TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI PDF

Title TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI
Author An Thanh
Course Ho Chi Minh thought
Institution Đại học Đà Nẵng
Pages 12
File Size 242.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 226
Total Views 1,002

Summary

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGVIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO VIỆT ANH------------------TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔNĐề tài: QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNGHỒ CHÍ MINH TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI.Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thanh AnMã số sinh viên: 20050023Lớp: TTHCM – 3Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Duy QuýMỤC LỤCA....


Description

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO VIỆT ANH ------------------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN

Đề tài: QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI.

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thanh An Mã số sinh viên: 20050023 Lớp: TTHCM – 3 Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Duy Quý

1

MỤC LỤC A.

Mở đầu……………………………………………………………………….3

B.

Nội dung……………………………………………………………………...4 I. Đường lối Đổi mới của Đảng……………………………………………...4 II. Quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp

đổi

mới………………………………………………………………………..6 C.

Kết luận………………………………………………………………………10

D.

Tài liệu tham khảo…………………………………………………………...11

2

A. MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam, là một tấm gương hoạt động cách mạng vĩ đại, một người cộng sản chân chính và đồng thời Người cũng là danh nhân văn hóa được cả thế giới công nhận. Bác đã dùng cả đời mình chăm lo cho độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam; là người mưu cầu cho hạnh phúc của nhân dân hơn ai hết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Hiểu được mong muốn đó kết hợp với hoàn cảnh khó khăn của nước ta sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, Đảng đã chủ trương đề ra đường lối đổi mới khắc phục tình trạng khủng hoảng, xây dựng một Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, thống nhất. Đất nước ta ngày càng vững mạnh, ngày càng phát triển, ngày càng hội nhập với thế giới một phần nhờ vào nền tảng tư tưởng đúng đắn và định hướng sáng suốt. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta cũng đã làm rõ rằng cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh mãi trường tồn theo thời gian, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Trong bối cảnh thế giới ngày nay, dưới sức ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, yêu cầu về việc phát triển đất nước, tránh tụt hậu, nâng cao chất lượng cuộc sống lại càng quan trọng hơn cả. Đã 35 năm từ khi đường lối đổi mới được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI tháng 12 năm 1986, cho đến nay, công cuộc đổi mới đã chứng tỏ được sức mạnh của mình với những thành tựu rực rỡ về nhiều mặt. Trong các Đại hội sau, Đảng ta cũng khẳng định rằng, sự nghiệp đổi mới phải luôn được đẩy mạnh, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình để nước ta luôn vững mạnh. Tất nhiên rằng, trong quá trình thực hiện đổi mới, chúng ta không thể tránh khỏi những thách thức và hạn chế. Bởi lẽ đó, “kim chỉ nam” cho hành động của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác – Lênin càng quan trọng hơn cả. Đó chính là niềm tin, là cơ sở để chúng ta tiếp tục vận dụng, định hướng đúng đắn, để ta biết phát triển và áp dụng vào tình hình thực tế của 3

đất nước qua từng giai đoạn. Đó cũng là lý do đề tài này có tính cấp thiết, để ta thấy được tầm quan trọng, tầm ảnh hưởng của tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểu được và học hỏi Đảng và Nhà nước đã vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào trong hơn 30 năm của sự nghiệp đổi mới. B. NỘI DUNG I. Đường lối Đổi mới của Đảng 1. Hoàn cảnh lịch sử Quyết định đổi mới xuất phát từ nhiều yếu tố. Về những nguyên nhân khách quan xuất phát từ bối cảnh thế giới lúc bấy giờ, đầu tiên, đó là sức ảnh hưởng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại cùng với xu thế toàn cầu hoá. Do đó, cơ chế thị trường lên ngôi, nền kinh tế khép kín đã không còn phù hợp. Mặt khác, trong thời gian này, ở Liên Xô và các nước Đông Âu đang lâm vào khủng hoảng khi xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định đổi mới đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Cuối cùng, cải cách và đổi mới đang trở thành một xu hướng toàn cầu. Từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, việc chuyên môn hoá sản xuất, đầu tư cho công nghệ cao và giao lưu hợp tác quốc tế trở nên quan trọng hơn cả. Ngay ở khu vực châu Á hay ở Đông Nam Á đã có những quốc gia thành công trong công cuộc đổi mới. Do đó, Việt Nam cần có những hành động thiết thực tại thời điểm đó nếu không thì nguy cơ nghèo nàn và tụt hậu sẽ càng lớn hơn nữa. Từ sau 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam tuy với tâm thế là người thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, nhưng dân tộc ta cũng mang trong mình những vết thương chiến tranh nặng nề. Ở thời điểm đó, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, những sai lầm về chủ trương, chính sách, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện khiến nước ta lâm vào suy thoái và khủng hoảng khéo dài, đè nén lên kinh tế, chính trị, xã hội nước ta thời hậu chiến. Nhận thấy được những cải cách sai lệch, không phù hợp, “muốn thực hiện nhanh chóng nhiều mục tiêu của chủ nghĩa xã hội trong điều kiện nước ta mới ở chặng đường đầu tiên” (Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47,

4

2006, trang 709), Đảng và Nhà nước Việt Nam hiểu được rằng việc đổi mới là vô cùng cấp thiết, hoặc không chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sẽ có nguy cơ bị sụp đổ Tháng 12 năm 1986, đường lối Đổi mới ở Việt Nam đầu tiên được nêu ra tại Đại hội VI. Sau đó, nó được tiếp tục bổ sung, phát triển và hoàn thiện ở các kì đại hội sau. 2. Đường lối Đổi mới a. Quan điểm Đổi mới của Đảng Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội, mà làm cho những mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về Chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Mặt khác, đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Để từ đó, các ngành nghề, các bộ phận phối hợp thật nhịp nhàng và chặt chẽ với nhau trong một bộ máy mới. Ngoài ra, đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới về chính trị, với trọng tâm là đổi mới về kinh tế. b. Nội dung đường lối đổi mới Về kinh tế, nước ta chủ trương xoá bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường với sự quản lý của Nhà nước. Nói cách khác, người dân được tự do trao đổi, buôn bán, phát triển doanh nghiệp nhưng Nhà nước vẫn nắm quyền quản lý các ngành nghề then chốt. Từ nền kinh tế đơn giản hai thành phần là Nhà nước và tập thể, nước ta chuyển sang phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cho phép nền kinh tế tư nhân phát triển, đa dạng cung và cầu. Và bởi xu thế toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, việc tăng cường hợp tác và giao lưu với các nước trên thế giới trở nên quan trọng hơn cả, để ta có thể tranh thủ được nguồn lực bên ngoài, thu hút đầu tư, mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Về chính trị, Đảng chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân; thực hiện dân chủ hóa đời sống; thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh;

5

thực thi chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị và hợp tác, chủ trương làm bạn với các nước trên thế giới. Về văn hóa – xã hội, các chính sách được xây dựng để đảm bảo rằng nước ta sẽ luôn trên đà phát triển, nhưng vẫn giữ được các giá trị cốt lõi, đậm đà bản sắc dân tộc. Sau đổi mới, văn hóa được quan tâm và chú trọng vì “văn hóa cũng là một mặt trận”, không chỉ đơn giản ở lĩnh vực văn học, nghệ thuật và đời sống văn hóa cụ thể. Theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII tháng 7 năm 1998, văn hóa được suy rộng ra tám lĩnh vực rộng lớn, đó là việc xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng tư tưởng, phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, chính sách đối với tôn giáo, mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa, hoàn thiện thể chế văn hóa… (GS, TS Đinh Xuân Dũng, 2021) II. Quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới 1. Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong sự nghiệp đổi mới Sau 35 năm đổi mới, Đảng ta nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sáng rõ hơn. Trong bối cảnh hiện nay, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong sự nghiệp đổi mới, ta cần giải quyết những vấn đề quan trọng sau: a. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Con đường độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là điều kiện để giữ vững nền độc lập dân tộc. Đổi mới là việc được diễn ra liên tục, để luôn đảm bảo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh. Đó chính là việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới. Trải qua những thời kì khác nhau, nền tảng tư tưởng sáng suốt tiếp tục được vận dụng và phát triển để phù hợp hơn với tình hình thực tế đất nước. Làm mới mình nhưng vẫn kiên định, giữ vững những giá trị cốt lõi, không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

6

b. Phát huy dân chủ, khơi dậy nội lực, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức Rõ ràng rằng, việc hiện đại hóa bộ máy sản xuất, đầu tư cho nền kinh tế tri thức là xu thế mà hầu hết mọi quốc gia đang hướng về. Việc này đòi hỏi ta phải tranh thủ các nguồn lực trong và ngoài nước đặc biệt là trong nước, để phát triển kinh tế, sớm đưa Việt Nam lên “đài vinh quang” để “sánh vai với các cường quốc năm châu” như lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại Đại hội XIII của Đảng năm 2021, nước ta đặt mục tiêu đến 2045 phải trở thành một nước công nghiệp phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, người dân có thu nhập cao, ấm no và hạnh phúc. Để đạt được điều đó, theo Bác, đề cao dân chủ, tài trí và sức mạnh của nhân dân vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Hiểu được điều đó, Đảng ta trong sự nghiệp đổi mới luôn đề cao yếu tố con người, lấy nguồn nhân lực là nòng cốt phát triển đất nước. c. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Bên cạnh những nguồn lực bên trong, Việt Nam cần phải tranh thủ những những điều kiện bên ngoài. Đó là sự ảnh hưởng của cuộc các mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khu vực hóa, toàn cầu hóa. Đó là cơ hội để ta hội nhập, thu hút đầu tư nước ngoài, học hỏi công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển trên thế giới. Trong quá trình hội nhập, phải luôn giữ vững lập trường, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ động hội nhập, nhưng luôn luôn khắc sâu tinh thần yêu nước, thể hiện bản lĩnh dân tộc. d. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy Nhà nước Theo Bác, Đảng có vai trò lãnh đạo, Nhà nước có vai trò quản lý, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do đó, Đảng phải là một Đảng đạo đức, cán bộ Đảng viên gắn bó, phục vụ nhân dân hết mình, và đi đôi với việc thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia để phục vụ nhân dân. Đội ngũ cán bộ trong bộ máy Nhà nước phải liêm khiết, chí công vô tư, đồng thời Nhà nước và nhân dân cần phối hợp bài trừ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp. 7

2. Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong sự nghiệp đổi mới a. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong hoạch định, chủ trương, đường lối của Đảng Đảng ta đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết toàn dân tộc. Nghị quyết 07/NQ-TW “Về đại đoàn kết toàn dân tộc và tăng cường mặt trận dân tộc thống nhất” năm 1993 đã cho thấy sự vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trong sự nghiệp đổi mới. Ở các kỳ đại hội sau, vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc đều được nêu ra nhằm đặt mục tiêu phát huy sức mạnh toàn dân trong thời bình, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về đoàn kết quốc tế, Đảng ta vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng đoàn kết quốc tế của chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đề ra đường lối hội nhập với các nước trên thế giới. Tại Đại hội VII, ta tuyên bố “muốn là bạn” với các nước trên thế giới. Bước sang đại hội IX, ta đã trở thành “bạn và đối tác tin cậy” của các nước trên thế giới. Và ở Đại hội XII, Đảng khẳng định: “Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có hiệu quả. Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao”. Qua đó ta thấy, chủ trương Đảng ta luôn linh động thay đổi phù hợp với tình hình thực tiễn, nhưng vẫn giữ nguyên giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh.

b. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công – nông – trí dưới sự lãnh đạo của Đảng Tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành điểm sáng trong chặng đường xây dựng đường lối chiến lược của Đảng. Tư tưởng đó phải thấm sâu vào mỗi con người Việt Nam để tiếp tục hình thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh vững chắc trong sự nghiệp xây dựng tổ quốc. Để làm được điều đó, đầu tiên ta phải lên phương án tuyên truyền để mọi người dân có thể hiểu rõ về tầm quan trọng của việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tiếp tục xây dựng các đường lối, 8

chính sách về đại đoàn kết dân tộc. Thứ ba, giải quyết tốt quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và toàn xã hội. Thứ tư, Đảng và nhân dân cần tăng cường quan hệ mật thiết, tạo ra sự hợp tác vững mạnh. Cuối cùng, mọi công dân nước Việt phải kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai lệch, các thế lực thù địch nhắm vào việc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. 3. Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức, con người trong sự nghiệp đổi mới a. Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII tháng 7 năm 1998 nêu rõ phương hướng “Xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Ngoài ra, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân.” b. Xây dựng đạo đức Về xây dựng đạo đức, toàn dân kiên trì tu dưỡng theo phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh. Người dân, đặc biệt là tầng trẻ, thanh niên, học sinh, sinh viên phải ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trung với nước, hiểu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trong sáng, giản dị, khiêm tốn. Xây dựng niềm tin vào sức mạnh dân tộc, hết long phục vụ nhân dân; luôn giàu lòng nhân ái và vị tha; luôn coi Bác là tấm gương sáng, giàu tinh thần, ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm. Việc học tập phong cách Hồ Chí Minh cũng đóng vai trò quan trọng. Dù trong thời chiến hay thời bình, suy nghĩ và hành động của người cũng đều phù hợp sáng suốt và đáng để mọi tầng lớp nhân dân học hỏi và noi theo. Về phong cách làm việc, Bác làm việc tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo; nêu cao tinh thần dân chủ, tôn trọng nhân dân. Về thái độ, Bác hòa nhã, cởi mở với mọi người; phát ngôn và giao tiếp logic, đĩnh đạc mà vẫn đủ chân thành, dễ hiểu. Cuối cùng, chúng ta cần 9

học tập theo Bác lối sống, lối sinh hoạt giản dị, lành mạnh; tâm hồn trong sáng, thanh cao, bình dị, yêu thiên nhiên, yêu lao động.

C. KẾT LUẬN Từ trong những năm tháng kháng chiến gian khổ, ta mới thấy được ý chí của vị anh hùng dân tộc, thấy được tầm vóc vĩ đại của vị lãnh tụ tài ba Hồ Chí Minh. Người xứng đáng là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng. Dù chiến tranh đổ lửa hay hòa bình, thì niềm tin và lý tưởng của Người luôn là ngon hải đăng dẫn đường, luôn là nền tảng đúng đắn cho Đảng và nhân dân Việt Nam. Giờ đây, những thành tựu rực rỡ của hơn ba mươi năm đổi mới đất nước là bằng chứng rõ ràng nhất cho niềm tin vào tư tưởng của vị lãnh tụ kiệt xuất. Nước ta, từ một nước có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp lạc hậu và chịu nhiều hậu quả nặng nề từ chiến tranh, lại vươn mình trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế năng động hàng đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương (World Bank, 2021). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng một lúc tăng trưởng hai khu vực công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, đời sống nhân dân được cải thiện, xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh; tỉ lệ trẻ em được đến trường ngày càng tăng, hướng đến một đất nước công bằng, dân chủ, văn minh. Rõ ràng rằng, ở gian đoạn nào đi chăng nữa, công cuộc đổi mới luôn luôn gặp nhiều thách thức, khó khăn. Nhưng ở trong tình huống càng nan giải, ta lại càng thấy tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh sáng ngời biết nhường nào. Trong thế giới ngày càng hội nhập, bản sắc riêng của dân tộc ngày càng lu mờ. Càng để vấn đề ấy lớn lên, ta càng đánh mất đi vị thế, bản lĩnh của quốc gia. Điều đó tất nhiên sẽ đặt ra vấn đề cấp thiết cho việc học hỏi thấu đáo, nâng cao lòng tự hào dân tộc. Hay đơn giản trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp, việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đồng tâm “ai ở đâu ở yên đó”, nhân dân cùng Đảng Cộng sản cùng nhau phối hợp sẽ đẩy lùi dịch bệnh hiệu quả hơn bao giờ hết. 10

Đất nước ta ngày càng phát triển. Đất nước ta sẽ ngày càng đi lên. Dần dần, ở từng giai đoạn, những chính sách cũ có lẽ sẽ không còn phù hợp nữa, đặt ra yêu cầu phải liên tục đổi mới. Nhưng dù thế nào đi nữa, những lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ mãi là bài học đúng đắn muôn đời. Từ đó, chúng ta phải hiểu thấu những lời dạy đúng đắn, để có thể luôn vận dụng và phát triển, cho một đất nước không ngừng đổi mới.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), “Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. [2] Thông tấn xã Việt Nam (1999), “Chính phủ Việt Nam 1945 – 1988”. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), “Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47, 1986”. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr. 709. [4] TS. Văn Thị Thanh Mai (2020 ), “Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh là không thể phủ nhận!”. Tạp chí Tuyên giáo, https://tuyengiao.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/giatri-tu-tuong-ho-chi-minh-la-khong-the-phu-nhan-127447 [Truy cập: 06/11/2021]. [5] Tạp chí Tuyên giáo (2021), “Tháng 12-1986: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng”. https://tuyengiao.vn/ban-can-biet/thang-12-1986-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoclan-thu-vi-cua-dang-131755 [Truy cập: 06/11/2021]. [6] Thông tấn xã Việt Nam (2020), “Đại hội Đảng VI: Quyết tâm đổi mới”. https://daihoidang.vn/dai-hoi-dang-vi-quyet-tam-doi-moi/887.vnp [Truy cập: 06/11/2021] [7] Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam (2020), “Khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo”. https://dangcongsan.vn/huong-toi-ky-niem-90-nam-ngaytruyen-thong-nganh-tuyen-giao/thong-tin-tu-lieu/khang-dinh-duong-loi-doi-moi-cuadang-ta-la-dung-dan-sang-tao-558359.html [Truy cập: 07/11/2021] [8] Tạp chí Tuyên giáo (2021), “Tháng 6-1991: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng”.

https://tuyengiao.vn/ban-can-biet/thang-6-1991-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-

thu-vii-cua-dang-131757 [Truy cập: 07/11/2021].

11

[9] GS, TS Đinh Xuân Dũng (2021), “Đảng lãnh đạo và phát triển văn hóa trong thời kì đổi mới”. Báo Nhân dân điện tử. https://nhandan.vn/dang-va-cuoc-song/dang-lanh-daova-phat-trien-van-hoa-trong-thoi-ky-doi-moi-631714/ [Truy cập: 08/11/2021] [10] Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), “Xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới”. https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/xay-dung-va-phat-trienvan-hoa-trong-thoi-ky-doi-moi-19107.html [Truy cập: 08/11/2021] [11] ThS. Nguyễn Văn Ðạo (2016), “Sự vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong văn kiện Đại hội XII của Đảng”. Trang tin Điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tap-chi/so-tay-xay-dung-dang-9-2016/su-van-dung-phattrien-tu-tuong-ho-chi-minh-trong-van-kien-dai-hoi-xii-cua-dang-1477882142 [Truy cập: 09/11/2021] [12] Tư liệu - Văn kiện - Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), “Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam”. https://...


Similar Free PDFs