UEH30.2-TRIẾT HỌC-TIỂU LUẬN GIỮA KỲ-THÁI THỊ LÝ LÀNH-202111058 PDF

Title UEH30.2-TRIẾT HỌC-TIỂU LUẬN GIỮA KỲ-THÁI THỊ LÝ LÀNH-202111058
Course Triết học
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 12
File Size 268.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 594
Total Views 715

Summary

Download UEH30.2-TRIẾT HỌC-TIỂU LUẬN GIỮA KỲ-THÁI THỊ LÝ LÀNH-202111058 PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

---------------------------

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ KẾT HỢP BIỆN CHỨNG CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÀ SỰ VẬN DỤNG NÓ VÀO HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

Giảng viên hướng dẫn: TS. TRẦN NGUYÊN KÝ Học viên: THÁI THỊ LÝ LÀNH MSSV: 202111058 Lớp: CH30.2_FN2 TỐI T7 Khóa học: TÀI CHÍNH KHÓA 30.2

Tp. Hồ Chí Minh, 21 tháng 06 năm 2021.

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT KẾT HỢP BIỆN CHỨNG GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP .... 3 1.1 Một số khái niệm ........................................................................................................... 3 1.1.1 Mâu thuẫn là gì? ................................................................................................ 3 1.1.2 Mặt đối lập là gì? ............................................................................................... 3 1.2 Sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập .......................................................... 4 1.2.1 Sự đấu tranh các mặt đối lập ............................................................................. 4 1.2.2 Sự thống nhất các mặt đối lập ........................................................................... 4 1.2.3 Sự chuyển hóa các mặt đối lập .......................................................................... 5 1.2.4 Sự kết hợp các mặt đối lập ................................................................................ 5 1.3 Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập ............................................................................................................................................. 8 CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KẾT HỢP BIỆN CHỨNG GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÀO CÔNG VIỆC CHUYÊN MÔN ................................................................. 9 PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................................. 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 11

PHẦN MỞ ĐẦU Có bao nhiêu "quan hệ mâu thuẫn " xung quanh cuộc sống của chúng ta? Thực, hư; thuận, nghịch; đại, tiểu; cương, nhu; viễn, cận; tiến, thoái...đơn giản nhất và thông dụng nhất trong đời sống hàng ngày đó chính là hai từ "có" và "không". Thật vậy, mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng cũng như mọi lĩnh vực của đời sống. Từ tự nhiên, xã hội cho đến tư duy của con người… tất cả những lĩnh vực đó nếu thiếu đi mâu thuẫn thì bản thân sự vật, hiện tượng không còn khả năng tồn tại. Và trong mỗi một sự vật, không phải hình thành chỉ là một mà là nhiều mâu thuẫn. Mâu thuẫn có từ khi sự vật, hiện tượng xuất hiện và chính nó là động lực cho sự phát triển, là nguồn gốc của sự vận động bên trong sự vật, hiện tượng. Trong xã hội vẫn còn tồn tại quan niệm không đúng về mâu thuẫn trong xã hội, về các mặt đối lập, coi đây là những hiện tượng bất thường cần phải loại trừ. Các quan điểm phiến diện này làm cản trở quá trình giải quyết mâu thuẫn. Nó mang lại nhiều khó khăn cho việc kết hợp đúng đắn các mặt đối lập nhằm đem lại những lợi ích thiết thực cho công cuộc xây dựng đất nước. Do đó,việc kết hợp các mặt đối lập một cách biện chứng, có nguyên tắc theo tinh thần của V.I.Lênin là một đòi hỏi cấp thiết. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lênin, là hạt nhân của phép biện chứng. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng. Vì vậy đề tài “Vấn đề kết hợp biện chứng các mặt đối lập và sự vận dụng của nó vào công tác chuyên môn” là đề tài vô cùng hữu ích để học viên có thể nắm vững quy luật này từ đó hình thành phương pháp, hình thành tư duy khoa học, biết khám phá bản chất của các sự vật và giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh. Vận dụng và liên hệ đến công tác chuyên môn của học viên từ đó có những hành xử đúng đắn cho cá nhân, hoàn thiện kỹ năng, trong môi trường làm việc cũng như các mối quan hệ xã hội.

1

Qua đây học viên xin chân thành cảm ơn thầy TS Trần Nguyên Ký vì sự giảng dạy nhiệt huyết của thầy và cuốn sách “ SỰ KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY” do thầy làm tác giả đã giúp ích em rất nhiều trong quá trình làm tiểu luận. Em xin chân thành cảm ơn Thầy!

2

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT KẾT HỢP BIỆN CHỨNG GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Mâu thuẫn là gì? Mâu thuẫn: là hiện tượ ng khách quan và phổ biến, chỉ mối liên hệ tác động qua lại giữa các mặt đối lập trong cùng một sự vật. Như vậy, mâu thuẫn là cái vốn có ở mọi sự vật hiện tượng. Khi sự vật hay hiện tượng được hình thành và phát triển sẽ xuất hiện mâu thuẫn, là do cấu trúc tự nhiên của s ự vật quy định, không phụ thuộc vào bất k ỳ một lực lượng siêu nhiên nào, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đến khi kết thúc, ở mọi không gian, thời gian, mọi giai đoạn phát triển. Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác được hình thành. Trong những điều kiện cụ thể khác nhau, mâu thuẫn thể hiện ra dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú khác nhau: •

Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài



Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản



Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu



Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng 1.1.2 Các mặt đối lập là gì?

Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm mặt đối lập là sự khái quát những thuộc tính, những khuynh hướng ngược chiều nhau tồn tại trong cùng một sự vật hiện tượng, tạo nên sự vật hiện tượng đó. Không phải bất kì hai mặt đối lập nào cũng hình thành nên mâu thuẫn. Bởi chính bên trong sự vật đã có rất nhiều mặt đối lập, chỉ có những mặt đối lập nào thống nhất với nhau như một chỉnh thể mới tạo thành mâu thuẫn. Ví dụ như: Trong sinh vật, hai mặt đối lập là đồng hóa và dị hóa thống nhất với nhau, nếu chỉ là một quá trình thì sinh vật sẽ chết. Hay như giai cấp công nhân và giai cấp tư sản cùng tồn tại trong một hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa mặc dù đối lập nhau về mặt lợi ích nhưng vẫn tồn tại với nhau trong cùng một chỉnh thể. Những mặt trái ngược nhau đó trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập.

3

Trong tư duy thông thường, khi nói đến hai mặt đối lập là nói đến mâu thuẫn. Còn trong tư duy biện chứng, không phải là hai mặt đối lập nào cũng tạo nên mâu thuẫn mà chỉ những mặt đối l ập tác động biện chứng với nhau tạo nên sự vật hiện tượng và tạo nên s ự phát triển mới được gọi là mâu thuẫn – mâu thuẫn biện chứng. 1.2 Sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập 1.2.1 Sự đấu tranh các mặt đối lập Sự đấu tranh của các mặt đối lập là s ự tác động qua lại theo khuynh hướng bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập. Theo chủ nghĩa Mac-lênin, vai trò của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn đối với sự phát triển sự vật được đánh giá rất cao. Chính cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập đã dẫn tới việc giải quyết mâu thuẫn và qua đó làm cho sự vật phát triển. Chính vì thế về mặt phương pháp luận, cần phải nhận thức được rằng, trong quá trình giải quyết mâu thuẫn xã hội cụ thể nào đó, đòi hỏi chủ thể hoạt động phải có thái độ tôn trọng cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn, tạo điều kiện cho sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nhằm thúc đẩy sự phát triển của sự vật hiện tượng. Hơn nữa, hai mặt đối lập thường là một mặt đại diện cho cái tiến bộ, tích cực còn mặt đại diện cho cái lạc hậu tiêu cực. Vì vậy, phải làm sao cho mặt đối lập đại diện cho cái tiến bộ, tích cực chiến thắng mặt đối lập đại diện cho cái l ạc hậu, tiêu cực. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp diễn ra từ thấp đến cao, gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm riêng. Chính Lênin khẳng định rằng “ Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”. 1.2.2 Sự thống nhất các mặt đối lập Thống nhất của hai mặt đối lập được hiểu không phải chúng đứng cạnh nhau mà nương tựa vào nhau, tạo ra sự phù hợp cân bằng, quy định lẫn nhau và gắn kết với nhau. Hai mặt đối lập là tiền đề tồn tại cho nhau nếu thiếu một trong hai sẽ không còn tồn tại được. Vì thế cho nên sự thống nhất là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại của mọi sự vật. Theo Lênin thì sự thống nhất của các mặt đối lập, đó là sự thừa nhận những khuynh hướng mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau, đối lập trong tất cả các hiện tượng và quá trình của giới tự nhiên. Mỗi khi đề cập đến phép biện chứng duy vật, đến vấn đề mâu thuẫn biện chứng với mối quan hệ của các mặt đối lập trong mâu thuẫn, V.I.Lênin luôn nhắc tới khía cạnh thống nhất trong mối quan 4

hệ đó. Theo V.I.Lênin, phép biện chứng chẳng qua là: Học thuyết vạch ra rằng những mặt đối lập làm thế nào mà có thể và thường là (trở thành) đồng nhất, bằng cách “chuyển hoá lẫn nhau” và “tại sao lí trí con người lại không nên xem những mặt đối lập ấy là chết, cứng dở, mà là sinh động, có điều kiện, năng động, chuyển hoá lẫn nhau”. 1.2.3 Sự chuyển hóa các mặt đối lập Chuyển hóa các mặt đối lập (giải quyết mâu thuẫn biện chứng): Sự thống nhất của các mặt đối lập mang tính tương đối gắn liền với sự ổn định của sự vật. Sự đấu tranh của các mặt đối lập mang tính tuyệt đối gắn liền với sự vận động, thay đổi của bản thân sự vật. Mâu thuẫn biện chứng phát triển tương ứng với quá trình thống nhất các mặt đối lập chuyển t ừ mức độ trừu tượ ng sang mức độ cụ thể, còn sự đấu tranh các mặt đối lập chuyển từ mức bình lặng sang quyết liệt. Điều này làm xuất hiện các khả năng chuyển hóa của các mặt đối lập. Khi điều kiện khách quan hội đủ, một trong các khả năng đó sẽ biến thành hiện thực, các mặt đối lập tự thực hiện quá trình chuyển hóa. Mâu thuẫn biện chứng được giải quyết khi các mặt đối lập tự phủ định chính mình để biến thành cái khác. Có hai phương thức chuyển hóa: một là, mặt đối lập này chuyển hóa thành mặt đối lập kia ở một trình độ mới; hai là, cả hai mặt đối lập cùng chuyển hóa thành những cái thứ ba nào đó mà quy luật khách quan và điều kiện, tình hình cho phép. 1.2.4 Sự kết hợp các mặt đối lập Trong lý luận biện chứng Mácxít, vấn đề kết hợp các mặt đối lập được đặt ra và giải quyết. Đây là biểu hiện hoạt động tích cực, chủ động của chủ thể trên cơ sở nhận thức mâu thuẫn khách quan. Chính xuất phát t ừ việc nhận thức sự thống nhất khách quan, từ những điểm chung vốn có của các mặt đối lập, từ những nhu cầu thực tiễn, con người có thể tiến hành kết hợp các yếu t ố, hơn nữa là cả các măt đối lập nhằm giải quyết nhưng mâu thuẫn xã hội… Có 3 góc độ tiếp cận: Thứ nhất: xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập t ừ góc độ bản thể luận, tức sự thống nhất khách quan vốn có của chúng. Ở đây, không phải là sự thống nhất tuyệt đối , mà là sự thống nhất tương đối, thống nhất trong s ự khác biệt, kể cả sự đối lập.

5

Thứ hai: xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ nhận thức luận. Điều này rõ ràng là một công việc không đơn giản, không chỉ tùy thuộc vào nhân tố chủ quan, vào chủ thể mà còn phụ thuộc vào chính bản thân của mâu thuẫn. Bởi vì mâu thuẫn không tự bộc lộ ra mà nói tồn t ại bên trong cái “ vỏ bọc” thống nhất với những hình thức cụ thể của nó. Để nhận thức nó, cần phải tiến hành thao tác như Lênin đã chỉ dẫn: “ phân đôi cái thống nhất”. Phải phân đôi được cái thống nhất thì mới có thể phát hiện và nắm bắt được các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Cố nhiên sự phân đôi ở đây không phải là hoạt động chủ quan, tùy tiện mà phải dựa trên cơ sở tôn trọng tính khách quan của mâu thuẫn biện chứng. Thứ ba: xem xét s ự thống nhất giữa các mặt đối l ập từ góc độ thực tiễn.Trên cơ sở nhận thức sự thống nhất (bao hàm cả sự đấu tranh) giữa các mặt đối lập của một mâu thuẫn nhất định, chủ thể có thể thực hiện việc kết hợp các mặt đối lập để từ đó tạo điền kiện giải quyết tốt các mâu thuẫn. Việc kết hợp các mặt đối lập cũng xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của chủ thể. Một mặt, con người với tư cách chủ thể tiến hành hoạt động k ết hợp các mặt đối l ập nhằm giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể theo hướng có lợi cho bản thân, đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của bản thân; song mặt khác, đó lại không phải là hoạt động chủ quan tùy tiện, mà phải trên cơ sở nhận thức đúng và tuân theo những yêu cầu khách quan, cũng như những điều kiện khách quan của việc giải quyết mâu thuẫn đó. Việc kết hợp các mặt đối lập trong kinh tế xã hội không phải là hành động được tiến hành với bất cứ yếu tố, mặt đối lập nào, trong bất k ỳ điều kiện nào. Càng không nên hiểu đây là việc làm mang tính chủ quan thuần túy, tùy tiện, vô nguyên tắc của chủ thể hành động. Việc kết hợp các mặt đối lập ở đây phải dựa trên cơ sở khách quan cụ thể, đó là những đòi hỏi tất yếu của việc kết hợp và cả ở những điều kiện khách quan cho phép để tiến hành việc kết hợp này. Đồng thời, việc kết hợp các mặt đối lập trong đời sống xã hội cũng phải thể hiện được tính định hướng rõ ràng. Theo tinh thần của lý luận biện chứng mác xít, khi đề cập đến việc giải quyết mâu thuẫn biện chứng mácxit nói chung, đương nhiên phải nhận thức được rằng đó là quy trình tự giải quyết. Tuy nhiên với loại hình mâu thuẫn biện chứng xã hội l ại có những đăc thù của việc giải quyết mâu thuẫn đó. Ở đây thuật ngữ tự giải quyết có nghĩa là quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể nào đó đã diễn ra một cách khách quan đối với con người, đối

6

với một lực lượng xã hội nhất định. Phương pháp giải quyết mâu thuẫn xã hội mà chủ thể tiến hành cũng phải phù hợp bản chất khách quan của mâu thuẫn đó. Tuy nhiên việc giải quyết mâu thuẫn xã hội, thực chất lại là biểu hiện hoạt động của chủ thể con người. Do đó quá trình giải quyết mâu thuẫn cũng in dấu ấn của chủ thể. Chính trong quá trình hoạt động như vậy, trong điều kiện cho phép, chủ thể có thể sử dụng phương pháp kết hợp các mặt đối lập, coi đó như hình thức cụ thể để các mặt đối lập thực hiện sự đấu tranh của chúng dẫn tới việc giải quyết mâu thuẫn cụ thể. Cũng chính vì thế, việc tiến hành kết hợp các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn xã hội, rõ ràng không thể là một giải pháp duy nhất và cũng không là giải pháp có thể áp dụng với mọi trường hợp. Trong đời sống xã hội, mâu thuẫn xã hội với tính cách là mâu thuẫn giữa người với người về mặt lợi ích, là cội nguồn cho sự phát triển xã hội, được thể hiện ra rất nhiều hình thức, nhiều loại cụ thể. Chẳng hạn, đối với loại mâu thuẫn đối kháng, phương pháp giải quyết nhìn chung là sử dụng bạo lực, thực hiện loại trừ một mặt đối lập nào đó.Tuy vậy, trong điều kiện cụ thể, khi giữa hai lực lượng xã hội cụ thể tồn tại với tư cách là hai mặt đối lập nhau,mặc dù về bản chất vẫn có sự đối kháng về lợi ích, song lại có một số điểm chung về lợi ích; thì khi đó có thể thực hiện hình thức “kết hợp các mặt đối lập”. Điều đó cho phép việc giải quyết mâu thuẫn giữa chúng được thực hiện t ốt hơn, đem lại lợi ích cho chủ thể nhiều hơn. Dĩ nhiên, cần phải có khả năng cần thiết ( trí tuệ và bản lĩnh chính trị) thì chủ thể mới có thể thực hiện việc kết hợp này. Ở đây về cơ bản mâu thuẫn vẫn là mâu thuẫn đối kháng; nhưng ở khía cạnh nào đó, vẫn có thể cho phép kết hợp các mặt đối lập. Còn đối với loại mâu thuẫn xã hội không đối kháng, các mặt đối lập có lợi ích cơ bản nhất trí với nhau, chủ thể hoạt động hoàn toàn có thể tiến hành k ết hợp các mặt đối lập. Tuy nhiên trong trường hợp này, nếu chủ thể mắc sai lầm nghiêm trọng và kéo dài, hay khi chủ thể không còn đủ năng lực trí tuệ và bản lĩnh chính trị cần thiết thì khi đó xuất hiện yêu cầu khách quan phải giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp loại trừ các mặt đối lập. Tóm lại, việc kết hợp các mặt đối lập trong quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể chỉ có thể tiến hành được khi có đầy đủ những điều kiện khách quan và chủ quan cho phép. Tuyệt đối đây không phải là giải pháp có tính phổ biến, có thể thực hiện trong mọi trường hợp với mọi điều kiện.

7

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập làm sáng tỏ nguồn gốc của sự vận động, phát triển của các sự vật và có ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Để nhận thức đúng bản chất của sự vật và tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động thực tiễn, ta phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật. Muốn phát hiện ra mâu thuẫn phải tìm ra trong thể thống nhất những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau, tức là tìm ra những mặt đối lập và tìm ra những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa những mặt đối lập đó. Phải xem xét quá trình phát sinh, phát tri ển của từng mâu thuẫn. Khi phân tích mâu thuẫn, ta phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn. Ta phải xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau của các mâu thuẫn. Phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt đối lập, mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng. Chỉ có như vậy ta mới có thể hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng vận động, phát triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn. Để thúc đẩy sự vật phát triển, ta phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn, không được điều hòa mâu thuẫn. Việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phải phù hợp với trình độ phát triển của mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức, phương tiện và l ực lượng giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi điều kiện đã chín muồi. Một mặt, ta phải chống thái độ chủ quan, nóng vội (căn bệnh tả khuynh trong giải quyết mâu thuẫn). Mặt khác, ta cũng không được rơi vào bảo thủ, trì trệ khi giải quyết mâu thuẫn (hữu khuynh trong giải quyết mâu thuẫn), ta phải cực kỳ thúc đẩy các điều kiện khách quan để làm cho các điều kiện giải quyết mâu thuẫn đi đến chín muồi. Mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải quyết khác nhau. Do đó, ta phải tìm ra các hình thức giải quyết mâu thuẫn một cách linh hoạt, vừa phù hợp với t ừng loại mâu thuẫn, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể.

8

CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KẾT HỢP BIỆN CHỨNG GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÀO CÔNG VIỆC CHUYÊN MÔN Mâu thuẫn tồn tại ở tất cả mọi sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Bản thân tôi hiện đang làm việc về tổ chức hành chính nhân sự cho Công ty TNHH TM XD Diệu Long. Trong quá trình thực hiện công tác chuyên môn của mình, tôi đã gặp rất nhiều những mâu thuẫn, nắm được lý thuyết về việc kết hợp biện chứng các mặt đối l ập và cách thức để vận dụng lý thuyết vào thực tiễn công việc, tôi xin phân tích một mâu thuẫn nổi lên có liên quan đến công việc của mình. Trong quá trình công ty có hai xu hướng là “phát triển” và “trì trệ”. Đây chính là hai mặt đối lập của quá trình phát triển. Hai mặt đối lập này là tổng hòa các mặt đối lập khác như: muốn phát triển thì cần đào tạo, tuyển dụng nhiều nhân sự có trình độ cao, mà lao động nhiều và trình độ cao thì lương, thưởng phải trả cho người lao động cũng cao. Như vậy, s ẽ ảnh hưởng đến quỹ lương và ngân sách của Công ty nhưng nếu không đào tạo, không tuyển dụng thì không có nhân l ực giỏi, công việc sẽ trì trệ và làm cho doanh thu, lợi nhuận của Công ty ngày càng đi xuống. Do vậy không phải để tiết kiệm ngân sách thì Công ty không tuyển dụng, không đào tạo mà thay vào đó tổ chức hành chính Công ty phải tự đổi mới và hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ nhân viên, đào tạo ra đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm và năng động để làm việc hiệu quả từ đó sẽ tăng nguồn thu cho Công ty. Làm tốt các công việc trên, cũng có nghĩa là giải quyết tốt được mâu thuẫn giữa sự phát triển và trì trệ, (mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng ở mức phát triển hơn) đó là làm cho Công ty ngày một phát triển, điều này phù hợp với quy luật khách quan (mâu thuẫn là nguồn gốc động lực của sự phát triển). Tuy nhiên như chúng ta đã nghiên cứu, khi giải quyết được mâu thuẫn rồi không có nghĩa là không còn tồn tại mâu thuẫn, mà ngược lại, mâu thuẫn này mất...


Similar Free PDFs