Tiểu Luận Mác 1 - PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC T PDF

Title Tiểu Luận Mác 1 - PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC T
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 17
File Size 317.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 81
Total Views 202

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ=====000=====TIỂU LUẬN TRIẾT HỌCPHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀVẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY DỰNGNỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG HỘINHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAYSinh viên thực hiện:Mã SV:Số thứ tự: 70L...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ =====000=====

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Sinh viên thực hiện: Mã SV: Số thứ tự: 70 Lớp tín chỉ: TRI114E. Giảng viên hướng dẫn: Hà Nội – 11/2021

1

A .MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………….3 B. NỘI DUNG……………………………………………………………………...4 I. CHƯƠNG I: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 1. Khái quát về phép biện chứng duy vật………………………………………4 2. Nội dung biện chứng về mối liên hệ phổ biến……………………………….4 2.1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến……………………………………....4 2.2. Tính chất của các mối liên hệ……………………………………………5 2.3. Ý nghĩa của phương pháp luận…………………………………………..6 II. CHƯƠNG II: MỐI LIÊN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI VẤN ĐỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Lý luận chung về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế …………………………………………………………………..7 1.1. Khái niệm nền kinh tế độc lập tự chủ……………………………………..7 1.2. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế……………......……..……………….7 1.3. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ tạo cơ sở cho hội nhập kinh tế hiệu quả………………………………………………………………………………..8 2. Mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay……………………………………………………….9 2.1. Thực trạng xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay……………………………………………………………...9 2.2. Một số giải pháp, kiến nghị………………………………………...…….13 C. KẾT LUẬN……………………………………………………………………16 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………17

2

A.MỞ ĐẦU Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX, xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá ngày càng trở nên rõ nét và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành yêu cầu tất yếu đối với các quốc gia trên thế giới, nhất là đối với các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, thuật ngữ hội nhập xuất hiện trong bối cảnh nước ta thúc đẩy mạnh mẽ chính sách mở cửa, đa dạng hoá và đa phương hoá các mối quan hệ quốc tế. Thuật ngữ hội nhập bắt đầu được Đảng ta sử dụng đầu tiên trong Văn kiện Đại hội VIII của Đảng (1996): ''Xây dựng một nền kinh tế mở hội nhập với khu vực và thế giới''; Đến Đại hội IX của Đảng, thuật ngữ này được nhấn mạnh: ''Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa...'' và được sử dụng phổ biến trong các văn kiện khác về hội nhập kinh tế quốc tế. Đây cũng là quan điểm, chủ trương lớn trong chính sách đối ngoại, hội nhập của Đảng và Nhà nước ta. Trong bối cảnh hiện nay, đặt vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập là hoàn toàn đúng đắn. Hai vấn đề này có mối liên hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ nhau nhằm phát triển kinh tế Việt Nam theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài: ‘Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế’. Vậy phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến là gì, việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ có mối quan hệ biện chứng với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế như thế nào, tôi xin được trình bày vấn đề này theo các khía cạnh dưới đây. Đề tài nghiên cứu này đặt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế từ những thập niên cuối của thế kỉ XX đến nay, những cơ hội và thách thức trong quá trình toàn cầu hóa từ đó đề ra những giải pháp phù hợp thúc đẩy tư duy kinh tế độc lập tự chủ trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế để xác định đúng đắn các chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.

3

B.NỘI DUNG CHƯƠNG I: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 1. Khái quát về phép biện chứng duy vật: Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Với nghĩa như vậy, phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan, đồng thời nó cũng đối lập với phép siêu hình – phương pháp tư duy về sự vật, hiện tượng của thế giới trong trạng thái cô lập và bất biến. Phép biện chứng đã phát triển qua ba giai đoạn, ba hình thức cơ bản, trong đó giai đoạn phát triển cao nhất trong lịch sử triết học là sang tạo nên phép biện chứng duy vật của chủnghĩa Mác –Lênin. Phép biện chứng duy vật được xem là khoa học nhất, là học thuyết về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị, sâu sắc nhất và không phiến diện. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực. Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Vì thế Ph.Ăngghen đã định nghĩa: “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy. 2. Nội dung biện chứng về mối liên hệ phổ biến 2.1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự qui định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó, những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng, đó là các mối liên hệ giữa: các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng…Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù vừa tồn tại những mối liên hệ 4

phổ biến ở những phạm vi nhất định, nhưng đồng thời cũng tồn tại những mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó, những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy. 2.2. Tính chất của các mối liên hệ Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú là những tính chất cơ bản của các mối liên hệ. - Tính khách quan của các mối liên hệ Theo quan điểm biện chứng duy vật: các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự qui định lẫn nhau, tác động lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong chính bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình. - Tính phổ biến của các mối liên hệ Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác; đồng thời cũng không có bất cứ sụ vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau. - Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vai trò, vị trí khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển

5

của sự vật thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau. Như vậy, không thể đồng nhất tính chất và vị trí, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với những sự vật nhất định, trong những điều kiện xác định. Đó là mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ bản chất và hiện tượng, liên hệ chủ yếu và thứ yếu… Quan điểm về tính phong phú đa dạng của các mối liên hệ còn bao hàm quan niệm về sự thể hiện phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở các mối liên hệ đặc thù trong mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình cụ thể, trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể. 2.3. Ý nghĩa phương pháp luận - Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện. Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần xem xét sự vật trong mối liên hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn. Lênin cho rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ “và quan hệ giao tiếp” của sự vật đó” - Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn khi đã thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn; phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những điều kiện cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn.

6

CHƯƠNG II: MỐI LIÊN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI VẤN ĐỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Lý luận chung về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế 1.1. Khái niệm nền kinh tế độc lập tự chủ Một nền kinh tế độc lập tự chủ theo cách hiểu thông thường và truyền thống là một nền kinh tế phát triển toàn diện, có khả năng tự thỏa mãn những nhu cầu mọi mặt của đời sống xã hội, của an ninh, quốc phòng và quá trình tái sản xuất ; không bị lệ thuộc vào bên ngoài cả từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, để có thể vận hành một cách bình thường và bảo đảm được nền tảng cho việc duy trì an ninh quốc gia. Một nền kinh tế như vậy nhìn chung chỉ tồn tại trong điều kiện các quốc gia có đầy đủ mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện địa lý, khí hậu lý tưởng, quy mô thị trường quốc gia đủ lớn, trình độ phát triển cao về khoa học – công nghệ và không cần phải có quan hệ kinh tế với nhau mà vẫn có thể tự tồn tại, phát triển được. Độc lập, tự chủ về kinh tế trước hết và quan trọng nhất là về đường lối, chính sách, luật pháp kinh tế được xây dựng thành hệ thống hoàn chỉnh đặt trên căn bản lợi ích dân tộc hướng vào mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; trên cơ sở đó xây dựng nền kinh tế ngày càng hiện đại thích ứng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, có năng lực cạnh tranh cao, đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng lớn. Độc lập, tự chủ về chính trị là điều kiện tiền đề xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Ngược lại, độc lập, tự chủ về kinh tế là điều kiện bảo đảm độc lập, tự chủ về chính trị, bởi một quốc gia đói nghèo, thường xuyên phải dựa vào viện trợ quốc tế, thì khó có thể giữ vững được độc lập, tự chủ về chính trị. 1.2. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập quốc tế những thập niên qua là thuật ngữ xuất hiện khá nhiều trong đời sống kinh tế - chính trị ở nước ta. Hội nhập quốc tế được hiểu như quá trình mở cửa tham gia đời sống kinh tế - chính trị quốc tế, cũng như quá trình thế giới đến với Việt Nam, nghĩa là chúng ta vươn ra gắn bó sâu, rộng với thế giới và ngược lại. 7

Hội nhập được triển khai trên nhiều lĩnh vực, trong đó hội nhập kinh tế là lĩnh vực có sự phát triển sôi động hơn cả. Hội nhập kinh tế quốc tế được xem là sự phát triển cao của phân công lao động quốc tế; là quá trình phối hợp mang tính chất liên quốc gia giữa các nước độc lập, có chủ quyền trong một hay nhiều hiệp định kinh tế - thương mại. Hội nhập kinh tế là sự gắn kết nền kinh tế của một nước vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó các thành viên quan hệ với nhau theo các nguyên tắc, quy định chung. Sau chiến tranh thế giới thứ hai đã xuất hiện các tổ chức như Liên Minh Châu Âu, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Từ những năm 1990 trở lại đây, tiến trình này phát triển mạnh cùng với xu thế toàn cầu hoá đời sống kinh tế, thể hiện ở sự xuất hiện của nhiều tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu. Trước kia, khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế chỉ được hiểu đơn thuần là những hoạt động giảm thuế, mở rộng thị trường. Chẳng hạn, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) suốt 38 năm ròng, qua 7 vòng đàm phán cũng chỉ tập trung vào việc giảm thuế. Hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay được hiểu là việc một quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia các định chế kinh tế-tài chính quốc tế, thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư. Như vậy, có thể thấy vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay không chỉ đơn thuần là giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan mà đã được mở rộng cho tất cả các lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế-thương mại, nhằm mục tiêu mở rộng thị trường cho hàng hoá và dịch vụ, loại bỏ các rào cản hữu hình và vô hình đối với trao đổi thương mại quốc tế. 1.3. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ tạo cơ sở cho hội nhập kinh tế hiệu quả Từ thực tiễn quá trình phát triển nền kinh tế đất nước đã cho thấy xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là hoàn toàn đúng đắn và kịp thời. Khi xem xét việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, không thể tách rời khỏi việc hội nhập kinh tế quốc tế. Có như vậy, mới có thể nắm được thực chất của vấn đề, tránh được những cách nghĩ phiến diện một chiều. Về cơ bản, độc lập tự chủ là một xu thế phát triển của thế giới. Trong điều kiện toàn cầu hoá, hoạt động liên doanh, liên kết rất đa dạng như hiện nay, thì lại càng phải giữ vững tính độc lập tự chủ. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ cần bảo đảm độc lập tự

8

chủ vững chắc về chính trị, bảo đảm phát triển bền vững và có hiệu quả ngay cho chính nền kinh tế, cho việc mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ là để không bị lệ thuộc vào nước khác, hoặc một nền kinh tế nào đó… để áp đặt, khống chế, làm tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích của dân tộc. Có nền kinh tế độc lập tự chủ, trước những biến động của thị trường, trước sự khủng hoảng tài chính ở bên ngoài, một nền kinh tế mới có thể duy trì được sự ổn định và phát triển. Độc lập, tự chủ là một yêu cầu nội tại của mọi quốc gia, dân tộc với tính cách là một chủ thể chính trị - pháp lý. Bởi vậy, nó trở thành một trong những nguyên tắc căn bản nhất trong tổ chức và hoạt động của nhà nước, cả trên bình diện đối nội và đối ngoại. Hội nhập quốc tế thể hiện sự tham gia của quốc gia, dân tộc vào quá trình toàn cầu hóa với tính cách là một xu thế lịch sử trong thế giới hiện đại. Độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế đều mang tính khách quan, phản ánh những tất yếu của quốc gia, dân tộc trong thời đại hiện nay. Mặt khác, giữ vững độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế lại là các hoạt động của nhà nước, cho nên, sự thành bại của chúng lại phụ thuộc trước hết vào chế độ xã hội, đảng cầm quyền và chính quyền ở mỗi nước. Đồng thời, giữ vững độc lập, tự chủ và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế là phương thức hành động đúng đắn, được đảm bảo bởi tính khách quan của độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, kết quả của phương thức hành động sẽ được quyết định bởi tư duy, đường lối, chiến lược, giải pháp… của giai cấp lãnh đạo, nhà nước và toàn xã hội.

2.Mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay 2.1.Thực trạng xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay Việt Nam trong quá trình mở cửa, hội nhập, đã và luôn chú ý sự độc lập, tự chủ. Tính độc lập, tự chủ của Việt Nam thể hiện trước hết trong việc xác định đường lối hội nhập nhất quán. Trước khi Nhà nước Việt Nam (Việt

Nam Dân chủ Cộng hòa và nay là Cộng

9

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra đời, việc tham gia tiến trình kinh tế thế giới của chúng ta chịu sự chi phối của chủ nghĩa thực dân, đó thực chất là quá trình bị động. Sau năm 1945, do bối cảnh chính trị chi phối, việc hội nhập của Việt Nam còn rất hạn chế, chủ yếu quan hệ với các nước trong khối xã hội chủ nghĩa, mà đáng chú ý là việc tham gia vào Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Từ khi đổi mới, việc hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta ngày càng rộng mở và sâu sắc hơn, gắn với tiến trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Và trong quá trình này, Đảng ta đã luôn chủ động và độc lập trong đường lối hội nhập. Đường lối hội nhập độc lập, tự chủ đã tạo cơ sở cho chúng ta độc lập và tự chủ quyết định quá trình hội nhập trong thực tế. Chúng ta đã từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, chủ động trong bước đi và lựa chọn thời điểm và cơ chế trong tham gia hội nhập. Trước hết, Việt Nam chủ động đổi mới, từng bước mở cửa, thực hiện tự do hóa thị trường, cùng với đó là xây dựng hệ thống các quy định làm cơ sở cho thúc đẩy hội nhập. Thứ hai, thực hiện mở rộng các hoạt động hợp tác giao lưu kinh tế - thương mại với các đối tác, ký kết các hiệp định thương mại và hợp tác đầu tư song phương,… với các quốc gia. Tính đến năm 2013, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với trên 180 nước thuộc tất cả các châu lục và lần đầu tiên trong lịch sử có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, các ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Thứ ba, thúc đẩy và tham gia hội nhập đa phương. Việt Nam đã chủ động tham gia đàm phán gia nhập ASEAN vào năm 1995, tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, cùng các thành viên ASEAN thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN, nhằm biến ASEAN thành một thị trường có cơ sở sản xuất chung. Bên cạnh đó, Việt Nam cùng với các thành viên ASEAN thực hiện liên kết, hợp tác với các đối tác như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,… và tham gia các cơ chế liên kết Đông Á. Việt Nam cũng đã độc lập, tự chủ lần lượt tham gia hai diễn đàn hợp tác kinh tế liên khu vực quan trọng là Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) (năm 1996) và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) (năm 1998). Từ năm 1994,

10

Việt Nam đã chủ động đề xuất việc gia nhập GATT (từ ngày 01-01-1995 chuyển thành WTO). Sau hơn 10 năm đàm phán, ngày 11-01-2007, Việt Nam chính thức là thành viên của WTO. Việt Nam cũng đã nối lại quan hệ với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB). Đối với diễn đàn APEC, Việt Nam đã tích cực tham gia và đóng góp thúc đẩy hợp tác APEC. Nổi bật là nước ta đảm nhiệm thành công vai trò chủ tịch APEC năm 2006, với việc đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao 14, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC 18 và hơn 100 sự kiện, đưa ra triển vọng dài hạn về hướng tới mục tiêu hình thành Khu vực thương mại tự do của toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP). Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã chủ động trong các quan hệ song phương và đa phương, tham gia hoạt động của các định chế kinh tế - tài chính quốc tế. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng trong thời gian qua, việc chính trong quá trình hội nhập quốc tế của nước ta là thực hiện các cam kết quốc tế, trong đó chủ yếu là các cam kết về thực hiện những chuẩn mực mà chúng ta đã chấp nhận khi gia nhập. Song song với quá trình này là các hoạt động cùng các nước thành viên xây dựng các chuẩn mực mới. Nhưng do nhiều nguyên nhân, nhất là hạn chế về thế và lực, mức độ tham gia của nước ta trong các hoạt động này còn thấp. Với đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã đưa nền kinh tế dân tộc từng bước hòa nhập nền kinh tế thế giới. Thực tế, chúng ta đã tận dụng được những cơ hội do mở cửa hội nhập đưa lại, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế trong những năm đổi mới vừa qua, đưa nước ta trở thành quốc gia ...


Similar Free PDFs