TÌM HIỂU VỀ CƠ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC PDF

Title TÌM HIỂU VỀ CƠ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Author Cẩm Tú Bùi
Course Pháp luật đại cương
Institution Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Pages 12
File Size 244.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 161
Total Views 426

Summary

Download TÌM HIỂU VỀ CƠ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÌM HIỂU VỀ CƠ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC BÀI TẬP NHÓM - NHÓM 14

HỌC PHẦN: LUẬT HIẾN PHÁP GIẢNG VIÊN: PHẠM THỊ ANH ĐÀO

THÀNH VIÊN 2005QTNC086 - Bùi Cẩm Tú 2005QTNC011 - Bùi Đức Dũng 2005QTNC001 - Lương Thị Lan Anh 2005QTNC088 - Nguyễn Thị Thu Uyên 2005QTNC014 - Chu Hồng Hạnh 2005QTNC029 - Cao Ngọc Linh

HÀ NỘI - 2022

-

A. Cơ sở pháp lý:

2

B. Tìm hiểu về cơ quan Kiểm toán nhà nước

2

-

1. Vị trí, tính chất

2

-

2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

3

-

3. Cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động

6

-

4. Đánh giá thực tiễn cơ quan Kiểm toán Nhà nước hiện nay

8

-

5. Giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ quan Kiểm toán Nhà nước

9

C. Kết luận

11

A. Cơ sở pháp lý: -

Luật Hiến pháp 2013

-

Luật Kiểm toán Nhà nước 2015

-

Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019

Theo Luật Kiểm toán Nhà nước 2015: 1. Quy định về đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước: Điều 4: “Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán” B. Tìm hiểu về cơ quan Kiểm toán nhà nước 1. Vị trí, tính chất a. Vị trí -

Kiểm toán nhà nước được thành lập theo Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ, hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước được ban hành kèm theo Quyết định số 61/TTg ngày 24/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ.

b. Tính chất -

Quy định về nguyên tắc hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước: Điều 5: “1. Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật 2. Trung thực, khách quan, công khai, minh bạch”

-

Theo Điều 3, chương I, Luật Kiểm toán nhà nước 2005 quy định: 5. Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là việc đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính công, tài sản công hoặc báo cáo tài chính liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; việc chấp hành pháp luật và hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. 6. Kiểm toán nhà nước chuyên ngành là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, thực hiện kiểm toán đối với đơn vị được kiểm toán ở trung ương và các nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước.

7. Kiểm toán nhà nước khu vực là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, thực hiện kiểm toán đối với đơn vị được kiểm toán ở địa phương và các nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước. 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn a. Chức năng -

Theo Điều 9, Chương II, Mục I, Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định: “Kiểm toán nhà nước có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công”

b. Nhiệm vụ -

Theo Điều 10, Chương II, Mục I, Luật Kiểm toán nhà nước 2015 và Khoản 2, Điều 1, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước 2019 quy định: (Phần bôi vàng là phần trích dẫn trong Luật sửa đổi)

1. Quyết định kế hoạch kiểm toán hằng năm và báo cáo Quốc hội trước khi thực hiện. 2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hằng năm và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 3. Xem xét, quyết định việc kiểm toán trong trường hợp sau đây: a) Khi có đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức không có trong kế hoạch kiểm toán năm của Kiểm toán nhà nước; b) Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng. Trường hợp không thực hiện kiểm toán theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì thông báo rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã đề nghị. 4. Trình ý kiến của Kiểm toán nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước. 5. Tham gia với các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ trong việc xem xét về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố trí ngân sách cho chương trình mục

tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán ngân sách nhà nước. 6. Tham gia với các cơ quan của Quốc hội trong hoạt động giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách, giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính khi có yêu cầu. 7. Tham gia với các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền trình dự án luật, pháp lệnh khi có yêu cầu trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh. 8. Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; cung cấp kết quả kiểm toán cho Bộ Tài chính, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nơi kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và pháp luật có liên quan. 9. Giải trình về kết quả kiểm toán với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo quy định của pháp luật. 10. Tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán, báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy định tại Điều 50, Điều 51 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 11. Tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. 12. Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán. 13. Quản lý hồ sơ kiểm toán; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật. 14. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước. 15. Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của Kiểm toán nhà nước.

16. Tổ chức thi, cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước. 17. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiểm toán nhà nước. 18. Xây dựng và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước. 19. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. c. Quyền hạn -

Theo Điều 11, Chương II, Mục 1, Luật Kiểm toán nhà nước 2015 và Điểm a, Khoản 3, Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 quy định: (Phần bôi vàng là phần trích dẫn trong Luật sửa đổi)

1. Trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định của pháp luật. 2. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán; được truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán; việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật. 2a. Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán. 3. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; kiến nghị thực hiện biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán nhà nước phát hiện. 4. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

5. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán. 6. Đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước. 7. Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết. 8. Được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện. 9. Kiến nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật. 3.

Cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động a. Cơ cấu tổ chức -

Theo Điều 16, Mục 2, Chương II, Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định: “1. Kiểm toán nhà nước được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất gồm Văn phòng Kiểm toán nhà nước, các đơn vị thuộc bộ máy điều hành, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực và đơn vị sự nghiệp công lập. Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nước khu vực và đơn vị sự nghiệp công lập có tài khoản và con dấu riêng. 2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định số lượng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước theo đề nghị của Tổng Kiểm toán nhà nước.”

-

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Kiểm toán nhà nước bao gồm 32 Vụ và đơn vị tương đương cấp Vụ, gồm: Bộ máy điều hành ● Văn phòng kiểm toán – nhà nước ● Vụ tổ chức cán bộ ● Vụ chế độ, kiểm soát chất lượng kiểm toán ● Vụ pháp chế ● Vụ tổng hợp

● Vụ hợp tác quốc tế ● Thanh tra kiểm toán ● Văn phòng Đảng – Đoàn Kiểm toán chuyên ngành ● Kiểm toán lĩnh vực quốc phòng ● Kiểm toán lĩnh vực an ninh, tài chính ngân sách Đảng; hoạt động cơ yếu, dự trữ của Nhà nước ● Kiểm toán lĩnh vực ngân sách Trung ương của Bộ, ngành kinh tế tổng hợp ● Kiểm toán lĩnh vực ngân sách Trung ương của Bộ, ngành, cơ quan Chính phủ ● Kiểm toán lĩnh vực đầu tư, cơ sở hạ tầng ● Kiểm toán lĩnh vực đầu tư, dự án công nghiệp, dân dụng ● Kiểm toán các tập đoàn, tổng công ty của Nhà nước ● Kiểm toán ngân hàng tổ chức tài chính Kiểm toán khu vực ● Khu vực I, trụ sở được đặt tại thành phố Hà Nội ● Khu vực II, trụ sở được đặt tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An ● Khu vực III, trụ sở được đặt tại thành phố Đà Nẵng ● Khu vực IV, trụ sở được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh ● Khu vực V, trụ sở được đặt tại thành phố Cần Thơ ● Khu vực VI, trụ sở được đặt tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh ● Khu vực VII, trụ sở được đặt tại thành phố Yên Bái ● Khu vực VIII, trụ sở được đặt tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa ● Khu vực IX, trụ sở được đặt tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang ● Khu vực X, trụ sở được đặt tại thành phố Thái Nguyên ● Khu vực XI, trụ sở được đặt tại thành phố Thanh Hóa ● Khu vực XII, trụ sở được đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lắk ● Khu vực XIII, trụ sở được đặt tại thành phố Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Các đơn vị sự nghiệp ● Trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán

● Trung tâm tin học ● Báo kiểm toán b. Phương thức hoạt động -

Theo Điều 118, Luật Hiến Pháp 2013 quy định: 1. Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. 2. Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước do luật định. 3. Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội. 4. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm toán nhà nước do luật định.

4.

Đánh giá thực tiễn cơ quan Kiểm toán Nhà nước hiện nay a. Ưu điểm: -

Về vị trí, chức năng và quyền hạn của KTNN: + Các quy định về vị trí và chức năng của KTNN trong Luật KTNN là phù hợp với tiến trình ra đời và phát triển của KTNN và ngày càng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. + Kết quả kiểm toán được báo cáo cho Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền sử dụng trong quản lý và điều hành nền kinh tế, điều đó cho thấy KTNN là một công cụ quan trọng nằm trong một hệ thống các cơ quan kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước, khẳng định vai trò không thể thiếu được trong bộ máy nhà nước pháp quyền.

-

Về mô hình tổ chức bộ máy: + Về cơ bản, cơ cấu tổ chức của KTNN đã hoàn thiện theo hướng chuyên môn hóa theo chuyên ngành hoặc lĩnh vực; củng cố và tăng cường năng lực cho các bộ phận tham mưu; thành lập thêm các KTNN khu vực để từng bước tiến tới hàng năm kiểm toán được báo cáo quyết toán ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

-

Về vấn đề vận hành và quản lý bộ máy và thực hiện chức năng của các đơn vị + Nhìn chung các đơn vị đã tổ chức hoạt động tương đối tốt theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

+ Cơ cấu tổ chức, năng lực và quy mô hoạt động của KTNN hiện nay đã có bước phát triển đáng kể; quy mô kiểm toán ngày càng được mở rộng, chất lượng kiểm toán được nâng lên, năng lực quản lý điều hành của ngành được tăng cường một bước. b. Hạn chế -

Về mô hình tổ chức bộ máy: Mô hình tổ chức bộ máy của KTNN còn một số hạn chế:

-

Việc thành lập và triển khai hoạt động các bộ phận tham mưu cũng như các kiểm toán chuyên ngành, kiểm toán khu vực còn chậm, chưa theo kịp với yêu cầu của thực tiễn làm giảm phạm vi ảnh hưởng của hoạt động kiểm toán

-

Công tác tổng hợp, lập báo cáo kiểm toán, thẩm định báo cáo kiểm toán hay kiểm soát chất lượng kiểm toán bị coi nhẹ làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác chung.

-

Các bộ phận tham mưu phối hợp với nhau chưa tốt trong việc thẩm định báo cáo kiểm toán. Việc có quá nhiều bộ phận tham mưu cùng thẩm định một báo cáo kiểm toán gây tốn kém về nhân lực, thời gian cũng như có sự bất đồng trong ý kiến đưa ra gây khó khăn cho các đơn vị kiểm toán trong việc thông qua kết quả kiểm toán.

-

Còn có sự chồng chéo khi thực hiện phân công chức năng, nhiệm vụ, phạm vi kiểm toán giữa các kiểm toán chuyên ngành, giữa các bộ phận tham mưu. Phân cấp chức năng, nhiệm vụ của cấp trên cho cấp dưới, tính cân đối giữa trách nhiệm và quyền hạn còn một số điểm bất cập, chưa phát huy được triệt để tính chủ động và trách nhiệm trong công việc của cá nhân và tổ chức.

-

Số lượng kiểm toán viên và các kiểm toán khu vực là chưa đủ, thiếu rất nhiều so với nhiệm vụ kiểm toán hàng năm cần đạt được.

5. Giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ quan Kiểm toán Nhà nước -

Hoàn thiện môi trường pháp lý của hoạt động kiểm toán + Đối với kiểm toán nhà nước : Tập trung tổ chức thực hiện Luật kiểm toán nhà nước ; xây dựng, sửa đổi pháp luật đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất các quy định về tổ chức, hoạt động kiểm toán nhà nước; nghiên cứu đề xuất bổ sung Hiến pháp ở thời điểm thích hợp các quy định về địa vị pháp lý, thủ tục, thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, nhằm đảm bảo một nền tảng vững chắc cho kiểm toán nhà nước phát triển bền vững.

-

Tăng cường năng lực, phân định chức năng, nhiệm vụ và xác lập mối quan hệ giữa các phân hệ trong hệ thống kiểm toán và đào tạo đội ngũ chuyên môn sâu , kinh nghiệm cao. + Từng phân hệ phải chủ động phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Để bắt kịp trình độ thế giới về kiểm toán, các phân hệ cần xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo đội ngũ kiểm toán viên tiếp cận trình độ quốc tế. + Cùng với phát triển nguồn nhân lực, từng phân hệ kiểm toán cần phải bổ sung và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực, quy trình kiểm toán; phương pháp chuyên môn nghiệp vụ; phát triển các loại hình kiểm toán và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác kiểm toán.

-

Đổi mới tổ chức + Đổi mới tổ chức công tác kiểm toán phù hợp với những vấn đề cải cách tài chính công, tài chính doanh nghiệp.

-

Tăng cường quản lý và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. + Cần có những biện pháp hữu hiệu kiểm soát chất lượng kiểm toán và hạn chế cạnh tranh tiêu cực trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán. + Xây dựng quy định quản lý đối với kiểm toán nội bộ của các cơ quan, tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.

-

Phân định chức năng, nhiệm vụ và xác lập mối quan hệ giữa hệ thống kiểm toán với hệ thống cơ quan thanh tra, kiểm tra. + Cần tăng cường mối quan hệ và cơ chế phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước với hệ thống Thanh tra Chính phủ và Thanh tra Tài chính, nhất là công tác xây dựng kế hoạch và trao đổi thông tin, tránh chồng chéo trong quá trình tác nghiệp và xử lý kết quả.

-

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về hoạt động kiểm toán. + Với sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức quốc tế về kế toán, kiểm toán như IFAC, INTOSAI, ASOSAI… mà Việt Nam là thành viên thì việc trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp mang tính toàn cầu là tất yếu và đó cũng là điều kiện quan trọng giúp cho các kiểm toán viên , các tổ chức kiểm toán và hội nghề nghiệp kiểm toán của Việt Nam trao đổi kỹ năng nghề nghiệp, tiếp cận với phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán mới và ngày càng phát triển mạnh mẽ.

-

Ngoài việc hoàn thiện bộ máy kiểm toán nhà nước chúng ta còn cần nâng cao kết quả kiểm nhà nước:

+ Ban hành các văn bản hướng dẫn công khai + Thiết lập khuôn khổ pháp lý phù hợp để kiểm soát tài sản của người có chức vụ, quyền hạn. + Tiến hành xác minh nội dung kê khai tài sản, thu nhập theo xác suất với một tỷ lệ nhất định. + Xác minh nội dung kê khai, bảo đảm rằng mức thu nhập, tài sản được kê khai phù hợp với thu nhập hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn, cũng như không có dấu hiệu nào cho thấy tồn tại các xung đột lợi ích tiềm tàng hay thực tế. C. Kết luận Kiểm toán nhà nước có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thu - chi ngân sách nhà nước và các quỹ công khác nhằm ngăn chặn việc sử dụng lãng phí, kém hiệu quả kinh phí ngân sách nhà nước, các hành vi tiêu cực. Kiểm toán nhà nước đã và đang góp phần hữu hiệu và việc thiết lập và giữ vững kỷ cương, kỷ luật tài chính, chấp hành luật ngân sách nhà nước, phát hiện và ngăn chặn các hành vi tham nhũng, lạm dụng, tiêu xài phung phí tiền của Nhà nước, của nhân dân. Vị trí, tác dụng của kiểm toán nhà nước đã được xã hội công nhận và không một cơ quan chức năng nào khác thay thế được. Kiểm toán nhà nước được khẳng định như một chức năng, một công cụ quan trọng không thể thiếu được của hệ thống quyền lực Nhà nước hiện đại....


Similar Free PDFs