Tiểu luận Lịch sử các học thuyết kinh tế PDF

Title Tiểu luận Lịch sử các học thuyết kinh tế
Author Mai Phương
Course Lịch sử các học thuyết kinh tế
Institution Học viện Ngân hàng
Pages 13
File Size 329.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 667
Total Views 842

Summary

Download Tiểu luận Lịch sử các học thuyết kinh tế PDF


Description

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Lịch sử các học thuyết kinh tế ĐỀ TÀI 12: Phân tích lý thuyết việc làm của J.M.Keynes. Ý nghĩa của lý thuyết việc làm trong giai đoạn Việt Nam đối phó với dịch bệnh Covid-19. Giảng viên hướng dẫn: ThS Lê Thị Anh Họ tên

: Đỗ Tuấn Hưng

Mã sinh viên

: 23A4030162

Lớp

: 211TCO6A01

HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2021

MỤC LỤC Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3. Phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu Nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận về lý thuyết việc làm của John Maynard Keynes 1.1. Sơ lược về John Maynard Keynes 1.2. Khái quát đặc điểm học thuyết của Keynes 1.3. Lý thuyết về việc làm của J.M.Keynes 1.3.1. Phạm trù cơ bản trong lý luận về việc làm của Keynes 1.3.2. Giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp của Keynes 1.3.3. Đóng góp và hạn chế trong lý thuyết việc làm của Keynes Chương 2: Phân tích thực trạng tại Việt Nam 2.1. Tổng quan về vấn đề việc làm ở Việt Nam 2.1.1. Tình hình lao động và việc làm trước dịch bệnh Covid – 19 2.1.2. Tình hình lao động và việc làm trong dịch bệnh Covid-19 2.2. Ứng dụng lý thuyết việc làm của Keynes nhằm khắc phục vấn đề việc làm tại Việt Nam hiện nay. Chương 3: Giải pháp khắc phục tình trạng việc làm ở Việt Nam 3.1. Giải pháp ngắn hạn 3.2. Khuyến nghị trong trung và dài hạn Kết luận

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế- xã hội của mối quốc gia nhắm hướng tới sự phát triển bền vững. Trong nền kinh tế thị trường,việc làm và thất nghiệp là vấn đề mang tính toàn cầu, vấn đề này không loại trừ một quốc gia nào dù đó là nước đang phát triển hay nước có nền kinh tế phát triển. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra quan điểm đảm bảo việc làm cho người dân là mục tiêu xã hội hàng đầu. Trong bối cảnh Việt Nam thì vấn đề việc làm càng trở nên cấp thiết hơn. Việt Nam còn phải đối phó với nhưng thách thức to lớn trong quá trình phát triển. Một trong những thách thức đó là tỷ lệ thất nghiệp cao, nhu cầu về việc làm đang tạo nên sức ép to lớn đến nền kinh tế, đặc biệt sau khi trải qua đại dịch bệnh Covid-19. Do vậy, việc chăm lo vấn đề giải quyết việc làm đã trở thành nhiệm vụ cơ bản và cấp bạch, đòi hỏi các cấp các ngành, toàn xã hội và mỗi gia đình phải quan tâm. Em chọn đề tài nghiên cứu này để nhận thức cũng như tiếp thu các kiến thức cơ bản nhất về lý thuyết việc làm đặc biệt là lý thuyết về việc làm của John Maynard Keynes, từ đó nêu ra những quan điểm cá nhân về phương hướng giải quyết tình trạng việc làm của nước ta trong tình hình sống chung với dịch bệnh Covid như hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài là tìm hiểu và phân tích lý thuyết về việc làm của Keynes để biết đặc trưng, hạn chế cùng như tầm quan trọng mức độ ảnh hưởng của chính sách việc làm tác động đến nền kinh tế nói chung và nền kinh tế hội nhập mở cửa của Việt Nam nói riêng. Từ đó đưa ra các biện pháp, chính sách nhằm hạn chế tình trạng thất nghiệp cũng như giải quyết vấn đề việc làm trong tình trạng hiện nay. 3. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Lý thuyết việc làm của Keynes và áp dụng lý thuyết đó trong giải quyết tình trạng việc làm ở Việt Nam trong dịch bệnh Covid. Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam trong giai đoạn trước, trong và sau tình hình dịch bệnh Covid. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp biện chứng duy vật với các phương pháp như: thống nhất logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và hệ thống hóa.

NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận về lý thuyết việc làm của John Maynard Keynes 1.1. Sơ lược về John Maynard Keynes J.M. Keynes sinh ngày 05 tháng 6 năm 1883 tại Cambridge (Anh) trong một gia đình có văn hoá và được chăm sóc đầy đủ. Bố ông là John Neville Keynes, làm giảng viên trường đại học Cambridge, dạy môn logic và kinh tế chính trị học. Mẹ ông tên là Florence Ada, một trong những người phụ nữ đầu tiên tốt nghiệp trường đại học Newham. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên trở thành cố vấn cho thị trưởng Cambridge. John Maynard Keynes được coi là một trong ba người khổng lồ trong lịch sử kinh tế học, một trong một trăm nhân vật được Tạp chí Time bầu chọn là những người làm nên thế kỷ XX, là nhà kinh tế học có ảnh hưởng lớn nhất đối với kinh tế học phương Tây hiện đại và chính sách kinh tế của các chính phủ. Trong bối cảnh khủng hoảng và suy giảm kinh tế toàn cầu, ý nghĩa từ học thuyết kinh tế của Keynes hơn lúc nào hết lại càng được đề cập và ứng dụng nhiều nhất. 1.2. Khái quát đặc điểm học thuyết của Keynes 1.2.1. Hoàn cảnh ra đời Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt đầu những năm 30 của thế kỉ XX tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nước Anh và thế giới có nhiều biến động. Thời điểm này, các mâu thuẫn kinh tế - xã hội ở các nước tư bản diễn ra gay gắt: - Tại Mỹ, khủng hoảng kinh tế kéo dài từ 1929 – 1933, sau đó lan sang các nước tư bản khác, các nhà máy đóng cửa, sa thải hàng loạt công nhân. Người lao động không có thu nhập hoặc thu nhập quá thấp làm cho sức mua càng giảm sút, mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt càng đe dọa sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản. - Tại Anh, chủ nghĩa bảo thủ đang thống trị, chế độ bản vị vàng được áp dụng trở lại, sức mua tiền tệ tăng khuyến khích nhập khẩu, do vậy càng hạn chế đầu tư, gánh nặng của thất nghiệp càng leo thang. Những biến động về kinh tế, xã hội đã phá vỡ các quan niệm vốn đã và đang thống trị của các nhà kinh tế trường phái Cổ điển và Tân cổ điển. Trước tình hình đó, nhu cầu thực tiễn đặt ra là phải có một học thuyết kinh tế mới cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản đang suy thoái, giúp nền kinh tế tư bản thoát ra khỏi khủng hoảng. J.M. Keynes đã viết nhiều tác phẩm, nhưng phải tới năm 1936, sau khi tác phẩm Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (The general theory

of employment, interest and money) được xuất bản, thì tư tưởng kinh tế của ông mới được hình thành rõ nét nhất. Tác phẩm đã diễn đạt toàn diện nhất tư tưởng kinh tế của Keynes, được giới kinh tế học phương Tây đánh giá như một cuộc cách mạng trong kinh tế học bởi sự mới mẻ trong tư tưởng kinh tế cũng như bởi sự quan tâm tới tính khả thi của các chính sách kinh tế và sự can thiệp vào tổng cầu. 1.2.2. Những quan điểm kinh tế chính của Keynes Một số luận điểm chính mà Keynes trình bày trong cuốn Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ gồm: - Tiền công có tính cứng nhắc. Mức tiền công được thỏa thuận giữa chủ và thợ là tiền công danh nghĩa chứ không phải tiền công thực tế và mức tiền công này được ghi trong hợp đồng lao động, được công đoàn và luật pháp bảo vệ. Do đó, mức tiền công không phải là linh hoạt như giới học thuật kinh tế vẫn giả định. Giới chủ chỉ tăng thuê mướn lao động khi tiền công thực tế giảm; mà muốn thế thì tiền công danh nghĩa phải giảm nhiều hơn mức giá chung của nền kinh tế. Song nếu vậy, thì cầu tiêu dùng sẽ giảm, kéo theo tổng cầu giảm. Đến lượt nó, tổng cầu giảm lại làm tổng doanh số giảm, lợi nhuận giảm làm triệt tiêu động lực đầu tư mở rộng sản xuất- việc cần thiết để thoát khỏi suy thoái kinh tế. - Lãi suất giảm không nhất thiết dẫn tới đầu tư tăng. Lãi suất giảm, nhưng tiết kiệm chưa chắc đã giảm theo do hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế của giảm lãi suất triệt tiêu lẫn nhau. Và khi tiết kiệm không giảm thì đầu tư không tăng. Thêm vào đó, đầu tư cố định là đầu tư có kế hoạch dựa vào những dự tính dài hạn; nên không vì lãi suất giảm mà đầu tư tăng. - Có thể đạt được mức cân bằng ngay cả khi có thất nghiệp. - Thắt chặt chi tiêu trong thời kỳ khủng hoảng chỉ làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Khi kinh tế suy thoái, chính phủ nên đẩy mạnh chi tiêu nhằm tăng tổng cầu như một chính sách chống suy thoái. Do vậy, chính phủ nên sử dụng các chính sách chống chu kỳ, chứ đừng trông mong vào sự tự điều chỉnh của thị trường. Những tư tưởng chính này đã trở thành hòn đá tảng trong kinh tế học Keynes. Ông phê phán kinh tế học cổ điển và tân cổ điển, đưa ra các lý luận quan trọng về hàm tiêu dùng, về nguyên lý số nhân, về hiệu suất biên của vốn và về sự ưa thích tính thanh khoản. 1.3.

Lý thuyết về việc làm của J.M.Keynes 1.3.1. Phạm trù cơ bản trong lý luận về việc làm của Keynes Theo Keynes, vấn đề quan trọng nhất, nguy hiểm nhất đối với chủ nghĩa tư bản là khối lượng thất nghiệp và việc làm. Vì vậy, vị trí trung tâm trong lý thuyết kinh tế của ông là "lý thuyết việc làm." Lý thuyết này đã mở ra một chương mới trong tiến trình phát triển lý luận kinh tế, cả về chức năng tư tưởng lẫn thực tiễn. Trong đó phải kể đến lý thuyết kinh tế vĩ mô, về hệ thống điều tiết của nhà nước.

Để chống suy thoái và thất nghiệp, ông đề ra giải pháp là tăng mức cầu, vì tổng cầu tăng ảnh hưởng đến tổng cung sẽ làm giảm suy thoái và thất nghiệp. Cách làm tăng tổng cầu là cần có sự can thiệp của nhà nước bằng cách sử dụng công cụ tài khóa là chủ yếu (thuế, chi ngân sách). Theo J.M. Keynes, phần chi của chính phủ là công cụ chính yếu bởi vì khi chi tiêu, Chính phủ tăng chi tiêu làm kích thích mang tính dây chuyển để làm tăng tổng cầu nói chung. Sự tăng tổng cầu tác động đến tổng cung cũng theo một tác động dây chuyền.  Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn Trong lý thuyết của Keynes, khuynh hướng tiêu dùng là tương quan hàm số giữa thu nhập với số chi tiêu cho tiêu dung rút ra từ thu nhập đó. Có 3 yếu tố ảnh hưởng tới khunh hướng tiêu dùng cá nhân là: thu nhập, các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan.  Lý thuyết số nhân đầu tư: Theo ông, muốn tăng thu nhập quốc dân (sản lượng quốc gia) thì phải gia tăng đầu tư. Ở đây, ông đã nghiên cứu mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư và gia tăng sản lượng quốc gia và đưa ra khái niệm "số nhân đầu tư." Số nhân đầu tư (k) thể hiện mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư với gia tăng thu nhập. Nó cho chúng ta biết rằng khi có một lượng thêm về đầu tư tổng hợp, thì thu nhập sẽ tăng thêm một lượng bằng k lần mức gia tăng đầu tư. Mô hình số nhân của ông là: ∆Y k = --------∆I Suy ra : ∆ Y= k. ∆ I (Y là thay đổi của sản lượng; k là số nhân, I là thay đổi của đầu tư). Như vậy, số nhân đầu tư có tác động dây chuyền, nó khuếch đại thu nhập quốc dân lên. Nó chỉ rõ sự gia tăng đầu tư sẽ kéo theo sự gia tăng thu nhập lên bao nhiêu. Keynes sử dụng khái niệm số nhân để chứng minh những hậu quả tích cực của một chính sách đầu tư của nhà nước vào các công trình công cộng để giải quyết việc làm. Ví dụ nếu Nhà nước đầu tư 100 triệu USD xây dựng một cảng biển. Giả sử khuynh hướng tiêu dùng cận biên trong xã hội là 0,75 thì số nhân là k=1/1-0.75=4. Lúc này thu nhập trong xã hội sẽ khuyếch đại lên 400 triệu USD.  Hiệu quả giới hạn của tư bản Hiệu quả giới hạn của tư bản là chênh lệch giữa “ Thu hoạch tương lai” do đầu tư tăng thêm với chi phí để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm. Hiệu quả giới hạn của tư bản có mối quan hệ với lãi suất. Nếu lãi suất cao hơn hoặc bằng hiệu quả giới hạn tư bản thì nhà tư bản sẽ không tiếp tục đầu tư và ngược lại.  Vấn đề lãi suất Theo Keynes, lãi suất là sự trả công cho số tiền vay, là phần thưởng cho sự “chia ly” đối với của cải tiền tệ trong một thời gian nhất định.

Đó là việc đo lường tính tự nguyện của người có tiền, họ không muốn sử dụng tiền mặt của họ, cho vay là một sự mạo hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì thế mà họ phải được trả phần thưởng là lãi suất. 1.3.2. Giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp của Keynes Theo J.M.Keynes cơ chế thị trường tự nó không giải quyết được mâu thuẫn đó, bởi vậy để giải quyết tình trạng trên nhà nước phải can thiệp vào kinh tế thông qua các chính sách và công cụ kinh tế. Cụ thể: - Chính sách đầu tư: Chương trình đầu tư lớn của Nhà nước để sử dụng số tư bản nhàn rỗi và lao động thất nghiệp. Số người được tuyển dụng mới khi nhận được thu nhập sẽ tham gia vào thị trường mua sắm. Do đó sức cầu tăng lên, giá cả hàng hóa tăng, hiệu quả của tư bản tăng khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất, thất nghiệp được ngăn chặn. - Sử dụng hệ thống tài chính- tín dụng, tiền tệ và thuế hóa: + Thông qua việc sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng, tiền tệ nhằm kích thích nhà đầu tư kinh doanh. Tăng khối lượng tiền tệ vào lưu thông và lạm phát có kiểm soát, nới rộng giới hạn cho các cuộc đầu tư tư bản. + Sử dụng công cụ thuế: tăng thuế người lao động để đưa phần thu vào ngân sách mở rộng đầu tư. Giảm thuế doanh nghiệp để khuyễn khích sản xuất. - Các chính sách tạo việc làm: ở rộng hình thức đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào, kể cả ngành có tính chất ăn bám. Theo ông khi tăng đầu tư như vậy sẽ giải quyết nhu cầu việc làm. - Khuyến khích tiêu dùng cá nhân: là một giải pháp kích cầu nhằm mở rộng giới hạn của sản xuất, gia tăng việc làm nhằm đáp ứng tiêu dùng. 1.3.3. Đóng góp và hạn chế trong lý thuyết việc làm của Keynes Về đóng góp: Ông vượt qua những quan điểm truyền thống của trường phái Cổ điển và Tân cổ điển để nhìn nhận vấn đề và phân tích phạm trù kinh tế ở tầm “ tổng quát”.Ông đã tìm ra nguyên nhân của khủng hoảng, đưa ra được cách khắc phục nạn thất nghiệp, đưa ra số nhân đầu tư,… Lý thuyết của Keynes đã có những đóng góp tích cực và hiệu quả trong việc vực dậy nền kinh tế đang sụp đổ, đặc biệt ở Anh và Mỹ cuối những năm 30 đến những năm 60 của thế kỷ XX. Về hạn chế Mục đích chống khủng hoảng và thất nghiệp chưa làm được (chỉ tác dụng tạm thời), biểu hiện: Thất nghiệp vẫn duy trì ở mức cao và khủng hoảng không trầm trọng như trước nhưng vẫn xảy ra thường xuyên, thời gian giữa các cuộc khủng hoảng kinh tế ngắn hơn.

Chính sách lạm phát có mức độ (có kiểm soát) làm cho lạm phát càng trầm trọng, tác hại lớn hơn cái lợi nó mang lại. Đánh giá cao điều tiết nhà nước mà coi nhẹ cơ chế điều tiết của thị trường Phương pháp luận thiếu khoa học, đã xuất phát từ tâm lý con người để giải thích nguyên nhân kinh tế. Là bài thuốc chữa ngọn, chưa chữa được tận gốc rế căn bệnh của chủ nghĩa tư bản. Vấn đề là giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đạt đến trình độ xã hội hoá cao và quan hệ sản xuất vẫn mang tính tư nhân. Chương 2: Phân tích thực trạng tại Việt Nam 2.1. Tổng quan về vấn đề việc làm ở Việt Nam 2.1.1. Tình hình lao động và việc làm trước dịch bệnh Covid Trước đại dịch Covid-19, theo kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2019 (công bố vào ngày 19/12/2019), có gần 88% dân số tham gia lực lượng lao động (có độ tuổi từ 25-59). Trong đó tỷ trọng dân số tham gia lực lượng lao động cao nhất là 14,3% (nhóm tuổi 25-29) và 14,2% ở nhóm tuổi 30-34. Tỷ trọng tham gia lực lượng lao động thấp, dưới 10% thuộc về dân số ở nhóm tuổi 15-19, nhóm tuổi 20-24 và nhóm tuổi già (60 tuổi trở lên). Số lượng trong lực lượng lao động đã tốt nghiệp THPT trở lên chiếm tỉ lệ là 39.1% (tăng 13,5 điểm phần trăm so với 10 năm trước (2009); số lượng lực lượng lao động đã được có bằng, chứng chỉ (từ sơ cấp trở lên) có tỉ lệ là 23,1%, trong đó, khu vực thành thị có số lượng cao cấp 2,5 lần so với khu vực nông thôn, tương ứng 39,3% và 13,6%. Trong khi đó, tỉ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo (có bằng, chứng chỉ) ở đồng bằng sông Hồng (cao nhất, 31,8%) và Đông Nam bộ (27,5%), và đồng bằng sông Cửu Long (thấp nhất, 13,6%). Tỉ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên ở mức thấp 2,05%. Ở khu vực nông thôn tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn gần 2 lần so với khu vực thành thị (1,64% và 2,93%). Đa số người thất nghiệp có độ tuổi từ 15-54 (chiếm 91,7% người thất nghiệp), trong đó, lao động có độ tuổi từ 15-24 có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất chiếm 44,4% tổng số lao động thất nghiệp của cả nước. 2.1.2. Tình hình lao động và việc làm trong dịch bệnh Covid-19 Phát biểu tại buổi họp báo về tình hình lao động việc làm quý III/2021 và 9 tháng năm 2021 được tổ chức sáng 12/10, tại Hà Nội, ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động, Tổng cục Thống kê cho biết, đại dịch COVID-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp, lây lan nhanh và kéo dài đã làm tăng tỷ lệ và số người thiếu việc làm trong độ tuổi quý III/2021 lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Theo đó, trong quý III/2021, số người thiếu việc làm trong độ tuổi là hơn 1,8 triệu người, tăng 700 nghìn người so với quý trước và tăng 620 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là 5,33% và 3,94%). Điều này khác với xu hướng thị trường lao động thường được quan sát ở nước ta với tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn thường nghiêm trọng hơn so với thành thị. Tổng cục Thống kê cũng đưa ra, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động trong quý III/2021 là hơn 1,7 triệu người, tăng 532,2 nghìn người so với quý trước và tăng 449,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Ông Phạm Hoài Nam cho biết, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 lần thứ 4 và thời gian giãn cách xã hội kéo dài ở nhiều địa phương đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp quý III/2021 vượt xa con số 2% như thường thấy. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị là 5,54%, tăng 2,18 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15-24 tuổi quý III/2021 là 8,89%, tăng 1,42 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,75 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 12,71%, cao hơn 5,56 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn. Theo Tổng cục Thống kê, trung bình trong 9 tháng năm 2021, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là hơn 1,3 triệu người, tăng 126,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,99%, tăng 0,35 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. 2.2. Ứng dụng lý thuyết việc làm của Keynes nhằm khắc phục vấn đề việc làm tại Việt Nam hiện nay. Các chương trình hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ có tóc độ lan tỏa vào nền kinh tế nhanh hơn so với các chính sách tiền tệ. Kể từ đầu tháng 3/2020, Chính phủ đã đưa ra gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bao gồm gói hỗ trợ lãi suất trị giá 250 nghìn tỷ đồng, tạm ngừng đóng kinh phí công đoàn và bảo hiểm hưu trí và tử tuất. Gói hỗ trợ trị giá 62 nghìn tỉ đồng (theo hình thức hỗ trợ tiền mặt) cho người lao động cũng đã được đưa ra nhằm hỗ trợ người lao động bị tác động và các hộ nghèo (Bảng) . Ngoài ra còn khá nhiều các chương trình hỗ trợ của công đoàn, hội phụ nữ, tổ chức xã hội, người sử dụng lao động và các nhà tài trợ cá nhân, tập trung chủ yếu vào hỗ trợ hiện vật, giảm giá thuê trọ và đào tạo cho người lao động. Trong ngành may, FWF, CNV International cùng với Hiệp hội dệt may Việt Nam và Hiệp hội giày da Việt Nam đã cùng kêu gọi các nhà mua hàng châu Âu (khởi đầu là Hà Lan và Đức) thanh toán cho các đơn hàng đã hoàn thành hoặc đang sản

xuất và hỗ trợ thêm cho các nhà máy may tại Việt Nam để bảo vệ việc làm và thu nhập cho người lao động.

Trong nửa đầu năm 2021, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt các chính sách với mục tiêu nhằm hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động. Tiêu biểu như: - Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. - Chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động. - Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương. - Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc. - Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động. - Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh. - Chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất. Ứng phó với đại dịch Covid-19, Việt Nam đã làm đúng khi đưa ra các gói cứu trợ kịp thời cho NLĐ bị ảnh hưởng. Cho tới tháng 5/2020, khoảng 20% DN bị ảnh hưởng đã tiếp cận các gói hỗ trợ của chính phủ và đã có dấu hiệu hồi phục trong các ngành hải sản, may và điện tử. Đồng thời việc Công đoàn cơ sở chưa đóng vai trò tích cực trong việc đại diện quyền và lợi ích của NLĐ trong việc áp dụng các biện pháp cắt giảm làm dấy lên mối lo ngại về việc bảo vệ quyền lao động trong khủng hoảng. Tại một số tỉnh/thành phố có công đoàn cấp trên hoạt động tích cực, NLĐ đã được cán bộ công đoàn tư vấn và hỗ trợ thương lượng trong khi ở các nơi khác, NLĐ phải chấp nhận quyết định của NSDLĐ hoặc đình công tự phát.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp khắc phục t...


Similar Free PDFs