Tiểu luận Xã Hội Học - reqwreqwr PDF

Title Tiểu luận Xã Hội Học - reqwreqwr
Author Hoàng Hoàng
Course Organic chemistry
Institution Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 21
File Size 2.4 MB
File Type PDF
Total Downloads 28
Total Views 76

Summary

Download Tiểu luận Xã Hội Học - reqwreqwr PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

----------

MÔN HỌC: NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC TIỂU LUẬN

LY HÔN TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY Ở VIỆT NAM GVHD: GVC.TS NGUYỄN THỊ NHƯ THÚY SVTH: 1. Huỳnh Huy Hoàng

20155088

2. Phạm Gia Phú

20155109

3. Hồ Sỹ Châu

20142471

4. Nguyễn Thị Bích

20161293

5. Hứa Nguyễn Huyền My

20129064

6. Nguyễn Ngọc Thùy Trang

20129087

7. Huỳnh Thị Ngọc Cầm

20159055

8. Lý Trung Hậu

18161216

Mã lớp học phần: INSO321005_12 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 1 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 2 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 2 1.1 Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu.................................................. 2 1.1.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 2 1.1.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2 1.1.3 Khách thể nghiên cứu ............................................................................ 2 1.2 Tính bức xúc của vấn đề .............................................................................. 2 1.3 Giải thích trên cơ sở lý thuyết dữ liệu kết quả nghiên cứu về nguyên nhân của vấn đề .......................................................................................................... 5 1.3.1 Các khái niệm ........................................................................................ 5 1.3.2 Lý thuyết xung đột - cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu trong lu ận văn. 8 1.3.3 Nguyên nhân và giải thích nguyên nhân ............................................... 9 1.4 Xu hướng của vấn đề trong tương lai ........................................................ 11 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 17

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ Sinh viên thực hiện 1. Huỳnh Huy Hoàng 20155088 2. Phạm Gia Phú

Nhiệm vụ Mở đầu, Kết luận + T ổng hợp nội

Hoàn thành Hoàn thành tốt

dung và chỉnh sửa tiểu luận Tính bức xúc của vấn đề

Hoàn thành tốt

Các khái niệm

Hoàn thành tốt

Lý thuyết xung đột - cách tiếp cận

Hoàn thành tốt

20155109 3. Hồ Sỹ Châu 20142471 4. Nguyễn Thị Bích 20161293 5. Hứa Nguyễn Huyền My 20129064 6. Nguyễn Ngọc Thùy Trang

vấn đề nghiên cứu trong luận văn Nguyên nhân và giải thích nguyên

Hoàn thành tốt

nhân Xu hướng của vấn đề trong tương lai

Hoàn thành tốt

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Hoàn thành tốt

Khách thể nghiên cứu

Hoàn thành tốt

20129087 7. Huỳnh Thị Ngọc Cầm 20159055 8. Lý Trung Hậu 18161216

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ Điểm: …………………………….. KÝ TÊN

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ly hôn đang là một thực trạng đáng báo động ở Việt Nam trong những năm gần đây. Trong báo cáo tổng kết năm 2006 của Tòa án Nhân dân tối cao về vấn đề hôn nhân và gia đình ở nước ta, tình trạng ly hôn có xu hướng gia tăng từ năm này qua năm khác, đặc biệt là sau khi đất nước ta đổi mới. Năm 1992, cả nước có 32.000 vụ ly hôn, năm 1996 là 43.000, năm 2001 là 54.479 vụ và 2006 là 69.523 vụ. Tỷ lệ ly hôn ở nước ta đang ngày một tăng. Cuộc điều tra do Bộ Văn hoá-Thể thao & Du lịch, phối hợp với Tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang tăng nhanh. Nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ. Người vợ đứng đơn ly hôn hiện gấp 2 lần so với người chồng đứng đơn. Người tốt nghiệp đại học, cao đẳng có tỷ lệ ly hôn từ 1,7- 2%, thấp hơn tỷ lệ 4- 6% của người không có bằng cấp. Số năm sống trung bình trước khi ly hôn của các cặp vợ chồng 18- 60 tuổi là 9,4 năm; còn riêng ở các khu vực nội thành, các thành phố lớn, chỉ 8 năm. Có 4 nguyên nhân thường xảy ra nhiều là: mâu thuẫn về lối sống (chiếm 27,7%); ngoại tình (25,9%); kinh tế (13%); bạo lực gia đình (6,7%). Theo những cuộc điều tra nghiên cứu mới đây, tình trạng ly hôn ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam có xu hướng tăng mạnh. PGS.TS Nguyễn Hữu Minh- Viện trưởng Viện Nghiên cứu gia đình và giới (Viện Khoa học xã hội VN) cho biết gần đây có trên 60.000 vụ ly hôn/năm ở Việt Nam và xu hướng này đang tiếp tục tăng. "Ly hôn nhiều, khi đi sâu phân tích các nguyên nhân để làm giảm tỉ lệ này, chúng tôi thấy các cặp vợ chồng đang rất thiếu k ỹ năng sống, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống chung khó khăn, nhiều khác biệt trong sinh hoạt"

2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu về vấn đề ly hôn ở giới trẻ hiện nay ở TP.HCM Giúp các bạn trẻ thấy được nhũng tác hại của việc ly hôn sớm, từ đó hạn chế, suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định ly hôn Đề xuất các giải phải khi gặp các vấn đề vợ chồng, các hướng giải quyết giảm tình trạng ly hôn

1

3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tham khảo và sưu tầm tài liệu: tài liệu nghiên cứu dựa vào thông tin truy cập trên sách bào mạng

PHẦN NỘI DUNG 1.1 Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu 1.1.1

Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng li hôn sớm trong giới trẻ

1.1.2

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: k ết quả nghiên cứu được thu thập vào tháng 1/2010 Phạm vi không gian: Nghiên cứu các trường hợp ly hôn tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, theo kết quả cuộc khảo sát “Tình hình ly hôn trong thanh niên ở TP.Hồ Chí Minh” của Trung tâm Tư vấn giáo dục tâm lý - thể chất TP.Hồ Chí Minh. Các vấn đề được đề cập, nghiên cứu đều có thời gian và không gian rõ ràng, được thu thập vào tháng 1/2010 tại thành phố Hồ Chí Minh.

1.1.3

Khách thể nghiên cứu

Các hồ sơ ly hôn tại Thành phố Hồ Chí Minh và những người dân tham gia vào cuộc khảo sát

1.2 Tính bức xúc của vấn đề Ly hôn đang là một thực trạng đáng báo động ở Việt Nam trong những năm gần đây. Trong báo cáo tổng kết năm 2006 của Tòa án Nhân dân tối cao về vấn đề hôn nhân và gia đình ở nước ta, tình trạng ly hôn có xu hướng gia tăng từ năm này qua năm khác, đặc biệt là sau khi đất nước ta đổi mới. Năm 1992, cả nước có 32.000 vụ ly hôn, năm 1996 là 43.000, năm 2001 là 54.479 vụ và 2006 là 69.523 vụ. Tỷ lệ ly hôn ở nước ta đang ngày một tăng. Cuộc điều tra do Bộ Văn hoá-Thể thao & Du lịch, phối hợp với Tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang tăng nhanh. Nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ. Người vợ đứng đơn ly hôn hiện gấp 2 lần so với người chồng đứng đơn. Người tốt nghiệp đại học, cao đẳng có tỷ lệ ly hôn từ 1,7- 2%, thấp hơn tỷ lệ 4- 6% của người không có bằng cấp. Số năm sống trung bình trước khi ly hôn của các cặp vợ chồng 18- 60 tuổi là 9,4 năm; 2

còn riêng ở các khu vực nội thành, các thành phố lớn, chỉ 8 năm. Có 4 nguyên nhân thường xảy ra nhiều là: Mâu thuẫn về lối sống (chiếm 27,7%); ngoại tình (25,9%); kinh tế (13%); bạo lực gia đình (6,7%). Theo những cuộc điều tra nghiên cứu mới đây, tình trạng ly hôn ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam có xu hướng tăng mạnh. PGS.TS Nguyễn Hữu Minh- Viện trưởng Vi ện Nghiên cứu gia đình và giới (Viện Khoa học xã hội VN) cho biết gần đây có trên 60.000 vụ ly hôn/năm ở Việt Nam và xu hướng này đang tiếp tục tăng. "Ly hôn nhiều, khi đi sâu phân tích các nguyên nhân để làm giảm tỉ lệ này, chúng tôi thấy các cặp vợ chồng đang rất thiếu kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống chung khó khăn, nhiều khác biệt trong sinh hoạt", ông Minh nói. Hôn nhân và gia đình luôn có mối liên hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Hôn nhân là cơ sở, là viên gạch đầu tiên xây dựng nên một gia đình. Quan hệ hôn nhân được thiết l ập một cách tự nguyện, gia đình sẽ bền vững. Ngược lại, hôn nhân bị ép buộc, lạc hậu thì rất khó để xây dựng một gia đình hạnh phúc. Trên thế giới cũng như ở nước ta, quan hệ hôn nhân và gia đình đang biến đổi mạnh mẽ. Sự biến đổi của xã hội kéo theo những biến đổi lớn trong đời sống gia đình. Ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp, để lại cho cá nhân trong cuộc và xã hội những hậu qu ả nặng nề. Ly hôn được rất nhiều ban ngành quan tâm, nghiên cứu, trong đó có xã hội học. Xét từ góc độ xã hội học: “Nếu hôn nhân là hiện tượng bình thường thì ly hôn là hiện tượng bất bình thường, là mặt trái của hôn nhân nhưng nó không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ, khi hôn nhân không còn mang ý nghĩa như ban đầu, khi tình yêu hôn nhân ấy đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là cái vỏ bề ngoài , là sự giả dối”. (Lê Thi, Vấn đề ly hôn, nguyên nhân và xu hướng vận động. Tạp chí Xã hội học, số 1(57), năm 1997). Mặt tiến bộ của ly hôn là giải phóng cho mỗi cá nhân khi hôn nhân của họ đã thực sự tan vỡ. Ly hôn mang đến cho họ một cuộc sống mới. Nhưng mặt không tiến bộ của ly hôn là để lại hậu quả nặng nề cho cá nhân trong cuộc và cho xã hội. Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của xã hội. Xây dựng gia đình Việt Nam ít con, no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc là động lực của chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước ta trong giai đoạn mới hiện nay.

3

Song, ly hôn đang là thực trạng bức xúc của xã hội. Bởi, ly hôn kéo theo sự phân chia tài sản, con cái, chấm dứt quan hệ thân nhân vợ chồng Xã hội phải gánh chịu hậu qu ả nặng nề khi ly hôn xảy ra như tình trạng trẻ em phạm tội trong các gia đình ly hôn tăng nhanh. Bên cạnh đó, có một thực trạng đáng báo động, đang ngày một phổ biến và có xu hướng gia tăng là hiện tượng ly hôn ở các cặp vợ chồng trẻ. Theo thống kê của tòa án nhân dân các cấp, năm 1994 cả nước có 22.000 vụ ly hôn. Bốn năm sau, con số này được nhân lên hai lần. Và theo ước tính, năm 2006 vừa qua, cả nước có khoảng 66.000 vụ ly hôn. Tòa án nhân dân (TAND) lúc nào cũng trong tình trạng bận rộn bởi án ly hôn chiếm tới 50% các án về dân sự nói chung. Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, năm 2010, nước ta có gần 88.000 vụ ly hôn, tăng hơn 9.700 vụ so với năm 2009. Trong đó, số cặp vợ chồng trẻ dưới 40 tuổi ly hôn chiếm khoảng 30%. Những con số trên cho thấy, tình trạng ly hôn trong giới trẻ đang ở mức báo động. Còn theo một công trình nghiên cứu xã hội học của tiến sỹ Nguyễn Minh Hòa (Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TP Hồ Chí Minh): tỷ l ệ ly hôn/kết hôn ở Việt Nam là 31,4% , tức là cứ ba cặp kết hôn lại có một cặp ly hôn. Con số khó tin, nhưng đó là sự thực. Điều đáng buồn hơn là 60% số vụ ly hôn này thuộc về các gia đình trẻ, tuổi vợ chồng chỉ từ 23 - 30, trong đó 70% ly hôn khi mới kết hôn chỉ từ 1 - 7 năm và hầu hết đã có con Kết quả này cũng được phản ánh rõ nét qua thực tiễn xét xử án ly hôn, khi độ tuổi xin ly hôn ngày càng trẻ hóa. Ly hôn trong gia đình trẻ đang gia tăng, từ 18-30 tuổi là 34,7%, từ 30-dưới 50 là hơn 55%, hơn 50 tuổi là 8,7%. Như vậy, qua tư vấn cho thấy, thực trạng số năm kết hôn ngày càng ngắn lại. Đây là là thực tế mà trung tâm tư vấn nào cũng thấy rất rõ ”. Thực trạng này đang trở nên thực sự nghiêm trọng, phổ biến ở nhi ều t ỉnh thành trong nước, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Theo báo cáo của tòa án nhân dân Tp. Sài Gòn thì từ năm 1985-1990 chỉ riêng Tp. Sài Gòn có 21.834 vụ ly hôn, vậy trung bình một năm là 3.639 vụ thì từ năm 1990-1995 lên tới 31.697 vụ, trung bình mỗi năm là 5.283 vụ. Như vậy so với các năm trước 1990 thì mỗi năm sau tăng lên gần 2000 vụ. Theo số liệu năm 1995 tại Tp Sài Gòn, có 5.195 vụ ly hôn trên tổng số 15.918 đôi kết hôn. Như vậy cứ 3 đôi kết hôn thì có 1 đôi ly hôn. Bà Nguyễn Thị Thương, Giám đốc Trung tâm Tư vấn gia đình và ly hôn

4

FDC, thuộc Hội Kế hoạch hoá gia đình Việt Nam chia sẻ: “Nhiều thông tin phản ánh cho rằng, tình trạng ly hôn ở TP HCM đang gia tăng là sự thật”. Việt Nam đang trên chặng đường Công nghiệp hoá – hiệ đại hoá, tiến lên chủ nghĩa xã hội trước những biến đổi to lớn, bên cạnh đó gia đình Việt Nam cũng có những chuyển mình nhanh chóng theo cả xu hướng tích cực và tiêu cực. Biểu hiện cho sự biến đổi đó là tỷ l ệ ly hôn tăng với xu hướng phức tạp, đặc bi ệt là ở các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh.

1.3 Giải thích trên cơ sở lý thuyết dữ liệu kết quả nghiên cứu về nguyên nhân c ủa vấn đề 1.3.1

Các khái niệm

1.3.1.1

Gia đình

“Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhím xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn với nhau bằng mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc mối quan hệ nhận con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt trách nhiệm, đạo đức với nhau, nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của các thành viên, cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người”. (Theo Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên) cùng nhóm tác giả, “Xã hội học”, Nhã xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 1997, tr.306). Con người, phần l ớn được sống trong một nhóm gọi là gia đình. Trong nhóm đó, con người lần đầu tiên được học về luật lệ, sự bất bình đẳng, quyền lực, những giá trị, những chuẩn mực, ngôn ngữ, nhận dạng tất cả các yếu tố khác tồn tại trong đời sống xã hội…Gia đình là mối liên hệ giữa vợ chồng và con cái. Mọi thay đổi lớn trong xã hội chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc và văn hoá của t ừng nhóm, từng gia đình. Gia đình chính là một nhân tố đặt con người trong một hệ thống phân tầng, đặt con người vào vị trí của mình trong hệ thống xã hội. Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và/hoặc quan hệ giáo dục.

5

1.3.1.2

Hôn nhân

“Hôn nhân” là sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn bà trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng được thực hiện với sự tuân theo các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, nhằm để chung sống với nhau và xã hội gia đình hạnh phúc, hoà thuận dân chủ”. Trong xã hội, hôn nhân được coi như một thiết chế xã hội, là một yêu cầu cần phải có đối với mỗi các nhân, hôn nhân như là một nếp sống cần phải theo, ý thức hôn nhân luôn tồn tại trong đầu óc của từng con người thông qua sự xã hội hoá trong gia đình và ngoài xã hội. Hôn nhân là một sự hợp nhất được công nhận về mặt văn hóa giữa những người, được gọi là vợ chồng. Hôn nhân tạo ra quyền lợi và nghĩa vụ giữa họ, cũng như giữa họ và con cái của họ, và giữa họ và gia đình của người kia. 1.3.1.3

Ly hôn

Nếu như kết hôn là sự kiện bình thường, là thời điểm bắt đầu của hôn nhân, là bước khởi đầu cho việc tạo lập gia đình, thì ly hôn là mặt bất bình thường, là sự tan vỡ các quan hệ hôn nhân và gia đình, hay nói cách khác ly hôn là sự chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình. “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ - chồng khi hai người còn sống do một bên yêu cầu hoặc do hau bên thuận tình, được Toà án nhân dân công nhận bằng bản án xử cho ly hôn hoặc bằng quyết định thuận tình ly hôn. Nói cách khác, ly hôn là việc làm chấm dứt quan hệ vợ - chồng trước pháp luật”

Nguyên nhân:  Ngoại tìn  Vợ hoặc Chồng thiếu tôn trọng lẫn nha    

Kết hôn khi còn quá trẻ tuổi Không tin tuông nhau,ghen tuông quá đà Áp lực trong đời sống Vợ Chồng Bạo lực gia đình

Biện pháp:  Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gi  Nâng cao chất lượng giáo dục trong gia đình cũng như Nhà trường và xã hội đối với giới tr 6

 Đẩy mạnh vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ để làm tốt công tác hòa giải ngay từ cơ sở, giải quyết những mâu thuẫn ngay khi mới phát sinh, từ đó hạn chế việc gửi đơn ra Tòa để xin ly hôn  Cần đưa chỉ tiêu nâng cao việc hòa giải thành trong việc giải quyết án ly hôn của ngành Tòa án, để góp phần kìm chế tình trạng ly hôn gia tăng. 1.3.1.4

Xung đột vợ chồng

Theo Simmel, nhà triết học, tâm lý học, xã hội học người Đức, các cá nhân rất dễ xung đột với nhau, bởi vì khác với muôn loài, các cá nhân sử dụng xung đột với tư cách là phương tiện, hình thức, phương thức để đạt được mục tiêu. (Theo Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2002). Xung đột giữa vợ - chồng có thể xảy ra khi cả vợ và chồng có quan điểm đối ngược nhau nhưng lại được thừa nhận có cùng một mục tiêu, mục đích. Xung đột vợ chồng gắn liền với quyền lực của một trong hai vợ chồng, khi người này muốn sử dụng quyền lực để áp đặt lợi ích của mình đối với người kia. Xung đột về mặt lợi ích hay kinh tế giữa vợ và chồng gắn liền với quyền lợi hay lợi ích, khả năng sử dụng những cơ may vật chất giữa vợ và chồng. Xung đột vợ chồng cũng xuất hiện khi cách cư xử giữa hai vợ chồng liên quan đến các giá trị khác nhau ảnh hưởng đến lợi ích (lợi ích vật chất hoặc lợi ích về mặt tinh thần) của người kia. Nguyên nhân:  Chuyện sinh con  Tiền  Các mối quan hệ bên ngoài  Quyền hành trong nhà Biện pháp:  Chủ động bắt chuyện để trở lại bình thường  Nói chuyện với nhau một cách bình tĩnh.  Nhận một phần trách nhiệm và xin lỗi  Lắng nghe nhau 7

 Cùng nhau hòa giải để vui vẻ trở lại

1.3.2 Lý thuyết xung đột - cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu trong luận văn Theo quan điểm của Marx, Marx là người đã áp dụng một cách nhìn tổng quát để giải thích các nhóm xã hội. Theo Marx chính trong quá trình phân công lao động xã hội, mối quan hệ về mặt tư liệu sản xuất là vấn đề tất yếu để hình thành các tầng lớp, giai cấp khác nhau. Vì chúng khác nhau về quyền sở hữu tư liệu sản xuất dẫn đến sự phân hóa trong quá trình sản xuất và bất bình đẳng là không thể tránh khỏi trong việc phân công sản phẩm xã hội và mâu thuẫn nảy sinh từ đó. Vì thế Marx nói rằng mọi nguyên nhân đều có nguyên nhân từ yếu tố kinh tế. Sự khác nhau về quyền lợi kinh tế dẫn đến sự khác nhau về vị thế xã hội và các quan hệ bất bình đẳng trong các giai cấp, các nhóm xã hội, c...


Similar Free PDFs