Triết - là z đsp PDF

Title Triết - là z đsp
Course Marketing management
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 17
File Size 428.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 24
Total Views 769

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒNKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH----  ----TIỂU LUẬNMÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNINChủ đề: Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thứcxã hội, sự vận dụng trong việc xây dựng ý thức xã hội chủnghĩa ở Việt Nam hiện nayHọ và Tên : Trịnh Bảo PhươngMã số sinh viên : 3120330360Nhóm thi : 20...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ----  ----

TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Chủ đề: Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, sự vận dụng trong vi ệc xây dựng ý thức xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Họ và Tên Mã số sinh viên Nhóm thi Mã học phần Tên học phần Học kỳ Năm học

: : : : : : :

Trịnh Bảo Phương 3120330360 2061 861301 Triết học Mác - Lênin 2 2020-2021

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ----  ----

TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Chủ đề: Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hôi và ý thức xã hội, sự vận dụng trong việc xây dựng ý thức xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Họ và Tên Mã số sinh viên Nhóm thi Mã học phần Tên học phần Học kỳ Năm học

: : : : : : :

Trịnh Bảo Phương 3120330360 2061 861301 Triết học Mác - Lênin 2 2020-2021

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2021

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ CHẤM THI Cán bộ chấm thi 1: ................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. Cán bộ chấm thi 1: .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................................

Điểm: ……………..

Điểm: ……………..

CÁN BỘ CHẤM THI 1 KÝ TÊN

CÁN BỘ CHẤM THI 2 KÝ TÊN

...............................................

...............................................

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT -------------------------------- TTXH - YTXH - KHKT

: : :

Tồn tại xã hội Ý thức xã hội Khoa học kỹ thuật

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI..................................................................................................... 2 1.1 Khái niệm: ................................................................................................... 2 1.1.1. Tồn tại xã hội:......................................................................................2 1.1.2. Ý thức xã hội:...................................................................................... 2 1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:................... 4 1.2.1. Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội: ................................................ 4 1.2.2. Tính độc lập tƣơng đối và sự tác động ngƣợc trở lại của ý thức xã hội: ................................................................................................................. 4 CHƢƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..................................................................... 6 2.1. Vận dụng ý thức xã hội trong việc xây dựng ở Việt Nam: ........................ 6 2.2.1 Xây dựng ý thức xã hội gắn với công cuộc xây dựng nền kinh tế, nền văn hóa mới, con ngƣời mới: ........................................................................ 6 2.2.3. Tiếp tục kế thừa, đổi mới trong xây dựng ý thức xã hội: ................... 9 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 12

PHẦN MỞ ĐẦU -------------------------------Hiện nay, đất nƣớc ta đã và đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển trong giai đoạn cách mạng thời kỳ mới để sánh vai với các cƣờng quốc năm châu. Với việc xây dựng một bộ máy chính quyền liêm khiết, vững mạnh thì trong thời đại ngày nay, sự hòa nhập với nền kinh tế với thế giới cũng là một vấn đề đang rất cấp bách.Vậy phải làm thế nào để nƣớc ta ngày càng phát triển “hòa nhập chứ không hòa tan” và không bị tụt hậu? Trƣớc vấn đề cấp thiết trên, việc đổi mới nền kinh tế cũng đồng thời nảy sinh ra nhiều vấn đề mang tính thời đại. Để giải quyết đƣợc những vấn đề đó chúng ta phải có ý chí – ý thức xã hội của dân tộc và đòi hỏi cao hơn về yêu cầu làm sáng tỏ và phát triển lý luận để từ đó vận dụng sáng tạo vào từng điều kiện cụ thể là việc làm cần thiết. Chúng ta phải đổi mới tƣ duy ngay trong nhận thức của mỗi ngƣời dân, việc nâng cao nhận thức sẽ đồng nghĩa với việc thay đổi xã hội. Chính vì vậy, vấn đề quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội lại càng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc hơn và việc tìm hiểu mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội cũng nhƣ vận dụng nó một cách linh hoạt sáng tạo sẽ đem lại thành công cho công cuộc đổi mới đất nƣớc, đổi mới xã hội. Mục tiêu khi nghiên cứu nâng cao bồi dƣỡng nhận thức bản thân, nắm đƣợc những nội dung cơ bản của lý lu ận về quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, thấy và hiểu rõ tầm quan trọng của nò, qua đó vận dụng vào đời sống, đất nƣớc hiện nay và mai sau. Kết cấu tiểu luận ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận bao gồm 2 phần (chƣơng): 1. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. 2. Sự vận dụng trong việc xây dựng ý thức xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

1

CHƢƠNG 1: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI -------------------------------1.1 Khái niệm: 1.1.1. Tồn tại xã hội: (1) TTXH là khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, là những mối quan hệ vật chất – xã hội giữa con ngƣời với tự nhiên và giữa con ngƣời với nhau; trong đó, quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên và quan hệ vật chất, kinh tế giữa con ngƣời với nhau là hai quan hệ cơ bản. Những mối quan hệ này xuất hiện trong quá trình hình thành xã hội loài ngƣời và tồn tại không phụ thuộc vào ý thức xã hội. - TTXH bao gồm các yếu tố chính nhƣ phƣơng thức sản xuất vật chất; điều kiện tự nhiên môi trƣờng địa lý; dân số và mật độ dân số v.v, trong đó yếu tố sản xu ất vật chất là yếu tố cơ bản nhất (2). Các quan hệ vật chất khác giữa gia đình, giai cấp, dân tộc v.v cũng có vai trò nhất định đối với tồn tại xã hội. - TTXH không chỉ quyết định sự hình thành của YTXH mà còn quyết định cả nội dung và hình thức biểu hiện của nó. Mỗi yếu tố của TTXH có thể đƣợc các hình thái YTXH khác nhau phản ánh từ các góc độ khác nhau theo những cách thức khác nhau. Tuy nhiên các hình thái YTXH này cũng sẽ tác động và ảnh hƣởng ngƣợc lại với TTXH. Đó chính là tính độc lập tƣơng đối của ý thức xã hội. (3) 1.1.2. Ý thức xã hội: (4) - YTXH là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tình cảm, tập quán, truyền thống, quan điểm, tƣ tƣởng, lý luận v.v nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau. Nói cách khác, ý thức xã hội là những quan hệ tinh thần giữa con ngƣời với nhau, là mặt tinh thần trong quá trình lịch sử. - Về mặt hình thức thì YTXH phản ánh tồn tại dƣới nhiều hình thức khác nhau. Sự đa dạng các hình thái YTXH là do tính nhiều mặt, nhiều vẻ và đa dạng của đời sống xã hội. Tùy thuộc vào góc độ xem xét, trình độ phản ánh và phƣơng thức phản ánh ngƣời ta thƣờng chia YTXH thành YTXH thông thƣờng và ý thức lý luận, tâm lý xã hội và hệ tƣ tƣởng. Theo trình độ phản ảnh gồm YTXH thông thƣờng và ý thức luận: + YTXH thông thường (ý thức thường ngày): là những quan niệm, tri thức đƣợc hình thành một cách trực tiếp trong các hoạt động hằng này nhƣng chƣa đƣợc hệ thống, tổng hợp khái quát hóa. YTXH thông thƣờng phản ánh một cách sinh động và trực tiếp các mặt khác nhau cuộc sống hằng ngày của con ngƣời.YTXH thông thƣờng tuy ở trình độ thấp hơn ý thức lý luận nhƣng lại phong phú 2

hơn, chính những tri thức kinh nghiệm phong phú của YTXH thông thƣờng là chất liệu, là cơ sở và tiền đề quan trọng cho sự hình thành ý thức lý luận. + Ý thức lý luận (ý thức khoa học): là những tƣ tƣởng, quan điểm đƣợc tổng hợp, hệ thống và khái quát hóa thành các học thuyết xã hội dƣới dạng khái niệm, các phạm trù hay các quy luật. Ý thức lý luận có khả năng phản ảnh hiện thực khách quan sâu sắc chính xác bao quát và vạch ra đƣợc những mối liên hệ khách quan mang tính quy luật của các sự vật sự việc và các quá trình xã hội. Đồng thời, ý thức lý luận khoa học có khả năng phản ánh vƣợt trƣớc hiện thực. - Kết cấu của YTXH (theo phƣơng thức phản ánh) gồm có hệ tƣ tƣởng xã hội (hệ tƣ tƣởng) và tâm lý xã hội: + Tâm lý xã hội: bao gồm toàn bộ tình cảm, ƣớc muốn, thói quen, tập quán v.v của con ngƣời, của một bộ phận xã hội hoặc của toàn xã hội đƣợc hình thành dƣới ảnh hƣởng trực tiếp cuộc sống hàng ngày và phản ánh đời sống đó. Quá trình phản ánh này thƣờng mang tính tự phát, chỉ ghi lại những biểu hiện bề mặt bên ngoài của xã hội. Mặc dù vậy cần coi trọng vai trò của tâm lý xã hội trong việc phát triển ý thức xã hội, nhất là việc sớm nắm bắt những dƣ luận xã hội thể hiện trạng thái tâm lý và nhu cầu xã hội đa dạng của con ngƣời trong những hoàn cảnh và điều kiện khác nhau. + Hệ tư tưởng xã hội (hệ tư tưởng): là trình độ cao của ý thức xã hội đƣợc hình thành khi con ngƣời đã có đƣợc nhận thức sâu sắc hơn các điều kiện sinh hoạt vật chất của mình; là nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ thống những quan điểm, học thuyết hay tƣ tƣởng (chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo v.v) kết quả sự khái quát hoá những kinh nghiệm xã hội. Có hai loại hệ tƣ tƣởng là: Hệ tƣ tƣởng khoa học - phản ánh chính xác, khách quan tồn tại xã hội; Hệ tƣ tƣởng không khoa học- phản ánh sai lầm, hƣ ảo hoặc xuyên tạc tồn tại xã hội. - Cả hai hệ tƣ tƣởng trên đều có ảnh hƣởng đến sự phát triển của khoa học. Chẳng hạn nhƣ hệ tƣ tƣởng không khoa học, nhất là triết học đã từng kiềm hãm sự phát triển khoa học tự nhiên suốt hàng chục thể kỷ thời Trung cổ ở châu Âu. - Mặc dù tâm lý xã hội và hệ tƣ tƣởng thuộc hai trình độ khác nhau của YTXH nhƣng chúng có mối liên hệ qua lại và tác động qua lại lẫn nhau. Nếu tâm lý xã hội thúc đẩy hoặc cản trở sự hình thành và sự tiếp cận một hệ tƣ tƣởng nào đó từ có thể giảm sự xơ cứng hay sự cứng nhắc của hệ tƣ tƣởng và ngƣợc lại hệ tƣ tƣởng khoa học có thể bổ sung, làm gia tăng hàm lƣợng trí tuệ cho tâm lý xã hội, góp phần thúc đẩy tâm lý xã hội phát triển theo hƣớng tích cực.

3

1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội: (5),(6) 1.2.1. Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội: - TTXH là cái thứ nhất, xuất hiện trƣớc; YTXH là cái thứ hai, xuất hiện sau. TTXH quy định nội dung, bản chất, xu hƣớng vận động của YTXH còn YTXH phản ánh cái logic khách quan của TTXH. - TTXH thay đổi là điều kiện quyết định để YTXH thay đổi. Mỗi khi TTXH, đặc biệt là phƣơng thức sản xuất biến đổi thì những tƣ tƣởng và lý luận xã hội cũng dần biến đổi theo. - TTXH quy định YTXH không giản đơn, trực tiếp mà thƣờng thông qua các khâu trung gian. Không phải bất kỳ tƣ tƣởng, quan niệm, lý lu ận, hình thái YTXH nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ khi xét cho đến cùng mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tế đƣợc phản ánh, bằng cách này hay cách khác, trong các tƣ tƣởng ấy. Nhƣ vậy, sự phản ánh TTXH của YTXH phải đƣợc xem xét một cách biện chứng. 1.2.2. Tính độc lập tƣơng đối và sự tác động ngƣợc trở lại của ý thức xã hội: - YTXH thường lạc hậu so với TTXH: YTXH không phản ánh kịp những thay đổi của TTXH do sự trì trệ của thói quen, truyền thống, tập quán và tính bảo thủ của một số hình thái YTXH tiếp tục tồn tại sau khi những điều kiện lịch sử sinh ra chúng đã mất đi từ lâu; do lợi ích nên không chịu thay đổi. Không phải trong mọi trƣờng hợp, sự biến đổi của TTXH đều dẫn đến sự biến đổi của YTXH, nhƣng trái lại nhiều yếu tố của của YTXH có thể tồn tại rất lâu dài ngay khi cơ sở tồn tại sản sinh ra YTXH đó đều đã đƣợc thay đổi. Ví dụ: chế độ phong kiến không còn nhƣng tƣ tƣởng phong kiến vẫn còn đến nay nhƣ trọng nam khinh nữ. - YTXH có thể vượt trước TTXH: Do tính năng động của ý thức, trong những điều kiện nhất định, tƣ tƣởng, đặc biệt là những tƣ tƣởng khoa học tiên tiến có thể vƣợt trƣớc sự phát triển của TTXH; dự báo đƣợc quy luật và có tác dụng tổ chức, hƣớng hoạt động thực tiễn của con ngƣời vào mục đích nhất định. Ví dụ: sự phát triển mạnh mẽ của KHKT giúp con ngƣời chinh phục không gian vũ trụ, dự đoán đƣợc những việc trong tƣơng lai nhƣ dự báo thời tiết, các hiện tƣợng thiên nhiên v.v. - YTXH có tính kế thừa: Quan điểm, lý luận của mỗi thời đại đƣợc tạo ra trên cơ sở kế thừa những thành tựu lý luận của các thời đại trƣớc. Kế thừa có tính tất yếu khách quan; có tính chọn lọc và sáng tạo; kế thừa theo quan điểm lợi ích; theo truyền thống và đổi mới. Lịch sử phát triển của các tƣ tƣởng cho thấy những giai đoạn hƣng thịnh và suy tàn của suy tàn của nền kinh tế. Ví dụ: các công cụ lao đông, công cụ y tế, phƣơng tiện giao thông (hình dáng, tính năng, công năng, hiệu suất..) v.v... có đƣợc sự hoàn thiện nhƣ ngay nay không phải tự dƣng mà có. Chúng phải trải qua quá trình phát triển lâu dài từ hàng ngàn hàng trăm năm cùng sự phát triển của loài ngƣời. 4

- Sự tác động qua lại giữa các hình thái YTXH cũng gây ảnh hưởng tới TTXH: Thông thƣờng, trong mỗi thời đại, tuỳ theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có những hình thái YTXH nào đó nổi lên hàng đầu tác động và chi phối các hình thái YTXH khác. Điều này nói lên r ằng, các hình thái YTXH không chỉ chịu sự tác động quyết định của TTXH, mà còn chịu sự tác động lẫn nhau. Mối liên hệ và tác động lẫn nhau đó giữa các hình thái YTXH làm cho mỗi hình thái YTXH có những tính chất và những mặt không thể giải thích trực tiếp đƣợc bằng các quan hệ vật chất.Ví dụ: triết học và nghệ thuật đóng vai trò quan trọng ảnh hƣởng nhiều ở thời Cổ đại Tây Âu. Thời Trung cổ Tây Âu thì tôn giáo ảnh hƣởng mạnh mẽ đến nghệ thuật, triết học, pháp quyền ... Còn ngày nay thì hệ tƣ tƣởng chính trị và khoa học tác động đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. - YTXH tác động ngược trở lại lên TTXH: Đây là biểu hiện quan trọng của tính độc lập tƣơng đối của YTXH đối với TTXH. Đó là sự tác động nhiều chiều với các phƣơng thức phức tạp. Sự tác động này thể hiện mức độ phù hợp giữa tƣ tƣởng với hiện thực; sự xâm nhập của YTXH vào quần chúng cả chiều sâu, chiều rộng và phụ thuộc vào khả năng hiện thực hoá YTXH của giai cấp và đảng phái. Nhƣ theo Ph.Angghen: “Sự phát triển của chính trị, pháp lu ật, triết học, tôn giáo, văn học nghệ thuật v.v. đều dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế, nhƣng tất cả chúng đều tác động với nhau và cùng ảnh hƣởng tới cơ sở kinh tế”. Vì vậy, YTXH, với tính cách là thể thống nhất độc lập, tích cực tác động ngƣợc trở lại lên TTXH nói riêng và lên đời sống xã hội nói chung. Ví dụ: hệ tƣ tƣởng tƣ sản đã tác động mạnh mẽ đễn xã hội các nƣớc Tây Âu thế kỷ 17, 18. Hệ tƣ tƣởng vô sản trở thành vũ khí về mặt tƣ tƣởng của giai cấp vô sản đấu tranh để xóa bỏ xã hội tƣ bản.

5

CHƢƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY -------------------------------2.1. Vận dụng ý thức xã hội trong việc xây dựng ở Việt Nam: - Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc trong bối cảnh thế giới đang có những biến động nhanh chóng và khó lƣờng, xây dựng YTXH mới là vấn đề bức thiết. Xây dựng YTXH mới là sự nghiệp của toàn dân, đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng, trên cơ sở xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”. Xây dựng YTXH mới, chúng ta cần phải đẩy mạnh công cuộc xây dựng đời sống kinh tế mới, văn hoá mới, con ngƣời mới; không ngừng hoàn thiện ý thức xã hội theo hƣớng khoa học, cách mạng, tiến bộ; đồng thời tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức xã hội mới. (7) - Công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã thúc đẩy phát triển lực lƣợng sản xuất ở Việt Nam, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực từ nông lâm ngƣ nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Tuy vậy, những tác động tiêu cực của viêc toàn cầu hoá đã và đang làm chao đảo nhiều giá trị tinh thần nói chung, nhân cách con ngƣời nói riêng. Đặc biệt, một số giá trị đạo đức tốt đẹp, thiêng liêng… vốn có vị trí quan trọng trong hệ giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam đang có nguy cơ bị mai một và tha hoá. Vì vậy việc vận dụng nâng cao YTXH cụ thể là tính độc lập tƣơng đối để xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và phát triển kế thừa những giá trị của lịch sử nhân loại là vô cùng cần thiết. 2.2.1 Xây dựng ý thức xã hội gắn với công cuộc xây dựng nền kinh tế, nền văn hóa mới, con ngƣời mới: Hiện nay, mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã xác định đó là định hƣớng có tính chiến lƣợc trong việc xây dựng YTXH mới ở nƣớc ta. Cùng với định hƣớng cơ bản trong việc phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng tiếp tục khẳng định một số định hƣớng lớn trong quá trình xây dựng YTXH mới. Vấn đề này có thể khái quát lại trên một số điều cơ bản sau: (8) + Thứ nhất, xây dựng YTXH mới là sự nghiệp toàn dân, đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự nghiệp đổi mới không thể thành công nếu thiếu sự đóng góp của nhân dân; công cuộc xây dựng nền văn hoá mới, bảo tồn giá trị truyền thống dân tộc, kế thừa những cái tốt, lọc bỏ những thói hƣ tật xấu, chống sự xuyên tạc, bóp méo của các thế lực thù địch không thể thành công nếu thiếu sự đóng góp của nhân dân. Mặt khác, phải thấy rằng, việc xây dựng 6

YTXH mới cũng không thể thành công nếu thiếu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản - đội tiên phong của giai cấp cách mạng, cũng là đội tiên phong của toàn dân tộc, bởi Đảng ta là một tổ chức chính trị bao gồm những cá nhân ƣu tú nhất của xã hội. + Thứ hai, YTXH mới trên cơ sở đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hóa thực sự trở thành mục tiêu, động lực của phát triển, thành nền tảng tinh thần của xã hội. Sự phát triển xã hội không chỉ có đời sống vật chất, mà còn có đời sống tinh thần. Đó là hai mặt không thể thiếu và giữa chúng có sự gắn bó, tác động tƣơng hỗ có thể làm giàu, phong phú cho nhau và cũng có thể kìm hãm nhau trong quá trình phát triển. Bên cạnh kinh tế, văn hoá luôn đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển và sự trƣờng tồn của mỗi quốc gia, dân tộc. Hơn nữa, từ trong bản chất, văn hoá đã mang tính nhân văn, chứa đựng cái đúng, cái tốt, cái đẹp đƣợc cộng đồng dân tộc sáng tạo, lƣu giữ, truyền lại cho thế hệ sau thành truyền thống văn hoá, thành hồn thiêng dân tộc. Các truyền thống này đƣợc chuyển tải vào các lĩnh vực chính trị, đạo đức, pháp luật, nghệ thuật, tôn giáo, v.v. tạo thành môi trƣờng văn hoá nuôi dƣỡng đời sống tinh thần mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Trong điều kiện hiện nay, văn hoá còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế thị trƣờng theo hƣớng phát triển bền vững, hạn chế bớt những mặt trái của kinh tế thị trƣờng. Chính vì vậy, xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nội dung cốt lõi trong đời sống tinh thần xã hội, là nhiệ...


Similar Free PDFs