, hao mòn máy móc được bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm mới không thay đổi về lượng; (v) là tư bản khả biến tồn tại dưới hình thái sức lao động không tái hiện ra, thông qua lao động trừu tượng của công nhân tăng lên thay đổi về lượng. Giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa (m) là một phần giá trị mới do lao động sống tạo thêm ra ngoài giá trị hàng hoá sức lao động, là lao động không được trả công của người lao động làm thuê. Lý luận này có ý nghĩa quan trọng góp phần làm rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là do tư bản khả biến mang lại, là do sức lao động thặng dư của người công nhân trong quá trình sản xuất; còn yếu tố tư bản bất biến chỉ là điều kiện cần thiết để làm tăng năng suất, giá trị chứ không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư. 2. Bản chất của giá trị thặng dư Sản xuất tạo ra giá trị thặng dư là mục tiêu và động cơ của từng nhà tư bản cũng như toàn bộ nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Bản chất của giá trị thặng dư thể hiện qua quan hệ bóc lột giữa người sở hữu tư liệu sản xuất và người sở hữu hàng hoá sức lao động, hay nói cách khác giữa nhà tư bản và người công nhân lao động làm thuê. Do đó, giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mang bản chất kinh tế - xã

hội là quan hệ giai cấp; trong đó giai cấp các nhà tư bản làm giàu dựa trên cơ sở thuê mướn lao động của gia cấp công nhân. Mục đích của các nhà tư bản không chỉ dừng lại ở mức tạo ra được giá trị thặng dư, mà là phải thu được giá trị thặng dư tối đa nhất có thể. Để làm được điều đó họ sử dụng hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư sau: + Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyết đối: là cách thức sản xuất ra giá trị thặng dư bằng cách kéo dài thời gian lao động vượt quá giới hạn khoảng thời gian lao động cần thiết, trong khi năng suất, giá trị và thời gian lao động tất yếu không đổi. Một hình thức khác của phương pháp này là tăng cường độ lao động trong thời gian lao động tất yếu không đổi. + Phương pháp sản xuất giá trị thăng dư tương đối : là phương pháp sản xuất thu được giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách tăng năng suất lao động đồng thời hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên trong điều kiện độ dài ngày lao động và cường độ lao động không đổi. 3. Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư Giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, trở thành cơ sở để nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển, được biểu hiện ra dưới nhiều hình thức như lợi nhuận, lợi tức và địa tô. a. Lợi nhuận Trong quá trình sản xuất kinh doanh thực tế, giá trị hàng hóa bán ra và chi phí đầu từ vào sản xuất luôn có một khoảng chênh lệch, vậy nên sau khi bán hàng hóa, ngoài việc bù đắp đủ số chi phí đã ứng ra, nhà tư bản còn thu được số chênh lệch bằng giá trị thặng dư. Số chênh lệch này C.Mác gọi là lợi nhuận, nó là một hình thái biểu hiện bị biến tướng của giá trị thặng dư, phản ánh sai lệch bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản trong nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, lợi nhuận khi được đo bằng một con số cụ thể thì chỉ thể hiện được quy mô của hiệu quả kinh doanh mà chưa phản ánh rõ mức độ hiệu quả của kinh doanh, do đó cần được bổ sung bằng số đo tương đối là tỷ suất lợi nhuận.. + Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước. Tỷ suất này thường được tính hàng năm, phản ánh đầy đủ hơn về mức độ hiệu quả trong kinh doanh của các doanh nghiệp, trở thành động cơ quan trọng nhất của hoạt động cạnh tranh tư bản chủ nghĩa.

Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa còn xuất hiện một bộ phận doanh nghiệp chuyên môn hóa việc lưu thông hàng hóa, gọi là tư bản thương nghiệp. Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được hình thành do sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hóa, nhưng điều đó không có nghĩa là nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hóa cao hơn giá trị của nó, mà họ mua hàng hóa thấp hơn giá trị và bán ra thị trường với giá đúng của nó. b. Lợi tức Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường đã hình thành hình thái mới là tư bản cho vay. Đây là một dạng tư bản xã hội dưới hình thái tiền tệ mà người chủ sở hữu cho nhà tư bản khác sử dụng trong một thời gian nhất định để nhận được một số tiền lời nào đó, gọi là lợi tức. + Lợi tức cho vay có nguồn gốc là một bộ phận giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất, bề ngoài chỉ phản ánh quan hệ giữa tư bản sở hữu và tư sản sử dụng, song thực chất phản ánh quan hệ giữa tập thế tư bản sở hữ và sử dụng với giai cấp công nhân làm thuê. Tư bản cho vay trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa vận động thông qua hình thức tín dụng cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả, có kỳ hạn và có lợi tức. Căn cứ theo tính chất của tín dụng có thể phân biệt thành 2 loại hình cơ bản là tin dụng thương mại và tín dụng ngân hàng. Vai trò cơ bản của tín dụng là giúp các nhà tư bản tiết kiệm chi phi lưu thông; thúc đẩy tích tụ, tập trung tư bản, cạnh tranh, san bằng các tỷ suất lợi nhuận; mở rộng sự thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; tạo điều kiện cho sự hình thành phát triển mô hình doanh nghiệp hiện đại trên cơ sở xã hội hóa hiện vật là hình thái công ty cổ phần; thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán. Do đó, trong nền kinh tế thị trường hiện đại tín dụng trở thành công cụ điều tiết kinh tế của nhà nước. c. Địa tô chủ nghĩa tư bản Tư bản kinh doanh nông nghiệp là một bộ phận tư bản xã hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Trong nông nghiệp, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành chủ yếu theo 2 con đường: + Thông qua cải cách, dần chuyển kinh tế địa chủ phong kiến sang kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa ở một số nước như Đức, Ý, Nga, Nhật…

+ Thông qua cách mạng dân chủ tư sản, xóa bỏ kinh tế địa chủ phong kiến, hình thành và phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, điển hình là ở Pháp. Địa tô tư bản chủ nghĩa là phần lợi nhuận thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân của tư bản đầu tư trong nông nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho chủ đất là địa chủ. Địa tô tư bản chủ nghĩa có nhiều hình thức biểu hiện, trong đó chủ yếu là địa tô chênh lệch và địa tô độc quyền. Trong chủ nghĩa tư bản, không phải chỉ đất đai sử dụng vào sản xuất nông nghiệp mới phảo nộp địa tô, mà tất cả các loại đất như đất xây dựng, đất hầm mỏ… cũng phải đem lại địa tô cho người sở hữu chúng. Ngoài ra, ruộng đất trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không chỉ là đối tượng sử dụng, cho thuê mà còn được bán. Giá cả đất đai là hình thức địa tô tư bản hóa, phụ thuộc vào sự biến động của địa tô và tỷ suất lợi tức tiền gửi vào ngân hàng. 4. Vận dụng học thuyết giá trị thặng dư trong thực tiễn ở Việt Nam Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác được nghiên cứu và hình thành dựa trên cơ sở phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; góp phần vạch trần bản chất bóc lột của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, từ đó tạo nên cơ sở lý luận cho giai cấp vô sản thực hiện cách mạng đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, giá trị của học thuyết giá trị thặng dư không chỉ dừng ở đó mà còn có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng trong bối cảnh kinh tế hiện nay; đặc biệt đối với đổi mới về tư tưởng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Việc vận dụng đúng đắn các nội dung của học thuyết giá trị thặng dư là một yêu cầu cần thiết và quan trọng nhằm đảm bảo tính phù hợp và khoa học, đồng thời phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, chúng ta không thể phủ nhận không thể phủ nhận các hoạt động kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp tư bản tư nhân đã góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và nâng cao mức sống của người lao động. Do vậy, cần phải khai thác tiềm lực của kinh tế tư nhân, có chính sách đúng đắn và bảo đảm mức lợi nhuận thỏa đáng cho tư nhân, đồng thời cũng phải quan tâm tới người lao động, có chính sách đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động. Việc vận dụng học thuyết giá trị thặng dư trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là cần thiết, tập trung khai thác, vận dụng những vấn đề sau:

+ Một là, cần tiến đến thừa nhận, hoàn thiện và phát triển thị trường sức lao động. Dựa trên các lý luận của học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác thì sức lao động là yếu tố cơ bản trong sản xuất vì vậy trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa việc thừa nhận tính hàng hóa của sức lao động có lợi cho việc phân bổ hợp lý nguồn nhân lực, thúc đẩy việc nâng cao năng xuất lao động của cá nhân và xã hội. Trong quá trình này chúng ta cần coi sức lao động là hàng hóa trong tất cả các thành phần kinh tế, mọi khu vực của nền kinh tế quốc dân. Hiện nay sức lao động mới thực sự là hàng hóa trong khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và một số đơn vị sự nghiệp có nguồn thu. Khu vực hành chính vẫn còn chế độ biên chế, tiền lương thấp chưa phản ánh đúng bản chất của nó (tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động) nên dẫn đến hiện tượng tham nhũng, quan liêu hoặc những người thực sự có năng lực không muốn vào làm việc trong khu vực nhà nước. Trong quá trình đổi mới thị trường hóa sức lao động cần thực hiện chế độ hợp đồng làm việc (chế độ sử dụng sức lao động), hình thành các trung tâm trao đổi mua bán nhân tài. Thực hiện nguyên tắc thị trường trong quan hệ tiền lương. Nếu xét tư bản khả biến về mặt hiện vật chính là sức lao động, yếu tố quyết định làm tăng thêm lượng giá trị hàng hóa, tạo ra giá trị thặng. Vì vậy, tránh nguy cơ tụt hậu và vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần tập trung chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả, trong đó trọng tâm là cải thiện năng suất lao động để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững trong tương lai. Để thực hiện được điều đó Việt Nam cần đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo, thay đổi phương pháp, mục tiêu của quá trình đào tạo nhằm tạo ra những người lao động có thể lực, trí lực, có phẩm chất nghề nghiệp, năng động, có năng lực sáng tạo trong sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. + Hai là, khai thác những luận điểm của C.Mác về những biện pháp, thủ đoạn của các nhà tư bản nhằm thu được nhiều giá trị thặng dư trong sản xuất, để góp phần vào việc quản lý thành phần kinh tế tư bản tư nhân sao cho vừa khuyến khích phát triển, vừa hướng thành phần kinh tế này đi vào quỹ đạo định hướng chủ nghĩa xã hội của nước ta. Điều này cần có chính sách thúc đẩy thành phần kinh tế này để qua đó thu hút được nhiều lao động xã hội, sử dụng nhiều trình độ lao động để tạo ra nhiều sản phẩm thỏa mãn nhu cầu xã hội. Trong thực tế, sau hơn 30 năm kể từ khi Luật đầu tư được ban hành năm

1987, đây là văn bản pháp quan trọng nhất chính thức hóa việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện mời gọi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hơn 30 năm qua, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đang trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế, đóng góp không nhỏ sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Nhưng để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước cần phải quản lý doanh nghiệp này để tránh việc bóc lột người lao động quá mức như kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian quy định của luật lao động mà không có sự thống nhất của người lao động, hoặc việc cắt xén tiền công, các chế độ của người lao động như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động. Nhà nước ta đã ban hành các hệ thống luật pháp bảo vệ người lao động như: Luật lao động, Luật bảo hiểm, quy định về tiền lương tối thiểu cho khu vực doanh nghiệp nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót. Nếu khắc phục được, chúng ta sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển đồng thời đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường. Như vậy hiện nay ở nước ta, mục đích nghiên cứu kinh tế chính trị nói chung và lý luận giá trị thặng dư nói riêng có sự thay đổi. Nếu trước đây, mục đích nghiên cứu của kinh tế chính trị là để tìm ra và lên án bản chất bóc lột giá trị thặng dư trong phương thức sản xuất của chủ nghĩa tư bản cổ điển; thì giờ đây, bên cạnh mục đích như trước, chúng ta còn nghiên cứu, khai thác học thuyết giá trị thặng dư với tư cách là một hệ thống lý luận phong phú và sâu sắc nhằm vận dụng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

CÂU 2: BẰNG DẪN CHỨNG CỤ THỂ (CÓ NGUỒN TRÍCH DẪN TIN CẬY) HÃY PHÂN TÍCH TÍNH TẤT YẾU, THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN VIỆT NAM? 1. Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình giao lưu và hợp tác giữa nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế của quốc gia khác hay tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu. Hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã và đang là một trong những xu thế lớn và tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới bởi vì: + Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Toàn cầu hóa là quá trình gắn kết và hợp tác phụ thuộc lẫn nhau diễn ra trên nhiều phương diện như chính trị, kinh tế hay văn hóa – xã hội… trong đó xu hướng toàn cầu hóa kinh tế là nổi bật nhất, là cơ sở kết nối và cũng là động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác. Việc tiến hành toàn cầu hóa về mặt kinh tế giúp gia tăng các hoạt động kinh tế vượt biên giới quốc gia, khu vực; hướng đến phát triển một nền kinh tế toàn cầu vững mạnh, thống nhất. Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa mọi mặt của thế giới, Việt Nam cũng đang từng bước chủ động tham gia vào sân chơi hội nhập kinh tế quốc tế. Đây không phải là một mục tiêu nhiệm vụ nhất thời mà là vấn đề nóng mang tính chất tồn tại và phát triển đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay nói chung và trong tương lai. Bởi lẽ nếu không hội nhập kinh tế quốc tế và đi ngược với xu hướng chung của thời đại sẽ đất nước ta sẽ trở nên lạc hậu không đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước, đồng thời có thể bị cô lập và loại bỏ khỏi thương trường quốc tế. + Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các quốc gia, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay. Việc hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội lớn để các nước đang và kém phát triển tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ hay các kinh nghiệm của các nước khác cho mình từ đó rút ngắn khoảng cách phá triển và khắc phục nguy cơ tụt hậu so với thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở cửa thị trường thu hút tiềm lực tài chính, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tạo nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập của các tầng lớp dân cư. Vi...


Similar Free PDFs