Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh bản 2 PDF

Title Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh bản 2
Author Hiếu Phạm
Course T ư tưởng H ồ Chí Minh
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 18
File Size 300.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 629
Total Views 1,044

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ----------Bài tiểu luậnQuan điểm sáng tạo về cách mạng giảiphóng dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí MinhGiảng viên hướng dẫn: TS. Hà Thị Dáng HươngBộ môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (SSH1151)Nhóm sinh viên:STT Họ và Tên MSSV Mã lớp BTHà Nội, 06/1 Đặng Hữu...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ----------

Bài tiểu luận Quan điểm sáng tạo về cách mạng giải phóng dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Giảng viên hướng dẫn: TS. Hà Thị Dáng Hương Bộ môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (SSH1151) Nhóm sinh viên: STT

Họ và Tên

MSSV

Mã lớp BT

1

Đặng Hữu Hiếu

20203416

123833

2

Phạm Bá Minh Hiếu

20203707

123833

3

Đậu Minh Hoàng

20203429

123833

4

Trần Sỹ Hoàng

20203435

123833

Hà Nội, 06/2021

Mục lục A.Phần mở đầu………………………………………………………………1 B.Phần nội dung……………………………………………………………..2 I.Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh………………………………….……..……2 II.Cơ sở hình thành quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc……………………………………………………….………...3 1. Cơ sở lý luận………………………………………………….………..3 2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………….…..….....3 III.Những quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc……………………………………………………………….………..4 1. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc…………………………...4 2. Cách mạng giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản mới giành được thắng lợi hoàn toàn……………………………….……..5 3. Cách mạng giải phóng dân tộc thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo…………………………………………………………………..…...7 4. Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết toàn dân, trên cơ sở liên minh công nông………………………………………………..…..8 5. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc…...…..9 6. Cách mạng giải phóng dân tộc được thực hiện bằng phương pháp cách mạng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang………..….10 7. Cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam phải gắn bó chặt chẽ với cách mạng thế giới, tranh thủ sự ủng hộ của thế giới trên cơ sở tự lực cánh sinh………………………………………………………………..…….11 IV. Phân tích sự thay đổi giữa quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người cách mạng đi trước……….. …………………………..……………….12 C.Phần kết thúc…………………. …………………………………………..14 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………..15

0

A.Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, dưới ngọn cờ cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, đất nước ta đã tiến hành một loạt bước tiến vĩ đại, mở đầu là cuộc Cách mạng Tháng Tám và sự thành lập của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1945. Việc này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam-kỷ nguyên của sự tự do. Nó là minh chứng cho tài năng và sự sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc dẫn dắt nhân dân Việt Nam, cách kết vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Marx-Lenin về cách mạng giải phóng dân tộc vào hoàn cảnh cách mạng thực tiễn ở Việt Nam. Đây là một điều mà những Nhà cách mạng đi trước đã không thể thực hiện được, hoặc thực hiện một cách triệt để. Vậy đâu là những điểm khác biệt, những đổi mới trong cách tư duy, cách nghĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

II. Mục đích của đề tài Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là để tìm hiểu về những tư tưởng tiến bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc lãnh đạo nhân dân ta đi đến chiến thắng để dành độc lập, để đánh đuổi thù trong, giặc ngoài, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài cũng giúp chúng ta hiểu hơn về con người của Bác, con người một lòng vì đại cục cho dân tộc

III. Cách thức nghiên cứu Phương pháp luận biện chứng, phương pháp luận duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, chứng minh.

1

B. NỘI DUNG I. Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19/5/1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; mất ngày 02/9/1969 tại Hà Nội. Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của mình, Hồ Chí Minh đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Hồ Chí Minh sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào. Với ý chí và quyết tâm đó, Hồ Chí Minh đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc. Ngày 03/6/1911, Nguyễn Tất Thành nhận thẻ nhân viên lên con tàu Admiral Latouche-Treville với cái tên là Văn Ba. Hai ngày sau, 05/6/1911 con tàu rời cảng Nhà Rồng đến Pháp. Từ năm 1912 - 1917, dưới cái tên Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống hoà mình với nhân dân lao động. Qua thực tiễn, Hồ Chí Minh cảm thông sâu sắc cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng thiêng liêng của họ. Hồ Chí Minh sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới và tích cực hoạt động nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Cuối năm 1917, Hồ Chí Minh từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị Vécxây (Versailles) bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa. Từ năm 1919 đến 1941, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hoạt động trong những phong trào Cộng Sản ở nhiều nước trên thế giới. Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước sau hơn 30 năm xa Tổ quốc 2

II. Cơ sở hình thành quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc 1.Cơ sở lý luận. Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc được “Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê Nin. Từ đây, người sáng tỏ được nhiều điều và đã tìm ra con đường để giải phóng dân tộc mình. Người đã rút ra kết luận: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản. Đó là con đường cách mạng dân chủ kiểu mới do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai, dành độc lập dân tộc, thực hiện người cày có ruộng, sau đó tiến lên làm cách mạng chủ nghĩa xã hội, thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Đó là đường lối dâng cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạng thời đại nhằm đi tới mục tiêu cao cả là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Chủ nghĩa Mác-Lê Nin đã trở thành cơ sở lý luận cho hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và cách mạng giải phóng dân tộc nói riêng. 2.Cơ sở thực tiễn. Năm 1958, thực dân Pháp xâm lược nước ta, bắt đầu đặt chế độ hà khắc lên nhân dân ta, bóc lột, cướp bóc trắng trợn của cải của nhân dân. Từ đó đất nước lầm than, nhân dân đói khổ. Đã có nhiều phong trào cách mạng nổ ra, nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đổ triều đình phong kiến của nhà Nguyễn bất tài nhưng tất cả đều đi vào bế tắc. Trước tình cảnh đó, năm 1911, Nguyễn Ái Quốc đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Trong suốt hơn 30 năm bôn ba nước ngoài, Người đã xây dựng được con đường cứu nước cho nhân dân, đưa nhân dân thoát khỏi tối tăm, cùng khổ. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa có sức bật thuận lợi vì: Chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa hết sức tàn bạo và dã man của chủ nghĩa đế quốc ở nhiều nơi đã đẩy nhan dân thuộc địa vào khó khưn, túng quẫn; Điều đó đã làm cho lòng căm thù, tức giận chủ nghĩa đế quốc tư bản trong nhân dân thuộc địa vô cùng sâu sắc. 3

Tinh thần yêu nước chân chính của các dân tộc là một sức mạnh to lớn, một vũ khí tiềm ẩn của cách mạng giải phóng dân tộc. Sức mạnh đó nếu được giác ngộ và soi đường sẽ tạo thành một sức mạnh to lớn thật sự, có thể đánh đổ được chủ nghĩa tư bản. Hồ Chí Minh nhận thấy, thuộc địa là một khâu yếu nhất trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc, còn chủ nghĩa yêu nước ở thời hiện đại đã thực sự trở thành động lực giải phóng dân tộc.

Không chỉ vậy, Hồ Chí Minh đã phải rút ra những bài học, đường lối từ các cuộc cách mạng của công nhân Pháp, và cách mạng tháng 10 Nga 1917, bên cạnh đó là phong trào giải phóng dân tôc của các nước thuộc địa trên thế giới. Người đã phân tích đường lối, nguyên nhân thắng lợi và thất bại để nâng lên thành quan điểm giải phóng dân tộc của mình. Đồng thời dựa trên quan điểm thực tiễn cách mạng Việt Nam với sự phát triển của phong trào yêu nước và phong trào công nhân ở nước ta III. Những quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.

III. Những quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. 1. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc. 1.1. Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa: Hồ Chí Minh nhận thấy sự phân hóa giai cấp thuộc địa khác với các nước phương Tây. Các giai cấp ở thuộc địa có sự khác nhau ít nhiều, nhưng đều chung một số phận mất nước nên có chung số phận là người nô lệ mất nước. Mâu thuẫn cơ bản ở các nước phương Tây là giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, mâu thuẫn chủ yếu ở xã hội thuộc địa phương Đông là dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân. Do vậy “cuộc dấu tranh giai cấp không diễn ra giống như các nước phương Tây”. Đối tượng cách mạng ở thuộc địa không phải là giai cấp tư sản bản xứ, càng không phải là giai cấp địa chủ nói chung, mà là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động. Cách mạng xã hội là lật đổ nền thống trị hiện có và thiết lập một chế độ xã hội mới. Cách mạng ở thuộc địa trước hết phải “lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc”, chứ chưa phải là cuộc cách mạng xóa bỏ sự tư hữu, sự bóc lột nói chung. 4

Hồ Chí Minh luôn phân biệt rõ thực dân xâm lược với nhân dân các nước tư bản chủ nghĩa. Người kêu gọi nhân dân các nước đế quốc phản đối chiến tranh xâm lược, ủng hộ nhân dân các nươc thuộc địa đấu tranh giành độc lập. Yêu cầu bức thiết của nhân dân thuộc địa là độc lập dân tộc. Ở các nước thuộc địa, nông dân là nạn nhân chính bị boc lột bởi chủ nghĩa đế quốc. Nông dân có hai yêu cầu: độc lập dân tộc và ruộng đất, nhưng luôn dặt yêu cầu độc lập dân tộc cao hơn so với yêu cầu ruộng đất. Hay nói cách khác nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng thuộc địa là: “Đấu tranh chống lại thực dân xâm lược, giành lại độc lập dân tộc”. Tính chất của cách mạng thuộc địa là thực hiện cách mạng tư sản kiểu mới tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hội nghị thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng (5-1951) do Hồ Chí Minh chủ trì, kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, nhấn mạnh đó là “nhiệm vụ bức thiết nhất”. Trong nhiều bài nói, bài viết Người khẳng định: “Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi, thống nhất, độc lập nhất định thành công”, “Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ xum họp một nhà”. 1.2. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc: Cách mạng giải phóng dân tộc nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc thực dân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân. Mục tiêu cấp thiết của cách mạng ở thuộc địa chưa phải là giành quyền lợi riêng biệt của mỗi giai cấp, mà là quyền lợi chung của toàn dân tộc. Đó là những mục tiêu của chiến lược đấu tranh dân tộc, phù hợp với xu thế của thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc, đáp ứng nguyện vọng độc lập, tự do của quần chúng nhân dân. 5-1941 Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành trung ương Đảng, chủ trương “thay đổi chiến lược”, từ nhấn mạnh đấu tranh giai cấp sang đẫu tranh giải phóng dân tộc. Hội nghị khẳng định dứt khoát: “cuộc cách mang Đông Dương hiện tại không phải là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng phải giải quyết một vấn đề cần thiết “dân tộc giải phóng”, vì vậy cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc”, đánh lại kẻ thù của dân tộc cả về chính trị và kinh tế. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 cũng như những thắng lợi trong 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 trước hết là thắng lợi của đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và tư tưởng độc lập, tự do của Hồ Chí Minh. 2. Cách mạng giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Yêu nước và kiên quyết chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền và nền độc lập là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Mang trong mình khát vọng giải phóng dân tộc, qua nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm ra con đường cách mạng đúng đắn 5

con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), bởi theo Người: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”. Con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản, là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để. Cuộc cách mạng đó không chỉ giải phóng giai cấp, mà gắn liền với nó là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội. Hồ Chí Minh nhận thấy phong trào yêu nước đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đều bị thất bại do các phong trào này chưa tìm được đường lối đấu tranh đúng đắn do còn ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng phong kiến hay hệ tư tưởng tư sản. Cũng chính vì thế mà những phong trào này không xác định rõ được nhiệm vụ của cuộc đấu tranh là giải quyết những mâu thuẫn cơ bản nào, không có khả năng tập hợp được lực lượng toàn dân tộc. Người xác định cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có chung 1 kẻ thù đó là chủ nghĩa đế quốc thực dân. Người nhận định rằng: “Chủ nghĩa đế quốc như một con đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa, chúng bóc lột người lao động cả hai nơi. Muốn đánh thắng chủ nghĩa đế quốc thì phải đồng thời cắt cả hai vòi của nó đi, tức là phải thực hiện phối hợp chặt chẽ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.” Từ đó Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Trong quá trình vận dụng lý luận cách mạng vô sản vào Việt Nam, Hồ Chí Minh đã kiên trì khắc phục những trở ngại của khuynh hướng giáo điều, nhấn mạnh một chiều đấu tranh giai cấp trong nửa sau những năm 20 và nửa đầu những năm 30 của thế kỷ XX, làm cho lý luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản có sức sống mạnh mẽ, thâm nhập trong đông đảo quần chúng nhân dân. Đi theo con đường cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh sớm xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Sau khi giành độc lập, phải tiến lên xây dựng CNXH. Bên cạnh đó, Người dành nhiều tâm trí vào sự nghiệp cách mạng XHCN và xây dựng CNXH ở Việt Nam, hình thành nên những quan điểm hết sức cơ bản về CNXH và con đường đi lên CNXH từ một nước thuộc địa, với những tàn tích phong kiến nặng nề; xác định những đặc trưng bản chất của CNXH, mục tiêu và bước đi để đạt tới CNXH. Đó là một quá trình cải biến cách mạng lâu dài, gian khổ, phải trải qua nhiều chặng đường khác nhau, tất cả vì sự nghiệp giải phóng con người, làm cho con người phát triển toàn diện, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, tức là độc lập dân tộc đi tới CNXH. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết, là tiền đề 6

đi tới CNXH. Không giành được độc lập dân tộc sẽ không có gì hết. Độc lập dân tộc thể hiện ở chỗ giành và giữ chính quyền dân chủ nhân dân, chuẩn bị tiền đề đi lên CNXH. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. CNXH là hạnh phúc, tự do. Vì vậy, phải xây dựng CNXH như là sự phát triển tất yếu của độc lập dân tộc, để bảo vệ độc lập dân tộc và tạo ra bước phát triển mới với một trình độ cao hơn của toàn bộ tiến trình cách mạng. Đây chính là sự phát triển sáng tạo luận điểm của V.I. Lênin về cách mạng không ngừng - cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng XHCN, giữa hai giai đoạn đó không có một bức tường thành nào ngăn cách cả. Thực tiễn đó cho thấy, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của cách mạng vô sản là một trong những sáng tạo nổi bật về mặt lý luận của Hồ Chí Minh. Chính theo con đường cách mạng vô sản, nhân dân Việt Nam đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 “long trời lở đất”, dẫn tới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945). Trong Tuyên ngôn độc lập đọc trước quốc dân đồng bào vào ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”. Với Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã tuyên bố với toàn thế giới về quyền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, toàn vẹn lãnh thổ và quyền dân tộc tự quyết của dân tộc Việt Nam. Trong đó, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ vừa là tiền đề, vừa là điều kiện tiên quyết của chế độ dân chủ, cho việc xác lập và bảo vệ quyền con người. Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, do Đảng và Hồ Chí Minh lãnh đạo đã mở ra một thời đại mới cho dân tộc Việt Nam - thời đại độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Kiên trì với con đường đã lựa chọn, trải qua 30 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “không có gì quý hơn độc lập, tự do”; trên cơ sở đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng, với sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của thực dân, đế quốc, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong cuộc đấu tranh trường kỳ này, tất cả người dân Việt Nam đã kiên cường đấu tranh cho độc lập dân tộc và tự do cho nhân dân. Quyền vốn dĩ tự nhiên đó của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam được cộng đồng quốc tế đón nhận như là một trong những tư tưởng lớn của thời đại. Hồ Chí Minh xác định cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có chung 1 kẻ thù đó là chủ nghĩa đế quốc thực dân. Người nhận định rằng: “Chủ nghĩa đế quốc như một con đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa, chúng bóc lột người lao động cả hai nơi. Muốn đánh thắng chủ nghĩa đế quốc thì phải đồng thời cắt cả hai vòi của nó đi, tức là phải thực hiện phối hợp chặt chẽ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.” Từ đó Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con 7

đường cách mạng vô sản”. Như vậy cách mạng giải phóng dân tộc được dẫn dắt bởi hệ tư tưởng Mác Lênin, là một cánh của cách mạng vô sản. 3. Cách mạng giải phóng dân tộc thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đây là một sáng tạo của Hồ Chí Minh về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng, “Cách mệnh trước hết phải có đảng cách mệnh... Đảng có vững cách mệnh mới thành công...”. Đảng đó phải được xây dựng theo nguyên tắc đảng kiểu mới của V.I. Lênin, được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác Lênin. Nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng Cộng sản là: Xác định mục tiêu của cách mạng, xây dựng đường lối cách mạng giải phóng dân tộc; thông qua cương lĩnh, tổ chức vận động, tập hợp các lực lượng cách mạng, xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất. Đối với cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chống đế quốc và chống phong kiến, giành độc lập dân tộc, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Cương lĩnh Chính trị đầu tiên được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã khẳng định: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp”. Điều đáng chú ý là, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng không chỉ là của riêng giai cấp công nhân, mà của toàn dân tộc. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (tháng 02/1951), Hồ Chí Minh phân tích: “Trong giai đoạn hiện nay, quyền ...


Similar Free PDFs