Bài tập LMS TSKH Ngô Công Thành PDF

Title Bài tập LMS TSKH Ngô Công Thành
Author NGÂN LÊ KIM
Course Marketing
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 51
File Size 1.6 MB
File Type PDF
Total Downloads 220
Total Views 287

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCMBÀI TẬP LMSMÔN HỌC : MARKETING CĂN BẢNGiảng viên hướng dẫn: TSKHô Công ThànhSinh viên thực hiện: Lê Kim NgânLớp: 21C1MARMSSV: 31201026213TP, ngày 31/10/BUỔI 1####### 1 là gì?Tầm quan trọng của nó?Marketing là những cơ chế kinh tế và xã hội mà cá...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM



BÀI TẬP LMS MÔN HỌC: MARKETING CĂN BẢN

Giảng viên hướng dẫn: TSKH.Ngô Công Thành Sinh viên thực hiện: Lê Kim Ngân Lớp:21C1MAR50300102 MSSV: 31201026213

TP.HCM, ngày 31/10/2021

BUỔI 1 1.Marketing là gì?Tầm quan trọng của nó? Marketing là những cơ chế kinh tế và xã hội mà các tổ chức và cá nhân sử dụng nhằm thoả mãn những nhu cầu và đòi hỏi (mong muốn) của mình thông qua các quy trình trao đổi sản phẩm trên thị trường. Trong kinh doanh hiện đại, Marketing đóng vai trò quan trọng, thể hiện trên một số khía cạnh: * Đối với doanh nghiệp: - Marketing góp phần hướng dẫn, chỉ đạo phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhờ đó mà các quyết định đề ra trong sản xuất kinh doanh có cơ sở khoa học. - Marketing giúp doanh nghiệp nhận biết được cần sản xuất cái gì? bao nhiêu? bán ở đâu và bán bao nhiêu để thu được lợi nhuận cao. - Marketing giúp doanh nghiệp nhận được thông tin phản hồi từ khách hàng để kịp thời bổ sung, cải tiến, nâng cao đặc tính sử dụng để thoả mãn nhu cầu khách hàng. - Marketing ảnh hưởng lớn đến tiết kiệm chi phí, doanh số bán và lợi nhuận của doanh nghiệp. * Đối với người tiêu dùng: phát hiện và thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng do đó người tiêu dùng được đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi về hàng hoá và dịch vụ một cách tốt nhất * Đối với xã hội: - Hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trường, đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế mang tính hiện thực và khả thi. - Của cải xã hội tăng lên với chất lượng tốt hơn, sản phẩm đa dạng phong phú, giá thành hạ sẽ kiềm chế được lạm phát, bình ổn giá cả trong và ngoài nước. - Thúc đẩy doanh nghiệp cạnh tranh để thu hút khách hàng.

- Tăng lượng hàng hoá và dịch vụ tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo thêm công ăn việc làm, đời sống được cải thiện.

2.Hãy liệt kê tất cả các từ gắn liền với marketing? Ví dụ: Marketing quốc tế, toàn cầu, du lịch... Quảng cáo, thương hiệu, nhu cầu, mong muốn, yêu cầu, thị trường, cầu, chiêu thị(promotion), truyền thông, bản quyền, chi phí, văn hóa, sản phẩm, mạng lưới marketing, chiến lược,… Marketing công nghiệp, Marketing thương mại, Marketing trong nước, Marketing quốc tế, Marketing xuất khẩu, Marketing nhập khẩu, Marketing tư liệu sản xuất, Marketing dịch vụ, Marketing hàng tiêu dùng, Quản trị marketing..

3.Người ta nói marketing là 4P đúng hay sai? tại sao? Người ta nói marketing 4P là đúng, dù đôi lúc vẫn có 5P, 7P nhưng cơ bản nhất vẫn là 4Ps

4Ps cơ bản gồm: Product, Price, Place, và Promotion.  Product: tính đa dạng, chất lượng, tên thương hiệu, mẫu mã, tính năng, bai bì, kích cỡ, dịch vụ, bảo hành, đổi trả.  Price: danh mục giá, giảm giá, các vấn đề thanh toán liên quan đến sản phẩm.  Place: kênh phân phối, độ phủ, assortments, vị trí, tồn kho, vận chuyển.  Promotion: advertising, PR, event & experiences, sales promotion, direct marketing, interactive marketing, word-of-mouth, personal selling.

4.Marketing- Mix là gì? cho ví dụ minh họa?... Marketing mix là tập hợp các chiến thuật mà một doanh nghiệp sử dụng để quảng bá và bán sản phẩm của mình trên thị trường. Những yếu tố trong Marketing-mix bao gồm bốn yếu tố sau đây: (1) Chính sách về sản phẩm (Product) (2) Chính sách về giá cả (Price) (3) Chính sách phân phối (Place) (4) Chính sách xúc tiến thương mại (Promotion). Marketing-mix là một tập hợp những yếu tố biến động kiểm soát được của Marketing mà doanh nghiệp sử dụng để cố gắng gây dựng được phản ứng mong muốn từ phía thị trường mục tiêu.

Việc thực hiện Marketing Mix đã góp phần rất lớn trong việc tăng hiệu quả hoạt động lẫn doanh thu của McDonald trên thị trường thức ăn nhanh toàn cầu. VD: Cách McDonald đã áp dụng 4P marketing vào trong việc kinh doanh của mình  Sản phẩm (Product) Một chuỗi của hàng chuyên phục vụ thức ăn nhanh, Menu của McDonald có đầy đủ đồ ăn lẫn thức uống, gồm các dòng sản phẩm chính: 

Hamburgers và sandwiches



Gà rán & cá



Salad



Đồ tráng miệng



Sữa lắc



Đồ ăn sáng



McCafé

Trong 4P, sản phẩm (product) là yếu tố quyết định cơ bản của thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp của McDonald. McDonald ngày càng mở rộng và đa dạng hóa menu của mình theo thời gian với gà rán, cá, thức uống, đồ tráng miệng và đồ ăn sáng. Trong khi đa dạng hóa dòng sản phẩm cung cấp, công ty luôn đáp ứng nhu cầu của thị trường và phân tán rủi ro trong kinh doanh khi không phụ thuộc vào một hoặc một vài phân khúc thị trường. Yếu tố này đã chỉ ra rằng McDonald không chỉ đổi mới sản phẩm để thu hút nhiều khách hàng hơn mà còn giúp nguồn doanh thu ổn định hơn rất nhiều.  Địa điểm phân phối (Place) McDonald phân phối sản phẩm của mình theo 4 loại chính: 

Nhà hàng McDonald



Kiốt



McDonald Mobile App



Trang web như Foody, …

Trong 4 loại này thì nhà hàng McDonald tạo ra được nguồn doanh thu lớn nhất. Ở nước ngoài, nhiều nhà hàng còn tạo ra một kiot để bán các sản phẩm vào những dịp đặc biệt tại sân vận động, … McDonald Mobile App giúp khách hàng dễ dàng truy cập thông tin và mua sản phẩm, đồng thời cũng tích lũy điểm thành viên, tìm ra cửa hàng McDonald gần nhất.

Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể order qua website chuyên phục vụ order như Foody, GoViet, GrabFood chẳng hạn.  Quảng cáo (Promotion) McDonald sử dụng các chiến thuật marketing để tiếp cận và trò chuyện với khách hàng tiềm năng của mình. Ví dụ, để cung cấp thông tin về món mới đến khách hàng và thuyết phục họ mua nó, McDonald sử dụng kết hợp các hình thức sau: 

Chạy quảng cáo



Chương trình khuyến mãi



Public Relations



Marketing trực tiếp (Direct Marketing)

Chạy quảng cáo là một trong những chiến thuật đáng chú ý nhất của McDonald. Không chỉ sử dụng TV, tờ rơi in ấn, McDonald còn sử dụng các phương tiện truyền thông khác để truyền đi thông điệp quảng cáo của mình. VD: McDonald cung cấp phiếu giảm giá và tặng quà kèm theo cho một số sản phẩm nhất định để thu hút nhiều người tiêu dùng hơn. Ngoài ra, các hoạt động quan hệ công chúng như tổ chức từ thiện Ronald McDonald House cũng giúp tăng giá trị thương hiệu. Đôi khi, McDonald cũng marketing trực tiếp tại các tham dự vào các sự kiện cộng đồng, bữa tiệc lớn,  Giá cả (Pricing) Với mục tiêu tối đa lợi nhuận và số lượng hàng được bán đi, McDonald sử dụng kết hợp các chiến lược về giá cả như sau: 

Định giá theo gói (bundle pricing)



Định giá theo tâm lý

Trong chiến lược định giá theo gói, McDonald cung cấp các combo món ăn được giảm giá nhiều hơn so với việc mua riêng từng món. Ví dụ, khách hàng có thể chọn lựa combo Happy Meal gồm gà rán, burger, nước ngọt để tiết kiệm chi phí. Mặt khác, chiến thuật định gía theo tâm lý với 99.000đ thay vì làm tròn sang 100.000đ, cũng giúp người tiêu dùng mua thức ăn nhiều hơn.

Buổi 2 a.Nêu các định nghĩa mới vế marketing, như marketing là thương hiệu; marketing chính là những nụ cười... -McCarthy định nghĩa: marketing là quá trình thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức thông qua việc đoán trước các nhu cầu của khách hàng hoặc người tiêu thụ để điều khiển các dòng hàng hóa dịch vụ thỏa mãn các nhu cầu từ nhà sản xuất tới các khách hàng hoặc người tiêu thụ. (McCarthy, 1975) -Theo Gronroos (1990): marketing là thiết lập, duy trì và củng cố các mối quan hệ với khách hàng và các đối tác liên quan để làm thỏa mãn mục tiêu của các thành viên này. -Hiệp hội marketing Hoa Kỳ, American Marketing Associate đưa ra định nghĩa chính thức rằng marketing là hoạt động, tập hợp các thể chế và quy trình nhằm tạo dựng, tương tác, mang lại và thay đổi các đề xuất có giá trị cho người tiêu dùng, đối tác cũng như cả xã hội nói chung. -Stone et al (2007): nhận định rằng “Marketing là một hệ thống các hoạt động kinh doanh thiết kế để hoạch định, định giá, xúc tiến và phân phối sản phẩm thỏa mãn mong muốn của những thị trường mục tiêu nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức”. -Philip Kotler: “Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân và các nhóm có thể đạt được nhu cầu và mong muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên” (Kotler et al, 1994, p. 12). -“Marketing là tất cả những gì bạn làm để phát triển doanh nghiệp của mình” -“Marketing là một cuộc trò chuyện”

b. Giải thíc định nghĩa marketing chính là C-C-D-C? Create: Nghiên cứu phân khúc thị trường, xác định sản phẩm dịch vụ sẽ tạo ra giá trị gì để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Communicate: Giá trị doanh nghiệp muốn khách hàng mục tiêu tiếp cận đến, giúp khách hàng nhận ra và phân biệt thương hiệu với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Delivery: Thiết kế dịch vụ và vận hành Currency: Định giá.

c.Tìm sự khác biệt của marketing trong giai đoạn hiện nay? cho ví dụ minh hoa.?

Marketing 4.0 lấy con người làm trung tâm trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Đây là thời kỳ dùng công nghệ số để tạo sự kết nối. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, con người ứng dụng kỹ thuật số vào vô vàn ngóc ngách của cuộc sống. Để bắt kịp sự thay đổi trong hành vi khách hàng thời đại này, Marketing 4.0 ra đời. Nếu như Marketing 3.0 là thời đại bùng nổ của Internet thì bước sang 4.0, đây chỉ là một thành phần của kỷ nguyên số. Những công nghệ số được ứng dụng trong Marketing 4.0 phải kể đến: • Internet of Things (vạn vật kết nối) • Cloud (điện toán đám mây) • Big Data (dữ liệu lớn) • AI (trí tuệ nhân tạo) VD: Theo Asia Digital Marketing Association: “Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin” Hiểu đơn giản Digital Marketing (Tiếp thị kỹ thuật số) là các hoạt động quảng bá cho sản phẩm/thương hiệu nhằm tác động đến nhận thức khách hàng, kích thích hành vi mua hàng của họ. Nói dễ hiểu hơn, Digital Marketing là một thuật ngữ chỉ việc xây dựng các hoạt động tiếp thị sử dụng một hoặc nhiều phương tiện kỹ thuật số trên Internet. Digital Marketing nhấn mạnh đến 3 yếu tố: sử dụng các phương tiện kĩ thuật số, tiếp cận khách hàng trong môi trường kĩ thuật số và tương tác với khách hàng

BUỔI 3 1.Cờ của các nước và ý nghĩa? Ví dụ cờ Hàn quốc có ý nghĩa gì?Tại sao cờ EU chỉ có 12 sao? Việt Nam Quốc kỳ Việt Nam hiện nay được công nhận chính thức từ 1976. Lá cờ mang nền đỏ tượng trưng cho màu cách mạng, màu máu của nhân dân đã đổ xuống trong các cuộc chiến giành độc lập. Ngôi sao vàng tượng trưng cho lí tưởng của Đảng với năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương và binh cùng đoàn kết.

Trung Quốc Quốc kỳ của Trung Quốc còn được gọi là Ngũ tinh hồng kì với bốn ngôi sao nhỏ tượng trưng cho lực lượng cách mạng gồm giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị và tư sản dân tộc dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Hoa là ngôi sao lớn. Màu đỏ tượng trưng cho màu của cách mạng. Hàn Quốc Quốc kỳ của Hàn Quốc được gọi là Taegukgi. Màu trắng là màu truyền thống của quốc gia này, đại diện cho hòa bình và sự trong sạch. Màu đỏ và xanh tượng trưng cho các lực lượng xấu và tốt trong vũ trụ, hay còn gọi là âm và dương. 4 góc là 4 thẻ bài bát quái thể hiện các nguyên tắc vận động và hài hòa như 4 mùa, 4 hướng..

Nhật Bản Quốc kỳ Nhật Bản là một hiệu kỳ hình chữ nhật màu trắng với một đĩa tròn màu đỏ lớn. Nền trắng đại diện cho sự trung thực, liêm chính và trong sạch của người Nhật trong khi vòng tròn màu đỏ là biểu tượng mặt trời.

Bhutan Rồng là biểu tượng quan trọng với nhiều quốc gia châu Á, nhưng Bhutan nằm trong số ít các quốc gia có lá cờ mang hình loài vật này. Con rồng trên cờ Bhutan là Druk, rồng sấm huyền thoại của người Bhutan với 4 chân quắp 4 viên ngọc quý. Phần màu vàng tượng trưng cho truyền thống dân gian và phần màu đỏ tượng trưng cho Phật giáo tại Bhutan. Màu trắng của Druk biểu thị cho sự thanh khiết của những tư tưởng nội tâm và hành động nhằm đoàn kết toàn bộ nhân dân vốn đa dạng về dân tộc và ngôn ngữ. Những viên đá quý được giữ trong vuốt rồng tượng trưng cho sự thịnh vượng, an ninh và bảo hộ nhân dân tại

Bhutan, trong khi miệng gầm gừ của rồng biểu thị cam kết của các thần linh về việc bảo hộ Bhutan.

Nepal Đây là quốc gia duy nhất mà quốc kỳ không phải hình chữ nhật hoặc hình vuông. Hai tam giác chồng lên nhau này đại diện cho Ấn độ giáo và Phật giáo. Màu đỏ tượng trưng cho đỗ quyên, quốc hoa của Nepal, đồng thời là ký hiệu của chiến thắng và hòa hợp. Mặt trăng tượng trưng cho sự thanh thản và thời tiết mát mẻ trên dãy Himalaya, còn mặt trời là hiện thân cho sức nóng của các khu vực thấp của Nepal.

Vatican Màu vàng tượng trưng cho sức mạnh tinh thần của Giáo hoàng, và màu trắng đại diện cho sức mạnh vật chất của người. Ở giữa phần trắng là huy hiệu của Tòa thánh gồm vương miện 3 tầng và hai chìa khóa thánh gác chéo.

Áo Đây là một trong những lá cờ cổ xưa nhất thế giới. Theo truyền thuyết, vào năm 1191, sau trận chiến ác liệt trong cuộc Thập tự chinh lần thứ ba, chiếc áo dài trắng của Công tước Áo Leopold V bị dính đầy máu. Sau khi chiếc đai được bỏ ra để lộ một dải màu trắng muốt không vấy máu. Sự kết hợp giữa màu đỏ - trắng - đỏ đã được Công tước thiết kế cho mẫu cờ nước Áo.

Đan Mạch Đan Mạch là một trong những quốc gia đầu tiên đưa biểu tượng thánh giá vào quốc kỳ của mình. Hình dáng lá cờ bắt nguồn từ

huyền thoại trận chiến Valdemar với màu đỏ đại diện cho sức mạnh, dũng cảm và sự bất khuất, kiên cường.

Thụy Điển Cờ Thụy Điển mang màu xanh dương là hiện thân cho lòng tin, sự trung thành và công lí trong khi màu vàng là biểu tượng của sự rộng lượng. Thêm vào đó, hình chữ thập đại diện cho cây thánh giá.

Phần Lan Lá cờ này chính thức được công nhận là quốc kỳ của nước Cộng hòa Phần Lan vào năm 1918. Chữ thập Bắc Âu trên lá cờ gợi lên sự liên hệ với các nước láng giềng Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Iceland. Màu xanh đại diện cho bầu trời và quốc gia nghìn hồ trong khi màu trắng là hiện thân cho tuyết trắng.

EU “12 ngôi sao vàng” tượng trưng cho sự toàn bích, thống nhất, bình đẳng giữa các nước tham gia, cùng nhau tương hỗ cùng phát triển, không có sự mâu thuẫn cả về kinh tế lẫn chính trị trong khối liên minh

Uganda Sếu xám hoàng gia (loài đặc hữu của đồng cỏ châu Phi) xuất hiện trên cờ của Uganda với một chân nâng lên, tương trưng cho sự chuyển động về phía trước. Ba màu sắc trên lá cờ đại diện cho người dân (đen), ánh nắng (vàng) và tinh thần đoàn kết của châu Phi (đỏ).

Kenya Quốc gia châu Phi cũng chọn hình mũi lao cho quốc kỳ. Cùng với màu đỏ ở trung tâm lá cờ, mũi lao tượng trưng cho sự bảo vệ và máu đã đổ xuống để giành độc lập. Màu đen ở phần trên của lá cờ tượng trưng cho người Kenya và dải màu xanh phía dưới tượng trưng cho khung cảnh của quốc gia này.

Nam Phi Chữ Y màu xanh lá cây đại diện cho sự thống nhất quốc gia và sự trù phú, đất đai màu mỡ. Tam giác màu đen đại diện cho tầng lớp nhân dân và màu đỏ, trắng xanh được lấy từ màu của người nhập cư Boer.

2.Tiền các nước? Nước nào sử dụng đồng đô la? CHÂU Á

Quốc gia hay vùng lãnh thổ Đơn vị tiền tệ Afghanistan Afghani Abkhazia Abkhazia apsara Armenia Dram Armenia Euble Nga p Alderney Bảng Guernsey Bahrain Dinar Bahrain Andorra Euro Dollar Đông Caribbea Lãnh thổAnguilla Anh ở Ấn Độ Dương dollar Mỹ Antigua and Barbuda Dollar Đông Caribbea Aruba Florin Aruba dollar Singapore $ Áo Euro Belarus ruble Campuchia riel Belarus Campuchia Bỉ Euro Bosnia và Herzegovina mark Bosniadollar và Herzegovina Đông Timor Mỹ Quần đảo Virgin thuộc Anh dollar Quần đảo Virgin thuộc Anh Bulgaria lev Bulgaria Hong Kong dollar Hong Kong Quần đảo Cayman dollar Quần đảo Cayman Croatia kuna Croatia Iran rial Iran Síp Euro Séc koruna Séc yen Japan Japanese Đan Mạch krone Đan Mạch EstoniaTriều Tiên Euro CHDCND Won Triều Tiên Phần Lan Euro Pháp Euro Lào kip Lap Đức Euro Gibraltar Bảng Gibraltar Maldives rufiyaa Maldives Châu Mỹ Hy Lạp Euro Guernsey British pound Qatar riyal Qatar Châu Mỹ là một châu lục nằm ở Hungary forint Hungary phía Tây bán cầu. Đa số những Iceland krónaBaht Iceland Thái Lan Thái quốc gia ở đây sử dụng đồng đô Ireland Euro la là đơn vị tiền tệ của từng nước. Đảo Man British pound Dưới đây là danh sách đơn vị tiền Italy Euro tệ của từng nước ở châu Mỹ. Jersey Bảng Anh Kosovo Euro ệ Argentina Argentina Latvia Euro lar Luxembourg Euro Barbados Malta Euro Barbadian dollar Belize Belize dollar Bermuda Bermudian dollar Bolivia boliviano Bolivia Bonaire dollar Mỹ Brazil real Brazil Canada dollar Canada Chile peso Chile Colombia peso Colombia Cuba peso Cuba Curaçao Netherlands Antillean guilder Dominica Dollar Đông Caribbea Cộng hòa Dominicana peso Dominicana Ecuador dollar Mỹ El Salvador colón El Salvador

Quần đảo Falkland Grenada Guatemala Guyana Honduras Jamaica México Liên Bang Micronesia

Bảng Quần đảo Falkland Dollar Đông Caribbea quetzal Guatemala dollar Guyana lempira Honduras Jamaica peso Mexico dollar Microneisa

CHÂU PHI Quốc gia hay vùng lãnh thổ

Đơn vị tiền tệ

Algérie

Dinar Algérie

Angola

Kwanza Angola

Benin

CFA franc Tây Phi

Bhutan

ngultrum Bhutan

Botswana Burkina Faso Burundi Cameroon

pula Botswana CFA franc Tây Phi franc Burundi CFA franc Trung Phi

Cape Verde

escudo Cape Verde

Cộng hòa Trung Phi

CFA franc Trung Phi

Chad

CFA franc Trung Phi

Comoros

franc Comoros

Cộng hòa Dân chủ Congo

Congolese franc

Cộng hòa Congo

CFA franc Trung Phi

Costa Rica

colón Costa Rica

Côte d’Ivoire

CFA franc Tây Phi

Djibouti

franc Djibouti

Ai Cập

Bảng Ai Cập

Guinea Xích Đạo

CFA franc Trung Phi

Eritrea

nakfa Eritrea

Ethiopia

birr Ethiopia

Gabon

CFA franc Trung Phi

Ghana

cedi Ghana

Guinea

franc Guinea

Guinea-Bissau

CFA franc Tây Phi

Haiti

gourde Haiti

Ấn Độ

rupee Ấn Độ

Kenya

shilling Kenya

Lebanon

Bảng Lebanon

Lesotho

loti Lesotho

rand Nam Phi

R

Liberia

dollar Liberia

Châu Đại Dương và châu Nam Cực Người dân ở châu Đại Dương và châu Nam Cực đa số là sử dụng đồng tiền đô la. Tuy nhiên một số nước vẫn sử dụng riêng đồng tiền của họ. Dưới đây là danh sách đơn vị tiền tệ của từng nước ở châu lục này. Quốc gia hay vùng lãnh thổ Australia Quần đảo Cocos (Keeling) Quần đảo Cook Fiji Polynesia thuộc Pháp Gambia Kiribati Quần đảo Marshall Nauru dollar Nauru Samoa Quần đảo Solomon Tonga Tuvalu Vanuatu Polynesia thuộc Pháp

Đơn vị tiền tệ Dollar Úc dollar Úc dollar New Zealand dollar Fiji franc Thái Bình Dương dalasi Gambia dollar Úc Dollar Mỹ dollar Úc $ tālā Samoa dollar Quần đảo Solomon pa ʻanga Tonga dollar Tuvalu vatu Vanuatu franc Thái Bình Dương

3. Mã vạch của các nước? Mua bán hàng hóa cần xen mã số mã vạch các nước để biết nước xản xuất hàng hóa, quốc gia. VD: tra mã vạch sản phẩm hàng hóa của Việt Nam là: 893, của Coupons là: 050 – 059 (050 đến 059). Để nhận biết mã hàng hóa có là mã nước nào, sản xuất ở đâu? Xem bảng danh sách ký mã hiệu mã vạch các nước trên thế giới, các nước đã đăng ký vào hệ thống GS1 quốc tế (GS1 Country) giúp người tiêu dùng cách nhận biết, phân biệt hàng hóa các nước: Xem tra cứu mã số mã vạch của nước nào thì đọc thông qua 3 số đầu tiên của mã vạch sẽ suy ra được quốc gia mà doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch hàng hóa

000 – 019

GS1 Mỹ (United States) USA

030 – 039

GS1 Mỹ (United States)

050 – 059

...


Similar Free PDFs