Xã hội nhà nước và pháp luật PDF

Title Xã hội nhà nước và pháp luật
Course Chủ nghĩa xã hội khoa học
Institution Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 18
File Size 364.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 251
Total Views 313

Summary

XÃ HỘI NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT1: Nguồn gốc ra đời Nhà nước Quan điểm Phi Mac-xit-Học thuyết bạo lực cho rằng chiến tranh giữa các bộ lạc, sự chinh phục của bộ lạc này đối với bộ lạc khác chính là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước-Học thuyết thần quyền giải thích nguồn gốc siêu nhiên của nhà ...


Description

XÃ HỘI NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 1: Nguồn gốc ra đời Nhà nước  Quan điểm Phi Mac-xit -Học thuyết bạo lực cho rằng chiến tranh giữa các bộ lạc, sự chinh phục của bộ lạc này đối với bộ lạc khác chính là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước -Học thuyết thần quyền giải thích nguồn gốc siêu nhiên của nhà nước. Họ cho rằng Nhà nước ra đời là do ý muốn của thượng đế. Người làm vua của một nước là người do thượng đế lựa chọn, là người "thế thiên hành đạo, trị quốc an bang" -Học thuyết gia trưởng cho rằng nhà nước ra đời là do sự hình thành và phát triển của gia đình. Mỗi gia đình có một người đứng đầu - người đó là gia trưởng, mỗi dòng tộc có một người đứng đầu - người đó là tộc trưởng. Nhà nước cũng như gia đình, dòng tộc cần có một người đứng đầu để lãnh đạo, cai quản người đó là hoàng đế -Học thuyết "Khế ước xã hội" của Ruxô thì xem Nhà nước là sản phẩm của sự thoả thuận của các thành viên trong xã hội về việc thành lập một tổ chức điều hòa các mối quan hệ xã hội vì lợi ích của tất cả cộng đồng. Học thuyết "Khế ước xã hội" có những hạt nhân hợp lí và là học thuyết phổ biến ở các nhà nước tư sản về nguồn gốc nhà nước.  Học thuyết Mác Lênin cho rằng nhà nước ra đời do hai nguyên nhân Nguyên nhân kinh tế là sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất Nguyên nhân xã hội là sự ra đời các giai cấp đối kháng cũng như sự mâu thuẫn giữa chúng phát triển đến mức không thể điều hoà được một cách tự nhiên mà cần có một bộ máy đặc biệt có sức mạnh cưỡng chế, bộ máy đó chính là Nhà nước.

2.Sơ đồ quá trình ra đời của Nhà nước theo quan điểm Chủ nghĩa Mác Lênin

3. Các phương thức ra đời của nhà nước Theo Ăngghen, có ba hình thức xuất hiện điển hình của nhà nước đó là: - Hình thức xuất hiện nhà nước Athen. Đây là hình thức thuần túy và cổ điển nhất. Nhà nước Athen nảy sinh chủ yếu và trực tiếp từ sự đối lập giai cấp phát triển ngay trong nội bộ xã hội thị tộc. - Hình thức xuất hiện nhà nước Roma. So với Athen, sự xuất hiện nhà nước Roma có nhiều điểm khác, nhà nước Roma ra đời dựa trên thắng lợi của giới bình dân chống lại giới quý tộc thị tộc Roma. - Hình thức xuất hiện nhà nước của người Giecman. Các nhà nước của người Giecman xuất hiện dựa trên kết quả chinh phục của các tộc người Giecman đối với đế chế Roma khi đế chế này đang trong quá trình tan rã. - Nguyên nhân ra đời nhà nước Văn Lang cổ đại: Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra yêu cầu mới là trị thủy, quản lí xã hội, chống ngoại xâm. 4. Hãy trình bày khái quát về các biểu hiện của tính giai cấp và tính xã hội của Nhà nước a ) Tính giai cấp Nhà nước ra đời để điều tiết mâu thuẫn giai cấp và giữ trong vòng trật tự . Nên , Nhà nước nào cũng là công cụ trấn áp đặc biệt của giai cấp thống trị với các giai cấp khác trong xã hội ; nhằm bảo vệ , duy trì sự thống trị của mình trong xã hội , trên 3 lĩnh vực kinh tế , chính trị , tư tưởng . - Về kinh tế : Tạo ra sự lệ thuộc về kinh tế , qua việc : nắm giữ , duy trì và bảo vệ tư liệu sx , cơ sở hạ tầng và tài sản lớn . - Về chính trị : Tạo ra sự phục tùng về ý chí , qua việc : tổ chức hệ thống chính quyền với công cụ cưỡng chế đặc biệt - Về tư tưởng : Tạo ra sự thống nhất về tư tưởng , qua việc : truyền bá hệ tư tưởng thống trị , làm cho người dân hiểu đường lối , chính sách quản lý là đúng đắn , phù hợp b ) Tính xã hội Để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của xã hội , Nhà nước nào cũng phải chăm lo và bảo vệ lợi ích chung của xã hội , mà không trái với lợi ích của giai cấp thống trị . Cụ thể : -Bảo đảm những điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất của xã hội -Giải quyết hiệu quả các vấn đề nảy sinh từ xã hội -Đảm bảo trật tự an toàn xã hội - Giữ gìn , phát triển bản sắc văn hóa , tinh thần của dân tộc 5.Đặc trưng cơ bản của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nhà nước XHCN được xây dựng trên cơ sở của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa, là công cụ để thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản.

Khác với các kiểu nhà nước trước đây, nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc (giống như bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa). Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, bản chất của bất kỳ nhà nước nào trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội (ví dụ: nhà nước dân chủ chủ nô, nhà nước quân chủ phong kiến, nhà nước dân chủ tư sản...). Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa (nhà nước chuyên chính vô sản) do đó trước hết nó mang bản chất giai cấp công nhân. Nhưng giai cấp công nhân lại là giai cấp thuộc nhân dân lao động mà ra, đại biểu phương thức sản xuất mới, hiện đại, gắn với lợi ích của toàn thể nhân dân lao động và dân tộc. -Dựa vào cơ sở lý luận khoa học của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta có thể đưa ra những đặc trưng cơ bản của nhà nước XHCN như sau: +Có nền sản xuất công nghiệp hiện đại: +Chỉ có nền sản xuất công nghiệp hiện đại mới đưa năng suất lao động lên cao,tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, đảm bảo đáp ứng những nhu cầu về vật chất và văn hóa của nhân dân, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội cho toàn dân. Nền công nghiệp hiện đại đó được phát triển dựa trên lực lượng sản xuất đã phát triển cao. Ở những nước thực hiện sự quá độ “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội”, trong đó có Việt Nam thì đương nhiên phải có quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại cho Nhà nước XHCN. -Thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu: +Thủ tiêu chế độ tư hữu là cách nói vắn tắt nhất, tổng quát nhất về thực chất của công cuộc cải tạo xã hội theo lập trường của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, không phải xóa bỏ chế độ tư hữu nói chung mà là xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa. +Chủ nghĩa xã hội được hình thành dựa trên cơ sở từng bước thiết lập chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất, bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Chế độ sở hữu này được củng cố, hoàn thiện, bảo đảm thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, xóa bỏ dần những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội, làm cho mọi thành viên trong xã hội ngày càng gắn bó với nhau vì những lợi ích căn bản. -Tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới: +Quá trình xây dựng Nhà nước XHCN và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một quá trình hoạt động tự giác của đại đa số nhân dân lao động, vì lợi ích của đa số nhân dân. Chính bản chất và mục đích đó, cần phải tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới phù hợp với địa vị làm chủ của người lao động, đồng thời khắc phục những tàn dư của tình trạng lao động bị tha hóa trong xã hội cũ. Nhà nước XHCN bảo đảm cho mọi người có quyền bình đẳng trong lao động sáng tạo và hưởng thụ. Mọi người có sức lao động đều có việc làm và được hưởng thù lao theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Đó là một trong những cơ sở của công bằng xã hội ở giai đoạn này. - Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc:

Nhà nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thông qua nhà nước, Đảng lãnh đạo toàn xã hội về mọi mặt và nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình trên mọi mặt của xã hội. Nhân dân lao động tham gia nhiều vào công việc nhà nước. Đây là một “nhà nước nửa nhà nước”, với tính tự giác, tự quản của nhân dân rất cao, thể hiện các quyền dân chủ, làm chủ và lợi ích của chính mình ngày càng rõ hơn. -Giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội: Mục tiêu cao nhất của Nhà nước XHCN là giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức về kinh tế và nô dịch về tinh thần, bảo đảm sự phát triển toàn diện cá nhân, hình thành và phát triển lối sống xã hội chủ nghĩa, làm cho mọi người phát huy tính tích cực của mình trong công cuộc xây dựng Nhà nước XHCN. Nhờ xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa mà xóa bỏ sự đối kháng giai cấp, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người, tình trạng nô dịch và áp bức dân tộc, thực hiện được sự công bằng, bình đẳng xã hội.  Những đặc trưng trên phản ánh bản chất của Nhà nước XHCN, do đó, Nhà nước XHCN là một xã hội tốt đẹp, lý tưởng, ước mơ của toàn thể nhân loại. Những đặc trưng đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, trong quá trình xây dựng Nhà nước XHCN cần phải quan tâm đầy đủ tất cả các đặc trưng này. 6. Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định : “ Quyền lực nhà nước là thống nhất , có sự phân công , phối hợp , kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp , hành pháp , tư pháp ” . Hãy làm rõ sự “ thống nhất , “ phân công ” , “ phối hợp ” , “ kiểm soát trong việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta . - Thống nhất : Tất cả quyền lực nhà nước tập trung vào một mối , là Nhân dân . Nhân dân là chủ thể , tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước . Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước của mình thông qua 2 cách thức , dân chủ đại diện thực hiện quyền lực nhà nước thông qua cơ quan đại diện của mình ) và dân chủ trực tiếp ( thực hiện quyền lực Nhà nước bằng cách trực tiếp thể hiện ý chí của mình ) . - Phân công : Toàn bộ 3 quyền lập pháp hành pháp và tư pháp đều thuộc về Nhân dân và được Nhân dân trao cho Quốc hội tổ chức thực hiện . Nhưng Quốc hội không thực hiện hết 3 quyền này , mà giữ lại Quyền lập pháp ; sau đó lập ra Chính phủ phân công thực hiện Quyền hành pháp ; và lập ra Tòa án nhân dân phân công thực hiện Quyền tư pháp -Phối hợp : Quốc hội phối hợp với Chính phủ và TAND khi thực hiện quyền lập pháp ; Chính phủ phối hợp với Quốc hội và TAND khi thực hiện quyền hành pháp ; Toà án nhân dân phối hợp với Chính phủ và quốc hội khi thực hiện quyền tư pháp . - Kiểm soát : Quốc hội kiểm soát hoạt động của Chính phủ khi thực hiện quyền hành pháp và Toà án nhân dân khi thực hiện quyền tư pháp ; và ngược lại . 7.K/n hình thức chính thể, và kể tên các loại hình thức chính thể Hình thức chính thể là cách thức và trình tự lập ra cơ quan quyền lực nhà nước tối cao của một quốc gia. Hai loại hình thức chính phủ phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là: hình thức quân chủ và chính thể cộng hòa. Bản thân hình thức quân chủ được chia làm hai loại:

* Tuyệt đối (quân chủ chuyên chế): mọi quyền lực Nhà nước tối cao tập trung vào vị Quân chủ. Quân chủ có quyền lực cao nhất. * Hạn chế (quân chủ lập hiến): quyền lực Nhà nước tối cao được chia đôi (một bên là vị Quân chủ trị vì còn bên kia là một Cơ quan lập pháp do dân bầu được gọi là Quốc hội hay Nghị viện lưỡng viện hoặc độc viện). Quân chủ trong chế độ này chỉ là một biểu tượng của dân tộc. Hình thức lập hiến có nghĩa là "lập ra" "hiến pháp"; khi có hiến pháp thì tất cả mọi người, kể cả vị Quân chủ đều phải tuân theo những điều mà hiến pháp đã quy định. Hình thức chính thể * Chính phủ hỗn hợp. * Cộng hòa lập hiến. * Cộng hòa đại nghị * Cộng hòa xã hội. * Cộng hòa tư bản.





Chính thể quân chủ tuyệt đối ở đó người đứng đầu nhà nước - vua, hoàng đế - có quyền lực tuyệt đối và là chủ tinh thần của đất nước. Chính thể quân chủ tuyệt đối là loại hình của nhà nước phong kiến - Nhà nước không có cơ quan đại diện, không có hiến pháp. Hiện trên thế giới còn Ôman và Xuđăng là nước theo mô hình này. Chính thể quân chủ lập hiến (hạn chế) thì người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có một cơ quan quyền lực khác như nghị viện. Theo mô hình này, nhà nước ban hành hiến pháp; nhà vua không còn quyền lực tuyệt đối, hoạt động theo nguyên tắc “vua trị vì nhưng không cai trị” - vua không có thực quyền. Quân chủ lập hiến có hai loại: 1) Quân chủ nhị nguyên là loại hình tổ chức trong đó quyền lực nhà nước được chia đều cho hai cơ quan cơ bản của cấu trúc nhà nước là quyển lực của vua và quyền lực của nghị viện. Đây là mô hình tổn tại không lâu của thời kì đầu cách mạng tư sản, theo đó các bộ trưởng vừa chịu trách nhiệm trước vua, vừa chịu trách nhiệm trước Nghị viện; 2) Quân chủ đại nghị là loại hình tổ chức phổ biến hiện nay ở các nước tư bản, theo đó nguyên thủ quốc gia là các vị hoàng đế được truyền ngôi và chính phủ - bộ máy hành pháp hoạt động đến khi nào còn sự tín nhiệm của Nghị viện. Các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện (hạ viện). Việc thành lập chính phủ trong tay đảng chiếm đa số ghế trong hạ viện. Nhà vua hầu như không tham gia vào việc giải quyết công việc của nhà nước. Nghị viện có quyền luận tội các vị quan có hàm bộ trưởng (Hiến pháp Đan Mạch, Na Uy, Bi...). Cách tổ chức chính thể quân chủ đại nghị ở các nước đang phát triển không hoàn toàn giống như các nước tư bản phát triển. Theo truyền thống lịch sử, nhà vua còn có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chính trị của nhà nước (như Thái Lan, Nêpan, Malaixia...). Chính thể quân chủ lập hiến (hạn chế) thì người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có một cơ quan quyền lực khác như nghị viện. Theo mô hình này, nhà nước ban hành hiến pháp; nhà vua không còn quyền lực tuyệt đối, hoạt động theo nguyên tắc “vua trị vì nhưng không cai trị” - vua không có thực quyền. Quân chủ lập hiến có hai loại: 1) Quân chủ nhị nguyên là loại hình tổ chức trong đó quyền lực nhà nước được chia đều cho hai cơ quan cơ bản

của cấu trúc nhà nước là quyển lực của vua và quyền lực của nghị viện. Đây là mô hình tổn tại không lâu của thời kì đầu cách mạng tư sản, theo đó các bộ trưởng vừa chịu trách nhiệm trước vua, vừa chịu trách nhiệm trước Nghị viện; 2) Quân chủ đại nghị là loại hình tổ chức phổ biến hiện nay ở các nước tư bản, theo đó nguyên thủ quốc gia là các vị hoàng đế được truyền ngôi và chính phủ bộ máy hành pháp hoạt động đến khi nào còn sự tín nhiệm của Nghị viện. Các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện (hạ viện). Việc thành lập chính phủ trong tay đảng chiếm đa số ghế trong hạ viện. Nhà vua hầu như không tham gia vào việc giải quyết công việc của nhà nước. Nghị viện có quyền luận tội các vị quan có hàm bộ trưởng (Hiến pháp Đan Mạch, Na Uy, Bi...). Cách tổ chức chính thể quân chủ đại nghị ở các nước đang phát triển không hoàn toàn giống như các nước tư bản phát triển. Theo truyền thống lịch sử, nhà vua còn có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chính trị của nhà nước (như Thái Lan, Nêpan, Malaixia...).



Cộng hòa tổng thống là hình thức chính thể hiện nay của nhiều nhà nước tư sản, đặc biệt là ở châu Mĩ Latinh. Ở các nước này, Tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu ra, không phụ thuộc vào bầu cử cơ quan lập pháp. Tổng thống có quyền thành lập Chính phủ, các thành viên của Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống chứ không chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật do cơ quan lập pháp thông qua. Khi dự luật bị phủ quyết, cơ quan lập pháp phải thảo luận lại và được thông qua khi có đủ từ 2/3 số nghị sĩ trở lên bỏ phiếu thuận.

Cộng hòa tổng thống là hình thức chính thể, mà ở đó quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân chia "rạch ròi". Cơ quan lập pháp không có quyền giải tán Chính phủ và ngược lại Tổng thống không có quyền giải tán cơ quan lập pháp. Thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời nên mang tính độc lập cao. Tổng thống có thể bị xét xử theo thủ tục đàn hạch nếu vi phạm pháp luật.



Ngược lại với nền cộng hòa tổng thống và nền cộng hòa bán tổng thống, tổng thống ở những quốc gia có nền Cộng hòa đại nghị thường không có quyền hành pháp rộng lớn bởi vì nhiều quyền trong đó được trao cho người đứng đầu chính phủ (thường được gọi là thủ tướng). Tuy nhiên, người đứng đầu chính phủ và nguyên thủ quốc gia có thể là một chức vụ ở nền cộng hòa đại nghị (như ở Cộng hòa Nam Phi và Botswana), nhưng tổng thống vẫn được bầu theo một cách gần tương tự đối với nhiều nước theo hệ thống Westminster. Có một số trường hợp cá biệt, theo luật, tổng thống được có quyền hành pháp để điều hành công việc hàng ngày của chính phủ (ví dụ Phần Lan hay Ireland) nhưng thông thường họ không dùng những quyền này. Do đó, một số nền cộng hòa đại nghị được xem như là một chế độ bán tổng thống nhưng hoạt động dưới quyền nghị viện.

8.Vị trí pháp lý và chức năng  QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN -Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. -Quốc hội quyết định các chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, các nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.

-Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước. -Quốc hội vừa mang chủ quyền nhà nước vừa mang chủ quyền của nhân dân. Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.  CHÍNH PHỦ VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN -Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. -Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước -Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra để tổ chức thi hành các quyết định của Hội đồng nhân dân cùng cấp và chính sách, pháp luật, văn bản của cấp trên. Có thể nói, Hội đồng nhân dân là cơ quan ra quyết định và ủy ban nhân dân là cơ quan có trách nhiệm hiện thực hóa quyết định đó trong thực tiễn. Ủy ban nhân dân không phải là cơ quan quyết định về các vấn đề của địa phương, đó là thẩm quyền của Hội đồng nhân dân mặc dù ủy ban nhân dân có thể đề xuất hoặc tham mưu Hội đồng nhân dân trong quá trình thảo luận, ra quyết định. Chính vì vậy tính chất của ủy ban nhân dân là tính chấp hành. Ủy ban nhân dân là cơ quan hành động. Tương ứng với tính chất chấp hành, chức năng của ủy ban nhân dân là tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. Như vậy ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp đồng thời cũng có trách nhiệm chấp hành nhiệm vụ do cơ quan cấp trên giao. Trong đó, chấp hành quyết định của Hội đồng nhân dân là trách nhiệm đương nhiên còn chấp hành nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao chỉ được thực hiện khi có sự phân cấp, ủy quyền từ cấp trên (Khoản 1 Điệu 114 Hiến pháp năm 2013, Khoản 2 Điều 114 Hiến pháp năm 2013). Vì thực hiện chức năng chấp hành nên Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. -Vị trí của ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Khi thực hiện chức năng chấp hành của Hội đồng nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên, trên thực tế ủy ban nhân dân là cơ quan điều hành công việc nhà nước ở địa phương, cũng giống như Chính phủ là cơ quan điều hành công việc nhà nước trên phạm vi toàn quốc. ủy ban nhân dân nằm trong một hệ thống cơ quan chấp hành - hành chính của cả nước mà đứng đầu là Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Đây chính là hệ thống nổi bật nhất trong bộ máy nhà nước và thực chất là hệ thống điều hành công việc của quốc gia từ trung ương tới địa phương. 9. Trình bày sự hình thành các chức danh người đứng đầu trong các cơ quan nhà nước trung ương , gồm  Quốc hội - Chủ tịch Quốc hội là người đứng đầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội – cơ quan thường trực của Quốc hội Việt Nam. - Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ Quốc hội và có cùng nhiệm kỳ với Quốc hội cùng khóa. Chủ tịch Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ, làm việc theo chế độ chuyên trách. Chủ tịch

Quốc hội mỗi khóa thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới.  Chính phủ - Người đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ, - Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.  Chủ tịch nước - Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt: Chủ tịch nước) là nguyên thủ quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. - Chủ tịch nước được bầu bởi Quốc hội trong số đại biểu Quốc hội.  Tòa án nhân dân tối cao - Người đứng đầu là Chánh án Tòa án...


Similar Free PDFs