Bài tập lớn Tài chính doanh nghiệp PDF

Title Bài tập lớn Tài chính doanh nghiệp
Course Tài chính doanh nghiệp
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 29
File Size 888.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 40
Total Views 122

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIVIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝBÁO CÁO BÀI TẬP LỚNTÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPChủ đề: Phân tích, đánh giá tình hình tài chính của tập đoàn VINGROUP (2017- 2020 )Giáo viên hướng dẫn: TS. Đào Thanh BìnhSinh viên thực hiện: Dương Mỹ Linh- 20192607Hà Nội, 2021LỜI MỞ ĐẦUTài chính doanh n...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chủ đề: Phân tích, đánh giá tình hình tài chính của tập đoàn VINGROUP (2017-2020)

Giáo viên hướng dẫn: TS. Đào Thanh Bình Sinh viên thực hiện: Dương Mỹ Linh- 20192607

Hà Nội, 2021

LỜI MỞ ĐẦU Tài chính doanh nghiệp là bộ môn giúp cho người học hiểu được những vấn đề cơ bản của Tài chính doanh nghiệp từ đó làm tiền đề cho việc nghiên cứu sâu hơn cho nội dung về các hoạt động trong quản lý doanh nghiệp. Đồng thời cho ta những công cụ cơ bản để ta có thể đưa ra các quyết định tài chính trong doanh nghiệp. Nhằm ôn luyện và thử áp dụng những kiến thức học được từ bộ môn Tài chính doanh nghiệp vào thực tế đời sống, em thực hiện bài báo cáo này với mong muốn hiểu hơn về chính doanh nghiệp em đang nghiên cứu (VINGROUP) đồng thời muốn thực hành lý thuyết mình học được vào thực tế doanh nghiệp xem em có thể tự đưa ra được những giải pháp giải quyết các vấn đề mà chính doanh nghiệp đang gặp phải như thế nào.

1

Phần 1: Khái quát về tập đoàn Vingroup. Tập đoàn Vingroup tiền thân là Công ty Technocom, chuyên sản xuất - kinh doanh mì gói với thương hiệu “Mivina” được thành lập năm 1993 tại Ukraina. Năm 2000, Technocom trở về Việt Nam và đầu tư phát triển vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu mang tên “Vinpearl, Vincom”. 1.1.



• • • •







Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. -Tập đoàn Vingroup có trụ sở chính tại số 7, đường Bằng Lăng 1, khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Người đứng đầu tập đoàn là ông Phạm Nhật Vượng - chủ tịch hội đồng quản trị. -Các dấu mốc quan trọng. Tháng 1/2012: Sáp nhập Công ty CP Vinpearl và Công ty CP Vincom thành Tập đoàn Vingroup, nâng tổng số vốn điều lệ lên gần 5.500 tỷ đồng và thông qua chiến lược xây dựng và phát triển Tập đoàn với 4 nhóm thương hiệu: Vincom (Bất động sản), Vinpearl (Du lịch - giải trí), Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ), Vinmec (Dịch vụ y tế chất lượng cao). Ngày 7/1/2012: Khánh thành Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, đẳng cấp và hiện đại bậc nhất Việt Nam. Tháng 6/2012: Phát hành bổ sung thành công 115 triệu USD TPCĐQT, nâng tổng số TPCĐQT phát hành năm 2012 lên 300 triệu USD. Tháng 10/2012: Khai trương TTTM Vincom Center A TP.HCM - tổ hợp mua sắm, giải trí và ẩm thực sang trọng, đẳng cấp bậc nhất Việt Nam. Tháng 12/2012: Thương vụ phát hành 300 triệu USD TPCĐQT được Finance Asia - Tạp chí uy tín hàng đầu Châu Á trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng bình chọn là “Giao dịch tốt nhất Việt Nam 2012”. Tháng 4/2013: Chính thức gia nhập thị trường giáo dục Việt Nam với thương hiệu Vinschool - Hệ thống trường học liên cấp từ mầm non đến trung học phổ thông. Tháng 5/2013: Hợp tác đầu tư với Warburg Pincus - Quỹ đầu tư hàng đầu thế giới, thu hút 200 triệu USD vào Công ty cổ phần Vincom RetailCông ty thành viên của Vingroup. Tháng 7/2013: Khai trương siêu trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City – Quần thể TTTM – Vui chơi giải trí trong lòng đất lớn nhất châu Á. 2









• •

1.2.

Tháng 10/2013: Ra mắt thương hiệu VinKC (nay là Kids World) - Hệ thống trung tâm mua sắm, tư vấn giáo dục, sức khỏe dành riêng cho trẻ em Vingroup chính thức gia nhập thị trường bán lẻ. Tháng 11/2013: Vingroup phát hành thành công 200 triệu USD trái phiếu quốc tế và trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên phát hành thành công trái phiếu quốc tế. Tháng 11/2013: Ra mắt thương hiệu Vinhomes, đánh dấu bước ngoặt chiến lược quan trọng trong tiến trình quy hoạch, xây dựng, phát triển dòng sản phẩm BĐS nhà ở dịch vụ hạng sang, đồng thời hình thành hệ tiêu chuẩn dịch vụ đẳng cấp và hoàn toàn khác biệt của Tập đoàn Vingroup. Tháng 1/2015: Thành lập VinDS, công ty vận hành các chuỗi bán lẻ đồ thể thao (Sports World), giày dép (ShoeCenter), mỹ phẩm (BeautyZone) thời trang (Fashion MegaStore). Tháng 9/2017: Thành lập VINFAST, đây là thương hiệu ô tô - xe máy của Vingroup. Trong năm 2018, Vingroup còn tham gia lĩnh vực giáo dục đại học với thương hiệu VinUni, công bố tham gia lĩnh vực dược phẩm thương hiệu VinFa, tham gia lĩnh vực sản xuất điện tử thông minh và trí tuệ nhân tạo. Gần đây là khai trương công trình Landmark 81 tòa nhà “top 10” dự án cao nhất thế giới. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Lĩnh vực tiên phong:

Công nghệ

Vingroup xác định nhiều mũi nhọn để có thể thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ, trong đó có ba điểm chính. Đầu tiên là t ập trung đầu tư đội ngũ nhân sự, hạ tầng để phát triển sản xuất phần mềm. Mũi nhọn thứ hai là tập t rung đầu tư trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao. Mũi nhọn thứ ba là lập Quỹ Đầu tư về công nghệ với nhiệm vụ tìm kiếm c ác cơ hội hợp tác, phát triển những dự án công nghệ - trí tuệ nhân tạo có khả năng ứng dụng cao trên phạm vi toàn cầu. Thương hiệu: VINAI, VINBIGDATA, …

3

Công nghiệp

Vingroup tiếp tục đẩy mạnh sản xuất ô tô và sản xuất các sản phẩm điện tử thông minh. Đồng thời với việc sản xuất, Vingroup sẽ đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp ra thị trường thế giới. Thương hiệu: VINFAST, VINSMART.

Thương mại và dịch vụ

Thương mại dịch vụ là hệ sinh thái quan trọng để hỗ trợ công tác nghiên cứu và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ - công nghiệp. Thương hiệu: VINHOMES, VINSCHOOL, VINMEC, VINUNI,…

1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý của doanh nghiệp.

4

Phần 2: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính. 2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán. Đơn vị: triệu VND

Năm Chỉ tiêu Tài sản ngắn hạn

2017

2018

2019

2020

100,246,616

135,279,026

197,392,877

166,013,805

8,141,750

13,557,055

18,446,969

29,403,688

672,570

1,951,598

11,172,868

10,413,625

56,058,815

55,105,514

83,808,756

62,495,269

113,545,441

152,695,150

206,347,877

256,489,962

563,644

360,541

1,464,431

7,379,649

Tài sản cố định

35,649,944

49,369,196

108,268,893

125,639,869

Đầu tư dài hạn

6,485,786

6,068,158

3,950,882

7,413,828

213,792,057

287,974,177

403,740,754

422,503,767

161,235,047

188,960,462

283,152,165

286,651,052

52,557,010

99,013,715

120,588,589

135,852,715

213,792,057

287,974,177

403,740,754

422,503,767

Tiền và các khoản tương đương tiền Đầu tư tài chính ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản dài hạn Các khoản phải thu dài hạn

Tổng cộng tài sản Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tổng cộng nguồn vốn

5

Năm Chỉ tiêu Tài sản ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền Đầu tư tài chính ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản dài hạn Các khoản phải thu dài hạn Tài sản cố định Đầu tư dài hạn Tổng cộng tài sản Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tổng cộng nguồn vốn

2017 46.89% 3.81% 0.31% 26.22% 53.11% 0.26% 16.68% 3.03% 100.00% 75.42% 24.58% 100.00%

2018 46.98% 4.71% 0.68% 19.14% 53.02% 0.13% 17.14% 2.11% 100.00% 65.62% 34.38% 100.00%

2019 48.89% 4.57% 2.77% 20.76% 51.11% 0.36% 26.82% 0.98% 100.00% 70.13% 29.87% 100.00%

2020 39.29% 6.96% 2.46% 14.79% 60.71% 1.75% 29.74% 1.75% 100.00% 67.85% 32.15% 100.00%

Ở trên là các chỉ tiêu được em tổng hợp từ bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính các năm. Dựa vào bảng trên, dễ thấy tài sản và nguồn vốn của tập đoàn Vingroup đang không ngừng được gia cố, và gia tăng. Điều này là dễ hiểu, bởi tập đoàn đang không ngừng mở rộng hoạt động trên nhiều lĩnh vực, gây dựng được tiếng vang, uy tín lớn trên thị trường qua nhiều hạng mục đầu tư, giành được sự công nhận không chỉ tại Việt Nam mà còn cả bạn bè quốc tế: Ngày 18/9/2017, Tập đoàn Vingroup được tạp chí Tài chính toàn cầu Euromoney đồng loạt trao danh hiệu "Nhà phát triển bất động sản tốt nhất Việt Nam", "Chủ đầu tư dự án phức hợp tốt nhất Việt Nam", "Chủ đầu tư trung tâm thương mại tốt nhất Việt Nam" và "Chủ đầu tư dự án du lịch nghỉ dưỡng tốt nhất Việt Nam" năm 2017. Dựa vào bảng cân đối kế toán tài chính thì tài sản của tập đoàn Vingroup tập trung chủ yếu vào: tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định. Hàng tồn kho của Vingroup: hàng tồn kho bất động sản ( bất động sản để bán đã hoàn thành, bất động sản để bán đang xây dựng…), hàng tồn kho khác( hàng mua đang đi đường, thành phẩm hàng tồn kho hoạt động sản xuất…). Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ: Vinhomes ( thương hiệu bất động sản hàng đầu Việt Nam) , VinCity,.. Rõ hơn là kinh doanh bất động sản ở đây dẫn đến trong danh mục hàng tồn kho thì phần lớn hàng tồn kho là hàng tồn kho bất động sản cụ thể hơn là bất động sản để bán đang xây dựng. 6

Nhìn tỷ trọng ở bảng cân đối kế toán, tại năm 2020, có sự thay đổi khi tài sản ngắn hạn sụt giảm so với đà tăng của các năm trước, cùng với đó là sự tăng lên của tài sản dài hạn khi cơ cấu tài sản dài hạn năm 2020 chiếm đến 60,71% trên tổng tài sản. Nguyên nhân, có thể thấy tỉ trọng các khoản phải thu dài hạn tăng và tài sản cố định tăng, ngược lại với xu hướng giảm của khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và hàng tồn kho tại tài sản ngắn hạn. Dẫn đến xu thế tăng lên của tài sản dài hạn. Đồng thời thấy được, tại khoản mục, bất động sản để bán đang xây dựng của hàng tồn kho tại năm 2020 giảm (53,496,581 triệu VND), ở đây thấy được năm 2020, tập đoàn Vingroup đã hoàn thành các h ạng mục từ những năm trước đó dẫn dến giảm ở hạng mục hàng tồn kho này. Điển hình trường đại học Vinuni chính thức khai giảng năm học đầu tiên, vinhomes ra mắt sàn giao dịch bất động sản …). Theo em, hàng tồn kho này sẽ tiếp tục có xu hướng giảm khi nhiều bất động sản của Vin đang trong quá trình hoàn thiện và chuẩn bị ra mắt. Tiền và các khoản tương đương tiền tại năm 2020 tăng nhiều do ở đây có thêm nguồn thu từ các khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp có thời gian thu hồi ngắn còn các năm trước tiền và các khoản tương đương tiền không có khoản này mà chỉ có khoản tiền giử ngân hàng với lãi suất ngân hàng. Một dấu hiệu khả quan khi tập đoàn đang hạn chế để tiền một chỗ ngoài ra dự là tài sản sẽ tiếp tục tăng nếu việc phân bổ này là tiếp tục diễn ra bởi trái phiếu ở đây có lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng (năm 2020 lãi suất ngân hàng (2,2% đến 4%/năm) với kì hạn từ 1-3 tháng trong khi đó lãi suất từ trái phiếu (5,2% đến 6%/năm ) với kì hạn 3 tháng ) và độ rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp lại không cao. Khoản phải thu dài hạn năm 2020 tăng cao, đây không phải dấu hiệu tích cực tại tập đoàn bởi ở dẫn đến nợ xấu khó đòi của tập đoàn cũng tăng cao. Về nợ phải trả và vốn của chủ sở hữu có dấu hiệu tích cực hơn năm 2019 khi các khoản nợ phải trả giảm xuống và các khoản vốn chủ sở hữu tăng. Điều này cũng dễ hiểu bởi ở trên ta thấy được các dự án bất động sản của tập đoàn đang ngày càng hoàn thiện và đã đưa vào hoạt động tức vốn mà các nhà đầu tư đang dần được thu hồi lại. 2.1.2. Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh. Đơn vị: triệu VNĐ 7

Chỉ tiêu Kết quả kinh doanh Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Trong đó :Chi phí lãi vay Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Chi phí thuế TNDN hiện hành Chi phí thuế TNDN hoãn lại Chi phí thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi ích của cổ đông thiểu số Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của Công ty mẹ

Năm 2017

Năm 2018

89,392,048 121,971,751

Năm 2019

Năm 2020

130,161,398 110,755,497

41,999

77,350

125,384

265,464

89,350,049

121,894,400

130,036,014

110,490,033

62,796,327

92,971,051

92,484,797

93,177,227

26,553,722

28,923,350

37,551,217

17,312,806

1,636,951 3,786,984 3,401,634 8,150,456 6,852,448

7,478,550 4,908,950 3,939,282 10,112,289 7,367,839

14,000,889 8,181,370 7,147,357 14,248,448 12,677,440

31,068,411 12,804,561 11,402,385 7,253,585 13,403,089

9,445,187

13,587,903

15,756,406

14,654,704

434,964 765,869 -330,905 9,114,281 3,731,382 -272,042 3,459,340

759,284 493,550 265,734 13,853,638 7,273,130 389,626 7,662,756

832,187 951,169 -118,982 15,637,423 8,286,824 -366,014 7,920,810

982,699 1,694,848 -712,149 13,942,555 10,282,745 -885,763 9,396,982

5,654,942

6,190,881

7,716,613

4,545,573

1,192,530

2,414,154

170,697

-919,054

7,545,915

5,464,627

4,462,412

3,776,728

8

Năm 2020 là năm sụt giảm mạnh của tập đoàn Vingroup về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nguyên nhân, tại năm này tập đoàn không còn doanh thu bán hàng tại siêu thị và các chuỗi bán lẻ.

150,000,000 100,000,000 50,000,000 0 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Ngày 3/9/2019, tập đoàn Vingroup công bố thông tin hoán đổi cổ phần VinCommerce và VinEco với tập

đoàn Masan. Theo nội dung thỏa thuận, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce của Vingroup (bán lẻ), Công ty VinEco (nông nghiệp), Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan - Masan Consumer Holding (tiêu dùng) sáp nhập để thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng - Bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Vingroup hoán đổi toàn bộ cổ phần trong VinCommerce thành cổ phần của Công ty mới sau sáp nhập. Masan Group sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động, Vingroup là cổ đông. Theo đó, ta thấy mất đi doanh thu từ chuỗi siêu thị Vinmart (hàng năm bán lẻ giữ vị trí thứ hai trong cơ cấu doanh thu của tập đoàn) chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ từ đó dẫn đến sự sụt giảm tương đương của lợi nhuận trước và sau thuế. Bên cạnh đó, năm 2020 là năm xảy ra dịch bệnh Covid- 19, ảnh hưởng tới hàng loạt các mảng bất động sản, y tế, giáo dục, du lịch … của tập đoàn. Vậy nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 sụt giảm mạnh là điều dễ hiểu. Đây là tín hiệu không hề tốt đối với tập đoàn vào năm 2020 khi doanh thu c ác năm trước đang trên đà tăng mạnh. Trái ngược với sự ảm đạm củ a doanh thu bán hàng và cung c ấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính lại vẫn tăng đều qua các năm. Xu hướng tăng tại năm 2020 là do sự tăng đột biến từ khoản lãi chuyển nhượng công ty con và các khoản đầu tư tài chính. Về khoản thu nhập khác của tập đoàn tăng đều và chi phí khác cũng tăng nhưng lại tăng khá nhiều so với c ác năm trước dẫn đến lợi nhuận khác của năm 2020 âm khá lớn. 9

Qua bảng báo cáo kết quả kinh Lợi nhuận sau thuế doanh, dễ thấy năm 2020 kết quả kinh doanh mang phần tồi tệ 2,000,000 khi nhìn vào lợi nhuận sau thuế 1,500,000 giảm và thấp hơn hẳn 3 năm 1,000,000 trước đó. Nhưng cùng với đó, ta 500,000 thấy được sự khả quan đối với 0 tình hình kinh doanh của tập Quý 1/2020 Quý 2/2020 Quý 3/2020 Quý 4/2020 đoàn trong các năm sau bởi mặc dù mất đi một khoản doanh thu lớn từ chuỗi bán lẻ nhưng tại thời điểm cuối năm 20 20, tập đoàn cũng đã nhanh chóng điều hòa lại được khiến cho doanh thu của tập đoàn năm 2020 vẫn ở mức dương. Và dự là sẽ ngày càng khả quan hơn khi tình hình năm 2021 nếu diễn biến dịch bệnh không quá phức tạp để doanh thu từ các khoản như du lịch, dịch vụ tăng trưởng trở lại. 2.1.3. Phân tích báo cáo Lưu chuyển tiền tệ. Đơn vị: triệu VNĐ Chỉ tiêu 1. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1.1. Lợi nhuận trước thuế 1.2. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 1.3. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 2. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Lưu chuyển tiền thuần sử dụng và hoạt động đầu tư 3. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

2017

2018

2019

2020

9,114,281

13,853,637

15,637,424

13,942,555

16,225,881

17,042,572

21,282,585

21,608,238

16,785,849

(9,983,730)

15,967,088

15,954,926

(26,516,465) (62,313,622) (59,866,065) (16,213,842)

8,040,447

77,719,838

48,789,372

11,216,324

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh so với năm 2019 không có sự thay đổi nhiều. 10

Khấu hao TSCĐ

3.985.433

5.155.271

8.337.680

10.063.535

Năm 2020, lợi nhuận trước thuế là 13942555 triệu đồng mà trong đó chi cho khấu hao là 10063535 triệu đồng chiếm đến 72,19%. Đây là con số khá lớn so với các năm trước đó. Mà khoản khấu hao này thực tế không phải khoản chi và được tính vào lợi nhuận trước thuế. Đối với lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư lại có sự thay đổi mạnh vào năm 2020 so với năm 2018 và 2019. Nguyên nhân là do tập đoàn Vingroup đã quyết định thoái vốn khỏi một số lĩnh vực như bán lẻ, hàng không, … dẫn đến dòng tiền đầu tư vào các lĩnh vực này không còn. Nổi bật năm 2019 như ở trên đã đề cập, tập đoàn Vingroup rút lui khỏi lĩnh vực bán lẻ, điều này gây ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh của tập đoàn tại thời điểm đó và cũng bởi vậy dòng tiền lớn đầu tư vào lĩnh vực này cũng dừng lại. Đối với lưu chuyển tiền từ h oạt động tài chính thấy được khoản chi trả vốn góp, cổ tức, lợi nhuận vẫn luôn được diễn ra hàng năm ( Như năm 2020, tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phi ếu đã phát hành là 42980 triệu, cổ tức, lợi nhuận đã trả cho cổ đông không kiểm soát là 7188 triệu …). Đây là dấu hiệu tích cực đối với các nhà đầu tư, những người góp vốn vào tập đoàn. Tổng quan thấy được dòng tiền từ hoạt động đầu tư là nhiều nhất, sau đó tới hoạt động kinh doanh và cuối cùng là hoạt động tài chính. Điều này là hợp lý, bởi tập đoàn Vingroup luôn quan tâm và có nguồn thu chủ yếu từ các dự án lớn đồng thời đối với hoạt động kinh doanh, sau khi ra khỏi lĩnh vực bán lẻ đối với các siêu t hị… thì Vin tập trung chủ yếu vào sản xuất và kinh doanh xe của tập đoàn nên tại đây dòng tiền ra vào thường xuyên là hoàn toàn hợp lý. 2.2.

Phân tích hiệu quả tài chính.

2.2.1. Khả năng sinh lời. a) Tỷ suất doanh lợi danh thu (ROS). 2017 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

5.00%

2018 3.10%

2019 5.80%

2020 4.90%

11

Tại chỉ tiêu này, ta thấy trong một trăm đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu.

7.00% 6.00% 5.00% 4.00%

Và tại năm 2020, chỉ số ROS giảm so với năm 2018, thể hiện doanh nghiệp chưa sử dụng hiệu quả chi phí.

3.00% 2.00% 1.00% 0.00% 2017

2018

2019

2020

Điều này thể hiện ngay trên báo cáo kết quả kinh doanh, khi doanh thu giảm xuống từ 130,161,398 triệu đồng ( năm 2019) còn 110,755,497 triệu đồng nhưng chi phí lại tăng khi năm 2019 là 125,384 triệu đồng lên 265,464 triệu đồng. Tương tự thì thấy được trong 4 năm ở đây thì năm 2018, hiệu quả hoajt động của tập đoàn là kém nhất. b) Sức sin...


Similar Free PDFs