TM44B1 Bài thu hoạch Buổi thảo luận thứ sáu Nhóm 4 PDF

Title TM44B1 Bài thu hoạch Buổi thảo luận thứ sáu Nhóm 4
Author Nhi Tố
Course Vietnamese civil law
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 18
File Size 270.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 448
Total Views 575

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA THƯƠNG MẠIBUỔI THẢO LUẬN TUẦN THỨ SÁU“Quy định về di chúc”Lớp: TM44BDANH SÁCH SINH VIÊN NHÓM 4MÔN: LUẬT DÂN SỰLớp: 102-TM44BSTT Họ và tên MSSV 1 Bế Thị Mỹ Linh 1953801011109 2 Dương Thị Mỹ Linh 1953801011113 3 Lê Phương Linh 1953801...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI

BUỔI THẢO LUẬN TUẦN THỨ SÁU “Quy định về di chúc”

Lớp: TM44B1

DANH SÁCH SINH VIÊN NHÓM 4 MÔN: LUẬT DÂN SỰ

Lớp: 102-TM44B1 STT

Họ và tên

MSSV

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Bế Thị Mỹ Linh Dương Thị Mỹ Linh Lê Phương Linh Nguyễn Đăng Trúc Ly Đặng Thị Xuân Mai Trương Ngọc Bảo Nguyên Đỗ Trọng Nhân Võ Hoàng Nhật Thân Thị Tố Nhi Lê Trần Quỳnh Như

1953801011109 1953801011113 1953801011115 1953801011129 1953801011133 1953801011171 1953801011174 1953801011180 1953801011192 1953801011196

*Hình thức của di chúc: - Tóm tắt bản án 83/2009/DSPT ngày 28/12/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên: Ông Này và bà Trọng là vợ chồng hợp pháp nhưng ông Này lại có quan hệ trai gái với bà Tâm. Ông Này có lập một di chúc để lại cho ông Hiếu (con ông Này và bà Tâm) toàn quyền sử dụng lô đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AG67735, diện tích 225m2 đứng tên ông Này, bà Trọng. Di chúc của ông Này để lại là di chúc viết tay. Ông Này đã cất một căn nhà mang số 27 trên diện tích đất 225m2 này. Sau khi ông Này mất, ông Hiếu đề nghị Tòa giải quyết di chúc theo ý chí của ông Này và chia thừa kế diện tích

đất 2000m2 ở Ealam. Nhưng tại phiên tòa, ông Hiếu xin nhận ½ lô đất mà ông Này đã có giấy giao lại cho ông Hiếu sử dụng thuộc tờ bản đồ, thửa số 83 và xin nhận nhà, thối lại chênh lệch tài sản cho bà Trọng và rút yêu cầu chia lô đất ở xã Ealam. Bà Trọng trình bày đã đưa cho ông Hiếu 80.000.000đ nhưng ông Hiếu không chịu mà yêu cầu bà Trọng đưa 120.000.000đ. Bà Trọng yêu cầu bác bỏ di chúc của ông Này, chia di sản theo pháp luật, xin nhận nhà, đất và có trách nhiệm thối lại chênh lệch cho các thừa kế. Tòa quyết định: Bà Trọng được quyền sử sở hữu toàn bộ tài sản, nhà và đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AG 677357. Bà Trọng có trách nhiệm thanh toán cho ông Hiếu số tiền 78.795.000đ là phần thừa kế nhận theo di chúc của ông Này. - Tóm tắt Quyết định số 874/2011/DS-GĐT ngày 22/11/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao: Cụ Đỗ Thị Hựu kết hôn với cụ Đỗ Văn Hằng sinh được hai người con chung là ông Đỗ Văn Hồng (có vợ là Hoàng Thị Ngâm) và bà Đỗ Thị Lựu. Cụ Hằng chết không để lại di chúc. Sau đó cụ Hựu quan hệ với cụ Sách và có một con chung là ông Đỗ Văn Quang. Hiện tại, bà Ngâm quản lí, sử dụng phần di sản do cụ Hựu để lại gồm thửa đất 56 diện tích 210m², thửa đất 54 diện tích 462m² và thửa đất 57 diện tích 526m², trên thửa đất 57 có 01 ngôi nhà cấp 4 năm gian và một giếng nước, nguồn nhà đất này là của cụ Hằng và cụ Hựu được thừa hưởng của tổ tiên cụ Hằng để lại.Dòng họ Đỗ do ông Đỗ Văn Vũ (là trưởng họ) đại diện trình bày: về quan hệ huyết thống và nguồn gốc di sản như bà Ngâm khai, dòng họ đã nhất trí giao khối tài sản này cho bà Ngâm quản lí, sử dụng để thờ cúng chung. Ngoài ra khi kê khai đăng kí quyền sử dụng đất bà Ngâm đã xuất trình 01 bản di chúc của cụ Hựu lập năm 1998 với nội dung cụ Hựu để lại tài sản nhà, đất cho bà Ngâm và bà Lựu. Nay ông Quang khởi kiện yêu cầu hủy di chúc nêu trên vì bản di chúc này không hợp pháp và yêu cầu chia thừa kế đối với di sản của cụ Hựu theo pháp luật, ông xin được nhận một phần đất, đối với các công trình, cây cối trên đất, bộ thờ cúng... ông không yêu cầu.Tòa quyết định: hủy bản án dân sự phúc thẩm, hủy bản án dân sự sơ thẩm và giao hồ sơ cho Toà án nhân dân xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Câu 1: Điều kiện về hình thức di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. - Điều kiện về hình thức di chúc viết tay có giá trị pháp lý được thể hiện ở Điều 633 Bộluật dân sự 2015 quy định di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. - Cơ sở pháp lý theo Điều 633 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.”

Câu 2: Nếu di chúc của ông Này là di chúc phải có người làm chứng thì những người đã làm chứng di chúc của ông Này có phải là người làm chứng hợp pháp không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. -Nếu di chúc của ông Này là di chúc phải có người làm chứng thì em gái, em trai đã làm chứng di chúc của ông Này là người làm chứng hợp pháp.Ông Này để lại toàn bộ tài sản chung của ông và bà Trọng cho Ông Hiếu là con riêng của ông Này.Vì vậy, em gái, em trai ông Này không thuộc quyền sở hữu tài sản của ông Này để lại, không phải người thừa kế theo di chúc. -Ba ông Này không phải là người làm chứng hợp pháp. Vì ba ông Này là người thừa kế theo quy định của pháp luật, thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo khoản 1 Điều 651 của Bộ luật dân sự 2015 về người thừa kế theo pháp luật. -Cơ sở pháp lý: Theo Điều 637 của Bộ luật Dân sự 2015: “Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. 2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. 3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.”

Câu 3: Di chúc của ông Này có phải là di chúc do ông Này tự viết tay không?Vì sao? - Di chúc của ông Này là di chúc do Ông Này tự viết tay. - Vì di chúc do ông Này tự viết và ký vào bản di chúc.Ngoài ra,di chúc còn có các điều kiện hợp pháp như viết trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt,không đe doạ, cưỡng ép và không vi phạm các quy định của pháp luật. - Cơ sở pháp lý: Theo Điều 633 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.”

Câu 4:Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến hình thức di chúc của ông Này khi đây là di chúc do ông này tự viết tay. - Theo em hướng giải quyết của Tòa là hoàn toàn hợp lý, căn cứ theo khoản 4 điều 652 Bộ Luật Dân sự: “Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này”. Khoản 1 điều 652 Bộ luật Dân sự: “1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.” Căn cứ như trên thì di chúc viết tay của ông Này tuy không được chính quyền công chứng hay chứng thực nhưng được cho là hợp pháp vì lúc lập bản di chúc ông Này minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.

Câu 5:Di chúc của cụ Hựu đã được lập như thế nào? - Di chúc đề ngày 25/11/1998 của cụ Hựu do bà Ngâm xuất trình, bà Ngâm, bà Đỗ Thị Lựu, ông Vũ khai di chúc do cụ Hựu đọc cho ông Vũ viết , cụ Hựu điểm chỉ, ông Vũ và cụ Đỗ Thị Quý (mẹ ông Vũ) ký tên làm chứng sau đó ngày 04/1/1999 bà Lựu mang di chúc đến cho ông Hoàng Văn Thưởng (là trưởng thôn) và UBND xã Mai Lâm xác nhận.

Câu 6: Cụ Hựu có biết chữ không? Đoạn nào của Quyết định số 874 cho câu trả lời? - Cụ Hựu không biết chữ. - Trong Quyết định 874 và trong phần xét thấy của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có đoạn: “Ông Quang xác định cụ Hựu là người không biết chữ”. Tòa án xét thấy cụ Hựu không biết chữ. Từ đó giải quyết bản di chúc của cụ Hựu là không hợp pháp, cụ thể: Theo qui định tại khoản 3 Điều 630 BLDS 2015 thì “Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng thành lập văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”. Trong trường hợp này di chúc của cụ Hựu có hai người làm chứng, có xác nhận của ông Thưởng và xác nhận của UBND xã Mai Lâm. Tuy nhiên ông Thưởng không chứng kiến cụ Hựu lập di chúc, việc UBND xác nhận là do bà Lựu mang

di chúc đến xác nhận và UBND chỉ xác nhận chữ ký của ông Thưởng chứ không xác nhận nội dung trong di chúc. Mặt khác qua xác định dấu vân tay của cụ Hựu tại bản di chúc thì: “dấu vân tay mờ không thể hiện rõ các đặc điểm riêng nên không đủ yếu tố giám định. Do đó chưa đủ căn cứ xác định di chúc trên thể hiện đúng ý chí của cụ Hựu. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm công nhận di chúc của cụ Hựu hợp pháp là chưa đủ căn cứ”.

Câu 7: Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều kiện nào để có hình thức phù hợp với quy định của pháp luật? - Đối với người để lại di sản không thể tự mình viết di chúc do không biết chữ thì pháp luật quy định người này phải lập di chúc bằng văn bản, có người làm chứng đồng thời phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực thì di chúc mới có hiệu lực. Điều này được quy định tại khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015: “Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực” và khoản 2 Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015: “Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng”.

Câu 8: Các điều kiện nào nêu trên đã được đáp ứng đối với di chúc của cụ Hựu? - Các điều kiện đã được đáp ứng đối với di chúc của cụ Hựu là: di chúc đã được lập thành văn bản và có người làm chứng. Cụ thể, di chúc do cụ Hựu đọc cho ông Vũ viết, cụ Hựu điểm chỉ, sau đó đưa cho ông Vũ và cụ Đỗ Thị Quý ký tên làm chứng. Câu 9: Các điều kiện nào nêu trên đã không được đáp ứng đối với di chúc cụ Hựu? - “Trong trường hợp này, di chúc của cụ Hựu có 02 người làm chứng là ông Vũ và cụ Quý, có xác nhận của ông Thưởng (là Trưởng thôn) và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã Mai Lâm. Tuy nhiên, ông Thưởng không chứng kiến cụ Hựu lập di chúc, việc Ủy ban nhân dân xã Mai Lâm xác nhận là do bà Lựu mang di chúc đến xác nhận (sau khi cụ Hựu lập di chúc hơn 01 tháng) và Ủy ban nhân dân xã Mai Lâm chỉ xác nhận chữ ký của ông Thưởng chứ không xác nhận nội dung di chúc. Mặt khác, qua giám định dấu vân tay của cụ Hựu tại bản di chúc thì Viện khoa học hình sự Tổng cục cảnh sát kết luận: dấu vân tay mờ không thể hiện rõ các đặc điểm riêng nên không đủ yếu tố giám định. Do đó, chưa đủ căn cứ xác định di chúc nêu trên thể hiện đúng ý chí của cụ Hựu”. Theo khoản 3 Điều 630 BLDS 2015 quy định về hình thức, thủ tục lập di chúc của người bị hạn chế về thể

chất thì cụ Hựu trong bản án này bị hạn chế về thể chất, di chúc của cụ Hựu không được tự tay cụ Hựu mang đi công chứng hoặc chứng thực (mà do con cụ Hựu mang đi), trên di chúc cũng không xác định được dấu vân tay có phải là của cụ Hựu hay không, vì vậy không đủ căn cứ để khẳng định di chúc trên là của cụ Hựu và thể hiện trung thực ý chí của cụ Hựu trước khi chết.

Câu 10: Theo anh/ chị, di chúc nêu trên có thỏa mãn điều kiện về hình thức không? Vì sao?

- Di chúc của cụ Hựu chưa hoàn toàn thỏa mãn điều kiện về hình thức. Bởi vì, cụ Hựu không biết chữ nên việc lập di chúc phải do người khác viết hộ. Theo khoản 3 Điều 630 BLDS 2015 có quy định:“Di chúc của nguời hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”. - Phần xét thấy trong Quyết định số 874/2011/DS-GĐT có nêu như sau: “Trong trường hợp này, di chúc của cụ Hựu có 2 người làm chứng là ông Vũ và cụ Quý, có xác nhận của ông Thưởng( là trưởng thôn) và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã Mai Lâm. Tuy nhiên ông Thưởng không chứng kiến cụ Hựu lập di chúc, việc Uỷ ban nhân dân xã Mai Lâm xác nhận là do bà Lựu mang di chúc đến xác nhận (sau khi cụ Hựu lập di chúc hơn 1 tháng) và Uỷ ban nhân dân xã Mai Lâm chỉ xác nhận chữ kí của ông Thưởng chứ không xác nhận nội dung của di chúc. Mặt khác, qua giám định dấu vân tay của cụ Hựu tại bản di chúc thì Viện khoa học hình sự Tổng hợp cảnh sát kết luận dấu vân tay mờ không thể hiện rõ các đặc điểm riêng nên không đủ yếu tố giám định”. Thêm vào đó, người lập di chúc là cụ Hựu và người mang di chúc đi công chứng là bà Lựu.Do vậy, không có đủ yếu tố xác định di chúc này thể hiện ý chí của cụ Hựu.

Câu 11: Suy nghĩ của anh/chị về các quy định trong BLDS 2015 liên quan đến hình thức di chúc của người không biết chữ? - Tại khoản 3 Điều 630 BLDS 2015 có quy định: “Di chúc của người hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.” Qua đó cho thấy các quy định trong BLDS 2015 liên quan đến hình thức di chúc của người không biết chữ là hợp lý và rõ ràng vì những quy định nghiêm ngặt về hình thức như thế này xuất phát từ cơ sở pháp lý và cơ sở kỹ thuật của nó. Nhằm bảo vệ ý chí đích thực của người để lại di sản và cũng đề phòng việc người khác lợi dụng những khiếm khuyết của người để lại di sản để giả mạo di chúc, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép,…

* Tài sản được định đoạt theo di chúc: - Tóm tắt Quyết định số 359/2013/DS-GĐT ngày 28/8/2013 giữa nguyên đơn là cụ Lê Thanh Quý, bị đơn là ông Nguyễn Hữu Dũng, ông Nguyễn Hữu Lộc cùng với những người có quyền và nghĩa vụ liên quan về vụ án “Tranh chấp thừa kế”. Ngày 6/4/2009, cụ Hương chết, chia nhà đất số 302 cho 5 người con là ông Đức, ông Nghĩa, ông Hiếu, ông Dũng và bà Kiều( vợ ông Trí) trong di chúc ngày 16/1/2009. Nhưng cụ Quý yêu cầu chia tài sản làm 2 phần: 1/2 nhà bằng hiện vật, hưởng 2/3 suất thừa kế. Ông Dũng yêu cầu chia đúng theo di chúc, không đồng ý cho ông Lộc hưởng diện tích di sản của cụ Hương. Nhưng ông Lộc yêu cầu được chia ½ căn nhà vì không có chỗ ở. Tuy nhiên bà Hiếu không đồng ý cho ông Lộc hưởng di sản cụ Hương. Còn ông Đức thì không thống nhất ý kiến với ý kiến của ông Dũng, yêu cầu nhận phần di sản thừa kế theo di chúc ở phần bên trái từ ngoài nhìn vào. Cuối cùng, Tòa quyết định chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; hủy bản án dân sự sơ thẩm số 1162/2010/DS- ST ngày 11/08/2010 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “Tranh chấp thừa kế” giữa nguyên đơn cụ Lê Thanh Quý với bị đơn ông Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Hữu Lộc, giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. - Tóm tắt Quyết định số 58/2018/DS-GĐT ngày 27/9/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội về vụ án “Tranh chấp yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu”. Giữa nguyên đơn là ông Trần Văn Y và bị đơn là Phòng công chứng M, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Văn D1. Cụ Nguyễn Văn D và cụ Nguyễn Thị C chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn, hai người có thửa đất số 38 là tài sản chung. Vì không có con với cụ C, cụ D chung sống với cụ N và sinh ra ông D1 và sau đó cụ N cũng mất. Cụ C và cụ D lập di chúc để lại phần tài sản là bất động sản tại thửa đất số 38 cho ông D1. Tuy nhiên, ông Y cho rằng thửa đất này ông đã mua từ cụ C từ năm 1978. Việc Phòng công chứng M công chứng di chúc của cụ D, văn bản công bố di chúc của hai cụ đã làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của gia đình ông Y nên ông khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố các văn bản công chứng trên vô hiệu. Tuy nhiên, các tài liệu do ông Y xuất trình chỉ có cụ C chuyển nhượng cho ông Y mà chưa có ý kiến của cụ D. Ngoài ra, trước khi cụ C và cụ D mất thì thửa đất số 38 đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21/7/2010 => Vì các lẽ trên, Tòa án quyết định giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định pháp luật, cụ thể là cần phải xem xét tính hợp pháp của hợp đồng chuyển nhượng đất, bản di chúc do cụ D và cụ C lập cũng như Văn bản công bố di chúc mới giải quyết triệt để vụ án.

Câu 1: Cụ Hương đã định đoạt tài sản nào? Đoạn nào của Quyết định số 359 cho câu trả lời. - Cụ Hương đã định đoạt toàn bộ căn nhà và đất số 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5 quận Phú Nhuận, đây là tài sản chung của cụ Hương và cụ Quý. - Đoạn của Quyết định số 359 có chỉ ra rằng: “Ngày 16/01/2009, cụ Hương di chúc toàn bộ nhà đất cho các con là Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng, Quảng Thị Kiều( Vợ ông Nguyễn Hữu Trí)”.

Câu 2: Đoạn nào của Quyết định số 359 cho thấy tài sản cụ Hương định đoạt trong di chúc là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương? - Trong Quyết định số 359, phần xét thấy có đoạn: “Tuy nhiên, về nội dung thì di chúc chỉ có giá trị một phần bởi nhà đất trên là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương và cụ Quý”; đoạn này cho thấy tài sản của cụ Hương định đoạt trong di chúc là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương.

Câu 3: Tòa án đã công nhận phần nào của di chúc? Đoạn nào của Quyết định số 359 cho câu trả lời? - Tòa án đã công nhận một phần của di chúc. Cụ thể là một phần đối với tài sản của cụ Hương( 1/2 nhà đất). - Đoạn của Quyết định 359 cho câu trả lời: “Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử di chúc của cụ Nguyễn Văn Hương có hiệu lực một phần đối với phần tài sản của cụ Hương(1/2 nhà đất) nên được chia đều cho 5 người con là các ông bà Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng, Quản Thị Kiều( vợ ông Nguyễn Hữu Trí)”

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm - Theo Điều 612, Bô … luât… Dân sự năm 2015, quy định về di sản: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phrn tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. - Trong trường hợp này, tài sản thuô c…sở hữu chung của cả cụ Qúy và cụ Hương. Trước khi chết, cụ Hương cũng không có tài sản riêng nên chỉ có phần tài sản trong tài sản

chung với cụ Quý của cụ Hương mới được coi là di sản. Cụ Hương chỉ có quyền định đoạt phần đó. Vì vây, …viêc…Toà xác định chỉ có ½ nhà đất được chia cho 5 người thừa kế là phù hợp với quy định trên của pháp luâ t… Theo Điều 644, Bô … luât… dân sự 2015 quy định về Người thừa kế không phụ thuô c…vào nôi… dung của di chúc: “1. Những người sau đây vẫn được hưởng phrn di sản bằng hai phrn ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phrn di sản ít hơn hai phrn ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động. 2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.” - Cụ Quý không thuô c…trường hợp tại Điều 620 và Khoản 1, Điều 621 của Bô … luât… Dân sự năm 2015. Mặc khác, khi cụ Hương chết, cụ Quý là vợ của cụ Hương cũng không được người lập di chúc cho di sản. Vì vậy, việc Tòa án xác định chia cho cụ Qúy 2/3 suất thừa kế là hoàn toàn phù hợp và đúng quy định pháp luật.

Câu 5: Nếu cụ Quý chết trước cụ Hương, phần nào của di chúc có giá trị pháp lý? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. - Nếu cụ Quý chết trước cụ Hương, phần di chúc có giá trị pháp lý là một phần tài sản của cụ Hương trong phần tài sản chung của cụ Hương và cụ Quý. - Nếu trường hợp cụ Quý để lại di chúc nhưng không có phần của cụ Hương thì phần di chúc có giá trị pháp lý của cụ Hương cộng thêm ⅔ suất thừa kế theo pháp luật mà cụ Hương nhận được từ cụ Quý do cụ Hương là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Căn cứ vào khoản 1 điều 644 Bộ luật dân sự 2015: “Những người sau đây vẫn được hưởng phrn di sản bằng hai phrn ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phrn di sản ít hơn hai phrn ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.” - Nếu trường hợp cụ Quý để lại di chúc có phần của cụ Hương thì phần di chúc có giá trị pháp lý của cụ Hương cộng thêm phần di sản mà cụ Hương được nhận. Căn cứ vào khoản 1 điều 609 Bộ luật dân sự 2015: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.” - Nếu trường hợp cụ Quý không để lại di chúc, t...


Similar Free PDFs