Tiểu luận triết học - nguyên lý phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 PDF

Title Tiểu luận triết học - nguyên lý phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 25
File Size 594.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 409
Total Views 866

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ----o0o----TIỂU LUẬN MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NINĐề tài: Vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong xu hướng cuộc cáchmạng công nghiệp 4 hiện nayGiảng viên hướng dẫn: Mai Thị ThanhNhóm sinh viên thực hiện: Trần Quang Huy 20190093 ITE6- 02 -K Nguyễ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ----o0o----

TIỂU LUẬN MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN

Đề tài: Vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay

Giảng viên hướng dẫn: Mai Thị Thanh

Nhóm sinh viên thực hiện: 1. Trần Quang Huy 2. Nguyễn Đình Tuấn Ngọc 3. Nguyễn Đức Thái 4. Đoàn Thanh Tuấn

20190093 20194638 20194667 20194703

Hà Nội tháng 7 2021 1

ITE6-02-K64 ITE6-02-K64 ITE6-01-K64 ITE6-02-K64

MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................ 3 NỘI DUNG ............................................................................................ 4 CHƯƠNG 1 : Nguyên lý về sự phát triển trong triết học MácLênin ................................................................................................... 5 1.1. Nguyên lý về sự phát triển .......................................................... 5 1.2. Sự phát triển: .............................................................................. 5 1.3. Tính chất của sự phát triển:........................................................ 7 1.4. Ý nghĩa phương pháp luận: ......................................................... 7 1.5. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật:..................... 8 CHƯƠNG 2 : Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ................................. 12 2.1. Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp:................................. 12 2.2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0): .........................13 CHƯƠNG 3 : Thực trạng về kinh tế-xã hội ở Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và khuyến nghị các chính sách .............. 18 3.1. Thực trạng ................................................................................ 18 3.2. Khuyến nghị các chính sách ...................................................... 21 KẾT LUẬN.......................................................................................... 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 25

2

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong suốt chiều dài lịch sử, sự phát triển của công nghệ luôn đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của đất nướ c, cụ thể là qua các cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra. Hiện nay Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đem đến những đột phá lớn. Đây là những cơ hội cũng như thách thức lớn đối với sự phát triển của đất nước. Nhận thấy những tác động của cuộc cách mạng lên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhóm em quyết định chọn đề tại “Vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay” làm đề tài tiểu luận.

2. Tổng quan đề tài Nói về cách mạng công nghiệp 4.0, đã có nhiều đầu sách, bài viết nổi tiếng về những thách thức và cơ hội trong thời đại công nghệ, điển hình như: + Cuốn “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” của Klaus Schwab đem đến cho ta những kiến thức cơ bản về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nó mang đến những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đến chúng ta. Từ đó nâng cao nhận thức về tính toàn diện và tốc độ của cuộc cách mạng công nghệ và tác động đa chiều của nó. Cuốn sách nhấn mạnh cách mà công nghệ và xã hội cùng tồn tại và khuyến khích đón nhận những thay đổi mạnh mẽ của công nghệ. + Sách “Hướng nghiệp trong thời đại 4.0” của Randall Stross cung cấp cho độc giả một hướng tư duy mới lạ trong việc lựa chọn phong cách học tập và phát triển, chứng minh rằng mọi sinh viên đều có thể phát triển tối đa tiềm năng và phát triển mạnh mẽ nếu được trao cơ hội, bất kể chuyên ngành theo đuổi. Qua những trải nghiệm thực tế của các sinh viên, cuốn sách đem tới những minh chứng sống động về sự đa tài của sinh viên được đào tạo theo giáo dục khai phóng. + Cuốn sách “Branding 4.0” của Philip Kotler và Piyachart Isarabhakdee đem đến những kiến thức mới về tác động của công nghệ đến các lĩnh vực kinh tế nói chung, marketing nói riêng, giúp ta có những kiến thức vững vàng khi sáng tạo đổi mới, bắt kịp xu thế thời kỳ cả thế giới chuyển mình. + “Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 tới hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 8 năm 2019 nói về sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tới sự hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trên nhiều cấp độ khác nhau, cả về hình thức và nội dung.

3. Mục đích nghiên cứu – Phân tích, làm rõ nguyên lý về sự phát triển. – Tìm hiểu các cuộc cách mạng công nghiệp đã qua.

3

– Phân tích các tác động của cuộc “Cách mạng Công nghệ 4.0” đối với các ngành nghề lĩnh vực kinh tế - xã hội tại Việt Nam. – Tìm ra các phương hướ ng, chính sách phát huy chiều hướng tích cực và hạn chế tiêu cực.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Bài tiểu luận chủ yếu nghiên cứu những tác động của cuộc “Cách mạng công nghiệp 4.0” đối với các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội tại Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Bài tiểu luận chủ yếu nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp luận.

6. Đóng góp của đề tài Giúp sinh viên nhận biết sâu sắc được tầm quan trọng của cuộc “Cách mạng công nghiệp 4.0” đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước. Từ đó nâng cao kiến thức cùng kỹ năng để phát triển nền công nghiệp nước nhà, nâng cao đời sống xã hội.

7. Kết cấu của đề tài Bài luận gồm 3 phần: – Mở đầu – Nội dung: + Chương 1: Nguyên lý về sự phát triển trong triết học Mác – Lê nin + Chương 2: Cuộc cách mạng cuộc nghiệp 4.0 + Chương 3: Thực trạng về kinh tế xã hội ở Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0 và khuyến nghị các chính sách. – Kết luận

4

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : Nguyên lý về sự phát triển trong triết học Mác- Lênin 1.1. Nguyên lý về sự phát triển 1.1.1. Định lý nguyên lý về sự phát triển – Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển.

1.1.2. Phân tích định nghĩa nguyên lý về sự phát triển: – Định nghĩa của vận động: + Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất là mọi sự biến đổi nói chung. + Ph.Ăngghen viết: “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất – tức được hiểu là phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất - thì bao gồm mọi sự thay đổi và m ọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”. – Định nghĩa của phát triển: – Ta thấy, khái niệm vận động bao trùm lên khái niệm phát triển. Mọi phát triển đều là vận động, nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển. – Vận động là phương thức tồn tại và là đặc tính cố hữu của vật chất. Cùng với đó, phát triển là một dạng vận động đặc biệt, khái quát xu hướng chung của vận động là từ thấp đến cao, cái mới hoàn thiện hơn thay thế cái cũ đã lạc hậu, lỗi thời. Vì vậy, nhìn nhận sự vật, hiện tượng phải luôn đặt trong sự vận động và phát triển, nhờ đó, ta mới có thể có được cái nhìn tổng quan, chính xác nhất, chung nhất về sự vật, hiện tượng đó.

1.1.3. Vai trò của nguyên lý về sự phát triển trong triết học Mác-Lênin: – Nguyên lý về sự phát triển, song hành với nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là hai nguyên lý cơ bản, đóng vai trò xương sống trong phép duy vật biện chứng của triết học Mác-Lênin khi xem xét sự vật, hiện tượng. – Ăngghen viết: “Phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng vào tư duy chủ yếu là trong mối liên hệ qua lại giữa chúng, trong sự móc xích của chúng, trong sự vận động của chúng, trong sự phát sinh và tiêu vong của chúng”.

1.2. Sự phát triển: 1.2.1. Nhắc lại định nghĩa về sự phát triển: – Phát triển là quá tình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.

1.2.2. Hai khái niệm gắn với khái niệm phát triển: – Tiến hóa: 5

+ Tiến hóa là một dạng của phát triển, diễn ra từ từ, chậm rãi, thường là những biến đổi hình thức của tồn tại xã hội từ đơn giản đến phức tạp. + Thuyết tiến hóa tập trung giải thích khả năng sống sót, thích ứng của cơ thể xã hội trong cuộc đấu tranh sinh tồn. – Tiến bộ: + Tiến bộ là sự phát triển mang giá trị tích cực, là một quá trình biến đổi hướng tới cải thiện xã hội từ chỗ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn so với ban đầu. + Ở đây, khái niệm phát triển đã được lượng hóa để đo mức độ trưởng thành của một lĩnh vực đời sống, đất nước, dân tộc.

1.2.3. Đối tượng mới và đối tượng cũ trong phát triển: – Đối tượng mới: là cái phù hợp với quy luật tiến hóa, phù hợp với khuynh hướng tiến bộ của lịch sử. – Đối tượng cũ: là cái đã trở nên lạc hậu, lỗi thời so với sự tiến bộ của lịch sử, dần mất đi vai trò tất yếu lịch sử. – Đối tượng mới sẽ luôn chiến thắng đối tượng cũ: + Xét trong mối quan hệ với hoàn cảnh: đối tượng mới mang kết cấu, chức năng đã được biến đổi để thích nghi, phù hợp với hoàn cảnh mới, còn đối tượng cũ vẫn chỉ có những yếu tố đã không còn phù hợp. Vì vậy, đối tượng mới thay thế đối tượng cũ là tất yếu. + Xét trong mối quan hệ giữa hai đối tượng trên với nhau: đối tượng mới là cái nảy mầm, sinh sôi từ trong lòng đối tượng cũ, kế thừa những ưu điểm, loại bỏ những nhược điểm so với hoàn cảnh mới của đối tượng cũ, đồng thời, bổ sung thêm những yếu tố mới không hề có trong đối tượng cũ. Điều này khiến cho đối tượng mới vượt trội hơn đối tượng cũ về bản chất. – Vật chất tồn tại bằng cách không ngừng vận động, sự vận động này giúp vật chất tích lũy để biến thành đối tượng mới, rồi từ đối tượng mới lại trở thành đối tượng mới hơn, hay vật chất không ngừng chuyển hóa tự trạng thái bền này sang trạng thái bền khác.

1.2.4. Sự khác nhau về khái niệm phát triển trong quan điểm biện chứng và quan điểm siêu hình: – Quan điểm siêu hình, nói chung, phủ nhận sự phát triển, coi sự vật, hiện tượng luôn luôn ở trạng thái tĩnh, ổn định. Nếu có phát triển thì phát triển ở đây chỉ là sự tăng lên, giảm xuống về lượng, tuần hoàn, lặp đi lặp lại mà không có sự biến đổi về chất, không có đối tượng mới được sinh ra thay thế đối tượng cũ. Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngoài sự vật, hiện tượng. – Đối lập với quan điểm siêu hình, quan điểm biện chứng coi sự phát triển là sự vận động đi lên, tích lũy về lượng và có những bước nhảy vọt về chất, có cái mới sinh ra thay thế cái cũ. Nguồn gốc của vận động, phát triển là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng không ngừng vận động, 6

phát triển và chuyển hóa nhờ sự tác động lẫn nhau giữa chúng, cùng với đó là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập bên trong chúng. – V.I.Lênin cho rằng: học thuyết về sự phát triển của phép biện chứng duy vật là “hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện”. Quan điểm về phát triển của phép biện chứng duy vật được xây dựng thành khoa học nhằm phát hiện ra các quy luật, bản chất và tính phổ biến của vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới.

1.3. Tính chất của sự phát triển: 1.3.1. Tính khách quan: – Phát triển mang tính khách quan và là khuynh hướng chung của thế giới. – Nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân vật chất, là mối liên hệ, đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong nó, chứ không phải do tác động bên ngoài. Tất cả các sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động, phát triển một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người.

1.3.2. Tính phổ biến: – Sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực từ tự nhiên đến xã hội, tư duy, từ hiện thực khách quan đến những khái niệm, phạm trù phản ánh hiện thực ấy. Nó có ở trong mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó.

1.3.3. Tính kế thừa: – Trong sự phát triển, sự vật, hiện tượng mới ra đời không phủ định hoàn toàn, phủ định sạch trơn sự vật, hiện tượng cũ. Đối tượng mới nảy mầm, ra đời từ trong lòng đối tượng cũ, nên đối tượng mới còn giữ lại, kế thừa có chọn lọc và cải tạo những yếu tố vẫn có tác dụng, vẫn thích hợp của đối tượng cũ, đồng thời, loại bỏ, bài trừ những yếu tố đã lỗi thời, lạc hậu, những mặt tiêu cực của đối tượng cũ và thêm vào những kết cấu, chức năng mới của riêng nó. Tất cả những điều này mới tạo nên một sự vật, hiện tượng mới phù hợp với hoàn cảnh phát triển hiện tại.

1.3.4. Tính đa dạng, phong phú: – Mỗi sự vật, hiện tượng sẽ có quá trình phát triển khác nhau. Tồn tại ở không gian, thời gian khác nhau, sự phát triển cũng khác nhau. Ngoài ra, sự phát triển của sự vật, hiện tượng còn phụ thuộc vào các yếu tố, điều kiện tác động lên nó.

1.3.5. Tính phức tạp: – Phát triển không đi theo đường thẳng mà có những lúc thụt lùi và tan rã, quanh co theo hình xoáy trôn ốc. Sự vật, hiện tượng còn có thể thay đổi chiều hướng của sự phát triển.

1.4. Ý nghĩa phương pháp luận: 1.4.1. Sau khi nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển, người ta rút ra nguyên tắc của sự phát triển, nguyên tắc này yêu cầu như sau: 7

– Khi nghiên cứu cần đặt đối tượng vào sự vận động và biến đổi của nó, để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại mà còn dự báo được khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai. – Phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn khác nhau nên cần tìm hình thức, phương pháp tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển đó. – Sớm phát hiện và ủng hộ cái mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó phát triển, chống quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến. – Biết kế thừa các yếu tố tích cực của cái cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.

1.4.2. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể: – Muốn nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng cần xem xét sự vật, hiện tượng trong không gian và thời gian hình thành, tồn tại và phát triển của nó.

1.5. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật: 1.5.1. Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật biểu hiện thông qua ba quy luật cơ bản: – Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại, quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập, quy luật phủ định của phủ định.

1.5.2. Khái niệm quy luật: – Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu giữa các đối tượng và nhất định tác động khi có các điều kiện phù hợp.

1.5.3. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại: – Chất: + Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là sự vật, hiện tượng khác (giúp phân biệt một sự vật, hiện tượng với các sự vật, hiện tượng khác). + Đặc điểm cơ bản của chất là nó thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng. – Lượng: + Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. + Đặc điểm cơ bản của lượng là tính khách quan vì nó là một dạng biểu hiện của vật chất, chiếm một vị trí nhất định trong không gian và tồn tại trong thời gian nhất định. – Sự phân biệt giữa chất và lượng có ý nghĩa tương đối, tùy theo từng mối quan hệ. 8

– Độ là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất với lượng, là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác. – Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy. Độ được giới hạn bởi hai điểm nút. – Bước nhảy là giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng. ⟹ Nội dung quy luật: mọi đối tượng đều là sự thống nhất của hai mặt đối lập chất và lượng, những sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất của nó thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tiếp tục tác động trở lại duy trì sự thay đổi của lượng. ⟹Ý nghĩa phương pháp luận: + Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích lũy về lượng để có biến đổi về chất, không được nôn nóng hay bảo thủ. + Khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan của sự vận động của sự vật, hiện tượng. + Trong hoạt động thực tiễn, vừa cần xác định quy mô và nhịp điệu bước nhảy một cách khách quan, khoa học, vừa cần có quyết tâm để thực hiện bước nhảy khi điều kiện cho phép. + Nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật. Do đó, phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp để tác động vào phương thức liên kết đó trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật của chúng.

1.5.4. Quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập: – Mâu thuẫn biện chứng là sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh, vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập. – Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa chúng và được thể hiện ở: + Các mặt đối lập cần đến nhau để tồn tại, không có mặt này thì không có mặt kia. + Các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn. + Giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong các mặt đối lập còn tồn tại những yếu tố giống nhau. – Đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng và sự tác động đó cũng không tách rời sự khác nhau, đồng nhất giữa chúng trong một mâu thuẫn. 9

⟹Nội dung quy luật: Mọi đối tượng đều bao gồm những mặt đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn trong chính nó. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguyên nhân, động lực bên trong của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời. ⟹Ý nghĩa phương pháp luận: + Giải quyết mâu thuẫn tuân theo quy luật, điều kiện khách quan. Muốn phát hiện mâu thuẫn, cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng, từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn. + Phân tích mâu thuẫn cần bắt đầu từ việc xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng loại mâu thuẫn, xem xét vai trò, vị trí, mối quan hệ và điều kiện chuyển hóa giữa chúng. Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn và đề ra được phương pháp giải quyết nó. + Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ.

1.5.5. Quy luật phủ định của phủ định: – Phủ định biện chứng: + Phủ định biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự phủ định làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển, làm cho sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế sự vật, hiện tượng cũ và là yếu tố liên hệ giữa sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới. + Đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là sau hai lần phủ định hoặc nhiều hơn, sự vật, hiện tượng phát triển có tính chu kỳ theo đường xoáy ốc. Do giai đoạn sau vẫn bảo tồn những gì tích cực của giai đoạn trước. – Kế thừa biện chứng: + Kế thừa biện chứng là khái niệm dùng để chỉ việc sự vật, hiện tượng mới ra đời vẫn giữ lại có chọn lọc và cải tạo các yếu tố còn thích hợp, loại bỏ các yếu tố không còn thích hợp của sự vật, hiện tượng cũ. + Đặc điểm của kế thừa biện chứng là duy trì các yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng bị phủ định. Các yếu tố được chọn giữ lại sẽ được cải tạo, biến đổi để phù hợp với sự vật, hiện tượng mới. – Khâu trung gian chứa đựng những yếu tố cũ, lỗi thời đang dần mất đi và những yếu tố mới đang xuất hiện, trưởng thành. – Đường xoáy ốc là khái niệm chỉ sự vận động của những nội dung mang tính kế thừa có trong sự vật, hiện tượng mới diễn ra theo đường tròn không nằm trên một mặt phẳng tựa như đường xoáy trôn ốc. ⟹Nội dung quy luật: Phản ánh mối liên hệ, sự kế thừa thông qua khâu trung gian giữa cái bị phủ định và cái phủ định. Sự phủ định này không phải phủ định hoàn toàn mà c...


Similar Free PDFs