[TTK25] [31191023517 ] [Các yếu tố tác động đến cảm nhận hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên UEH với hình thức thi cuối kỳ là Dự án trong thời kỳ Covid 19] PDF

Title [TTK25] [31191023517 ] [Các yếu tố tác động đến cảm nhận hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên UEH với hình thức thi cuối kỳ là Dự án trong thời kỳ Covid 19]
Author Mễ Đoàn
Course Thống Kê Ứng Dụng
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 65
File Size 3.1 MB
File Type PDF
Total Downloads 820
Total Views 883

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPCÔNG TRÌNH DỰ THIGIẢI THƯ ỞNGĐỀ TÀI MÔN HỌC XU ẤT S ẮC UEH500 - NĂM 2021TÊN CÔNG TRÌNH : Các yếu t ố tác động đến cả m nhận v ề hiệu quả làm việcnhóm của sinh viên UEH với hình thức thi cuối kỳ là Dự án trong thời kỳ Covid-THUỘC KHOA: Toán- Thống kêMSĐT...


Description

I

TÓM TẮT ĐỀ TÀI Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định những yếu tố và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến cảm nhận về hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên UEH khi thực hiện bài thi cuối kỳ với hình thức là Dự án trong thời kỳ Covid19, để từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp giúp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm cũng như phát triển kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên UEH. Việc thực hiện dự án trong thời gian học đại học sẽ là nền tảng tốt cho sinh viên khi thực hiện những dự án tương lai với quy mô doanh nghiệp hoặc nghiên cứu. Có 7 yếu tố được xác định: Sự phối hợp giữa các thành viên (PH), Điều kiện làm việc thuần online (LVN), Sự hỗ trợ từ giảng viên (GV), Kỹ năng lãnh đạo của nhóm trưởng (NT), Cam kết nhóm (CK), Mục tiêu nhóm (MT) và Phương pháp làm việc nhóm (PP). Sau khi thu thập được 140 phiếu trả lời hợp lệ, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha’s, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS với cỡ mẫu là 140. Và cho ra kết quả có 3 yếu tố có ý nghĩa thống kê, tác động dương đến cảm nhận về hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên UEH bao gồm: Sự phối hợp giữa các thành viên (PH), Sự hỗ trợ từ giảng viên (GV), Cam kết nhóm (CK). Từ kết quả đó, nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp giúp các bạn sinh viên UEH có cảm nhận và trải nghiệm làm việc nhóm hiệu quả hơn khi thực hiện dự án nhóm trong tương lai.

Từ khoá: Teamwork, hiệu quả làm việc nhóm (team effectiveness), Teamwork behaviors, Team project.

II MỤC LỤC

TÓM TẮT ĐỀ TÀI .........................................................................................................1 MỤC LỤC ...................................................................................................................... II DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................... V DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... VI DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... VII GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ..................................................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...............................................................................1 1.

Lý do chọn đề tài:................................................................................................1

2.

Mục tiêu đề tài:....................................................................................................2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...............................................................................2 1.

Định nghĩa làm việc nhóm ..................................................................................2

2.

Yếu tố tác động đến dự án nhóm:........................................................................4

3.

Các mô hình nghiên cứu trước: ...........................................................................5

4.

Các giả thuyết nghiên cứu: ..................................................................................9

5.

Mô hình nghiên cứu ..........................................................................................15

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................16 1.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: ....................................................................16

2.

Thiết kế nghiên cứu định lượng: .......................................................................17

3.

Cách tính mẫu: ..................................................................................................17

4.

Kỹ thuật chọn mẫu: ...........................................................................................18

5.

Phương pháp tiếp cận mẫu: ...............................................................................18

6.

Bảng câu hỏi định lượng: ..................................................................................18

III 6.1 Xây dựng thang đo: .........................................................................................18 6.2 Thang đo về “Sự phối hợp giữa các thành viên”...........................................18 6.3 Thang đo về “Điều kiện làm việc thuần online thời kỳ Covid” ....................19 6.4 Thang đo về “Sự hỗ trợ từ giảng viên” .........................................................19 6.5 Thang đo về “ Kỹ năng lãnh đạo của nhóm trưởng”.....................................20 6.6 Thang đo về “Cam kết nhóm”.......................................................................20 6.7 Thang đo “Mục tiêu nhóm” .............................................................................21 6.8 Thang đo về “Phương pháp làm việc nhóm” .................................................22 6.9 Thang đo về “ Cảm nhận hiệu quả làm việc nhóm"......................................23 7.

Phương pháp phân tích số liệu: .........................................................................23 7.1 Thống kê mô tả :..............................................................................................23 7.2 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo.....................................................................23 7.3 Phân tích nhân tố EFA ....................................................................................24 7.4 Phân tích tương quan Pearson .........................................................................24 7.5 Phân tích hồi quy đa biến ................................................................................25

8.

Kỹ thuật phân tích thống kê: .............................................................................25

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................25 1. Thống kê mô tả:.....................................................................................................25 1.1 Thống kê mô tả các biến định danh các đáp viên: ..........................................25 1.2 Thống kê mô tả các biến quan sát: ..................................................................27 2.

Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha:............................................................32 Điều kiện làm việc thuần online thời kỳ Covid (LVN).........................................33

3.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA): ..................................................................34

4.

Kiểm định ma trận tương quan/ Correlation Matrix .........................................37

5.

Kiểm định mô hình nghiên cứu: ........................................................................37

6.

Kết quả nghiên cứu............................................................................................43

7.

Thảo luận kết quả nghiên cứu: ..........................................................................44 7.1 Thảo luận về đóng góp lý thuyết: ....................................................................44 7.2 Thảo luận về đóng góp thực tế: .......................................................................48

IV KẾT LUẬN ...................................................................................................................51 1.

Khẳng định kết quả nghiên cứu:........................................................................51

2.

Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................................52 2.1 Thời gian khảo sát ...........................................................................................52 2.2 Hạn chế của khảo sát do dịch bệnh .................................................................53

3.

Các hướng có thể mở rộng nghiên cứu .............................................................53

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... I

V DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Thống kê mô tả thông tin nhân khẩu học ........................................................27 Bảng 2: Thống kê mô tả các biến quan sát ....................................................................32 Bảng 3: Bảng tóm tắt kết quả Cronbach Alpha.............................................................33 Bảng 4: Bảng ma trận nhân tố xoay ..............................................................................36 Bảng 5: Bảng ma trận tương quan.................................................................................37 Bảng 6: Model Summary ..............................................................................................38 Bảng 7: Anova ...............................................................................................................39 Bảng 8: Coefficient .......................................................................................................40 Bảng 9: Kết luận cho các giả thuyết của mô hình nghiên cứu ......................................44

VI DANH MỤC HÌNH Hình 1: Mô hình nghiên cứu của Enayat Abbast ............................................................6 Hình 2: Mô hình nghiên cứu của Nurhidayah Azmy và cộng sự (2015) ........................7 Hình 3: Mô hình nghiên cứu của Martin Hoegl và Hans Georg Gemuenden .................8 Hình 4: Nghiên cứu của Rasker và cộng sự 2001 ...........................................................8 Hình 5: Mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................16 Hình 6: Kết quả nghiên cứu ..........................................................................................41 Hình 7: Biểu đồ Histogram ...........................................................................................41 Hình 8: biểu đồ Normal P-P Plot ..................................................................................42 Hình 9: biểu đồ Scatter Plot ..........................................................................................43

VII DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PH: sự phối hợp giữa các thành viên. LVN: Điều kiện làm việc thuần online thời kỳ Covid. NT: Kỹ năng lãnh đạo của nhóm trưởng. GV: Sự hỗ trợ từ giảng viên. CK : Cam kết nhóm. MT: Mục tiêu nhóm. PP: Phương pháp làm việc nhóm. HQ: Cảm nhận hiệu quả làm việc nhóm. EFA: Exploratory Factor Analysis. Anova: Analysis of Variance. Sig: Observed Significance level. KMO: Kaiser – Meyer – Olkin. VIF: Variance inflation factor. SPSS: Statistical Package for the Social Sciences.

1

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài: Diễn biến của đại dịch Covid-19 gây khó khăn trong lĩnh vực giáo dục. Giai đoạn khó khăn là thời cơ cho chuyển đổi số mạnh mẽ trong giáo dục và giáo dục đại học đi đầu thực hiện nhiệm vụ này (Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, 2020). Tại Đại học Kinh tế TP.HCM, đợt dịch lần thứ 4 bùng nổ trong khoảng thời gian sinh viên chuẩn bị thi kết thúc học phần. Từ 20/5/2021 UEH thông báo chuyển đổi sang hình thức thi online nhằm đảm bảo an toàn cho người học gồm: Tiểu luận không thuyết trình, Tiểu luận có thuyết trình online, Trắc nghiệm online, Dự án nhóm (Phòng Kế hoạch đào tạo - Khảo thí UEH, 2021). Việc thi từ xa thì sẽ khó giám sát người học hơn, tuy nhiên nếu chọn phương pháp thi và nội dung kiểm tra phù hợp thì sẽ tạo động lực sáng tạo hơn cho sinh viên (PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh - SPKT, 2021). Hợp tác làm việc theo nhóm đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi đại dịch, vì sự phối hợp giữa các cá nhân trở nên khó khăn trong bối cảnh xã hội xa cách và phải tương tác ảo (Wildman và cộng sự, 2021). Trước những áp lực của Covid19, làm việc nhóm vừa trở nên quan trọng hơn vừa trở nên khó khăn hơn, một cuộc khủng hoảng có thể kích thích sự sẵn sàng hợp tác của một số người, chẳng hạn như bỏ qua những bất đồng trước đó để giải quyết tình trạng khó khăn chung. Nhưng ngay cả khi có ý định hợp tác, sự căng thẳng không ngừng xuất hiện trong một cuộc khủng hoảng khiến các nhóm khó duy trì hiệu suất phối hợp (Tannenbaum và cộng sự, 2021). Thực tiễn nêu trên chính là cơ sở cho ý tưởng thực hiện đề tài. Dự án là hình thức thi phải thực hiện theo nhóm, nhóm tác giả không nghiên cứu về khó khăn khi làm việc nhóm trong Covid-19 mà hướng tới

2 nghiên cứu cảm nhận của sinh viên UEH về hiệu quả khi thực hiện dự án nhóm trong bối cảnh này. Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu dưới góc độ của sinh viên, sinh viên tự đánh giá cảm nhận của họ về hiệu quả làm việc nhóm chứ không hoàn toàn nghiên cứu về hiệu quả làm việc nhóm vì để đánh giá toàn diện về hiệu quả làm việc nhóm cần xem xét thêm yếu tố điểm số của dự án và đánh giá của giảng viên hướng dẫn dự án, trong khi nguồn lực của nhóm tác giả hạn chế để khảo sát hai yếu tố nêu trên.Ngoài ra, nhóm tác giả mong muốn được đóng góp một phần dữ liệu để nhà trường có thể có kế hoạch ứng phó với tình huống tương tự chẳng may có trong tương lai. 2. Mục tiêu đề tài: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận về hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên UEH trong quá trình làm dự án thời kỳ Covid-19. Xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố có ý nghĩa thống kê đến cảm nhận về hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên UEH trong quá trình làm dự án thời kỳ Covid-19. Từ những kết quả nghiên cứu, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao trải nghiệm làm việc nhóm và cảm nhận về hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên UEH.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Định nghĩa làm việc nhóm Ngay từ khi sinh ra, con người đã gắn mình với một nhóm cơ bản nhất : Gia đình. Sau đó khi lớn hơn, bước vào nhà trường chúng ta sẽ có những người bạn và nếu phù hợp sẽ tạo thành các nhóm bạn, nhóm học tập và làm việc. Mỗi

3 người đều có năng lực và tính cách riêng biệt nên sẽ có những ảnh hưởng khác nhau lên nhóm. Một nhóm có thể được định nghĩa là một hệ thống xã hội gồm ba người trở lên (Alderfer 1987, Hackman 1987, Wiendieck 1992 Guzzo và Shea 1992) , được gắn vào một tổ chức (bối cảnh), mà các thành viên nhận thức được bản thân họ và được những người khác coi là thành viên (danh tính) ,cùng cộng tác trong một nhiệm vụ chung (làm việc nhóm). Các nhà quản lý nhiều kinh nghiệm nhấn mạnh đến giá trị của “tinh thần đồng đội tốt”. Một nhóm được thiết lập để chia nhỏ công việc chung thành những phần việc nhỏ hơn, mỗi người sẽ được phân công nhiệm vụ đúng với chuyên môn hoặc thế mạnh của bản thân để cùng hoàn thành công việc nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, làm việc nhóm không chỉ đơn giản là mỗi thành viên được phân nhiệm vụ phù hợp với chuyên môn rồi làm việc riêng biệt hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một người lãnh đạo, mà còn là tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau, cùng đặt ra mục tiêu và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện mục tiêu chung đó. Vì thế các thành viên trong nhóm cần có sự tương tác, phối hợp, cộng tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt hiệu quả cao trong công việc. Tất cả phải xây dựng trên tinh thần đồng đội, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, ngoài ra nhóm còn phải tạo ra một môi trường hoạt động mà các thành viên cảm thấy thoải mái để cùng nhau làm việc, hợp tác và hỗ trợ nhau. Những thành viên trong nhóm phải được xác định rằng thành quả của tập thể có được là từ sự đóng góp tích cực của mỗi người. Jones và cộng sự (2007) đã phát biểu rằng tác động của làm việc theo nhóm đối với hiệu quả công việc là rất quan trọng bởi vì một số nhà nghiên cứu coi làm việc nhóm là một trong những động lực quan trọng để cải thiện hiệu suất của công ty. Tóm lại, nhóm làm việc là nhóm tạo ra được một tinh thần hợp tác, biết phối hợp và phát huy các ưu điểm của các thành viên trong nhóm để cùng nhau đạt đến một kết quả tốt nhất cho mục đích mà nhóm đặt ra. Nhờ các hoạt động trong nhóm, chúng ta vừa phát triển những kỹ năng cá nhân, thu nạp những

4 kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân. Các thành viên trong nhóm sẽ được nâng cao kỹ năng, kiến thức và khả năng khi làm việc trong nhóm theo Froebel và Marchington (2005) cũng như là các khả năng giải quyết xung đột và đối mặt với những thách thức cấp bách và đột ngột trong công việc. Trong các hoạt động nhóm, việc hình thành các nhóm nhỏ học sinh trong lớp học sẽ thúc đẩy sự tương tác hiệu quả giữa các em (Haidet và cộng sự, 2004; Feingold và cộng sự, 2008) . Và với hình thức thi cuối kỳ là dự án sẽ phần nào tăng sự tương tác giữa các sinh viên UEH , cũng như trau dồi hơn về kỹ năng làm việc nhóm của mỗi cá nhân, đặc biệt trong thời kỳ Covid-19 đang gay gắt, tính chủ động, tích cực trong công việc càng phải được phát huy hơn bao giờ hết. Ngoài ra, chúng tôi lấy nhiều ý tưởng từ phần định nghĩa này để làm một trong những cơ sở cho các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất ở mục 4 cùng chương.

2. Yếu tố tác động đến dự án nhóm: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của dự án bao gồm chi phí, tiến độ, chất lượng của dự án (Ashley và cộng sự, 1987). Quy mô dự án nhóm của lớp sinh viên UEH thì không cần phải tốn nhiều ngân sách để thực hiện dự án, vậy nên chúng tôi bỏ qua yếu tố chi phí và tập trung vào chất lượng của dự án. Giảng viên Đại học Kinh tế TPHCM thường cho sinh viên thực hiện dự án theo nhóm , hoạt động theo nhóm nên con người là yếu tố then chốt quyết định chất lượng của dự án. Chất lượng của một dự án phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng và kinh nghiệm của nhóm trưởng, hiệu quả làm việc nhóm và sự đóng góp, phương pháp làm việc nhóm của nhóm nói chung và của từng thành viên nói riêng (Takim và cộng sự, 2003) . Bên cạnh đó, sự thành công của dự án không thể thiếu sự đóng góp, động lực, khả năng của nhóm làm dự án, tính nhất quán trong ý kiến và khả năng của thành viên nhóm (Ashley và cộng sự, 1987). Theo nhận định thực tiễn của chúng tôi, một dự án nhóm có kết quả tốt thường có các thành viên có trách nhiệm, có kiến thức và kỹ năng kỹ thuật liên

5 quan đến việc thực hiện dự án. Khi thực hiện dự án cần duy trì tốt trạng thái nhóm, vậy nên một nhóm cần phải như một thể thống nhất, thống nhất từ phương pháp làm việc, mục tiêu và hạn chế xung đột. 3. Các mô hình nghiên cứu trước: ● Mô hình nghiên cứu của Enayat Abbast: Bài nghiên cứu trên tạp chí Journal of Agricultural Science and Technology · January 2020 : “ Teamwork Behavior in Relation to Teacher, Student, Curriculum, and Learning Environment in Iranian Agricultural Higher Education System” . Tác giả đã thu về kết quả nghiên cứu như sau: Nghiên cứu này đã thông qua một cách tiếp cận khảo sát để giải quyết và xác định các tác động của các thành phần của hệ thống giáo dục về tăng cường hành vi làm việc nhóm của học sinh trong hệ thống giáo dục đại học nông nghiệp của Iran. Kết quả cho thấy có sự tích cực và mối quan hệ đáng kể giữa hành vi làm việc nhóm của học sinh và các thành phần của hệ thống giáo dục đại học, bao gồm giáo viên, học sinh, chương trình giảng dạy và môi trường học tập. Kết quả cũng cho thấy rằng thành phần chương trình giảng dạy có ảnh hưởng nhiều nhất so với các thành phần khác và tác giả cũng cho rằng đây là mô hình lý thuyết phù hợp để dự đoán hành vi làm việc nhóm của sinh viên.

6

Hình 1: Mô hình nghiên cứu của Enayat Abbast ● Nghiên cứu của Nurhidayah Azmy và cộng sự (2015): Bài nghiên cứu về : “The Role of Team Effectiveness in Construction Project Teams and Project Performance”. Tác giả đã thu về kết quả nghiên cứu như sau: Yếu tố Team leadership (Lãnh đạo nhóm) được cho là yếu tố quan trọng nhất trong 9 yếu tố mà tác giả đề ra trong quá trình hoàn thành dự án. Các kết quả từ nghiên cứu này được dự đoán là sẽ cung cấp nhóm dự án với các ý tưởng về các yếu tố cần tập trung để cải thiện nhóm hiệu quả trên các khía cạnh hoạt động của dự án. Hơn nữa, định nghĩa về đội hiệu quả từ các thành viên trong nhóm và quan điểm của chủ sở hữu được phát triển để cung cấp hiểu rõ hơn về hiệu quả của nhóm thực sự có ý nghĩa như thế nào đối với các bên khác nhau về dự án xây dựn...


Similar Free PDFs