Vai trò của tinh hoa văn hóa nhân loại trong việc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh PDF

Title Vai trò của tinh hoa văn hóa nhân loại trong việc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Author Phúc Lộc Kiều
Course T ư tưởng H ồ Chí Minh
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 26
File Size 436.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 44
Total Views 344

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ****************TIỂU LUẬN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHĐỀ TÀI:Vai trò của tinh hoa văn hóa nhân loại trong việc hình thànhTư tưởng Hồ Chí Minh.Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN QUANG TRƯỜNGNhóm sinh viên thực hiện:Họ và Tên: MSSV: Mã lớp bài tập:1. Nguyễn T...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ****************

TIỂU LUẬN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI:

Vai trò của tinh hoa văn hóa nhân loại trong việc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN QUANG TRƯỜNG Nhóm sinh viên thực hiện:

1. 2. 3. 4.

Họ và Tên: Nguyễn Tiến Quân Đỗ Đức Mạnh Trần Công Danh Trần Quang Huy

MSSV: 20181706 20181641 20170678 20184489

Mã lớp bài tập: 116935 116935 116936 116936

Hà nội, 12 tháng 5 năm 2020 1

Mục lục Mở đầu

Trang

1.

Lý do chọn đề tài

4

2.

Tổng quan đề tài (lịch sử nghiên cứu): Mục đích nghiên cứu đề tài

4

3. 4. 5. 6. 7.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài

4 4 5

Phương pháp nghiên cứu đề tài Đóng góp đề tài

5 5

Kết cấu của đề tài

Nội dung :

6

Chương 1: Quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh 1.1. Quá trình ảnh hưởng của Văn hóa phương Đông đối với Hồ Chí Minh 1.1.1. Nho giáo, gia đình và thời niên thiếu của Hồ Chí Minh

6

1.1.2. Chủ nghĩa Tôn Trung Sơn 1.2. Quá trình ảnh hưởng của Văn hóa phương Tây đối với Hồ Chí Minh 1.2.1. Thời kỳ tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin,

7

6 6 8 8

trở thành người cộng sản (1911 - 1920) 1.2.2

Thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành về cơ bản (19201930) Chương 2: Vai trò của Văn hóa phương Đông thể hiện trong Tư tưởng Hồ Chí Minh 2.1 Nho giáo

10

2.2

13

Phật giáo

2.3

11 11

Chủ nghĩa Tam dân – Tôn Trung Sơn Chương 3: Vai trò của Văn hóa phương Tây thể hiện trong Tư tưởng Hồ Chí Minh 3.1. Thiên chúa giáo

14

3.2.

17

Triết học Khai sáng Pháp (Voltaire, Rousso, Montesquieu) 2

16 16

3.3.

Các cuộc cách mạng tại Pháp, Mỹ và các bản tuyên ngôn

3.3.1. Tuyên ngôn độc lập của cách mạng Mỹ (1776) 3.3.2. Tuyên ngôn nhân quyền của Cách mạng Pháp (1791) 3.3.3. Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản của Đức – 1848 Chương 4: Sự kết hợp văn hóa phương Đông và phương Tây trong Tư tưởng Hồ Chí Minh. 4.1. Sự kết hợp văn hóa Đông-Tây trong việc tiếp nhận tư tưởng

18 18 18 19 19 20

Tự do-Bình đẳng- Bác ái của Hồ Chí Minh 4.2.

Sự kết hợp văn hóa Đông-Tây trong việc tiếp nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin của Hồ Chí Minh

21

Kết luận chung

24

Danh mục tài liệu tham khảo

25

Phụ lục

26

3

Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Hồ Chí Minh (1890-1979) là nhà lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam, được thế giới công nhận là nhà văn hóa kiệt xuất, anh hùng giải phóng dân tộc. Những giá trị mà tư tưởng Hồ Chí Minh để lại cho hậu thế là vô cùng quý giá, được Đảng Cộng sản Việt Nam coi là kim chỉ nam trong mọi công tác Đảng, mọi đường lối chính sách lãnh đạo đất nước. Người cũng là tấm gương sáng ngời về đạo đức, phong cách sống và làm việc cho các thế hệ nhân dân Việt Nam. Một điều không thể phủ nhận rằng vốn kiến thức uyên bác, tấm lòng nhân hậu và tinh thần cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh một phần có được là nhờ sự ham học hỏi, quyết tâm vượt gian khó tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Việc nghiên cứu quá trình tác động của tinh hoa văn hóa nhân loại và vai trò của nó trong sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh cho người học có thêm hiểu biết và một góc nhìn phân tích đặc biệt đối với các vấn đề có trong bộ môn này. Đây chính là lý do mà nhóm tiểu luận chọn đề tài “Vai trò của tinh hoa văn hóa nhân loại trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh”. 2.Tổng quan đề tài (lịch sử nghiên cứu): Đề tài nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là một mảng nghiên cứu vô cùng rộng lớn và có giá trị với thực tiễn xã hội – cách mạng Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử hàng thế kỉ của dân tộc. Với quy mô của một bài tiểu luận, nhóm tác giả tập trung phân tích các khía cạnh tác động của tinh hoa văn hóa nhân loại và vai trò của nó trong sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Dù vậy, đây vẫn là một đề tài đòi hỏi nguồn tư liệu đa dạng và tư duy phân tích có chọn lọc. Tiểu luận có tham khảo nhiều bài báo và đầu sách khác nhau với hi vọng có thể đưa ra lập luận chính xác, cụ thể nhất trong khả năng của nhóm tác giả. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài được thực hiện nhằm đưa ra một góc nhìn về sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở của các yếu tố tinh hoa văn hóa nhân loại, bao gồm văn hóa phương Đông và phương Tây nói chung. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Tiểu luận về đề tài “Vai trò của tinh hoa văn hóa nhân loại trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh” tập trung nghiên cứu các giai đoạn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời và sự nghiệp Cách mạng của Người, cùng với các dẫn chứng về tác phẩm, tuyên ngôn, hành động của Hồ Chí Minh. Từ đó nhóm tác giả phân tích vai trò của chúng đối với tư tưởng Hồ Chí Minh. 4

Đồng thời, tiểu luận còn đề cập tới bối cảnh thời đại, các đặc trưng văn hóa trên thế giới để làm rõ ảnh hưởng đó lên các vấn đề cụ thể của tư tưởng Hồ Chí Minh có trong cuốn “Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh” (NXB. Chính trị Quốc gia Sự thật – Bộ Giáo dục & Đào tạo). Đề tài không đi sâu vào nghiên cứu các khía cạnh đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Đầu tiên, đề tài chỉ ra quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong suốt cuộc đời và sự nghiệp Cách mạng của Hồ Chí Minh. Cùng với đó là chỉ ra các yếu tố nào thuộc về văn hóa phương Đông, yếu tố nào thuộc về phương Tây bằng hàng loạt các dẫn chứng cụ thể về tác phẩm, tuyên ngôn, hành động của Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, đề tài phân tích từng mục nhỏ, từng yếu tố tác động để liên hệ, làm rõ vai trò của chúng đối với việc hình thành các vấn đề chính trong tư tưởng của Người - chính là các chương mục trong cuốn “Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh” (NXB. Chính trị Quốc gia Sự thật – Bộ Giáo dục & Đào tạo) 6. Đóng góp đề tài Với những nghiên cứu hết sức cơ bản của mình, nhóm tác giả tiểu luận hi vọng được đóng góp một phần nhỏ so với các trước tác hết sức đồ sộ về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, đề tài này cũng đưa ra một phương pháp tiếp cận mới tới những vấn đề của tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua việc đưa vào góc độ hình thành các vấn đề đó trên cơ sở phân tích vai trò của các yếu tố văn hóa nhân loại. 7. Kết cấu của đề tài Đề tài bao gồm Chương Mở đầu, 4 chương nội dung, Kết luận đi kèm với Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục Phân công tiểu luận.

5

Nội dung : Chương 1: Quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh 1.1. Quá trình ảnh hưởng của Văn hóa phương Đông đối với Hồ Chí Minh Trước hết, một điều hiển nhiên mà tất cả chúng ta đều biết, cả thế giới đều thấy rõ, đó là: Hồ Chí Minh là người Việt Nam, là vị lãnh tụ của Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, một tư tưởng lớn của văn hóa phương Đông. Những ảnh hưởng của văn hóa phương Đông lên tư tưởng Hồ Chí Minh là một lẽ tự nhiên, xuyên suốt và cực kì rõ nét. Trong phạm vi của bài tiểu luận, xin được chỉ đưa ra những phân tích, dẫn chứng mà văn hóa phương Đông (và cả phương Tây) tác động đến các vấn đề trong nội dung Tư tưởng của Hồ Chí Minh, chứ không tập trung các chủ đề về đạo đức, phong cách của Người. 1.1.1. Nho giáo, gia đình và thời niên thiếu của Hồ Chí Minh Sinh ra trong gia đình nhà Nho Nguyễn Sinh Sắc, Hồ Chí Minh đã được học những lễ giáo, phép tắc của Nho giáo từ nhỏ. Ngay cả quê hương Nghệ An của Người cũng là mảnh đất sản sinh ra nhiều bậc hiền tài, trạng nguyên của các triều đại phong kiến Việt Nam. Do đó, Hồ Chí Minh có một quá trình tiếp thu Nho giáo rất căn bản và có hệ thống: Từ tiếp thu di sản Nho học từ người cha, đến học tập các thầy đồ nổi tiếng một thời như Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc Quý, Trần Nhân, …; từ việc học tập qua trao đổi với các nhà nho thế hệ cha chú như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, đến quá trình tự học lâu dài, bền bỉ… Được biết thời niên thiếu, cậu bé Sinh Cung và anh trai Sinh Khiêm luôn là những học trò ưu tú trong lớp dạy chữ Nôm của các ông đồ nổi tiếng quanh vùng. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh dung nạp tư tưởng Nho giáo trong bối cảnh hết sức đặc biệt, khi mà bản thân hệ thống tư tưởng Nho giáo bất lực trước việc cung cấp công cụ để nhận thức và luận giải hiện thực xã hội Việt Nam. Khi mà hệ thống triều đình phong kiến dựa trên giáo lý Khổng tử đã trở nên suy thoái, bạc nhược và bất lực trước sự xâm lược của thực dân phương Tây, xâm nhập của văn hóa phương Tây. Các phong trào chính trị - xã hội chịu ảnh hưởng của Nho giáo không thể giải quyết những vấn đề mà thực tiễn lịch sử của dân tộc đặt ra; hệ thống giáo dục và khoa cử Nho học thì bị giải tán. Hồ Chí Minh chứng kiến hàng loạt các cuộc nổi dậy đấu tranh lãnh đạo bởi các nhà Nho yêu nước, trong đó không ít người có quan hệ thân thiết với cha mình, đều đón nhận thất bại và bị thực dân phương Tây đàn áp trong bể máu. Ngay cả thân phụ của Người, cụ Nguyễn Sinh Sắc cũng bị giáng chức quan tri huyện một mặt vì có qua lại với những người trong cuộc khởi nghĩa. Hồ Chí Minh nhận ra lý luận Nho giáo dạy con người ta nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, nhưng cũng thấy rằng chỉ dựa vào đó thì không tìm ra được tự do cho giang sơn tổ quốc, hay đơn giản là miếng cơm manh áo cho người dân Việt Nam lúc bấy giờ. 6

Nói chung, hệ tư tưởng Nho giáo đã hình thành những giá trị nhân văn truyền thống tốt đẹp, nhưng không phải là cơ sở lý luận để Hồ Chí Minh xây dựng lên tư tưởng của Người. 1.1.2. Chủ nghĩa Tôn Trung Sơn Tôn Trung Sơn (1866-1925), nhà dân chủ cách mạng Trung Hoa và tư tưởng của ông đã có nhiều tác động tới Hồ Chí Minh. Mặc dù cuộc Cách mạng Tân Hợi do Tôn Trung Sơn lãnh đạo nổ ra vào cuối năm 1911, phải đến đầu những năm 20 mới có một ít tờ báo xuất bản ở Trung Quốc lọt đến Paris theo chân những người du học và sinh sống ở đây... Có lẽ nhờ đó mà Nguyễn Ái Quốc biết được những gì đang diễn ra trên đất Trung Quốc đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XX, đặc biệt là hoạt động của Chính phủ cách mạng Quảng Châu và những tư tưởng cách mạng của Tôn Trung Sơn. Điều đó có nghĩa là Hồ Chí Minh biết đến cách mạng của Tôn Trung Sơn sau khi đã lựa chọn con đường cách mạng vô sản. Dấu vết sớm nhất về những tư tưởng đẹp đẽ của Tôn Trung Sơn trong di sản của Hồ Chí Minh có lẽ là bài viết đầu năm 1921 khi Người còn hoạt động ở Paris. Trong bài viết đó chứa đựng thiện cảm to lớn của Người đối với cuộc cách mạng dân tộc do Tôn Trung Sơn lãnh đạo và đặc biệt trong đó chứa đựng sự dự báo về khả năng phát triển của cuộc cách mạng này. Hồ Chí Minh dần đi sâu vào tìm hiểu cuộc cách mạng đang diễn ra tại Trung Quốc khi đó. Những nét tương đồng trong văn hóa và bối cảnh lịch sử giữa Việt Nam và nước láng giềng phía bắc đã khiến Người nhận thấy nhiều giá trị trong Chủ nghĩa Tam Dân đối với cuộc cách mạng giải phóng ở Việt Nam. Vốn là một nhà hoạt động cách mạng đề cao thực tiễn, Hồ Chí Minh không ngần ngại đã đến tận Quảng Châu để có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về Chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn. Ngày 11/11/1924, Người đến Quảng Châu sau khi Chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn đã chuyển sang Chủ nghĩa tam dân mới với nội dung dân tộc, dân quyền, dân sinh đã được mở rộng theo chiều hướng có lợi cho cách mạng vô sản, nên Người rất quan tâm tìm hiểu tư tưởng cách mạng của Tôn Trung Sơn. Ba nguyên tắc: “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” được Nguyễn Ái Quốc sáng tạo, bổ sung để phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc và những người yêu nước đang hoạt động ở Quảng Châu đã tổ chức huấn luyện được hàng trăm cán bộ cách mạng và chuẩn bị tiến tới thành lập một chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Tuy nhiên cuộc đảo chính ở Thượng Hải và Quảng Châu (1927) của Tưởng Giới Thạch khiến Nguyễn Ái Quốc bị lọt vào tầm ngắm của bọn phản cách mạng, nên Người phải bí mật trở lại đất nước Liên Xô. Giai đoạn 1927-1945, Hồ Chí Minh tiếp tục tìm hiểu và vận dụng sáng tạo tinh hoa Chủ nghĩa Tam dân mới vào thực tiễn giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Sau năm 1945, khi nước Việt Nam đã thực hiện thành công cách mạng tháng Tám và trong 7

quá trình bảo vệ cách mạng, Hồ Chí Minh viết: “Chính phủ cố gắng làm theo đúng ba chính sách: Dân sinh, Dân quyền và Dân tộc”. Ngày 12/10/1945, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh về việc lấy Quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì sau đó không lâu chúng ta thấy dưới Quốc hiệu ấy lại xuất hiện ba cặp tiêu ngữ Độc lập - Tự do Hạnh phúc. Hẳn là tiêu ngữ đó có nguồn gốc từ ba chủ nghĩa của Tôn Trung Sơn, được người tiếp thu và vận dụng sáng tạo ở Việt Nam. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, Hồ Chí Minh vận dụng chủ nghĩa Tam Dân để làm cơ sở vững chắc tiến lên CNXH, chứ không như Tôn Trung Sơn thực hiện Chủ nghĩa tam dân để thiết lập xã hội có tính chất tư bản. Mặc dù nhận thấy “Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên là thích hợp nhất với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam” nhưng trước sau, Người đều khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin. Bên cạnh Nho giáo và Chủ nghĩa Tam dân, Phật giáo cũng là một yếu tố văn hóa phương Đông góp phần hình thành nên những giá trị tốt đẹp trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, quá trình mà Phật giáo (và các tôn giáo Đông-Tây khác) tác động lên Hồ Chí Minh có phần không mạch lạc, liên tục nên nhóm tác giả xin phép được trình bày cụ thể trong chương 2 và chương 3 của tiểu luận. 1.2. Quá trình ảnh hưởng của Văn hóa phương Tây đối với Hồ Chí Minh 1.2.1. Thời kỳ tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, trở thành người cộng sản (1911 - 1920) Năm 1911, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đặt chân lên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville, khởi đầu chặng đường gần 30 năm bôn ba hải ngoại, kiếm tìm độc lập, tự do cho Tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai nghĩ rằng quá trình tiếp cận văn hóa phương Tây của Hồ Chí Minh đã bắt đầu ở một thời điểm sớm hơn rất nhiều. Cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ anh Nguyễn Tất Thành là một trong những nhà Nho sớm nhận ra lợi ích thiết thực và sự hợp thời của việc học tiếng Pháp và chữ quốc ngữ. Ông đã mạnh dạn cho cả hai anh em Tất Đạt, Tất Thành xuống thị xã Vinh thời đó để học trường tiểu học. Đó cũng là lần đầu, Tất Thành tiếp xúc với mấy chữ Tự do, Bình đẳng, Bác ái treo trên tường lớp. Về sau, Bác Hồ có nhắc lại về kỉ niệm ấy: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái... Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy”. Sự thay đổi của xã hội ở một tỉnh lỵ như Vinh trong cuộc khai thác thuộc địa cũng để lại nhiều ấn tượng với Nguyễn Tất Thành về một phần văn hóa Pháp được mang đến xứ thuộc địa.

8

Tiếp theo đó, việc thi đỗ vào trường Quốc học Huế năm 1907-1908 đã càng mở rộng hơn cơ hội tìm hiểu văn hóa phương Tây với Nguyễn Tất Thành. Dù rằng hằng ngày chứng kiến sự thô bạo, khinh bỉ của không ít giáo viên người Pháp đối với học sinh, cũng như thừa hiểu mục đích của trường “Quốc học” chỉ là đào tạo những tay sai trung thành cho chính quyền thực dân, Tất Thành không phủ nhận nước Pháp có một nền văn minh thực sự. Anh đã không vì căm ghét lũ thực dân mà bài xích nền văn minh vào bậc nhất nhì thế giới của Cộng hòa Pháp. Anh say mê tìm hiểu cuộc Cách mạng tư sản Pháp (1789). Anh còn bỏ công tim đọc những tác phẩm của các nhà triết học Pháp của Phong trào khai sáng, những tác phẩm đã khiến anh thấy toát lên tinh thần phê phán chế độ chuyên chế, lòng thiết tha yêu tự do, khao khát bình đẳng và bác ái. Tại sao Voltaire lại ca ngợi đất nước Nga của Pie đại đế? Tại sao Montesquieu lại tán dương chế độ đại nghị của nước Anh? Những câu hỏi đó thôi thúc Nguyễn Tất Thành đi sâu vào nền văn hóa, văn minh của một thế giới phương Tây vốn còn nhiều bí ẩn đối với đa số người Việt thời kì này. Càng tìm hiểu, anh càng tò mò và nung nấu quyết tâm đi tới tận nơi sản sinh ra những nền văn minh đó. Cuối cùng, sau nhiều ngày để vượt qua ranh giới Trung Kỳ - Nam Kỳ, Nguyễn Tất Thành đã tới được Sài Gòn, rồi đặt chân lên con tàu Latouche-Tréville. Thời gian làm công việc cực nhọc của một phụ bếp người An Nam trên con tàu Pháp cho Nguyễn Tất Thành nhiều ấn tượng về văn hóa Tây phương. Anh nhận ra ngoài bọn thực dân tàn ác, coi mạng người xứ thuộc địa không đáng một xu, thì “cũng có những người Pháp tốt”, và “người Pháp ở Pháp tốt, lễ phép hơn người Pháp ở Đông Dương”. Lần đầu tiên vào một quán cà phê tại Marseille, anh được người Pháp gọi bằng “ông”. Nguyễn Tất Thành, hay anh Ba, luôn tận dụng tất cả thời gian, sức trẻ và một số tiền ít ỏi để có cơ hội đi tới những miền đất mới, những nền văn hóa và chính trị khác nhau. Ngoài vốn tiếng Pháp, anh học thêm tiếng Anh, Đức, Ý, Nga,… để có thể hiểu được đời sống và xã hội ở nhiều đất nước (thậm chí là cả các nước Châu Phi, Trung Đông,…). Đi tới đâu anh cũng tìm tòi, phân tích, đối chiếu đời sống nhân dân và chế độ chính trị của các quốc gia. Quá trình đó đã hình thành vốn kiến thức vừa bao quát, vừa uyên thâm về các dân tộc trên thế giới, vừa tạo nên tấm lòng yêu thương, bác ái với nhân dân bị áp bức khắp năm châu bốn bể. Năm 1912, sau khi tới nhiều vùng đất cũng như có một thời gian dài hoạt động ở Pháp, Nguyễn Tất Thành đặt chân đến nước Mỹ. Anh đã có dịp tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ, tiếp cận với các giá trị tiến bộ của Tuyên ngôn độc lập năm 1776. Từ năm 1913, Người làm việc và hoạt động tại Anh. Khoảng cuối năm 1917, từ nước Anh, Người tới Pháp, sống tại Pari đến tháng 61923. Thời gian này, Người có những hoạt động tích cực, sôi nổi, tham dự các cuộc 9

diễn thuyết của những nhà chính trị và triết học để bổ sung thêm nhiều tri thức mới. Cũng từ đây, Nguyễn Tất Thành đã dần đi đến một giai đoạn cao hơn trong việc tìm hiểu văn hóa phương Tây. Tiếp cận với nhiều sách, báo, tài liệu và qua những hoạt động chính trị, xã hội, anh đã có những hiểu biết sâu sắc về đời sống chính trị, xã hội, về sự phân chia giai cấp, giàu nghèo, về những bất công trong lòng xã hội Pháp và các nước, về bản chất bóc lột của chủ nghĩa đế quốc, thực dân, về cuộc đấu tranh của người lao động; văn hóa, triết học Pháp có tinh thần tự do, bình đẳng, bác ái; trong tinh hoa văn hóa phương Tây có tư tưởng dân chủ, giá trị nhân đạo, có tư tưởng về quyền con người, quyền công dân. Anh không theo hệ tư tưởng tư sản mà tiếp thu những giá trị tiến bộ, tích cực, làm giàu thêm trí tuệ của mình. Có thể thấy rằng, Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu vận dụng những hiểu biết về phương Tây để tham gia vào con đường đấu tranh chính trị, hoạt động cách mạng một cách vô cùng tích cực. 1.2.2. Thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành về cơ bản (1920-1930) Với một cái tên mới, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc (1919) hăng hái tham gia vào các tổ chức chính trị như Đảng Cộng sản Pháp, Quốc tế thứ ba, và trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên. Rồi tiếp tục tìm hiểu về cuộc Cách mạng tháng Mười Nga, về bản Luận cương của Lê-nin, Người cuối cùng đã tìm thấy ánh sáng cho con đường giải phóng dân tộc sau bao nhiêu ngày tháng gian nan tìm kiếm. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc cả trên lĩnh vực lý luận và thực tiễn ngày càng tích cực, sôi nổi và hiệu quả trong cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột, giải phóng các dân tộc thuộc địa; uy tín của Người ngày một nâng cao. Từ tháng 61923 đến tháng 10-1924, Người hoạt động tại Liên Xô. Đây là thời kỳ Nguyễn Ái Quốc tiếp thu rất nhiều tri thức, đồng thời Người còn góp phần phát triển, làm phong phú lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Có thể nói ở giai đoạn này, học thức lý luận-thực tiễn và phẩm chất cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đã dần trở thành một hệ tư tưởng nhất quán, mạch lạc, chính là Tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đây, Tư tưởng Hồ Chí Minh đã có bước chuyển rất rõ rệt: từ giai đoạn hình thành sang giai đoạn phát triển. Với sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, các tổ chức cộng sản đầu tiên đã ra đời, sau đó là thống nhất, xây dựng lực lượng vững mạnh và thực hiện thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc – giành độc lập tự do cho toàn dân tộc Việt Nam. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp và sau đó là Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn không ngừng tiếp thu, học hỏi các giá trị tốt đẹp, tinh hoa văn hóa nhân ...


Similar Free PDFs