Luật Kinh doanh - Đại học UEH - Trường Kinh tế PDF

Title Luật Kinh doanh - Đại học UEH - Trường Kinh tế
Author trần bùi hồng khuyên
Course Luật kinh doanh
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 12
File Size 299.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 8
Total Views 390

Summary

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH TẾKHOA TÀI CHÍNHTIỂU LUẬNBỘ MÔN LUẬT KINH DOANHNHÓM 7ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH TẾKHOA TÀI CHÍNHTIỂU LUẬNMôn học: Luật kinh doanhGiảng viên: Nguyễn Thị HằngSinh viên: Nguyễn Quỳnh Như (nhóm trưởng)Trần Quốc HưngVũ Ngọc Nguyễn PhươngTrương Hồng KiênNguyễn Thị Mỹ DuyênTrần Bùi Hồng ...


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH

TIỂU LUẬN

BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH NHÓM 7

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH

TIỂU LUẬN Môn học: Luật kinh doanh Giảng viên: Nguyễn Thị Hằng Sinh viên: Nguyễn Quỳnh Như (nhóm trưởng) Trần Quốc Hưng Vũ Ngọc Nguyễn Phương Trương Hồng Kiên Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trần Bùi Hồng Khuyên Khóa – Lớp: K47 – FNC04

TP Hồ Chí Minh, ngày…. tháng…. năm….

II. NỘI DUNG 1. Khái quát về tranh chấp kinh doanh 1.1 Khái niệm: Tranh chấp trong kinh doanh (hay tranh chấp thương mại) là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh hoặc có liên quan đến hoạt động kinh doanh. Đặc điểm :  Là những mâu thuẫn (bất đồng) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể;  Những mâu thuẫn (bất đồng) đó phải phát sinh từ hoạt động kinh doanh hoặc có liên quan đến hoạt động kinh doanh;  Những mâu thuẫn (bất đồng) đó phát sinh chủ yếu giữa các thương nhân (cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh hay đăng ký doanh nghiệp). 1.2 Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh phổ biến: Khi tham gia các quan hệ kinh tế, việc xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Các bên trong tranh chấp đều mong muốn tìm được biện pháp giải quyết tranh chấp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bên là thấp nhất, ít tốn kém về thời gian và tiền bạc. Vì vậy, việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng. Có 4 phương thức cơ bản giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại là Thương lượng, Hòa giải; Giải quyết tranh chấp thông qua tố tụng tại Tòa Án; Giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài thương mại (hoặc Trọng tài quốc tế gọi tắt chung là Trọng tài    

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ 3 nào. Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ 3 làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp. Trọng tài thương mại là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẫn tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành. Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực Nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của tòa án được Nhà nước đảm bảo thi hành.

2. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng trọng tài ở Việt Nam 2.1 Khái niệm trọng tài thương mại: Khái niệm trọng tài được tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau. Hai phương diện chủ yếu được nhắc tới là xem trọng tài như một thiết chế giải quyết tranh chấp hoặc là một phương thức giải quyết tranh chấp. Theo khoản 1 điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 thì “trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của luật này” Tuy có nhiều nhận định khác nhau về trọng tài thương mại nhưng nhìn chung có thể đánh giá trọng tài thương mại là hình thức giải quyết tranh chấp phi chính phủ, thông qua hoạt động của

các trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập, được các bên có tranh chấp tin tưởng lựa chọn. Đặc điểm của trọng tài thương mại. Trọng tài thương mại có những đặc điểm sau:  Tranh chấp giải quyết bằng trọng tài thương mại luôn có sự tham gia của bên thứ ba là một hội đồng trọng tài hay một trọng tài viên duy nhất do các bên thỏa thuận lựa chọn, đóng vai trò là trung gian giữa hai bên, phán xét một cách công tâm trong quá trình giải quyết tranh chấp.  Trọng tài thương mại là một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua thủ tục tố tụng chặt chẽ. Trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại, trọng tài viên và các bên đương sự phải tuyệt đối tôn trọng và tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục nêu tại Luật trọng tài thương mại 2010 và quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài quy định.  Phán quyết cuối cùng của trọng tài đưa ra là sự kết hợp linh hoạt giữa yếu tố thỏa thuận và yếu tố tài phán. 2.2 Các hình thức trọng tài: Hiện nay, trọng tài thương mại ở các nước nói chung tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực. a) Trọng tài vụ việc.  Là phương thức trọng tài hình thành trên sự thỏa thuận của các bên để giải quyết tranh chấp. Hình thức trọng tài này chỉ tồn tại trong thời gian giải quyết tranh chấp, sau khi tranh chấp được giải quyết trọng tài vụ việc sẽ chấm dứt.  Cơ cấu tổ chức của trọng tài vụ việc nhìn chung đơn giản và linh hoạt. trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành thường xuyên, liên tục và thậm chí không có danh sách trọng tài viên riêng  Trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình. Do vậy khi đưa ra vụ tranh chấp để giải quyết các bên có thể thỏa thuận lựa chọn bất kỳ quy tắc tố tục phổ biến nào, mà thông thường là quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài uy tín ở trong nước và trên quốc tế. b) Trọng tài thường trực. Theo pháp luật việt nam trọng tài thường trực được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ có tư cách pháp nhân có con dấu, có tài khoản riêng và trụ sở giao dịch ổn định. Các trung tâm có một số đặc trưng cơ bản sau đây:  Các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước. các trung tâm này được thành lập theo sáng kiến của trọng tài viên khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, chức không được bởi nhà nước. Hoạt động của trung tâm trọng tài theo nguyên tắc tự trang trải mà không được cấp kinh phí từ nhà nước.  Các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân tồn tại độc lập với nhau. Trung tâm trọng tài là tổ chức thỏa mãn đầy đủ các điều kiện pháp nhân bao gồm: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập. mỗi trung tâm trọng tài là một pháp nhân tồn tại độc lập và bình đẳng với các trung tâm trọng tài khác.  Tổ chức quản lý của các trung tâm trọng tài rất đơn giản gọn nhẹ. Cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trọng tài biên của trung tâm. Ban điều

hành gồm có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch trung tâm và có thể có tổng thư ký trung tâm.  Mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định lĩnh vực hoạt động và quy tắc tố tụng riêng.  Hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của trung tâm. Ưu điểm và hạn chế của hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. a) Ưu điểm:  Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đảm bảo được bí mật kinh doanh và uy tín nghề nghiệp của các bên tranh chấp. Theo điều 4 LTTTM 2010, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại được tiến hành công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Đây là một ưu thế so với nguyên tắc xét xử công khai của tòa án trong trường hợp giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại.  Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại được thực hiện theo trình tự tố tụng linh hoạt mềm dẻo. Theo LTTTM 2010 quy định thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đơn giản, chủ yếu dựa trên thỏa thuận của các bên và đề cao sự thỏa thuận này. Các bên đương sự có thể thỏa thuận về: ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài (khoản 2 điều 10 LTTTM 2010), địa điểm vụ tranh chấp (khoản 1 điều 11 LTTTM 2010); đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài các bên có thể chọn luật áp dụng (khoản 2 điều 14 LTTTM 2010).  Phán quyết của trọng tài thương mại có tính chung thẩm, được thể hiện khi các bên đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài, vụ việc đó sẽ được xét xử ở một cấp duy nhất, phán quyết của trọng tài đưa ra có hiệu lực như bản bản án của tòa án và có giá trị ràng buộc với các bên tranh chấp. khi phán quyết đưa ra các bên không thể chống án hay kháng án.  Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại giúp duy trì được mối quan hệ đối tác của các bên. Trước khi đem vụ tranh chấp thương mại để giải quyết bằng trọng tài, các bên cùng ngồi bàn bạc, nêu ý chí nguyện vọng chủ quan của mình, từ đó xây dựng nhũng thỏa thuận nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của đôi bên trong quá trình tố tụng trọng tài chính. Sự trao đổi trên cơ sở tôn trọng mong muốn của nhau nên các bên giữ được mối hòa khí.  Phán quyết trọng tài được sự công nhận quốc tế. Thông qua một loạt các công ước quốc tế, đặc biệt là công ước New York năm 1958 về thi hành và công nhận quyết định trọng tài nước ngoài, các quyết định của trọng tài sẽ được công nhận và thi hành tai các quốc gia, vùng lãnh thổ và thành viên của các nước. Tóm lại, luật trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại có những ưu điểm nhất định so với các phương thức khác như thương lượng hòa giải, tòa án. Nó vừa mang tính tự do, tự định đoạt, vừa có chức năng duy trì các mối quan hệ hợp tác, hơn nữa nó vẫn đảm bảo tính bắt buộc cưỡng chế cho việc thi hành phán quyết trọng tài. b) Hạn chế:  Trọng tại chỉ xét xử một lần chung thẩm tạo nên hiệu lực cho phán quyết trọng tài, nhưng đồng thời hạn chế cơ hội sửa chữa nếu có sai sót về nội dung hay không đảm bảo, quyền và nghĩa vụ cho các bên tranh chấp.  Phán quyết của trọng tài có thể bị tuyên hủy bởi quyết định của tòa án là một hạn chế. Vì nó hạn chế hiệu lực của phán quyết trọng tài cũng như giảm sự tin cậy vào cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Trọng tài có tính chất phi chính phủ nên khi hiểu biết của một bộ phận dân trí về trọng tài chưa cao thì sự tin tưởng về khả năng, hiệu quả công việc, giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài… 2.3 Thẩm quyền của trọng tài thương mại: 

Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài. Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp nêu trên nếu các bên có thoả thuận trọng tài, trừ trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được.. Khi có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thì Tòa án yêu cầu một hoặc các bên cho biết tranh chấp đó các bên có thoả thuận trọng tài hay không. Tòa án phải kiểm tra, xem xét các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện để xác định vụ tranh chấp đó có thuộc trường hợp nêu trên không. Tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau: 



Trường hợp tranh chấp không có thoả thuận trọng tài hoặc đã có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định, phán quyết có hiệu lực pháp luật của Trọng tài xác định vụ tranh chấp không có thỏa thuận trọng tài thì Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài không thuộc trường hợp nêu trên thì Tòa án căn cứ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 (sau đây gọi tắt là BLTTDS) để trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện.

Trường hợp sau khi thụ lý vụ án Tòa án mới phát hiện vụ tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài không thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này thì Tòa án căn cứ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 192 BLTTDS ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện. 

Trường hợp đã có yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp và Hội đồng trọng tài đang giải quyết vụ tranh chấp thì dù Tòa án nhận thấy tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài hoặc tuy đã có thoả thuận trọng tài nhưng thuộc trường hợp nêu trên mà người khởi kiện có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, trường hợp Tòa án đã thụ lý thì ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, trừ trường hợp Tòa án thụ lý vụ tranh chấp trước khi có yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp. Sau khi có quyết định, phán quyết của Hội đồng trọng tài quy định tại các điều 43, 58, 59 và 61 Luật TTTM mà người khởi kiện có yêu cầu Tòa án giải quyết, thì Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.

Tranh chấp có thỏa thuận trọng tài nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác:

  

Có quyết định của Tòa án hủy phán quyết trọng tài, hủy quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thỏa thuận của các bên; Có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng tài quy định tại khoản 1 Điều 43 các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 59 Luật TTTM; Tranh chấp thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 4 Nghị quyết này.

Trường hợp các bên vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án mà các bên không có thỏa thuận lại hoặc thỏa thuận mới về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này mà phát sinh tranh chấp thì xử lý như sau: 



Trường hợp người khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp khi Tòa án chưa thụ lý vụ án quy định tại điểm b khoản 4 Điều này thì Tòa án căn cứ quy định tại Điều 6 Luật TTTM để từ chối thụ lý, giải quyết. Trong trường hợp này, khi nhận được đơn khởi kiện Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện, nếu đã thụ lý vụ án thì căn cứ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 192 BLTTDS ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì không thuộc thẩm quyền của Tòa án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện. Trường hợp người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, thì ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xác định một trong các bên đã yêu cầu Trọng tài giải quyết hay chưa.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện mà Tòa án xác định người bị kiện, người khởi kiện đã yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, trường hợp người bị kiện, người khởi kiện chưa yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì Tòa án xem xét thụ lý giải quyết theo thủ tục chung. Trường hợp Tòa án đã thụ lý vụ án mà phát hiện tranh chấp đã có yêu cầu Trọng tài giải quyết trước thời điểm Tòa án thụ lý vụ án thì Tòa án căn cứ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 192 BLTTDS ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì không thuộc thẩm quyền của Tòa án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện. 2.4 Thoả thuận trọng tài: a) Hình thức thỏa thuận trọng tài Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:  

Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;

Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;

Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác; Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận. Trường hợp có nhiều thỏa thuận trọng tài được xác lập đối với cùng một nội dung tranh chấp thì thỏa thuận trọng tài được xác lập hợp pháp sau cùng theo thời gian có giá trị áp dụng. Trường hợp thỏa thuận trọng tài có nội dung không rõ ràng, có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự để giải thích. Khi có sự chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch, hợp đồng mà trong giao dịch, hợp đồng đó các bên có xác lập thỏa thuận trọng tài hợp pháp thì thỏa thuận trọng tài trong giao dịch, hợp đồng vẫn có hiệu lực đối với bên được chuyển giao và bên nhận chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Việc gộp nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp để giải quyết trong cùng một vụ kiện được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: các bên thỏa thuận đồng ý gộp nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp vào giải quyết trong cùng một vụ kiện; quy tắc tố tụng trọng tài cho phép gộp nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp vào giải quyết trong cùng một vụ kiện. b) Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài. c) Thỏa thuận trọng tài vô hiệu Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài. “Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài” là trường hợp thỏa thuận trọng tài được xác lập để giải quyết tranh chấp không thuộc lĩnh vực quy định tại Điều 2 Luật TTTM. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật” là người xác lập thỏa thuận trọng tài khi không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền. Về nguyên tắc thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu. Trường hợp thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện thỏa thuận trọng tài hoặc trong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối thì thỏa thuận trọng tài không vô hiệu. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.

”Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự” quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật TTTM là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp này thì Tòa án cần thu thập chứng cứ để chứng minh người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tờ tài liệu chứng minh ngày tháng năm sinh hoặc kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của Tòa án xác định, tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định. Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu. “Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài” là trường hợp một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép theo quy định tại Điều 4, Điều 132 của Bộ luật dân sự. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật. “Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật” quy là thỏa thuận thuộc trường hợp quy định tại Điều 128 của Bộ luật dân sự. 2.5 Thủ tục tố tụng trọng tài Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo của nguyên đơn Trong trường hợp giải quyết tranh chấp bằng trung tâm trọng tài, thì nguyên đơn phải làm đơn kiện và gửi đến trung tâm. Trong trường hợp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc thì nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và kèm theo gửi cho bị đơn Các bên có thể sửa đổi, bổ sung trong quá trình tố tụng. Ngoài ra nguyên đơn có thể sửa đổi , bổ sung hoặc rút đơn kiện trước khi hội đồng ...


Similar Free PDFs