Tiểu luận thực trạng công nghiệp hóa, hiện địa hóa ở Việt Nam hiện nay PDF

Title Tiểu luận thực trạng công nghiệp hóa, hiện địa hóa ở Việt Nam hiện nay
Author Thái Hồ
Course Triết 1
Institution Đại học Kinh tế Quốc dân
Pages 17
File Size 283.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 150
Total Views 298

Summary

BỘ GD&ĐT VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --o0o--BÀI TẬP LỚN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN ĐỀ TÀI: Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nayHọ tên: Hồ Minh TháiMSV: 11194633Lớp học phần: 08Viện: Kế toán- Kiểm toán Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Văn HậuHà Nội, 20...


Description

BỘ GD&ĐT VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --o0o--

BÀI TẬP LỚN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN ĐỀ TÀI: Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

Họ tên: Hồ Minh Thái MSV: 11194633 Lớp học phần: 08 Viện: Kế toán- Kiểm toán Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Hậu

Hà Nội, 2020

Mục lục A. Tính cấấp thiếất........................................................................................................................................3 B. Nội dung chính......................................................................................................................................4 Phấần I. Lý lu ận vếầ công nghi ệp hóa, hi ện đ iạhóa đấất n ước ......................................................................4 1. Quan niệm vếầ công nghiệp hóa, hiện đại hóa .......................................................................................4 2. N ội dung công nghi ệp hóa, hi ện đ ại hóa đấất nước ................................................................................5 Phấần II. Lý luận vếầ cách m ạng công nghiệp 4.0..........................................................................................5 1. Cách mạng công nghiệp 4.0...................................................................................................................5 2. Tác đ ng ộ c aủcách m ng ạ công nghi pệ4.0 đếấn công nghi ệp hóa, hi n ệ đ iạhóa đấất n ước ......................6 2.1. Cơ hội.................................................................................................................................................6 2.2. Thách thức, nguy c ơ...........................................................................................................................7 Phấần III. Thực trạng công nghiệ p hóa, hiện đ ại hóa ở Việt Nam hiện nay .................................................8 1. Thành tựu ..............................................................................................................................................8 2. Tôần t ại, h ạn chếấ.....................................................................................................................................9 Phấần IV. Gi ải pháp đ ẩy m ạnh công nghi ệp hóa, hi n ệ đ iạhóa đấất nước hi ện nay ....................................11 KẾẾT LUẬN.................................................................................................................................................15 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................................16

2

A. Tính cấp thiết Sau khi rơi vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội qua cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt với đế quốc Mỹ, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước là tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bởi chỉ có con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới đưa nước ta trở nên giàu mạnh, đồng thời xây dựng được một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, từ đó rút ngắn khoảng cách với các quốc gia phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu. Hiện nay, cách mạng công nghiệp 4.0 đưa tới nền kinh tế thông minh và đang phát triển rất mạnh mẽ, tạo cơ hội phát triển cho mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Đây sẽ là bước ngoặt, bước tiến lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra những thách thức lớn đối với nhiều quốc gia, nhiều đối tượng xã hội, trên nhiều lĩnh vực. Các thành tựu khoa học - công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0 làm cho tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông giá rẻ ngày càng mất lợi thế. Việc làm rõ những vấn đề đặt ra và đưa ra những định hướng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư thời gian tới là cấp bách và thiết thực. Và đây cũng là lí do để em chọn đề tài “Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay’’. Dù đã rất cố gắng hoàn thành bài tiểu luận nhưng trong quá trình viết không thể tránh khỏi sai sót nên em kính mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của thầy để bài viết này thêm phần hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn!

3

B. Nội dung chính Phần I. Lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động thủ công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Công nghiệp hóa có lịch sử phát triển khoảng ba trăm năm, bắt đầu từ nước Anh vào cuối thế kỉ XVIII, sau đó lan sang các nước ở Tây Âu, Bắc Mỹ… và ngày nay ở các nước đang phát triển. Nguồn vốn để công nghiệp hóa của các nước tư bản cổ điển chủ yếu do bóc lột lao động làm thuê, làm phá sản những người sản xuất nhỏ trong nông nghiệp, đồng thời gắn liền với việc xâm chiếm và cướp bóc thuộc địa. Quá trình này đã dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa tư bản và lao động, làm bùng nổ những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại nhà tư bản ở các nước tư bản lúc bấy giờ, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác – vũ khí lí luận của giai cấp công nhân chống lại Chủ nghĩa tư bản. Ngày 30 tháng 7 năm 1994, Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khóa VII đã ra Nghị quyết số 07-NQ/HNTW về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới, trong đó chỉ rõ: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, khinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.”

4

2. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Một là, tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ. Muốn thực hiện chuyển đổi trình độ phát triển, đòi hỏi phải dựa trên những tiền đề trong nước, quốc tế. Do đó, nội dung quan trọng hàng đầu để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phải thực hiện tạo lập các điều kiện cần thiết trên tất cả các mặt của đời sống sản xuất xã hội. Tuy vậy, không có nghĩa là chờ chuẩn bị đầy đủ mới thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực tế phải thực hiện các nhiệm vụ một cách đồng thời Hai là, thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội hiện đại. Cụ thể: + Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại. + Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiệ đại, hợp lí và hiệu quả. + Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Phần II. Lý luận về cách mạng công nghiệp 4.0 1. Cách mạng công nghiệp 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 xuất phát từ khái niệm ‘‘Industrie 4.0’’ trong một báo cáo của Chính phủ Đức năm 2013. Nó là kỷ nguyên công nghiệp lớn lần thứ tư kể từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở thế kỷ XVIII. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể được mô tả như là sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học, và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế, các ngành kinh tế và ngành công nghiệp.

5

Trung tâm đến cuộc cách mạng này đang nổi lên những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, robot, Internet vạn vật, xe tự lái, công nghệ in 3D và công nghệ nano.

2. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra cơ hội phát triển cũng như thách thức cho mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam có thể tận dụng được những thành tựu khoa học – công nghệ mới, có thể “đi tắt, đón đầu”; đồng thời cũng có thể sẽ làm tụt hậu ngày càng xa hơn nếu không tận dụng được cơ hội này.

2.1. Cơ hội Toàn cầu hóa làm cho thị trường thế giới ngày nay càng rộng lớn về quy mô, hoàn thiện về cơ chế hoạt động. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam có cơ hội kế thừa, tiếp thu, sử dụng những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, nhất là những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; có cơ hội mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm, ổn định và cải thiện đời sống của nhân dân, tham gia quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế. Đây rõ ràng là lợi thế của những nước đi sau. Với ưu thế dân số trẻ, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh và Internet cao, mức độ tiếp cận ứng dụng khoa học công nghệ tốt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra cho doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội lớn trong việc xây dựng và phát triển dữ liệu lớn, làm nền tảng triển khai các trụ cột khác của nền công nghiệp 4.0. Theo thống kê, lượng người dùng Internet tại Việt Nam trong năm 2019 là xấp xỉ 64 triệu người, chiếm khoảng 65,98% tổng dân số; số người dùng điện thoại di động kết nối internet là 58 triệu người và số thuê bao điện thoại lên đến 143,3 triệu số. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã bước đầu có được những thành tựu về các mặt ứng dụng công nghệ thông tin như các tiến bộ trong y học, kỹ thuật, công nghệ thông tin để sẵn sàng đón nhận cơ hội từ cách mạng công nghiệp 4.0. Các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng ta cũng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc cách mạng công

6

nghiệp 4.0 tại nước ta. Theo đó, ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0. Việt Nam đã có các chính sách phát triển kinh tế tri thức, công nghệ cao, liên quan nhiều đến CMCN 4.0. Theo đó, các Đề án “Thanh toán không dùng tiền mặt” của NHNN; “Số hóa” của Bộ TT&TT; “Đổi mới công nghệ” của Bộ KH&CN… và các chỉ thị của các cấp cao hơn. Qua đó có thể thấy, dù xuất phát điểm là nước đi sau nhưng với tâm thế chuẩn bị trước cùng những ưu thế nhất định thì cơ hội bứt phá trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của nước ta là điều hoàn toàn có thể thấy rõ.

2.2. Thách thức, nguy cơ Bên cạnh cơ hội, chúng ta đang đứng trước thách thức to lớn, suyên suốt và cơ bản trong hiện tại, trước mắt và tương lai trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thể hiện như sau: Thứ nhất, thách thức từ những nhu cầu đào tạo (bao gồm nhu cầu đào tạo cho đối tượng người học mới, đối tượng chuyển đổi nghề nghiệp, đối tượng học bổ sung, nâng cấp trình độ và đào tạo lại) đáp ứng cả về số lượng, chất lượng, tính hiệu quả của lực lượng lao động với thị trường gần 54 triệu lao động phù hợp với điều kiện mới, thời thời kỳ mới của đất nước góp phần làm tăng năng xuất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, ổn định xã hội và giảm tỷ lệ tệ nạn, tội phạm trong xã hội. Thứ hai, thách thức trước sự đòi hỏi tính linh hoạt, cấp bách đáp ứng kịp thời đồng thời 2 nhiệm vụ hết sức lớn lao do đặc trưng của cuộc CMCN 4.0 đặt ra, đó là phải đào tạo được những nghề mà việc làm chưa từng tồn tại trước đó và nghề mà việc làm sử dụng công nghệ chưa từng được phát minh. Thứ ba, thách thức trong việc chuyển dịch cơ cấu việc làm khi mà việc chuyển dịch trong vòng 30 năm qua kể từ khi đổi mới đất nước là khá chậm. Nền kinh tế hiện nay vẫn dựa nhiều vào các ngành sử dụng lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên.

7

Phần III. Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay Trong nhiều thập niên qua, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng phát triển chung của nhiều nước trên thế giới. Đối với Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới, việc thực hiện các chủ trương, đường lối về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển, đưa đất nước thoát nghèo và lạc hậu, nâng cao mức sống của người dân. Đánh giá chung về thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam có thể khái quát trên một số nét như sau:

1. Thành tựu  Duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân khá Về cơ bản, từ năm 1991 đến nay, Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân khá. Trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 đạt bình quân 6,32%/năm, giai đoạn 2011 – 2015 đạt bình quân khoảng 5,82%/năm, giai đoạn 2015-2019 đạt bình quân 6,64%/năm.  Cơ cấu các ngành kinh tế đã có sự dịch chuyển tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong cơ cấu ngành công nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp khai khoáng giảm dần, trong khi tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến tăng. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Trong đó, các ngành dịch vụ gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa như dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý, bưu chính viễn thông... phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP.  Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực Gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ tốt hơn các mục tiêu CNH, HĐH. Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp đã giảm mạnh còn 38% năm 2019, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng liên tục.  Hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh

8

Việt Nam đã tham gia hội nhập trên tất cả các cấp độ, từng bước tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị cung ứng, đưa hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh toàn cầu. Xuất khẩu tăng nhanh và là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng sản phẩm chế biến, nguyên vật liệu, linh kiện và phụ tùng cho sản xuất, giảm tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng thô và tài nguyên. Trong khi đó, cơ cấu hàng nhập khẩu chuyển dịch theo hướng ưu tiên phục vụ sản xuất để xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.  Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội Cùng với thúc đẩy tăng trưởng, Việt Nam cũng đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo vượt mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. GDP bình quân đầu người tăng mạnh, từ 113 USD năm 1991 lên 1.273 USD năm 2010 và đến năm 2019 đạt khoảng 2.786 USD. Người dân cũng đã có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ công cơ bản, trong đó đáng kể là dịch vụ y tế, giáo dục. Tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt qua các năm, kể cả khu vực nông thôn và thành thị. Tỷ lệ hộ nghèo tính theo chuẩn nghèo năm 2019 đã giảm còn dưới 4%

2. Tồn tại, hạn chế  Kinh tế phát triển chưa bền vững Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp so với tiềm năng và thấp hơn nhiều nước trong khu vực thời kỳ đầu công nghiệp hóa. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào các ngành công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao, sử dụng nhiều tài nguyên, vốn và lao động. Vai trò của khoa học – công nghệ, của tính sáng tạo trong tăng trưởng kinh tế còn thấp. Yêu cầu về thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng rút ngắn đứng trước nhiều thách thức. Kể từ khi bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 25 năm sau đó của Hàn Quốc là 7,79% (giai đoạn 1961 - 1985), của Thái Lan là 7,11% (giai đoạn 1961 - 1985), của Ma-lai-xi-a là 7,66% (giai đoạn 1961 -

9

1985) và của Trung Quốc là 9,63% (1979 - 2003). Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam kể từ khi thực hiện đổi mới đến nay chỉ khoảng 6,5%:  Nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực đang hiện hữu Mặc dù đã đạt được các kết quả tích cực về phát triển kinh tế, song đến nay, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp, chênh lệch khá lớn so các nước trong khu vực. GDP bình quân đầu người của Thái Lan năm 1996 là 3.026 USD thì đến năm 2014 là 5.550 USD và của Trung Quốc năm 1996 là 728 USD thì đến năm 2014 là 7.572 USD, trong khi con số tương ứng của Việt Nam chỉ tăng từ mức 337 USD lên 2.072 USD. GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Trung Quốc năm 2006, In-đô-nê-xi-a năm 2007, Thái Lan năm 1993  Chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm cả cơ cấu ngành, cơ cấu lao động đã “chững lại” trong nhiều năm nhưng chậm có sự điều chỉnh phù hợp. 

Các ngành dịch vụ thâm dụng tri thức, khoa học công nghệ phát triển còn chậm

Nếu như trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cơ cấu kinh tế có tốc độ chuyển dịch khá, cơ cấu ngành nông nghiệp trong GDP giảm mạnh, từ mức 38% năm 1986 xuống 27% năm 1995 và 19,3% năm 2005, thì từ năm 2006 đến nay, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP giảm không đáng kể. Năm 2014, ngành nông nghiệp vẫn chiếm hơn 18% GDP, cao hơn đáng kể so với tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP của các nước xung quanh (tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP của Trung Quốc là 10,1%, của In-đô-nê-xi-a là 14,4%, của Ma-lai-xi-a là 10,1% và của Thái Lan là 12,3%). Dù vậy, năm 2019, tỷ trọng ngành nông nghiệp cũng đã giảm xuống còn 13,69% trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ không có quá nhiều sự thay đổi.  Sự hợp tác, liên kết trong phát triển công nghiệp còn yếu, CNHT phát triển còn chậm, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên, phụ liệu..  Sức cạnh tranh nền kinh tế còn thấp, năng suất lao động có khoảng cách lớn so với nhiều nước và chậm được cải thiện.

10

Theo số liệu từ Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018 - 2019 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, nền kinh tế Việt Nam đứng thứ 67 trong số 148 quốc gia trong bảng xếp hạng, tăng 10 bậc so với thứ hạng 77 trong năm 2012 - 2013. Việt Nam luôn nằm trong nhóm các quốc gia gần thuộc nửa cuối bảng xếp hạng, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực Đông Nam Á (Ma-lai-xi-a đứng thứ 27, Thái Lan đứng thứ 40, Inđô-nê-xi-a đứng thứ 50, Phi-líp-pin đứng thứ 64) và còn một khoảng cách rất xa so khu vực Đông Á (Hàn Quốc, Nhật Bản).  Mức độ tham gia của các doanh nghiệp trong nước vào các chuỗi giá trị toàn cầu còn rất hạn chế Việt Nam đã thực hiện cải cách và mở cửa trong gần 30 năm, xuất khẩu liên tục được mở rộng nhưng mức độ tham gia của các doanh nghiệp trong nước vào các chuỗi giá trị toàn cầu còn rất hạn chế. Hàm lượng GTGT của xuất khẩu còn thấp. Các mặt hàng có lợi thế so sánh cao vẫn thuộc các nhóm sử dụng nhiều nguyên liệu, tài nguyên và lao động rẻ như nhóm hàng công nghiệp nhẹ (da giầy, thủ công mỹ nghệ…), nhóm nông sản, thủy sản.

Phần IV. Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với các đặc điểm khác nhau. Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời gian qua cũng đang bộc lộ những hạn chế nhất định. Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng 4.0, Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ, trong đó phải thực hiện quyết liệt

11

quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế, nâng cao hiệu quả huy động, phát triển nguồn lực, đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế về tài chính, thu hút nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển, chú trọng quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, góp phần phát huy lợi thế cạnh tranh; tăng cường hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn lực; trong đó, nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với thu hút đầu tư của khu vực tư nhân, tạo cơ chế tài chính để các địa phương thu hút các nguồn lực cho phát triển; hình thành các chính sách phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của các yếu tố tiền đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, có tám giải pháp được xem là trọng tâm trong việc thúc đẩy phát triển quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: 1. Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển đổi mô hình kinh tế Đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước; nâng cao chất lượng công tác xây dựng chính sách, thực hiện phối hợp hiệu quả trong quản lý kinh tế vĩ mô; tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thận trọng, linh hoạt đảm bảo duy trì và củng cố ổn định kinh tế vĩ mô; tăng cường công...


Similar Free PDFs