Tiểu-luận-môn-nhà-nước-và-pháp-luật-đại-cương-đã-chuyển-đổiBTL NG - tài liệu về các môn học nguye lý mar nhà nuoc va pháp luat dai cương PDF

Title Tiểu-luận-môn-nhà-nước-và-pháp-luật-đại-cương-đã-chuyển-đổiBTL NG - tài liệu về các môn học nguye lý mar nhà nuoc va pháp luat dai cương
Course Quan Tri Kinh Doanh Khach San
Institution Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 14
File Size 300.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 12
Total Views 41

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾVIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH***TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNNHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGNĂM HỌC 2021 – 2022Đề tài: Quy phạm pháp luật: khái niệm, cấu trúc, các loại quy phạm pháp luật vàcho ví dụ minh họa.MÃ HỌC PHẦN: 211_THL1057 11SINH VIÊN: NGUYỄN ĐẮC HOÀNG HẢI (21050188)GIẢNG V...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH ***

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG NĂM HỌC 2021 – 2022

Đề tài: Quy phạm pháp luật: khái niệm, cấu trúc, các loại quy phạm pháp luật và cho ví dụ minh họa.

MÃ HỌC PHẦN: 211_THL1057 11 SINH VIÊN: NGUYỄN ĐẮC HOÀNG HẢI (21050188) GIẢNG VIÊN: ThS. HOÀNG NHƯ THÁI TS. CHU THỊ NGỌC Hà Nội - 2022

MỤC LỤC

A, LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 2 B, LÝ LUẬN ....................................................................................................................... 3 Chương 1. Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật. ....................................... 3 1.1.

Khái niệm quy phạm pháp luật ....................................................................... 3

1.2.

Đặc điểm quy phạm pháp luật......................................................................... 3

Chương 2. Cấu trúc của quy phạm pháp luật ............................................................. 4 2.1.

Giả định ............................................................................................................. 4

2.2.

Quy định ............................................................................................................ 5

2.3.

Chế tài ................................................................................................................ 7

Chương 3. Các loại quy phạm pháp luật ..................................................................... 8 3.1.

Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh .................... 8

3.2.

Căn cứ vào nội dung – hình thức .................................................................... 8

3.3.

Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh trong bộ phận quy định ........................... 9

3.4.

Căn cứ vào hình thức xử sự của chủ thể pháp luật ..................................... 10

3.5.

Căn cứ vào tính chất lĩnh vực quan hệ xã hội .............................................. 11

C, KẾT LUẬN .................................................................................................................. 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 13

1

A, LỜI MỞ ĐẦU Trong xã hội hiện đại ngày nay thì mỗi công dân đều thường xuyên tiếp xúc, va chạm tới những vấn đề cơ bản về pháp luật trong mọi mặt của cuộc sống. Pháp luật là một công cụ hữu hiệu cho nhà nước trong việc quản lý cũng như phát triển đất nước. Nó sẽ giúp nhà nước có thể xây dựng một xã hội văn minh, kỷ cương, đảm bảo an toàn xã hội khỏi những hậu quả tiêu cực mà con người có thể gây ra bằng cách chỉnh đốn, đưa ra những cách xử sự phù hợp cũng như ngăn cấm những hành vi xấu, bảo đảm những quyền lợi và công bằng trong cuộc sống. Chính vì vậy mà việc nhà nước đưa ra các quy phạm pháp luật để tạo nên hệ thống pháp luật là vô cùng quan trọng, chỉ khi nhà nước có hệ thống pháp luật chặt chẽ thì khi đó nhà nước mới có thể ổn định và phát triển lâu dài. Và để hiểu rõ hơn quy phạm pháp luật là gì và nó có cấu trúc cũng như được phân loại như thế nào kèm với những ví dụ cụ thể thì dưới đây là bài tiểu luận ngắn được em tổng kết sau quá trình được dìu dắt và trang bị những kiến thức, định hướng bởi cô Hoàng Như Thái và cô Chu Thị Ngọc. Em rất mong nhận được đóng góp, ý kiến từ thầy cô và các bạn để tiểu luận được hoàn thiện hơn!

2

B, LÝ LUẬN Chương 1. Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật. 1.1.

Khái niệm quy phạm pháp luật

Quy phạm là quy tắc xử sự, là những quy tắc, những chuẩn mực do một tập thể, cộng đồng hay nhà nước đưa ra, có tính bắt buộc, nhằm quản lý trật tự xã hội. Nó quy định hành vi nào được làm, hành vi nào bị cấm và thực hiện những hành vi đó như thế nào. Để có được một cuộc sống văn minh, mối quan hệ giữa con người và con người trở nên tốt đẹp thì trong xã hội ngày nay có rất nhiều loại quy phạm khác nhau ví dụ như tập quán, đạo đức, hay những tín điều tôn giáo… Những quy phạm xã hội nói chung đó thường chỉ có phạm vi hiệu lực nhỏ, hẹp như một khu vực, một vùng nhất định hay một cộng đồng, tập thể nào đó… Còn quy phạm pháp luật cũng là một loại quy phạm xã hội thế nhưng phạm vi hiệu lực của nó là trên toàn nước, được áp dụng đối với toàn bộ các cá nhân, tập thể thuộc quyền tài phán của nhà nước, mang tính bắt buộc, được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và mỗi loại quy phạm pháp luật sẽ điều chỉnh một quan hệ xã hội riêng. Quy phạm pháp luật xã hội chủ nghĩa là quy tắc xử sự được nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành hoặc thừa nhận và được đảm bảo thực hiện. Nó giúp cho nhà nước thể hiện được ý chí, điều chỉnh cũng như quản lý các quan hệ xã hội và hoàn thành các nhiệm vụ được đề ra.

1.2.

Đặc điểm quy phạm pháp luật

Về bản chất thì quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội và tổng thể tất cả các quy phạm pháp luật tạo thành một hệ thống pháp luật. Thế nên quy phạm pháp luật sẽ có những đặc điểm của quy phạm xã hội thế nhưng vẫn có những đặc trưng (thuộc tính) riêng như pháp luật nói chung, giúp ta phân biệt được nó với những quy phạm xã hội khác:

3

-

Luôn gắn liền và thể hiện ý chí của nhà nước;

-

Có tính bắt buộc chung;

-

Được nhà nước hoặc cơ quan các tổ chức xã hội ban hành theo sự ủy quyền của nhà nước ban hành hoặc thừa nhận;

-

Được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước.

Chương 2. Cấu trúc của quy phạm pháp luật Về cơ bản, quy phạm pháp luật được cấu thành từ ba bộ phận : giả định, quy định, chế tài. Thế nhưng cần lưu ý rằng, không phải lúc nào trong các quy phạm pháp luật đều xuất hiện cả ba bộ phận nêu trên. Rất ít khi cả ba bộ phận được quy định trong cùng một điều khoản, thậm chí có khi không có mặt cùng trong một văn bản pháp luật.

2.1.

Giả định

Giả định là bộ phận xác định môi trường tác động của quy phạm pháp luật, quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống mà sẽ áp dụng quy phạm pháp luật đó có thể xảy ra trong thực tế. Ví dụ, Khoản 2 Điều 85 Bộ Luật lao động số 35-L/CTN ghi: “Sau khi sa thải người lao động, người sử dụng lao động phải báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh biết”. Đoạn “Sau khi sa thải người lao động” là phần giả định quy định tình huống xảy ra. Phần giả định của quy phạm pháp luật sẽ nêu ra những tình huống thực tế phong phú, đa dạng. Thứ nhất,về hoàn cảnh thì sẽ nêu ra những sự kiện được nêu ra cụ thể về hành vi chủ thể (xúc phạm danh dự người khác, cố ý gây thương tích cho người khác…); sự biến (thiên tai, dịch bệnh…); thời gian (phạm vi áp dụng về thời gian như trước hay sau cách mạng…); không gian (phạm vi lãnh thổ áp dụng như miền núi hay đồng bằng…). v. v Thứ hai,về điều kiện được nêu trong phần giả định có thể là những điều kiện về những yếu tố như thời gian (trong thời gian hợp đồng có hiệu lực, …); về không gian (nơi tai nạn giao thông xảy ra, …); về chủ thể ( 18 tuổi đến 25 tuổi, nam, đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ,…) và rất nhiều những điều kiện khác … tùy theo hoàn cảnh mà nhà nước quy định. Những hoàn cảnh, điều kiện ấy đều là những tình huống có tính phổ biến, điển hình mà 4

khi ấy phải cần tới pháp luật, là những tình huống đã, đang hoặc có thể sẽ xảy ra trong cuộc sống và có thể được nêu một cách khái quát hoặc tương đối chi tiết tùy vào từng loại quy phạm pháp luật. Tóm lại, giả định trả lời câu hỏi chủ thể nào? hoàn cảnh, điều kiện nào? Quy phạm pháp luật được sử dụng trong rất nhiều tình huống cụ thể trong đời sống thực tại thế nên việc nêu ra những yếu tố như chủ thể, hoàn cảnh hay điều kiện sao cho mọi người có thể hiểu một cách rõ ràng và chính xác là vô cùng quan trọng. Nếu như những yếu tố đó được nêu một cách khó hiểu, sử dụng từ ngữ chưa được hợp lý thì có thể dẫn đến tình trạng người đọc không hiểu hoặc hiểu sai nội dung mà quy phạm pháp luật muốn đưa ra, từ đó có thể xảy ra những hệ lụy không đáng có. Việc xảy ra những thiếu xót trong pháp luật là điều mà đôi khi khó thể tránh khỏi. Nhằm khắc phục tình trạng đó, trong quá trình xây dựng pháp luật chúng ta cần lưu ý đến phần phạm vi tác động của quy phạm pháp luật được nêu ra trong phần giả định, xác định được như nào là mức tối đa những trường hợp cần sử dụng tới pháp luật. Đặc biệt lưu ý, đôi khi không phải tất cả các chủ thể ở hoàn cảnh được nêu ra ở phần giả định đều phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật. Để có thể nhận thức rõ được điều đó thì mọi cá nhân, tập thể cần phải hiểu được những chủ thể nào có liên quan đến phần chỉ dẫn vì chỉ họ mới là người phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó thôi. Thông thường, những yếu tố như hoàn cảnh, điều kiện và chủ thể sẽ được nêu ra trong phần giả định theo cách liệt kê hoặc loại trừ những tình huống, trườ ng hợp có thể xảy ra để mọi người có thể xác định được khi nào thì sẽ phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó. Do cuộc sống thực tế là muôn hình vạn trạng, bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra thế nên mới có rất nhiều loại giả định ví dụ như giả định đơn giản/phức tạp; giả định xác định/xác định tương đối; giả định cụ thể/trừu tượng… thế nhưng, dù là loại giả định nào thì yếu tố phù hợp, sát thực tế, rõ ràng cũng đều cần phải có vì như thế mới có thể để đảm bảo sự chặt chẽ của pháp luật. Sự thay đổi của giả định của quy phạm pháp luật phụ thuộc vào sự thay đổi của nhà nước.

2.2.

Quy định 5

Quy định là bộ phận quan trọng nhất không thể thiếu, là phần cốt lõi của quy phạm pháp luật vì nó thể hiện được ý chí của nhà nước. Khi chủ thể ở trong những tình huống, những điều kiện mà phần giả định đã đặt ra thì nhà nước sẽ đưa ra những mệnh lệnh mà chủ thể có thể hoặc bắt buộc phải thực hiện. Trong ví dụ đã dẫn ở phần 2.1 thì đoạn “người sử dụng lao động phải báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh biết” là bộ phận quy định. Thông thường, phần quy định được nêu trong quy phạm pháp luật thường ở dạng những câu mệnh lệnh, giúp chủ thể hiểu được mình cần xử sự ra sao cho phù hợp thế nên khi đưa ra các mệnh lệnh cần phải lưu ý tới sự rõ ràng, rành mạch và chính xác, bảo đảm nguyên tắc pháp luật. Những mệnh lệnh (chỉ dẫn) của nhà nước được nêu có thể là : -

Chủ thể được phép hoặc không được phép làm gì;

-

Chủ thể sẽ được hưởng những quyền hay lợi ích nào;

-

Chủ thể phải làm gì và làm như thế nào;

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà nhà nước có thể đưa ra số lượng những mệnh lệnh hay những chỉ dẫn khác nhau. Đôi khi phần quy định của quy phạm pháp luật chỉ đưa ra một cách xử sự duy nhất và buộc chủ thể phải làm theo nhưng đôi khi cũng có thể là hai hay nhiều cách xử sự mà chủ thể có thể tự do lựa chọn dựa theo ý muốn và hoàn cảnh sao cho phù hợp nhất có thể. Thậm chí có những trường hợp, những chủ thể có thể tự giải quyết, đưa ra thỏa thuận sao cho phù hợp với cả hai bên và chỉ phải bắt buộc làm theo mệnh lệnh của nhà nước nếu như không thể làm việc được với nhau. Có nhiều loại quy định, tùy theo cách chúng ta phân biệt dựa vào các tiêu chuẩn sau: -

Vai trò: quy định điều chỉnh, bảo vệ / định nghĩa

-

Mức độ xác định của quy tắc hành vi: quy định xác định/ tùy nghi (xác định tương đối)/nguyên tắc

-

Cách thức tác động lên các quan hệ xã hội: quy định cấm/bắt buộc/cho phép lựa chọn/trao quyền/kiến nghị

-

Độ phức tạp của nó: quy định đơn giản/phức tạp

6

-

Phương thức thể hiện nội dung: quy định trực tiếp, dẫn chiếu và mẫu hoặc quy định liệt kê và khái quát



2.3.

Chế tài

Chế tài là bộ phận nêu ra những hậu quả bất lợi, những hình thức pháp lý có tính chất trừng phạt, răn đe mà sẽ áp dụng đối với người vi phạm những mệnh lệnh đã được nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật. Ví dụ, Khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 41-L/CTN ghi: “1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây : a) Cánh cáo; b) Phạt tiền”. Thì đoạn : “phải chịu một… phạt tiền” là chế tài. Ví dụ này chỉ mới là chế tài nói chung còn trong từng hành vi vi phạm riêng thì sẽ được quy định cụ thể. Chế tài là cách nhà nước có thể giữ gìn trật tự xã hội thông qua các hình thức xử lý khác nhau, từ đó giúp cho pháp luật có thể được tuân theo và thực hiện một cách nghiêm chỉnh nhất có thể. Để chế tài có thể phát huy được hết tác dụng thì các biện pháp đưa ra cần phải phù hợp, không được quá nặng cũng như quá nhẹ, từ đó khả năng răn đe, trừng phạt mới có hiệu quả. Những biện pháp được đưa ra trong phần chế tài cũng rất đa dạng, tùy theo tính chất, điều kiện cụ thể, mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm hay mức độ ảnh hưởng tới những lợi ích và những vấn đề khác. Nếu như nhẹ thì các biện pháp đưa ra chỉ là cảnh cáo, phạt tiền, nặng hơn thì có thể phạt tù…, những biện pháp đó có thể được nêu một cách chính xác cụ thể hoặc đôi khi cũng chỉ được nêu chung ví dụ như nêu ra mức thấp nhất và cao nhất của biện pháp tác động. Có những cách phân loại chế tài dựa vào những yếu tố như sau -

Mức độ: chế tài xác định/ xác định tương đối/ lựa chọn

-

Tính chất các biện pháp: chế tài hình phạt/ khôi phục pháp luật

-

Số lượng biện pháp tác động: chế tài đơn giản/phức tạp

-

Nhóm quan hệ xã hội: chế tài hình sự/dân sự/hành chính/kỉ luật…

7

Chương 3. Các loại quy phạm pháp luật Có rất nhiều loại quy phạm pháp luật và cũng có nhiều cách để phân loại chúng tùy theo mục đích của chủ thể. Về cơ bản thì có những cách phân chia căn cứ vào những yếu tố như sau:

3.1.

Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh • Quy phạm pháp luật hình sự: Quy định chung về tội phạm và hình phạt.

Ví dụ: Khoàn 1 Điều 108 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ghi: “Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.” • Quy phạm pháp luật dân sự: Điều chỉnh quan hệ về tài sản, quan hệ về nhân thân với đối tượng thuộc điều chỉnh của luật Dân sự. Ví dụ: Điều 247 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ghi: “ Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.” • Quy phạm pháp luật hành chính: Điều chỉnh quan hệ xã hội trong quá trình quản lý hành chính của Nhà nước Ví dụ: Điều 29 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ghi: “Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.”

3.2.

Căn cứ vào nội dung – hình thức • Quy phạm pháp luật nội dung: Xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của chủ thể.

8

Ví dụ: Điều 37 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ghi: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.” • Quy phạm pháp luật hình thức: Quy định về trình tự thủ tục để chủ thể có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ hay áp dụng pháp luật. Ví dụ: Điều 84 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ghi: “Thủ tục trục xuất 1. Quyết định trục xuất phải được thông báo trước khi thi hành cho Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú trước khi đến Việt Nam. 2. Cơ quan Công an có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định trục xuất, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại Chương I Phần thứ tư của Luật này.”

3.3.

Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh trong bộ phận quy định

• Quy phạm pháp luật dứt khoát: Chỉ nêu ra một cách xử sự rõ ràng trong phần quy định. Ví dụ: Điều 31 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ghi: “Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.” • Quy phạm pháp luật không dứt khoát: Nêu ra nhiều cách xử sự mà chủ thể có thể lựa chọn sao cho phù hợp ở phần quy định. Ví dụ: Khoản 1 Điều 437 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ghi: “Trường hợp bên bán giao tài sản với số lượng nhiều hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận

9

hoặc không nhận phần dôi ra; nếu nhận thì phải thanh toán đối với phần dôi ra theo giá được thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” • Quy phạm pháp luật tùy nghi: Cho phép chủ thể lựa chọn cách xử sự dựa trên những thỏa thuận giữa các bên sao cho phù hợp. Ví dụ: Điều 20 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ghi: “Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.” • Quy phạm pháp luật hướng dẫn: Đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn cho chủ thể trong phần quy định. Ví dụ: Điều 16 Luật nuôi con nuôi số 52/2010/QH12 ghi: “Công dân Việt Nam có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con nuôi theo quy định của Luật này nhưng chưa tìm được trẻ em để nhận làm con nuôi thì đăng ký nhu cầu nhận con nuôi với Sở Tư pháp nơi người đó thường trú; nếu có trẻ em để giới thiệu làm con nuôi thì Sở Tư pháp giới thiệu đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em đó thường trú để xem xét, giải quyết.”

3.4.

Căn cứ vào hình thức xử sự của chủ thể pháp luật

• Quy phạm pháp luật bắt buộc: Những hành vi bắt buộc chủ thể phải thực hiện. Ví dụ: Điểm d Khoản 3 Điều 82 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ghi: “Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật” • Quy phạm pháp luật cấm đoán: Những hành vi nghiêm cấm chủ thể không được thực hiện Ví dụ: Khoản 1 Điều 80 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ghi : “Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội.” 10

• Quy phạm pháp luật cho phép: Chủ thể được tự xử sự theo những cách thức nhất định. Ví dụ: Khoản 1 Điều 64 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ghi : “Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.”

3.5.

Căn cứ vào tính chất lĩnh vực quan hệ xã hội

• Quy phạm pháp luật công pháp: Điều chỉnh quan hệ xã hội giữa những cơ quan Nhà nước với nhau hoặc với tư nhân. Ví dụ: Khoản 4 Điều 5 Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 ghi: “Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú.” • Quy phạm pháp luật tư pháp: Điều chỉnh quan hệ xã hội giữa tư nhân với tư nhân. Ví dụ: Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ghi...


Similar Free PDFs