Tiểu luận triết học Mác- Lenin, quy luật thống nhất PDF

Title Tiểu luận triết học Mác- Lenin, quy luật thống nhất
Author PHUONG NGUYEN HOANG KHANH
Course Triết học
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 13
File Size 273.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 410
Total Views 835

Summary

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANHKHOA QUẢN TRỊ - MARKETINGTIỂU LUẬNMôn học: Triết học Mác – LêninĐề tài: Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranhcủa các mặt đối lập vào nhận diện các mâu thuẫntrong cuộc sống hằng ngày và sự nghiệp đổi mới ởnước ta hiện nay?Giảng viên: TS Thị HàMã lớp học phần: 22D9PHISi...


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ - MARKETING

TIỂU LUẬN Môn học: Triết học Mác – Lênin

Đề tài: Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập vào nhận diện các mâu thuẫn trong cuộc sống hằng ngày và sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay? Giảng viên: TS.Phan Thị Hà Mã lớp học phần: 22D9PHI51002311 Sinh viên: Nguyễn Hoàng Khánh Phương Khóa – Lớp: K47-Marketing MSSV: 31211572165 Năm học: 2021-2022

Vĩnh Long, ngày 14 tháng 2 năm 2022

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1. Lý do chọn đề tài:....................................................................................... 2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:.............................................................. PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................1 I - Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập:........................1 1.Định nghĩa về mặt đối lập:........................................................................1 2. “Mặt đối lập” là những gì?......................................................................1 3.Thống nhất giữa các mặt đối lập:.............................................................2 4. Đấu tranh là gì?........................................................................................3 5.Nội dung quy luật:.....................................................................................3 6. Ý nghĩa phương pháp luận......................................................................5 II - Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập vào nhận diện các mâu thuẫn trong cuộc sống hằng ngày và sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay....................................................................................6 1.Trong cuộc sống hàng ngày:.........................................................................6 2.Trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta:.............................................................6 III – Kết luận....................................................................................................7 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................8

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài:

- Trong thời đại công nghệ hiện đại đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ ở tất cả các nước như hiện nay, hầu hết các quốc gia nào cũng đang ra sức chạy đua theo nền công nghệ 4.0 và dần chuyển sang nền công nghệ 5.0. Vì thế đây cũng là một trong những cơ hội, thời cơ tốt để các nước ra sức phát triển đồng thời cũng là thách thức mà mỗi quốc gia cần phải đối mặt. - Và trong công cuộc đổi mới này đất nước chúng ta cũng gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức và không thể tránh khỏi mâu thuẫn bởi vì mâu thuẫn hiện diện ở mọi mặt, mọi lĩnh vực. Đây cũng là một vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta đặt nhiều sự quan tâm. Chính vì thế trong quá trình học tập và nghiên cứu về bộ môn Triết học Mác – Lênin em đã quyết định chọn đề tài “Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập vào nhận diện các mâu thuẫn trong cuộc sống hằng ngày và sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay”. 2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:

- Mục đích nghiên cứu: tìm hiểu về đặc điểm, biểu hiện của quy luật thống nhất và đấu tranh đồng thời nhận diện được các mâu thuẫn trong công cuộc đổi mới hiện nay để từ đó nhận thấy được những mặt tích cực, tiêu cực mà công cuộc đổi mới đem lại. - Phạm vi nghiên cứu: trong môi trường đại học nhiều mới mẻ đối với sinh viên năm nhất. Và nội dung đề án dựa trên những bài viết về vấn đề kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay được các chuyên gia hoạt động trong ngành kinh tế và triết học quan tâm. Mâu thuẫn là cái tất yếu trong đời sống, nó có trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Mâu thuẫn tồn tại song hành cùng sự vật sự việc từ lúc sự vật sự việc bắt đầu cho tới khi sự vật sự việc đó kết thúc. Trong mỗi một sự vật,

không phải hình thành chỉ là một mà là nhiều mâu thuẫn, và sự vật trong cùng một lúc có nhiều mặt đối lập thì mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành. Có rất nhiều cái “quan hệ mâu thuẫn” xung quanh cuộc sống của chúng ta: Thuận, nghịch; đại, tiểu; cương, nhu; thực, hư…. hay chỉ đơn giản và thông thường nhất trong đời sống chúng ta hay sử dụng đó chính là hai từ “không – có”. Tùy thuộc vào nhận thức, cách nhìn nhận của mỗi người về mối quan hệ biện chứng tồn tại trong các sự vật, hiện tượng đó mà ta có thể tìm được những giải pháp tốt nhất trong từng trường hợp cụ thể. Quy luật đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập là “hạt nhân” của phép biện chứng duy vật vì nó vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của thế giới quan và vì nó còn chìa khóa, cơ sở giúp chúng ta nắm vững thực chất của tất cả các quy luật và phạm trù phép biện chứng duy vật. Vì vậy việc vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lâp một cách biện chứng theo tinh thần của V.I.Lênin mang một vấn đề quan trọng.

PHẦN NỘI DUNG I - Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập: 1.Định nghĩa về mặt đối lập: - Theo từ điển Bách Khoa triết học cho rằng: “Đối lập là một trong hai nhân tố đang đấu tranh với nhau: của một hệ thống nhất cụ thể, chúng là những mặt của một mâu thuẫn. - Giáo trình Triết học Mác Lênin viết: “Khi nói tới những nhân tố cấu thành mâu thuẫn biện chứng, “ mặt đối lập” là phạm trù dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong xã hội, tự nhiên, xã hội và tư duy. Chính những mặt như vậy nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng”. 2. “Mặt đối lập” là những gì? - Trong lịch sử triết học đã có nhiều nhà triết học đề cập tới mâu thuẫn của các sự vật, của thế giới như: + Thuyết Âm dương – Ngũ hành của Trung Hoa đã đề cập tới các mâu thuẫn Âm Dương. mâu thuẫn giữa các yếu tố bản nguyên Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. + Nhà triết học Hy Lạp cổ đại là Hêcralit cũng nhấn mạnh mâu thuẫn của các hiện tượng, quá trình khách quan. + Nhà triết học cổ Đức là Ikant cũng đề cập tới Antinômi ( ông đã nêu ra 4 loại Antimoni). + Heeghen cũng đã đề cập đến những mâu thuẫn của tư duy. - Về cơ bản các quan niệm đều đã mô tả mâu thuẫn khách quan nhưng chưa làm rõ được sự chuyển hóa biện chứng của các mặt đối lập, do vậy khái niệm mâu thuẫn còn nặng mặt hình thức mà chưa đi sâu vào nội dung biện chứng của các mặt thực tế. - Đến với triết học Mác- Lênin quan niệm về mâu thuân mới thể hiện rõ nội dung biện chứng. “Mặt đối lập” khi thì được xác định như là những thuộc tính, khuynh hướng vận động trái ngược nhau (VD: lương thiện và độc ác, bóc lột và bị bóc lột), khi thì được xem như là những mặt trong đó có những thuộc tính, những khuynh hướng đối lập (VD: mặt phải và mặt trái trong kinh tế thị trường) có khi còn được xem như là những yếu tố, bộ phận nằm trong một sự vật, hiện tượng hay trong các sự vật, hiện tượng khác nhau (VD:

1

giai cấp vô sản và giai cấp tư sản) thậm chí có khi bản thân các sự vật, hiện tượng, hệ thống cũng được xem là những mặt đối lập (VD: hệ thống xã hội chủ nghĩa và hế thống tư bản chủ nghĩa). - Trong nhiều trường hợp, các mặt đối lập là những thuộc tính vừa bài trừ lẫn nhau, vừa gắn bó tồn tại, xâm nhập lẫn nhau trong sự vật. Chẳng hạn, hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng tồn tại trong một hàng hóa, cái đúng và cái sai, cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác…. Có thể tồn tại và đấu tranh với nhau trong cùng một con người. - Ngoài ra những yếu tố, bộ phận, sự vật, quá trình, hệ thống…đều có thể được xem là những mặt đối lập. Tuy nhiên dù thế não đi nữa thì bản chất của sự đối lập bao giờ cũng được quy định bởi những thuộc tính và khuynh hướng đối lập. - Hai thuộc tính chỉ được xem là hai mặt đối lập khi chúng có sự tác động ngược chiều nhau: bài trừ, gạt bỏ, chống đối lẫn nhau, điều đó có nghĩa là chúng được xét trong quan hệ tác động lẫn nhau. 3.Thống nhất giữa các mặt đối lập: - Theo V.I.Lênin: “Sự thống nhất (phù hợp đồng nhất, tác dụng ngang nhau) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối,sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ nhau là tuyệt đối, cũng sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối.” - Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa chúng và được thể hiện ở các mặt: + Một là, các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại không có mặt này thì không có mặt kia (VD: quá trình đồng hóa và dị hóa ở cây, phải có quá trình đồng hóa tổng hợp chất và tích lũy năng lượng thì mới có thể xảy ra quá trình dị hóa phân giải chất và giải phóng năng lượng). + Hai là, các mặt đối lập tác động lẫn nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn (VD: quá trình trao đổi chất tế bào cũ chết đi đồng thời lúc đó là tế bào mới ra đời). + Ba là, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong các mặt đối lập còn tồn tại những yếu tố giống nhau.

2

4. Đấu tranh là gì? - Đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng và sự tác động đó cũng không tách rời sự khác nhau, thống nhất, đồng nhất giữa chúng trong một mâu thuẫn. - So với đấu tranh giữa các mặt đối lập thì thống nhất giữa chúng có tính tạm thời, tương đối, có điều kiện, nghĩa là sự thống nhất đó chỉ tồn tại trong trạng thái đứng im tương đối của sự vật, hiện tượng còn đấu tranh có tính tuyệt đối. - Đấu tranh phá vỡ sự ổn định tương đối của chúng dẫn đến sự chuyển hóa của chúng, tính tuyệt đối của đấu tranh gắn với sự tự thân vận động, phát triển không ngừng của sự vật hiện tượng. 5.Nội dung quy luật: a) Mâu thuẫn: Là hiện tượng khách quan và phổ biến. Mâu thuẫn là mối liên hệ tác động qua lại giữa các mặt đối lập trong cừng một sự vật. - Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến. - Mâu thuẫn là khách quan có nghĩa là mâu thuẫn là cái vốn có ở mọi sự vật hiện tượng. Mâu thuẫn hình thành phát triển là do cấu trúc tự thân bên trong của sự vật quy định nó không phụ thuộc vào bất kỳ một lực lượng siêu, tự nhiên nào và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. - Mẫu thuẫn là hiện tượng phổ biến có nghĩa là mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, và tư duy. Mâu thuẫn tồn tại ở mọi không gian, thời gian, mọi giai đoạn phát triển. Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành. Trong mỗi sự vật không phải chỉ có một mâu thuẫn mà có thể có nhiều mâu thuẫn vì sự việc trong cùng một lúc có thể có nhiều mặt đối lập. - Trong những điều kiện cụ thể khác nhau, mâu thuẫn thể hiện ra dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú đa dạng khác nhau: + Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. + Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản. + Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.

3

+ Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng. - Cần chú ý: Trong tư duy thông thường khi nói đến hai mặt đối lập là nói lên mâu thuẫn. Còn trong tư duy biện chứng, không phải hai mặt đối lập nào cũng tạo nên mâu thuẫn mà chỉ những mặt đối lập tác động biện chứng với nhau tạo nên sự vật hiện tượng và tạo lên sự phát triển mới được gọi là mâu thuẫn biện chứng. b) Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau: - Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa, ràng buộc quy định lẫn nhau làm tiền đề tồn tại cho nhau của các mặt đối lập. Không có sự thống nhất của các mặt đối lập thì không tạo ra sự vật. - Theo nghĩa hẹp sự thống nhất là sự đồng nhất, phù hợp ngang nhau của hai mặt đối lập đó là trạng thái cân bằng của mâu thuẫn. - Sự thống nhất của các mặt đối lập là tạm thời tương đối, nghĩa là nó chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, đó chính là trạng thái đứng im, ổn định tương đối của sự vật, tính tương đối của sự thống nhất của các mặt đối lập làm cho thế giới vật chất phân hóa thành các bộ phận các sự vật đa dạng phức tạp, gián đoạn. - Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự bài trừ gạt bỏ phủ định biện chứng lẫn nhau của các mặt đối lập ( sự đấu tranh hiểu theo nghĩa tác động ảnh hưởng lẫn nhau của các mặt đối lập chứ không phải theo nghĩa đen). - Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối vĩnh viễn. Nó diễn ra liên tục trong suốt quá trình tồn tại của sự vât kể cả trong trạng thái sự vật ổn định cũng như khi chuyển hóa nhảy vọt về chất. Sự đấu tranh của các mặt đối lập tạo lên tính chất tự thân, liên tục của sự vận động phát triển của sự vật. Cũng vì vậy muốn thay đổi sự vật thì phải tăng cường sự đấu tranh. - Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp diễn ra từ thấp đến cao, gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm riêng: + Giai đoạn đầu: Mâu thuẫn biểu hiện ra ở sự khác nhau của hai mặt đối lập song không phải sự khác nhau nào cũng là mâu thuẫn mà chỉ hai mặt khác nhau nào liên hệ hữu cơ với

4

nhau trong một chỉnh thể có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau mới tạo thành giai đoạn đầu của mâu thuẫn, trong giai đoạn này sự đấu tranh chưa rõ và chưa gay gắt. + Giai đoạn sau: Trong quá trình phát triển của mâu thuẫn, sự khác nhau biến thành đối lập, khi đó hai mặt đối lập càng rõ, càng sâu sắc thì sự đấu tranh giữa chúng ngày càng gay gắt và quyết liệt, nếu có điều kiện chín muồi thì hai mặt chuyển hóa lẫn nhau và mâu thuẫn được giải quyết. c) Sự đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển: - Đấu tranh của các mặt đối lập gây ra những biến đổi của các mặt đối lập khi cuộc đấu tranh của các mặt đối lập trở nên quyết liệt và có điều kiện chín muồi thì sự thống của cả hai cũng bị phá hủy, các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập chính là lúc mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới xuất hiện. Các mặt đối lập có thể chuyển hóa lẫn nhau với ba hình thức. - Các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau mặt đối lập này thành mặt đối lập kia và ngược lại nhưng ở trình độ cao hơn về phương diện vật chất của sự vật. (VD: mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản biểu hiện thành cuộc cách mạng vô sản lật đổ giai cấp tư sản). - Cả hai mặt đối lập đều mất đi và chuyển hóa thành mặt đối lập mới. (VD: giải quyết mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ (chế độ phong kiến) xã hội lại xuất hiện mâu thuẫn mới là mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản (chế độ TBCN) ). - Các mặt đối lập thâm nhập vào nhau, cải biến lẫn nhau. => Trong sự vật mới lạ có mâu thuẫn mới, các mặt đối lập tronng mâu thuẫn mới lại đấu tranh với nhau, làm cho sự vật ấy lại chuyển hóa thành sự vật khác tiến bộ hơn, cứ như vật mà các sự vật hiện tượng thường xuyên biến đổi và phát triển không ngừng, vì vậy mâu thuẫn là nguồn gốc động lực của mọi quá trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng. 6. Ý nghĩa phương pháp luận. - Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến, nên trong nhận thức và thực tiễn phải tôn trọng mâu thuẫn tức là không được lẫn tránh mâu thuẫn cũng như không được tạo ra mâu thuẫn.

5

- Vì mâu thuẫn là động lực của sự phát triển nên muốn thúc đẩy sự phát triển phải nhận thức được mâu thuẫn và tìm cách giải quyết mâu thuẫn, phải tạo ra điều kiện thúc đẩy sự đấu tranh của các mặt đối lập theo chiều hướng phát triển. - Vì mọi mâu thuẫn đều có quá trình phát sinh, phát triển và biến hóa. Vì sự vật khác nhau thì mâu thuẫn khác nhau, mỗi mâu thuẫn lại có những đặc điểm riêng của nó. Do đó phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể và tìm cách giải quyết mâu thuẫn. II - Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập vào nhận diện các mâu thuẫn trong cuộc sống hằng ngày và sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. 1.Trong cuộc sống hàng ngày: - Là một sinh viên năm nhất khi bước vào môi trường đại học đầy mới mẻ thì em cũng gặp nhiều những khó khăn và mâu thuẫn. Bởi vì phương pháp học tập và giảng dạy ở bậc đại học và phổ thông rất khác nhau. Đối với cấp bậc phổ thông thì chủ yếu là thầy cô giảng dạy và đọc cho học sinh ghi chép ít có giờ thảo luận trong quá trình học tập. Ở đại học thì thầy cô giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn cho sinh viên tìm kiếm tài liệu và nghiên cứu, gợi ý cho sinh viên thảo luận, là việc nhóm…. - Trong đó làm việc nhóm là một trong những phương pháp học tập rèn luyện nhiều kỹ năng cho bản thân nhưng cũng không thể tránh khỏi những mâu thuẫn khi làm việc cùng nhau, có thể kể đến một số mâu thuẫn như: + Mâu thuẫn về thời gian, bởi vì mỗi sinh viên đều sẽ có một kế hoạch riêng cho bản thân như là làm thêm hay là đi học thêm một kỹ năng nào đó do đó việc sắp xếp thời gian để có thể ngồi lại cùng nhau thảo luận làm bài cũng gặp nhiều khó khăn. + Mâu thuẫn về ý thức học tập trong nhóm khi mà một số thành viên có thái độ thụ động, ỷ lại chờ đợi thành quả từ các thành viên khác. Bản thân đùn đẩy trách nhiệm, hoặc không có chính kiến, trách nhiệm, khi thảo luận bài học thì đồng tình qua loa cho xong việc….. - Khi làm việc nhóm rất khó để có thể tránh khỏi mâu thuẫn, để giải quyết được các mâu thuẫn khi làm việc nhóm thì chúng ta cần phải xác định nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn mà có những phương pháp đúng đắn để giải quyết. - Đối với bản thân em, em cảm thấy mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày là việc rất đỗi bình thường vì nhờ có những mâu thuẫn xảy ra thì em mới có thể nhận thấy được bản thân

6

khiếm khuyết ở những phương diện nào từ đó khắc phục sửa chữa,nâng cao năng lực tư duy, giải quyết vấn đề để từ đó phát triển bản thân một cách toàn diện hơn. 2.Trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta: - Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần

vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, vấn đề lực lượng sản xuất – quan hệ sản xuất là vấn đề rất phức tạp. Mâu thuẫn giữa hai lực lượng này là những biểu hiện của nó xét trên phương diện triết học Mác – Lênin thì: lực lượng sản xuất là nội dung còn quan hệ sản xuất là ý thức của sự vật. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất là yếu tố vận động luôn luôn thay đổi. Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định thì quan hệ sản xuất không còn phù hợp nữa. Khi đó, quan hệ sản xuất trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Để mở đường cho lực lượng sản xuất cần thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. - Quá trình mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến và quan hệ sản xuất lạc hậu kìm hãm nó diễn ra gay gắt và quyết liệt, cần được giải quyết. - Để giải quyết được mâu thuẫn đó cần tiến hành cách mạng xã hội. Ví dụ như công cuộc chuyển đổi nền kinh tế ở nước ta hiện nay. Nhiệm vụ quan trọng nhất, thể hiện tính chất cách mạng rõ nhất của công cuộc đổi mới Việt Nam hiện nay là phấn đấu xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa,”dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là chủ trương, biện pháp vừa mang tính cách mạng, vừa mang tính khoa học. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghĩa là từng bước xây dựng nền sản xuất tiên tiến lực lượng sản xuất phát triển phù hợp với sự phát triển của quan hệ sản xuất. Đây là phương thức tốt nhất để đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ nghèo nàn, lạc hậu, nhằm tạo điều kiện cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội được xây dựng và phát triển.

7

III – Kết luận. Mâu thuẫn là khách quan, là nguồn gốc, là động lực của sự phát triển nên nắm được bản chất của sự vật cần phải phân đôi các thống nhất và nhận thức các bộ phận đối lập của chúng. Mâu thuẫn là phổ biến, đa dạng, trong đó khi nhận thức và hoạt động thực tiễn phải có phương pháp luận phân tích mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn một cách cụ thể. Việc giải quyết mẫu thuẫn chỉ bằng con đường đấu tranh các mặt đối lập và với những điều kiện đã chín muồi. Qua nội dung trình bày trên có thể thấy rõ mâu thuẫn hiện diện hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Nó là vừa là một cơ hội để ta nắm bắt để nâng cao khả năng quản lý, tư duy xử lý vấn đề nhưng cũng vừa là một vấn đề khó khăn khiến chúng ta phải quan tâm, đặt nhiều suy nghĩ để tìm ra những giải pháp hợp lý trong mỗi trường hợp. Không chỉ vậy, ta còn có thể thấy cơ chế thị trường cùng với những mâu thuẫn nội tại của nó có rất nhiều những ưu thế như: Nó kích thích ho...


Similar Free PDFs