VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Trong ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN CHỐNG DỊCH Covid PDF

Title VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Trong ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN CHỐNG DỊCH Covid
Course Tư tưởng Hồ Chí Minh
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 32
File Size 474.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 111
Total Views 725

Summary

Download VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Trong ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN CHỐNG DỊCH Covid PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------***-------

CHỦ ĐỀ: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TRONG PHÒNG CHỐNG COVID-19 Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh Giảng viên: TS Thái Văn Thơ Khoá lớp: K59E Mã môn học: ML11

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2 STT

Tên thành viên

MSSV

1

Nguyễn Lê Tiến Huy

2011115212

2

Hồ Xuân Phú

2011115454

3

Phan Thị Lan Phương

2011115481

4

Nguyễn Vĩnh Thụy

2011115593

5

Bùi Thị Cẩm Tiên

2011115599

6

Nguyễn Đặng Hoàng Tín

2011115605

7

Trần Đức Trí

2011115636

8

Trần Anh Trúc

2011115645

9

Phạm Thu Uyên

2011115670

10

Đỗ Khánh Hồng

2011116395

11

Lương Hòa Gia Bảo

2011115720

12

Lê Thị Hoàng Linh

2011115285

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU

5

ĐẶT VẤN ĐỀ

6 2

I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

7

1.1. Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam

8 1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin

8

1.3. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới

9

1.3.1. Thực tiễn cách mạng Việt Nam

9

1.3.2. Thực tiễn cách mạng thế giới

10

II. TƯ TƯỞNG CỦA HCM VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC

10

2.1.Vai trò của đại đoàn kết dân tộc

10

2.2. Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

11

2.2.1.Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

11

2.2.2. Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

11

2.3. Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

11

2.4. Hình thức, nguyên tắc tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc - Mặt trận dân tộc thống nhất

12

2.4.1. Mặt trận dân tộc thống nhất

12

2.4.2. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất

13

2.5. Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

13

III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ COVID 19

13

3.1. Đất nước trong giai đoạn bình thường

13

3.1.1. Kinh tế

14

3.1.2. Giáo dục

16

3.1.3. Xã hội

17

3.2. Vận dụng tư tưởng HCM về đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ Covid 19

18

3.2.1.Đảng vận dụng tư tưởng HCM về đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ Covid 19

18

3.2.1.1. Đảng vận dụng tư tưởng HCM về đại đoàn kết toàn dân tộc

18

3.2.1.2. Đảng vận dụng những nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc

19

3

3.2.1.3. Đảng vận dụng phương pháp trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

20

3.2.2. Nhân dân ta đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ Covid 19 IV. Trách nhiệm HSSV

22 25

4.1. Phương hướng của học sinh sinh viên trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

25 4.2. Phương hướng phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng đạo đức lối sống của bản thân

theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh

26

4.3. Liên hệ thực tiễn cơ quan đơn vị, trách nhiệm bản thân trong xây dựng đại đoàn kết dân tộc

26

4.4. Đặc biệt trong thời kỳ Covid, trách nhiệm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của học sinh sinh viên lại càng đáng trân trọng

27

LỜI KẾT

30

4

LỜI NÓI ĐẦU Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã từng nhận định: “Mỗi thắng lợi và mỗi bước đi lên của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự soi đường, dẫn dắt của tư tưởng Hồ Chí Minh”. Là một anh hùng giải phóng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một di sản tư tưởng, đạo đức, phong cách vô cùng quý giá, là ngọn đuốc soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thử thách để đi đến thành công, làm cho vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Không giống với các thách thức mà cách mạng Việt Nam phải đối mặt trong lịch sử 90 năm qua, đại dịch COVID-19 là một cuộc chiến cam go với rất nhiều khác biệt. Cùng với nhân loại, đất nước ta đứng trước một kẻ địch gần như vô hình, bất định và khôn lường. Một kẻ địch khiến cho cả thế giới ngừng trệ, tác động đến tuyệt đại đa số các quốc gia và vùng lãnh thổ, và ngay cả những quốc gia hùng cường nhất cũng phải rúng động. Chính vì vậy, việc phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ vận dụng và phát huy giá trị trong sự nghiệp lãnh đạo toàn thể nhân dân Việt Nam đồng sức, đồng lòng đoàn kết nhất trí để vượt qua mọi khó khăn, gian lao và thử thách để chiến thắng đại dịch Covid 19.

ĐẶT VẤN ĐỀ 5

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành di sản vô giá, truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Tiếp tục phát huy truyền thống quý báu đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Không đoàn kết thì suy và mất. Có đoàn kết thì thịnh và còn. Chúng ta phải lấy đoàn kết mà xoay vần vận mệnh, giữ gìn dân tộc và bảo vệ nước nhà”. Vì thế, 8 chữ “Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc” là mục đích của Đảng và Đảng thực hiện “đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc”, “đoàn kết để xây dựng nước nhà”, cho nên phải “đoàn kết rộng rãi và lâu dài”, “đoàn kết rộng rãi, chặt chẽ, đồng thời phải củng cố” và “ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Khát vọng dân tộc được độc lập, tự do và thống nhất, nhân dân được sống ấm no, hạnh phúc là mẫu số chung, là điểm gốc để quy tụ tất cả mọi người dân Việt Nam vào khối đại đoàn kết dân tộc. Vì thế, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong một mặt trận thống nhất chính là để tập hợp và lãnh đạo quần chúng nhân dân thành một khối thống nhất về ý chí và hành động, tạo nên sức mạnh trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trải qua hơn 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức ngày càng được mở rộng, việc tập hợp các tầng lớp nhân dân trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài cũng như việc tăng cường đoàn kết với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, hợp tác và phát triển các hình thức đa dạng, có bước phát triển mới. Nhờ đó, đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN: đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành một nước đang phát triển có thu nhập trung bình; chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường; văn hóa - xã hội có bước phát triển; sức mạnh mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ XHCN được giữ vững. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, nhiều vấn đề mới của xã hội đã và đang nảy sinh, tích tụ không thể xem nhẹ. Những thách thức mới cần được quan tâm và xử lý. Đặc biệt, trong thời kỳ Covid 19 hiện nay, cần phải củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh to lớn toàn dân trong phòng chống Covid 19, để duy trì sự phát triển của đất nước. Bởi vậy, nghiên cứu, nắm 6

vững và vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trong điều kiện và nhiệm vụ mới của đất nước có ý nghĩa rất quan trọng và cấp thiết. Đứng trước đại dịch COVID – 19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, chúng ta càng phải nhớ đến lời của Bác đã từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Trong những ngày qua, chúng ta đã thấy sự đồng lòng, quyết tâm của cả nước trong cuộc chiến đấu chống đại dịch. Mọi tầng lớp nhân dân đã cùng chiến sĩ lực lượng vũ trang, lực lượng y tế từ y tá, bác sĩ, nhân viên; lực lượng thanh niên xung kích… đã ra quân đồng loạt, bất kể ngày đêm để truy vết, ngăn chặn sự lây lan; các lực lượng chính trị nòng cốt ở mọi ngành, mọi giới đã góp sức, góp tiền để tiếp tế nhu yếu phẩm cho đồng bào ở khu vực phong tỏa, hỗ trợ trang thiết bị bảo vệ sự lây nhiễm cho lực lượng đang túc trực ở tâm dịch; những bếp lửa ấm tình đồng bào được duy trì để tiếp cơm nước cho chiến sĩ, dân, quân ở mặt trận phòng, chống dịch; cỗ máy ATM gạo lại khởi động để chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn… Tất cả những nghĩa cử cao đẹp ấy được kết tinh từ truyền thống “máu chảy ruột mềm”, “thương người như thể thương thân”. Hơn lúc nào hết, đây là lúc chúng ta cần phát huy tinh thần yêu nước, kế thừa truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc của ông cha trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước – một di sản tinh thần cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam. I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc từ nhiều yếu tố và được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là đã vận dụng và phát triển sáng tạo, chủ nghĩa Mác – Lênin phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng.

7

1.1. Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam. Đề cập đến chủ nghĩa yêu nước của dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh viết: ” Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc Việt Nam đã hình thành và củng cố, tạo thành một truyền thống bền vững. Tinh thần ấy, tình cảm ấy theo thời gian đã trở thành lẽ sống của mỗi con người Việt Nam, làm cho vận mệnh mỗi cá nhân gắn chặt vào vận mệnh của cộng đồng, vào sự sống còn và phát triển của dân tộc. Nó là cơ sở của ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần dũng cảm hy sinh vì dân, vì nước của mỗi con người Việt Nam, đồng thời là giá trị tinh thần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng và của mỗi cá nhân trong quá trình dựng nước và giữ nước, làm nên truyền thống yêu nườc, đoàn kết của dân tộc. Dù lúc thăng, lúc trầm nhưng chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam bao giờ cũng là tinh hoa đã được hun đúc và thử nghiệm qua hàng nghìn năm lịch sử chinh phục thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta. Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. 1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực hiện vai trò là lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc, liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng. Chủ nghĩa Mác-lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng. Lê-nin cho rằng, sự liên kết giai cấp, trước hết là liên minh giai cấp công nhân với nông dân là hết sức cần thiết, bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng 8

vô sản. Rằng nếu không có sự đồng tình và ửng hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được. Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học trong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, từ đó hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. 1.3. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới. Không chỉ được hình thành từ những cơ sở lý luận suông, tư tưởng này còn xuất phát từ thực tiễn lịch sử của dân tộc và nhiều năm bôn ba khảo nghiệm ở nước ngoài của Hồ Chí Minh. 1.3.1. Thực tiễn cách mạng Việt Nam Là một người am hiểu sâu sắc lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc mình, Hồ Chí Minh nhận thức được trong thời phong kiến chỉ có những cuộc đấu tranh thay đổi triều đại nhưng chúng đã ghi lại những tấm gương tâm huyết của ông cha ta với tư tưởng “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức” và “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”. Chính chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc trong chiều sâu và bề dày của lịch sử này đã tác động mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh và được người ghi nhận như những bài học lớn cho sự hình thành tư tưởng của mình. Bác Hồ với các cháu thiếu nhi vùng cao Việt Bắc (1960) Năm 1858, thực dân Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, từ đó, các phong trào yêu nước , chống pháp liên tục nổ ra, rất anh dũng, nhưng cuối cùng đều thất bại. Hồ Chí 9

Minh đã nhận ra được những hạn chế trong chủ trương tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối và trong việc nắm bắt những đòi hỏi khách quan của lịch sử trong giai đoạn này. Đây cũng chính là lý do, là điểm xuất phát để Người quyết tâm từ Bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. 1.3.2. Thực tiễn cách mạng thế giới Từ 1911 đến 1941 Hồ Chí Minh đã đi đầu khắp hết các châu lục. Cuộc khảo nghiệm thực tiễn rô n€ g lớn và công phu đã giúp Người nhận thức một sự thực: “Các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh của họ chưa đi đến thắng lợi bởi vì các dân tộc bị áp bức chưa biết tập hợp lại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với giai cấp công nhân ở các nước tư bản, đế quốc, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức…” Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công đã đưa Hồ Chí Minh đến bước ngoặt quyết định trong việc chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, giành dân chủ cho nhân dân. Từ chỗ chỉ biết đến Cách mạng Tháng Mười theo cảm tính, Người đã nghiên cứu để hiểu một cách thấu đáo con đường Cách mạng Tháng Mười và những bài học kinh nghiệm quý báu mà cuộc cách mạng này đã mang lại cho phong trào cách mạng thế giới. Đặc biệt là bài học về sự huy động, tập hợp, đoàn kết lực lượng quần chúng công nông binh đông đảo để giành và giữ chính quyền cách mạng. II. TƯ TƯỞNG CỦA HCM VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC 2.1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc. Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công.” Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 10, trang 607.

Đại đoàn kết toàn dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam. 10

Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong tám chữ là: “ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”. Hồ Chí Minh, lời kết thúc buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam, 3/3/1951.

2.2. Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc 2.2.1. Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, theo Hồ Chí Minh bao gồm toàn thể nhân dân, tất cả những người Việt Nam yêu nước ở các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, các ngành, các giới, các lứa tuổi, các dân tộc, đồng bào các tôn giáo, các đảng phái, v.v. “Nhân dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa được hiểu với nghĩa là con người Việt Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân và cả hai đều là chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 2.2.2. Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Lực lượng góp thành sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc là toàn dân, trong đó lấy liên minh công nhân - nông dân - trí thức làm nền tảng được tập hợp trong một Mặt trận thống nhất đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. 2.3. Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc - Phải lấy lợi ích chung làm điểm quy tụ, đồng thời tôn trọng các lợi ích khác biệt chính đáng. - Phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc. - Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người. - Phải có niềm tin vào nhân dân. 2.4. Hình thức, nguyên tắc tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc - Mặt trận dân tộc thống nhất. 2.4.1. Mặt trận dân tộc thống nhất: Khối đại đoàn kết toàn dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, có sức mạnh khi được tập hợp, tổ chức lại thành một khối vững chắc, đó là Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, tập hợp mọi người dân nước Việt, cả trong nước và kiều bào sinh sống ở nước ngoài. Do yêu cầu và nghiệp vụ của từng chặng đường lịch sử, Mặt trận dân tộc thống nhất đã có 11

nhiều tên gọi khác nhau (hiện nay có tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), tuy nhiên thực chất chỉ là một, là tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức, cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước, phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập, thống nhất của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của người dân. 2.4.2. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất: - Phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nhân - nông dân - trí thức và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ. - Phải đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 2.5. Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. - Làm tốt công tác vận động quần chúng (dân vận) “Cần phải chịu khó tìm đủ cách giải thích cho họ hiểu rằng: những việc đó là vì ích lợi của họ mà phải làm.” Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, trang 286.

- Thành lập đoàn thể, tổ chức quần chúng phù hợp với từng đối tượng để tập hợp quần chúng. - Các đoàn thể, tổ chức quần chúng được tập hợp và đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất. “Những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, bênh vực quyền của dân, liên lạc mật thiết nhân dân với Chính phủ.” Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 6, trang 397.

“Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam [...] Phải đoàn kết tốt các đảng phái, các đoàn thể, các nhân sĩ trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ. Phải cùng nhau đoàn kết các dân tộc anh em, cùng nhau xây dựng Tổ quốc [...] Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận ấm no, xây dựng Tổ quốc”. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 13, trang 453.

12

III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ COVID 19. 3.1. Đất nước trong giai đoạn bình thường: Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.Thực tiễn cách mạng Việt Nam qua hơn 90 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống đại đoàn kết dân tộc đã được phát huy cao độ, tạo thành sức mạnh vĩ đại. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng và Nhà nước đã vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc. Cụ thể, tại Đại hội XIII, Đảng ta đã xác định mục tiêu của cách mạng nước ta là “Phát huy ý chí và sức mạnh đại đo gàn kết toàn dân tộc k...


Similar Free PDFs