[UEH] - [TIỂU LUẬN KINH TẾ Chính TRỊ tư bản thương nghiệp] - [GIẢNG VIÊN NGUYỄN MINH TUẤN] PDF

Title [UEH] - [TIỂU LUẬN KINH TẾ Chính TRỊ tư bản thương nghiệp] - [GIẢNG VIÊN NGUYỄN MINH TUẤN]
Author Giàu Phùng
Course Kinh tế chính trị
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 12
File Size 254.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 96
Total Views 620

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH UEH----  ----ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH:PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆPLIÊN HỆ, VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỂN Ở VIỆT NAM.Môn học: Kinh tế chính trị Mác LêNinLHP: POLGiảng viên phụ trách: Nguyễn Minh TuấnSinh viên thực hiện: Nhóm 7Thành phố Hồ Chí Min...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH UEH --------

ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP LIÊN HỆ, VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỂN Ở VIỆT NAM.

Môn học: Kinh tế chính trị Mác LêNin LHP: POL510024 Giảng viên phụ trách: Nguyễn Minh Tuấn Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2022

1

Danh sách thành viên nhóm 7 Tên

Lớp

MSSV

2

MỤC LỤC 1. LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................3 2. NỘI DUNG......................................................................................................4 2.1. Phân tích hoạt động của tư bản thương nghiệp............................................4 2.1.1. Khái niệm, nguồn gốc............................................................................4 2.1.2 Đặc điểm, bản chất.................................................................................4 2.1.3. Vai trò và lợi ích của tư bản thương nghiệp...........................................4 2.1.4. Lợi nhuận thương nghiệp (Commercial Profit).....................................5 2.2. Liên hệ, vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam............................................6 2.2.1. Ý nghĩa của tư bản thương nghiệp ở VN...............................................6 2.2.2. Thành tựu - tồn đọng trong nền tư bản thương nghiệp ở VN................6 2.2.3. Thương mại điện tử-Logistics và vấn đề thực tiễn tại Việt Nam...........8 3. KẾT LUẬN....................................................................................................10 4.TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................11

3

1. LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, Việt Nam từng bước tiến hành hội nhập quốc tế. Trong quá trình đó, chất lượng cuộc sống của mỗi người ngày càng được nâng cao, thị trường được mở rộng nhưng cũng trở nên khó tính và khắt khe hơn. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, muốn nền kinh tế phát triển Việt Nam cần phải chú trọng vào hoạt động xuất khẩu. Khi đó, để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước, vai trò của những nhà thương nghiệp cần phải được phát huy một cách tối đa. Tư bản thương nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử, nó tồn tại trên cơ sở lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ. Tư bản thương nghiệp xuất hiện đã mang đến lợi ích to lớn đối với xã hội. Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua - bán hàng hóa mà quá trình lưu thông hàng hóa được rút ngắn, người sản xuất có thể tập trung thời gian chăm lo việc sản xuất, giảm dự trữ sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng giá trị thặng dư. Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, tư bản thương nghiệp đang ngày càng trở nên quan trọng trong công cuộc phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó, đề tài của bài tiểu luận này chính là: “Phân tích về hoạt động của tư bản thương nghiệp và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam”.

4

2. NỘI DUNG 2.1. Phân tích hoạt động của tư bản thương nghiệp 2.1.1. Khái niệm, nguồn gốc.

a. Khái niệm: Tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra chuyên đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa. b. Nguồn gốc: Tư bản thương nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản công nghiệp, thường xuyên có một bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa, chờ để được chuyển thành tư bản tiền tệ. Do sự phát triển của phân công lao động xã hội, đến một trình độ nhất định, giai đoạn này được tách riêng ra trở thành chức năng chuyên môn của một loại hình tư bản kinh doanh riêng biệt, đó là tư bản thương nghiệp. 2.1.2 Đặc điểm, bản chất.

a. Đặc điểm: Tư bản thương nghiệp có đặc điểm vừa phụ thuộc vào tư bản công nghiệp vừa có tính độc lập tương đối. Sự phụ thuộc thể hiện ở chỗ tư bản thương nghiệp chỉ là bộ phận của tư bản công nghiệp tách rời ra, tính độc lập tương đối là chức năng chuyển hóa cuối cùng của hàng hóa thành tiền, trở thành chức năng riêng biệt tách khỏi tư bản công nghiệp, nằm trong tay người khác. b. Bản chất: Lĩnh vực lưu thông cũng như hoạt động của tư bản thương nghiệp không tạo ra được các giá trị thặng dư, nhưng do vị trí và tầm quan trọng của lưu thông đối với sự phát triển của sản xuất và tái sản xuất nên các nhà tư bản thương nghiệp vẫn nhận được phân chia giá trị thặng dư từ các nhà tư bản công nghiệp. 2.1.3. Vai trò và lợi ích của tư bản thương nghiệp

Tư bản thương nghiệp có vai trò và lợi ích to lớn đối với xã hội, đó là vì:

5

+ Đối với tình hình của việc sản xuất càng phát triển, quy mô sản xuất càng mở rộng, các xí nghiệp ngày càng lớn lên, làm cho các chức năng quản lý kinh tế ngày càng phức tạp. Như vậy nên, mỗi nhà tư bản chỉ có khả năng hoạt động trong một số khâu nhất định. Điều đó đòi hỏi phải có một số người chuyên sản xuất, còn một số người thì chuyên tiêu thụ hàng hóa. + Không những thế tư bản thương nghiệp chuyên trách thực hiện một số các nhiệm vụ lưu thông hàng hóa, phục vụ cùng một lúc cho nhiều nhà tư bản công nghiệp, nên lượng tư bản và các chi phí bỏ vào lưu thông sẽ giảm đi rất nhiều, do đó từng nhà tư bản công nghiệp cũng như của toàn xã hội bỏ vào sản xuất sẽ tăng lên. + Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua - bán hàng hóa, sẽ rút ngắn thời gian lưu thông, tăng nhanh chu chuyển tư bản, từ đó tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm.  Tư bản thương nghiệp trong nền sản xuất TBCN: Hoạt động của tư bản thương nghiệp chỉ là những hoạt động phục vụ cho quá trình thực hiện giá trị hàng hóa của tư bản công nghiệp. Công thức vận động của nó là: T-H-T'. 2.1.4. Lợi nhuận thương nghiệp (Commercial Profit)

a. Khái niệm Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hóa, sau khi đã trừ chi phí lưu thông. Ký hiệu là Ptn b. Bản chất Lợi nhuận thương nghiệp TBCN là một bộ phận giá trị thặng dư được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất, mà nhà tư bản công nghiệp nhượng cho nhà tư bản thương nghiệp, vì tư bản thương nghiệp đã đảm nhiệm thay chức năng lưu thông hàng hoá. Lợi nhuận thương nghiệp có được là do giá bán của thương nhân cao hơn giá mua, nhưng không phải vì giá bán cao hơn giá trị mà là giá mua thấp hơn giá trị hàng hoá. Vì vậy, lợi nhuận thương nghiệp là hình thức biến tướng của giá trị

6

thặng dư. Nguồn gốc của nó cũng là một bộ phận lao động không được trả công của công nhân.Tư bản thương nghiệp đã gián tiếp bóc lột các công nhân Việc phân phối giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp diễn ra theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thông qua cạnh tranh và thông qua chênh lệch giữa giá cả sản xuất cuối cùng (giá bán lẻ thương nghiệp) và giá cả sản xuất công nghiệp (giá bán buôn công nghiệp). 2.2. Liên hệ, vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam 2.2.1. Ý nghĩa của tư bản thương nghiệp ở Việt Nam

Kể từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc "Đổi mới" chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986-2021), Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình với một nền kinh tế thị trường năng động, hội nhập mạnh mẽ. Nhìn vào thực tiễn thì không thể phủ nhận vai trò của thương nghiệp cũng như tư bản thương nghiệp ở cả trong và ngoài nước. Khi tư bản thương nghiệp xuất hiện, nó có vai trò và lợi ích to lớn đối với xã hội, vì: Trong giai đoạn kinh tế tập trung trước 1986, người dân hầu như không có động lực sản xuất, tuy nhiên kể từ khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường định hướng CNXH đã thúc đẩy người dân sản xuất hàng hóa và nhu cầu mở rộng thị trường ngày càng lớn. Thế nhưng, họ lại không đủ thời gian và kinh phí để vừa sản xuất vừa vận chuyển hàng hóa sang các thị trường khác, nắm bắt được tâm lí ấy các nhà tư bản thương nghiệp chuyên trách việc mua-bán hàng hóa để người dân có thể chăm lo sản xuất, nâng cao năng suất từ đó giúp gia tăng hiệu quả kinh tế cũng như giá trị thặng dư. 2.2.2. Thành tựu - tồn đọng trong nền tư bản thương nghiệp ở Việt Nam

a. Thành tựu Quản lý nhà nước về thương mại đã có sự đổi mới cả về tư duy, nội dung và phương pháp quản lý, môi trường pháp lý cho lưu thông hàng hóa, hoạt động của thương nhân: liên quan đến mặt hàng kinh doanh, Nhà nước quy định những mặt hàng, dịch vụ cấm kinh doanh, mặt hàng, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và hạn chế kinh

7

doanh. Bên cạnh chính sách chung, Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển thương nghiệp miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc... Hoạt động thương mại ở VN từ trước tới nay luôn tăng trưởng rất tích cực và đã gặt hái được một số thành tựu nhất định.Việt Nam nhập siêu nhẹ trong giai đoạn 19902011, nhưng sau đó chuyển sang xuất siêu trong giai đoạn 2012-2019. Tổng thương mại, xuất khẩu và nhập khẩu đã tăng nhanh chóng, ở mức 18% hàng năm trong giai đoạn 1991-2019. Năm 2019, tổng kim ngạch thương mại đạt giá trị kỷ lục 51 tỷ USD. Việt Nam đã nhảy từ vị trí thứ 39 năm 2009 lên vị trí thứ 23 năm 2019 trong số 50 quốc gia kinh doanh hàng hóa hàng đầu thế giới. Sự cải thiện này chủ yếu từ sự tham gia tích cực của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là sản phẩm sản xuất chế tạo So với các thị trường đang phát triển khác trong khu vực, Việt Nam dẫn đầu về sản xuất chế tạo và cung ứng giá rẻ bên cạnh Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam chủ yếu làm gia công với giá trị gia tăng thấp, khiến cho Việt Nam rơi bẫy “lao động giá rẻ”. Năm 2019, Việt Nam nhập khẩu 263 tỷ đô la Mỹ. Các mặt hàng nhập khẩu có giá trị cao nhất là Mạch tích hợp, Điện thoại, Dầu mỏ tinh chế, Vải dệt kim cao su nhẹ và Thiết bị bán dẫn. Các đối tác nhập khẩu hàng đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Đài Loan. Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 280 tỷ USD trong năm 2019, đứng thứ 20 trên thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có giá trị cao nhất là Thiết bị phát thanh truyền hình, Điện thoại, Mạch tích hợp, Giày vải và Da giày. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức. Năm 2021 ghi nhận xuất, nhập khẩu đạt kỷ lục gần 670 tỉ USD, tăng gần 23% so với năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt hơn 336 tỉ USD, tăng 19% so với năm trước. Tiếp đà năm 2021, trong tháng đầu tiên của năm 2022, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đã có những tín hiệu khởi sắc.

8

b. Tồn đọng Bên cạnh những thành tựu chúng ta cũng còn có rất nhiều khó khăn và thách thức như các doanh nghiệp trẻ tuy năng động nhưng lại thiếu hụt kinh nghiệm thương trường. Còn những doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm lại quá e dè trong việc đầu tư cũng như thiếu nhạy bén trong việc tìm hiểu thị trường. Ngoài ra các hoạt động pháp lý ở Việt Nam còn rườm rà rắc rối. Số lượng doanh nghiệp thì nhiều nhưng hầu hết đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn thấp cũng như năng lực cạnh tranh kém so với thế giới, không tìm được lối đi riêng, Việt Nam là một nước nông nghiệp xuất khẩu chủ yếu là nông phẩm và hàng công nghiệp nhẹ. Tuy nhiên giá cả nông phẩm lại thấp và quá lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, thời điểm dịch bệnh Covid19 bùng phát khiến thị trường Trung Quốc phải đóng cửa làm trái cây mất giá ở đồng bằng, cà phê, hồ tiêu rớt giá ở Tây Nguyên khiến người dân khốn đốn. 2.2.3. Thương mại điện tử-Logistics và vấn đề thực tiễn tại Việt Nam

Dưới sự thay đổi vượt bậc của thế giới nhờ các cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo nên không ít cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp cũng như vòng xoay hoạt động kinh tế của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Trong thời đại 4.0 hầu hết các công việc đều trở thành “tay sai” của công nghệ. Cùng với sự phát triển vượt bậc của máy tính và Internet mà cuộc sống con người ngày càng tiện ích và số hóa hơn. Tất cả giao dịch, thông tin, liên lạc đều có thể thực hiện dễ dàng, gián tiếp và tiết kiệm thời gian thông qua Internet. Và điều đó đã thúc đẩy việc mua bán hàng trên mạng hay gọi là thương mại điện tử (TMĐT) diễn ra ngày càng nhiều. Đối với một đất nước tập trung nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ như VN thì việc phát triển của TMĐT là điều tất yếu. Chính Nhờ việc TMĐT phát triển mạnh mẽ mà các thương nhân đặt ra câu hỏi liệu làm thế nào để hàng hóa có thể đến tay người tiêu dùng nhanh và khoa học nhất vừa tiết kiệm chi phí vừa tạo được sự hài lòng cho khách hàng. Và rồi Logistics-quản lí chuỗi cung ứng (chiếm khoảng 25% chí phí cho TMĐT) chính là câu trả lời để giải

9

quyết những vấn đề trên dưới sự thay đổi liên tục của thời đại công nghệ số. Trong bối cảnh hiện nay chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của TMĐT và Logistics nói riêng hay tư bản thương nghiệp nói chung. Trong khi nhiều ngành kinh tế khác khó khăn, chật vật xoay sở do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, thì thương mại điện tử lại có những điểm sáng và tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng doanh thu ấn tượng. Cụ thể, nếu như năm 2016, con số này mới chỉ đạt 5 tỷ USD thì đến năm 2019, mức doanh thu đã tăng gấp đôi, đạt hơn 10 tỷ USD và năm 2020 là 11,8 tỷ USD, với mức tăng trưởng 18% so với năm trước. Báo cáo kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á của Google dự báo thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt khoảng 29 tỷ USD vào năm 2025 với mức tăng trưởng 34% so với năm 2020. Nhìn vào tương lai và cơ hội của TMĐT nhà nước cần phải có các chính sách hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các cá nhân và công ty tham gia lĩnh vực TMĐT: Từ thuế đến các thủ tục đăng ký hành chính. Ngoài ra, nhà nước cũng cần xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và cả logistic cho vùng nông thôn. Giao thương TMĐT giữa nông thôn và thành thị vẫn đang rất hạn chế, trong khi nhu cầu lại rất lớn. Bên cạnh đó cũng cần phải khắc phục những hạn chế lớn như là vấn đề giá; chất lượng kém so với quảng cáo , năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam chưa cao và lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ. Làm tốt những vấn đề trên chính là góp phần vào sự phát triển và tạo một tương lai tươi sáng cho phương thức bán hàng tiên tiến này, nhằm thúc đẩy sản xuất và lưu thông trong nước phát triển hiệu quả, lành mạnh và đúng định hướng phát triển kinh tế thương mại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.

3. KẾT LUẬN

10

Việt Nam đã có bước chuyển dịch khá nhanh từ nông nghiệp sang công nghiệp. Song, sự dịch chuyển này chưa tỷ lệ thuận với chất lượng, chi phí dịch vụ logistic tương đối cao. Ngoài ra kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng hàm lượng nội địa không tăng tương ứng và vẫn còn khoảng cách với các nước trong khu vực. Muốn khắc phục điểm yếu trên, Việt Nam cần tập trung vào ba vấn đề cốt lõi là nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế; đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy gia tăng các động lực tăng trưởng mới; tận dụng hiệu quả các cơ hội từ hội nhập quốc tế, xu thế phát triển khoa học công nghệ và CMCN 4.0. Bên cạnh sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thì cũng cần thế hệ doanh nghiệp trẻ chung sức, có tinh thần “dám nghĩ dám làm”. Mục tiêu giai đoạn 2021-2025 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%. Tầm nhìn 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại.

11

4.TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS.TS.Ngô Tuấn Nghĩa (2021, June). Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia sự thật. [2] (2021, November 22). Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương. Moit.Gov.Vn. Retrieved March 1, 2022, from https://moit.gov.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/hoatdong-logistics-dong-gop-quan-trong-cho-tang-truong-xuat-khau.html?fbclid=IwAR2Zh2bC5u4xNGmpci1ePpRfAVTqm6MbJyTNPSR-9ZerRPTdZDTgg5IDVo [3] Nhi.Anh (2021, July 21). Doanh thu thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 18%. Vneconomy.Vn. Retrieved March 1, 2022, from https://vneconomy.vn/doanhthu-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-tang-truong-18.htm? fbclid=IwAR3stnMAJXHbQrPuionz_EE_xNNYlOthOEyK5zQQHgfIyRX_0eWuPOZ BfNA [4] Vu.Long (2021, July 13). Mục tiêu đến năm 2025, GDP Việt Nam tăng trưởng bình quân 6,5-7%. Laodong.Vn. Retrieved March 1, 2022, from https://laodong.vn/kinhte/muc-tieu-den-nam-2025-gdp-viet-nam-tang-truong-binh-quan-65-7-929995.ldo? fbclid=IwAR1G2B9Iz_50cvl9zFARFKrsju0iBUFvdR8sg4aEowFtzdi6MBWxY3Quz QI#:~:text=K%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20ph%C3%A1t%20tri %E1%BB%83n%20kinh%20t%E1%BA%BF-x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%205,n %C6%B0%E1%BB%9Bc%20%28GDP%29%20b%C3%ACnh%20qu%C3%A2n %205%20n%C4%83m%20kho%E1%BA%A3ng%206%2C5-7%25...


Similar Free PDFs