BÀI DỊCH CHƯƠNG 7 CÁC CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ THỤ ĐỘNG PDF

Title BÀI DỊCH CHƯƠNG 7 CÁC CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ THỤ ĐỘNG
Course Corporate Finance
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 17
File Size 327.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 289
Total Views 820

Summary

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANHKHOA TÀI CHÍNHBÀI NGHIÊN CỨUCHỨNG KHOÁN CÓ THU NHẬP CỐ ĐỊNHCÁC CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ THỤ ĐỘNGGiảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Uyên UyênMã lớp học phần: 22D1FINNhóm thực hiện: nhóm 7Lớp: FNCKhóa: 45TP Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 03 năm 2022STT HỌ VÀ TÊN MSSV EMAIL SĐT ĐIỂMD...


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA TÀI CHÍNH

BÀI NGHIÊN CỨU CHỨNG KHOÁN CÓ THU NHẬP CỐ ĐỊNH CÁC CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ THỤ ĐỘNG

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

Mã lớp học phần: 22D1FIN50501304 Nhóm thực hiện: nhóm 7 Lớp: FNC05 Khóa: 45

TP Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 03 năm 2022

STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

EMAIL

SĐT

ĐIỂM DAN

31

Huỳnh Bảo Quyên Đoàn Ngọc Khánh Trang Phan Trần Phương Trinh Nguyễn Minh Tú

31191026510

[email protected]

0382827054

Đủ

31191026878

[email protected]

0965121555

Đủ

31191024508

[email protected]

0365756856

Đủ

31191026702

[email protected]

0935108779

Đủ

38

43

47

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

MỤC LỤC

1. Đầu tư thụ động............................................................................................................ 4 1.1. Thế nào là đầu tư thụ động?.................................................................................4 1.1.1. Khái niệm:......................................................................................................... 4 1.1.2. Đầu tư thụ động đúng cách:...............................................................................4 1.1.3. Một số lợi ích của đầu tư thụ động:...................................................................5 1.1.4. Hạn chế đầu tư thụ động:...................................................................................6 1.1.5. Một số rủi ro:.....................................................................................................6 1.2. Đầu tư bị động khác với đầu tư chủ động như thế nào?.....................................7 1.2.1. Thế nào là đầu tư chủ động?..............................................................................7 1.2.2. Đầu tư thụ động khác với đầu tư chủ động như thế nào?...................................8 2. Các chiến lược đầu tư thụ động:................................................................................12 2.1. Chiến lược khớp nợ phải trả:..............................................................................12 2.1.1. Khái niệm :......................................................................................................12 2.1.2. Mục tiêu :.........................................................................................................12 2.1.3. Ví dụ :.............................................................................................................. 13 2.1.4. Phương pháp thực hiện :..................................................................................13 2.2. Chiến lược trung hòa rủi ro:...............................................................................14 2.2.1. Khái niệm:.......................................................................................................14 2.2.2. Mục tiêu:..........................................................................................................14 2.2.3. Phương pháp thực hiện :...............................................................................14 2.2.4. Ví dụ :.............................................................................................................. 15 2.3. Đầu tư theo chỉ số.................................................................................................15 2.3.1. Khái niệm :......................................................................................................15 2.3.2. Mục tiêu :.........................................................................................................15 2.4. Chiến lược mua và nắm giữ................................................................................16 2.4.1. Khái niệm :......................................................................................................16 2.4.2. Phương pháp thực hiện :..................................................................................16 2.4.3. Ví dụ :.............................................................................................................. 16 2.5. Chiến lược đối xứng :...........................................................................................16 2.6. Nhân bản đơn giản :............................................................................................17

1. Đầu tư thụ động 1.1. Thế nào là đầu tư thụ động? 1.1.1. Khái niệm: Đầu tư thụ động là một chiến lược đầu tư để tối đa hóa lợi nhuận bằng cách giảm thiểu mua và bán. Theo đó các nhà đầu tư mua cổ phiếu trong các chỉ số phổ biến chẳng hạn như chỉ số S&P 500 và giữ nó trong một khoảng thời gian dài. Đầu tư thụ động sử dụng các chỉ số và danh mục đầu tư theo trọng số để đầu tư nhằm tránh chi phí môi giới và các khoản phí khác thường gặp trong đầu tư chủ động. Loại hình đầu tư này hạn chế tối thiểu các hành vi mua bán chứng khoán thường đầu tư vào một danh mục bắt chước theo các chỉ số tiêu chuẩn mang tính đại diện cho cả thị trường chung như S&P / ASX 200 và nắm giữ trong dài hạn 1.1.2. Đầu tư thụ động đúng cách: Khi đầu tư thụ động đúng cách , có thể giúp chúng ta: - Sở hữu thị trường (không chỉ là những cổ phiếu riêng lẻ): Nếu một công ty thể hiện tốt, cổ phiếu chất lượng của hãng sẽ được nằm trong một chỉ số, chìa khóa của đầu tư thụ động là bạn có thể nắm giữ cả cổ phiếu đó và tất cả công ty cùng ngành, không cần phải lực chọn một cổ phiếu cụ thể nào. - Nắm giữ nhiều loại tài sản (không chỉ cổ phiếu): Nhiều nhà đầu tư chọn các cổ phiếu khác nhau để đa dạng hóa danh mục đầu tư nhưng để danh mục đó đủ mạnh, bạn cần bổ dung thêm các loại tài sản khác. Loại tài sản là nhóm các công cụ tài chính có hành vi giá và đặc điểm tương tự nhau, như trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu tư nhân, bất động sản, cổ phiếu các thị trường mới nổi, cổ phiếu nội địa,... - Tái cân bằng ( không chỉ là giao dịch mua bán): Bạn không thể liên tục mua ở giá thấp và bán ở giá cao. Những khoản lợi nhuận lớn thường chỉ đủ bù đắp các khoản lỗ khác, khiến các nhà đầu tư tụi lại so với tỷ suất sinh lợi của thị trường. Tái cân bằng danh mục đầu tư có thể giúp bạn vượt qua vấn đề này. Tái cân bằng là kỹ thuật sắp xếp lại danh mục đầu tư để kiểm soát rủi ro tốt hơn, đảm bảo tỷ suất sinh lợi của danh mục đầu tư không phụ thuộc quá nhiều vào một loại chứng khoán hoặc tài sản cụ thể.

- Tránh cảm tính và e sợ rủi ro: Chìa khóa quan trọng trong đầu tư không phải là tìm cách né tránh rủi ro mà là chọn đúng loại và đúng mức rủi ro. Hoảng loạn và bán ra khi thị trường đổ máu không phải là đầu tư thông minh - Đầu tư kết hợp thay vì rút sạch tiền cùng lúc: Khi hoảng loạn trước những biến động trên thị trường, bạn nên cân đối lại danh mục đầu tư, tập trung vào các loại tài sản ổn định hơn, kết hợp lợi nhuận từ cacs loại tài sản khác nhau thay vì rút sạch tiền khỏi các khoản đầu tư. Khi bạn trả tiền cho một (vài ) cá nhân để họ giúp bạn đánh bại thị trường, chẳng ai có thể đảm bảo tỷ suất lợi nhuận giúp bán. Đầu tư thụ động chấp nhận lợi nhuận bằng với thị trường, đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách sử dụng các loại tài sản khác nhau, đồng thời giảm thiểu rủi ro vầ chi phí. Loại hình đầu tư này không cố gắng đánh bại thị trường mà đơn giản chỉ cố gắng trở thành chính thị trường. 1.1.3. Một số lợi ích của đầu tư thụ động: - Tối thiểu hóa các bước duy trì danh mục đầu tư: Các chiến lược đầu tư tích cực thường vượt trội hơn nhờ liên tục theo dõi, quản lí, đánh giá và mua bán chứng khoán, vì thế mà cũng phát sinh nhiều tiêu chí bên lề. Dù các nhà quản lí quỹ có nhiều kỹ năng và các biện pháp phòng vệ tốt như thế nào, chiến lược này không bao giờ tránh khỏi được những rủi ro, bao gồm cả viễn cảnh bạn mất sạch khoản đầu tư ban đầu. Nhà đầu tư thụ động tìm kiếm sự ổn định trong dài hạn cho nguồn vốn đầu tư của bản thân, cố gắng tái tạo tỷ trọng trong các chỉ số thị trường, nhờ đó đòi hỏi ít sự giám sát hơn, kết quả là các quỹ đầu tư có mức phí thấp hơn. - Tránh được yếu tố thiên kiến chủ quan: Thách thức lớn nhất trong đầu tư chủ động là làm sao để loại bỏ những nhận định chủ quan ảnh hưởng tới hiệu suất quỹ. Nhờ áp dụng phương pháp tiếp cận có quy tắc cụ thể, đầu tư thụ động có thể vượt qua rào cản này. - Hưởng lợi từ các ưu đãi thuế: Đầu tư vào các quỹ chỉ số, chỉ số là một cách tuyệt vời để giảm thuế áp lên các khoản đầu tư. Bạn không hoàn toàn được miễn thuế nhưng

chắc chắn sẽ được hưởng các ưu đãi nhất định. Đây là một trong những điểm vượt trội nhất của các quỹ chỉ số. - Giữ được tính kỹ luật: Trong những thời điểm biến động của thị trường, đầu tư thụ động giữ được tính kĩ luật tốt hơn với tỉ lệ mua bán bị hạn chế. Phí c ực thấấp: Không có ai ch n cọ phiếấu, ổ do đó vi c ệgiám sát sẽẽ ít tôấn kém hơn. - Tính minh bạch: Luôn luôn rõ ràng tài sản nào nằm trong quĩ chỉ số. 1.1.4. Hạn chế đầu tư thụ động: Bị giới hạn quá mức: Các quĩ thụ động được giới hạn trong một chỉ số cụ thể hoặc tập hợp các khoản đầu tư được xác định trước với rất ít hoặc không có phương sai. Do đó, các nhà đầu tư bị "khóa" trong những cổ phần đó bất kể điều gì xảy ra trên thị trường. - Lợi nhuận tiềm năng nhỏ hơn: Theo định nghĩa, các quĩ thụ động sẽ không bao giờ thắng được thị trường, ngay cả trong thời kì hỗn loạn vì khoản đầu tư đó gắn chặt với thị trường. Đôi khi, một quĩ thụ động có thể thắng thị tường, nhưng nó sẽ không không đem lại lợi nhuận lớn mà các nhà đầu tư chủ động khao khát trừ khi thị trường tự bùng nổ. Mặt khác, các nhà đầu tư chủ động có thể có lợi nhuận tiềm năng lớn hơn, mặc dù những phần thưởng đó cũng có rủi ro lớn hơn.

1.1.5. M tộsốố rủi ro: Đầu tư thụ động có thế mạnh tăng cường hiệu quả đầu tư và tính minh bạch nhưng không phỉa là một chiến lược đầu tư không hề có rủi ro.Sau đây là một số rủi ro chính mà nhà đầu tư áp dụng chiến lược này phải đối mặt: - Thiếu kết nối với danh mục đầu tư: Hầu hết các nhà đầu tư cho rằng chiến lược này hoàn toàn và dễ quản lí, từ đó bỏ qua các bước tái phân bổ và điều chỉnh cần thiết. - Chạy theo lợi nhuận: Nhà đầu tư thường chạy theo lợi nhuận cao hơn mà không có bất kid chiến lược rút lui nào, trong khi đầu tư thụ động vẫn phải chịu các rủ ro thị trường chứng khoán, rủi ro mục đích, lạm phát và rủi ro lãi suất và rủi ro về thuế. Bạn chẳng bao giờ có thể dự đoán chắc chắn thị trường sẽ lên xuống như thế nào, đo dó, một nhà đầu tư nên luôn luôn có một chiến lược rút lui

- Phân bổ sai lầm: Có lẽ đầu tư thụ động không dành cho những nhà đầu tư sắp nghỉ hưu vì thời gian không đứng về phía họ. Các nhà đầu tư trẻ tuổi sẽ muốn tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục, dùng thời gian để cân bằng lại biến động ngắn hạn. - Không điều chỉnh thuế: Đầu tư thụ động thường được có lợi hơn khi tính thuế do ít mua bán, thuế suất còn thay đổi tùy theo loại hình đầu tư mà bạn nắm giữ. Tuy “đầu tư thụ động”, nhà đầu tư vẫn cần chủ động quản lý nghĩa vụ thuế, số lợi nhuận tạo ra và mức độ thu nhập kiếm được. - Đầu tư theo cảm xúc: Con người có xu hướng hành động theo cảm tính. Nếu tất cả các nhà đầu tư thụ động có xu hướng thoát khỏi thị trường trong hoảng loạn, thì sự biến động sẽ chỉ xảy ra nhanh hơn thông qua các quỹ giao dịch trao đổi và quỹ chỉ sổ. Mua và bán không đúng thời điểm cũng có thể dẫn đến thị trường thêm bất ổn và hoảng loạn. - Nhầm lẫn giữa đầu tư chủ động và thụ động: Nhà đầu tư thường có hai chiến lược chính, chủ động và thụ động. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai chiến lược. Hai cách tiếp cận này tùy thuộc vào cách các nhà quản lí đầu tư nắm giữ chứng khoán. Trong khi các quỹ chủ động đặt mục tiêu vượt trội hơn các chỉ số tiêu chuẩn, quỹ thụ động lại cố gắng sao chép tỷ suất lợi nhuận của các chỉ số đó. - Nhầm lẫn giữ chi phí thấp với rủi ro thấp: Đầu tư thụ động có mức phí rẻ nhưng không phải lúc nào cũng đồng nghĩa là ít rủi ro hơn. Nhà đầu tư có thể sẽ phải gánh chịu nhiều rủi ro hơn họ nghĩ. - Bỏ qua đa dạng hóa toàn cầu: Ngay cả khi một nhà đầu tư ước tính được lợi nhuận từ một danh mục đầu tư 20-30 năm, người đó vẫn nên hiểu rõ hơn về con đường đạt tới mục tiêu đó. Danh mục đầu tư phải luôn luôn đa dạng. Và một danh mục đầu tư đa dạng hóa trên toàn cầu có thể sẽ giúp bạn kiểm soát rủi ro. - Bỏ qua những lợi ích và rủi ro tiềm tàng cho các nhà đầu tư, đầu tư thụ động tăng trưởng nhanh dẫn đến cuộc tranh luận về những gì đã xảy ra trên thị trường chứng khoán

1.2. Đầu tư bị động khác với đầu tư chủ động như thế nào? 1.2.1. Thế nào là đầu tư chủ động? Đầu tư tích cực (đầu tư chủ động) đề cập đến một tình huống mà các nhà đầu tư mua đầu tư và liên tục theo dõi các chuyển động trong đó. Logic đằng sau đầu tư tích cực là thu được càng nhiều thông tin càng tốt với việc theo dõi liên tục các khoản đầu tư để khai thác các khả năng lợi nhuận cao. Các nhà đầu tư tích cực thường dành một thời gian đáng kể và đam mê hoạt động đầu tư. Họ thường là những người chấp nhận rủi ro mua và bán cổ phiếu nhanh chóng để kiếm lợi nhuận cao hơn trong ngắn hạn. Các nhà đầu tư tích cực thường không nắm giữ cổ phiếu trong nhiều tháng hoặc nhiều năm; họ khá quan tâm đến biến động giá hàng ngày. Họ thường không tập trung vào các điều kiện kinh tế dài hạn. Một nhà đầu tư phải trả chi phí giao dịch khi thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán. Vì đầu tư tích cực liên quan đến khối lượng giao dịch lớn, chi phí giao dịch tăng. 1.2.2. Đầu tư thụ động khác với đầu tư chủ động như thế nào? Đầu tư chủ động và thụ động

Đầu tư tích cực đề cập đến việc mua và bán các khoản đầu tư thường xuyên để kiếm lợi nhuận nhanh chóng.

Đầu tư thụ động tập trung vào việc tạo ra sự giàu có trong dài hạn bằng cách chỉ đầu tư vào một loạt các khoản đầu tư được chọn.

Loại nhà đầu tư Đầu tư tích cực chủ yếu được thực hiện

Nhiều nhà đầu tư không thích rủi ro

bởi các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro.

tham gia đầu tư thụ động.

Chi phí giao dịch

Đầu tư tích cực phát sinh chi phí giao dịch cao.

Đầu tư thụ động dẫn đến chi phí giao dịch thấp do giao dịch không thường xuyên.

Biến động giá Trọng tâm trong đầu tư tích cực là về

Trọng tâm của đầu tư thụ động là về biến

biến động giá ngắn hạn.

động giá dài hạn.

Danh mục Được xây dựng dựa trên các phân tích về chứng khoán kết hợp với tình hình kinh tế vĩ mô của các chuyên gia quản lý danh mục.

Mô phỏng theo một bộ chỉ số trên thị trường ví dụ như VN-Index, VN30, VN100…

Phân tích

Tình hình kinh doanh của các công ty, tình hình kinh tế vĩ mô được phân tích kỹ lưỡng và thường xuyên để chọn ra các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng cao trong dài hạn.

Không thực hiện phân tích các công ty. Công ty Quản lý Quỹ chọn chứng khoán có trong bộ chỉ số và theo tỉ trọng phân bổ của bộ chỉ số. Ví dụ Vinamilk chiếm 14% trong bộ chỉ số VN-Index, thì danh mục cũng nắm giữ 14% Vinamilk.

Quản lí Cần có các chuyên gia đầu tư giàu kinh nghiệm chủ động mua và bán chứng khoán dựa vào các phân tích công ty và tình hình thị trường

Không cần có các chuyên gia đầu tư nhiều kinh nghiệm vì việc chọn cổ phiếu có thể thực hiện bằng máy tính.

Lợi nhuận mục tiêu Vượt lợi nhuận tham chiếu và tăng

Bằng với tăng trưởng của bộ chỉ số mà

trưởng cao hơn thị trường.

quỹ mô phỏng.

Quản lí rủi ro

Chủ động giảm thiểu rủi ro vì quỹ có thể chủ động bán các chứng khoán.

Khó kiểm soát rủi ro do quỹ không thể chủ động bán các chứng khoán vì phải theo tỉ trọng của bộ chỉ số.

Mức độ linh động

Cao vì tận dụng được các cơ hội biến

Thấp vì không thể tận dụng các cơ hội

động trên thị trường

biến động trên thị trường.

Khả năng kiểm soát lỗ Lỗ có thể giảm nếu các chuyên gia đầu

Chắc chắn lỗ khi thị trường xuống vì tỉ

tư có chiến lược tốt.

trọng danh mục không thể thay đổi.

Khả năng tăng trưởng vượt thị trường Có cơ hội lợi nhuận cao và khả năng tăng trưởng cao hơn các bộ chỉ số trên thị trường.



Không thể tăng trưởng cao hơn bộ chỉ số mô phỏng

Tóm lại, sự khác biệt giữa đầu tư chủ động và thụ động phụ thuộc

vào định hướng ngắn hạn hay dài hạn. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn cách tiếp cận nào phù hợp với họ tùy thuộc vào mức độ rủi ro mà họ sẵn sàng chấp nhận và tùy vào mục tiêu của các nhà đầu tư cụ thể. Nếu nhà đầu tư muốn thu hồi vốn nhanh trong thời gian ngắn thì đầu tư tích cực là lựa chọn thích hợp nhất trong khi đầu tư thụ động quan tâm đến việc tạo ra của cải trong dài hạn bằng cách chỉ đầu tư vào một số khoản đầu tư đã chọn. Mặt khác, các khoản đầu tư thụ động có thể được thực hiện bởi các nhà đầu tư thích thực hiện cách tiếp cận đầu tư thoải mái hoặc những người không quan tâm đến việc theo dõi mọi biến động giá trên thị trường. - Trong đầu tư chủ động: + Nhà quản lý danh mục đầu tư đóng vai trò mang tính sống còn bởi họ là người trực tiếp đưa ra quyết định trước những biến động khó đoán trước của thị trường tài chính. Thông thường trong chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ đánh giá tiềm năng thông qua tình trạng của nền kinh tế, thị trường chứng khoán và các biến thể của ngành để đo lường giá trị thực tế của cổ phiếu. + Đầu tư chủ động cho phép nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận với mức sinh lời thường cao hơn mức sinh lời chung của thị trường. Có thể thấy đầu tư chủ động hướng đến sự mạo

hiểm để đạt được lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên, vì đầu tư chủ động liên quan đến khối lượng giao dịch lớn, chi phí giao dịch thường cao hơn đầu tư thụ động. - Trong đầu tư bị động: + Vì các nhà đầu tư hướng tới chiến lược lâu dài nên họ không chịu các tác động tâm lý khi thị trường bất ổn. Chi phí thấp bởi số lượng thực hiện giao dịch không nhiều, họ không thực hiện hình thức “mua nhanh bán gọn". + Để chọn phương thích đầu tư phù hợp, ngoài những điểm mạnh và yếu nêu trên, nó còn phụ thuộc vào mô hình mà bạn đầu tư. Quản lý thụ động thường có hiệu quả tốt nhất đối với các cổ phiếu dễ giao dịch như của các tập đoàn lớn 2. Các chiến lược đầu tư thụ động: 2.1. Chiến lược khớp nợ phải trả: 2.1.1. Khái niệm : Chiến lược khớp nợ phải trả là một chiến lược đầu tư khớp dòng thu nhập từ việc bán tài sản trong tương lai với các chi phí dự kiến trong tương lai. Chiến lược khớp nợ phải trả rất phổ biến giữa các nhà quản lí quĩ hưu trí. 2.1.2. Mục tiêu : - Các nhà quản lí quĩ hưu trí luôn cố gắng giảm thiểu rủi ro thanh khoản của danh mục đầu tư, bằng cách đảm bảo rằng doanh thu từ bán tài sản, khoản thanh toán lãi và cổ tức sẽ tương đồng với các nghĩa vụ thanh toán dự kiến cho khách hàng khi họ nghỉ hưu. - Chiến lược này phức tạp hơn các chiến lược đầu tư với mục tiêu chỉ đơn giản là cố gắng tối đa hóa lợi nhuận mà không tính đến thời điểm rút tiền đầu tư. 2.1.3. Ví dụ : Ví dụ, những người về hưu sống bằng thu nhập từ danh mục đầu tư của họ thường dựa vào các khoản thanh toán ổn định và liên tục để bổ sung cho các khoản thanh toán an sinh xã hội. Một chiến lược khớp giá trị sẽ bao gồm đến việc mua chứng khoán một cách chiến lược để trả cổ tức và lãi suất đều đặn. Lý tưởng nhất là một chiến lược khớp giá trị

sẽ được áp dụng trước khi bắt đầu những năm nghỉ hưu. Quỹ hưu trí sẽ áp dụng một chiến lược tương tự để đảm bảo các nghĩa vụ lợi ích của nó được đáp ứng. 2.1.4. Phương pháp thực hiện : - Chiến lược khớp nợ phải trả là một chiến lược khớp giá trị rất phổ biến được các nhà cố vấn tài chính giàu kinh nghiệm tư vấn cho các khách hàng giàu có của họ. - Phương pháp phân tích Monte Carlo, tính toán kết quả trung bình của hàng ngàn kịch bản đầu tư có thể xảy ra, là công cụ phổ biến được sử dụng trong các chiến lược khớp nợ phải trả. - Áp dụng chiến lược khớp nợ phải trả cho danh mục đầu tư có thu nhập cố định, khớp mức độ nhạy cảm với lãi suất của tài sản và nợ phải trả. Khi đó, nếu lãi suất thay đổi, sự thay đổi trong các mục tài sản và nợ phải trả của danh mục đầu tư bù đắp cho nhau, làm cho lợi suất tổng thể của danh mục không thay đổi. Hay nói cách khác, danh mục ...


Similar Free PDFs