Bài tiểu luận triết học mác PDF

Title Bài tiểu luận triết học mác
Author Tuấn Nguyễn Ngân
Course Triet 1
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 12
File Size 238.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 66
Total Views 191

Summary

Download Bài tiểu luận triết học mác PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TÊN TIỂU LUẬN: QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HÔI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI, SỰ VẬN DỤNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG Ý THỨC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. -

Họ và Tên : Nguyễn Ngân Tuấn Mã số sinh viên : 3120430180 Nhóm thi : 3022 Mã học phần : 861301 Tên học phần : Triết Học Mác – Lênin Học kỳ :3 Năm học : 2020-2021

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 8 năm 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

TÊN TIỂU LUẬN: TÊN TIỂU LUẬN: QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HÔI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI, SỰ VẬN DỤNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG Ý THỨC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 8 năm 2021

MỤC LỤC Mở đầu..…….…………………………………………….……………………..4 CHƯƠNG 1 BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI. 1.1 Tồn tại xã hội: Khái niệm, kết cấu…………………..……….……….……...5 1.2 Ý thức xã hội: Khái niệm, kết cấu……….…………………………….……..7 Chương 2 : MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI 2.1 Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Tồn Tại Xã Hội Và Ý Thức Xã Hội/…..….9 2. 2 Sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hôi và ý thức xã hội trong việc xây dựng ý thức Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam hiện nay…………..……10 Kết luận…………………..…………………………………………….….…...11 Phụ lục Tài liệu tham khảo…...….……………………………….…………………….. 11

3

MỞ ĐẦU Cùng với công cuộc xây dựng và phát triển mộ bộ máy chính quyền trong sạch, toàn vẹn và vững mạnh thì trong thời buổi hiện nay, việc đất nước chúng ta hòa nhập và phát triển kinh tế với thế giới cũng đang là một vấn đề rất cấp bách. Vấn đề đặc ra bây giờ là bằng cách nào để nước ta không bị thụt lùi, tụt hậu so với các nước khác?? “Hòa nhập mà không hòa tan”. Đứng trước vấn đề cấp thiết trong việc đổi mới kinh tế cũng nảy sinh ra rất nhiều vấn đề mang khuynh hướng thời đại. Để giải quyết được những vấn đề đó chúng ta cần phải thay đổi tư duy ngay chính trong nhận thức của mỗi người dân Việt Nam, hệ quả của việc nâng cao nhận thức cũng sẽ là việc thay đổi cả một xã hội. Bởi vì lý do đó, chúng ta cần phải tìm hiểu mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội cũng như tìm hiểu cách vận dụng chúng một cách linh hoạt, sáng tạo. Nếu làm được, điều đó sẽ đem lại thành công trong công cuộc đổi mới đất nước. Bài tiểu luận gổm ba chương và x mục.

4

CHƯƠNG 1: BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI. 1.1 Tồn tại xã hội: Khái niệm, kết cấu. 1.1.1 Khái niệm tồn tại xã hội Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội khách quan, là một kiểu vật chất xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội phản ánh. Trong các quan hệ xã hội vật chất ấy thì quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và quan hệ giữa con người với con người là những quan hệ cơ bản nhất. 1.1.2 Kết cấu của tồn tại xã hội. Cấu trúc của ý thức xã hội được tiếp cận nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau: – Ở góc độ sinh thành, ý thức xã hội được phân chia thành: Ý thức xã hội của xã hội cộng sản nguyên thủy; ý thức xã hội của xã hội chiếm hữu nô lệ; ý thức xã hội của xã hội phong kiến v.v.. – Ở góc độ chủ thể ý thức, ý thức xã hội được phân chia thành: ý thức của giai cấp nông dân, ý thức của giai cấp công nhân v.v.. – Ở góc độ phản ánh, ý thức xã hội được phân chia thành các hình thái ý thức xã hội như: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý thức thẩm mỹ, ý thức tôn giáo v.v… – Ở góc độ trình độ và cấp độ của sự phản ánh, ý thức xã hội được phân chia thành: ý thức lý luận và ý thức thường ngày; tâm lý xã hội và hệ tư tưởng. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ tiếp cận tìm hiểu ý thức xã hội ở góc độ trình độ và cấp độ của sự phản ánh. 5

1.1.2.a Ý thức thường ngày và ý thức lý luận – Ý thức thường ngày là các quan điểm, tư tưởng chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa, nó phản ánh trực tiếp các sự kiện, các hiện tượng diễn ra trong cuộc sống thường ngày nhằm đáp ứng nhu cầu tức thời của chủ thể về mặt nhận thức. Tri thức của ý thức thường ngày chưa được hệ thống hóa, tính khái quát của nó còn yếu, nhưng nó gắn với thực tiễn sinh động vì thế nó gần gũi với đời sống hiện thực. Những kinh nghiệm của ý thức thường ngày chính là kho tàng để cho các khoa học tìm kiếm nội dung của mình. Trước đây (thời cổ đại) ý thức thường ngày xa lạ với khoa học, còn ngày nay ý thức thường ngày chứa đựng tri thức khoa học. – Ý thức lý luận là toàn bộ tư tưởng, quan điểm đã được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật. Tri thức của ý thức lý luận mang tính hệ thống, tính hợp lý, nó phản ánh hiện thực khách quan một cách sâu sắc và chính xác, vạch ra các mối quan hệ bản chất của các sự vật và hiện tượng. Tri thức của ý thức lý luận mang tính trừu tượng hóa, khái quát hóa cao được trình bày dưới dạng các phạm trù, quy luật, phạm vi ứng dụng của nó rất rộng, đòi hỏi khi vận dụng phải có năng lực. Ý thức lý luận phản ánh gián tiếp sự vật, hiện tượng nên có khả năng xa rời sự vật, trở nên xơ cứng và giáo điều. 1.1.2.b Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng – Tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ tình cảm, xúc cảm, kinh nghiệm, thói quen v.v. của con người, được hình thành tự phát dưới tác động trực tiếp của đời sống hàng ngày và phản ánh đời sống đó. Đặc điểm của tâm lý xã hội là phản ánh một cách trực tiếp hoàn cảnh xã hội, là sự phản ánh có tính chất tự phát, nó chỉ phản ánh hiện thực bề ngoài của tồn tại xã hội chứ chưa vạch ra được một cách đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc các mối liên hệ bản chất, quy luật của xã hội. Tâm lý xã hội tác động thường xuyên đến hành vi con người và tồn tại một cách dai dẳng trong ý thức. Trong xã hội có giai cấp thì tâm lý xã hội mang tính giai cấp, do các giai cấp có điều kiện, hoàn cảnh sinh sống khác nhau cho nên các giai cấp có quan niệm, tình cảm, tâm trạng, thói quen… khác nhau. Ngoài tâm lý giai cấp, tâm lý xã hội còn mang đặc điểm của tâm lý dân tộc, do mỗi dân tộc có lịch sử khác nhau cho nên đã hình thành truyền thống, thị hiếu, tập quán … khác nhau. 6

– Hệ tư tưởng là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, quan niệm của một giai cấp đã được hệ thống hóa, khái quát hóa thành lý luận, thành các học thuyết xã hội. Những lý luận và học thuyết này phản ánh một cách gián tiếp hoàn cảnh xã hội, phản ánh một cách tự giác và sâu sắc lợi ích giai cấp, là vũ khí đấu tranh giai cấp của một giai cấp hay một lực lượng xã hội nhất định. Hệ tư tưởng là trình độ cao của ý thức xã hội, hình thành khi con người nhận thức sâu sắc hơn về những điều kiện sinh hoạt vật chất của mình. Nó có khả năng phản ánh các mối liên hệ bản chất của các quan hệ xã hội. Hệ tư tưởng là nhận thức lý luận về tồn tại xã hội. Khác với tâm lý xã hội hình thành một cách tự phát, hệ tư tưởng được hình thành một cách tự giác, là kết quả tư duy khoa học của các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định và được truyền bá trong xã hội. Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng là hai giai đoạn, hai trình độ thấp và cao của ý thức xã hội, chúng đều phản ánh tồn tại xã hội, giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Tâm lý xã hội, tình cảm giai cấp tạo điều kiện cho việc tiếp thu hệ tư tưởng của giai cấp; ngược lại hệ tư tưởng của giai cấp sẽ củng cố, phát triển tâm lý xã hội và tình cảm giai cấp. Cần phải phân biệt hệ tư tưởng khoa học và hệ tư tưởng không khoa học. Hệ tư tưởng khoa học phản ánh chính xác, khách quan các mối quan hệ vật chất của xã hội. Còn hệ tư tưởng không khoa học thì phải phản ánh sai lầm, xuyên tạc, hư ảo các mối quan hệ vật chất của xã hội. 1.2 Ý thức xã hội: Khái niệm, kết cấu. 1.2.1 Khái niệm ý thức xã hội. Ý thức xã hội chính là xã hội tự nhận thức về mình, về sự tồn tại xã hội của mình và về hiện thực xung quanh mình. Nói cách khác, ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp thành của văn hóa tinh thần của xã hội. Văn hóa tinh thần của xã hội mang nặng dấu ấn đặc trưng của hình thái kinh tế - xã hội, của các giai cấp đã tạo ra nó. 1.2.2 Kết cấu của ý thức xã hội Tùy theo góc độ xem xét, ta có thể phân loại ý thức xã hội thành những dạng thức sau đây: 1.2.2.a Ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận 7

– Ý thức xã hội thông thường là những tri thức, những quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa. – Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật… – Ý thức xã hội thông thường phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt cuộc sống hàng ngày, thường xuyên chi phối cuộc sống đó. Trình độ ý thức thông thường tuy thấp hơn ý thức lý luận, nhưng tri thức kinh nghiệm phong phú của nó là tiền đề quan trọng cho sự hình thành các lý thuyết khoa học. Ý thức lý luận (lý luận khoa học) có khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách khái quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra mối liên hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng. 1.2.2.b Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng Tâm lý xã hội – Tâm lý xã hội là khái niệm chỉ toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán… của con người, của một bộ phận xã hội hoặc của toàn xã hội hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó. Đặc điểm của tâm lý xã hội: + Phản ánh một cách trực tiếp điều kiện sống hàng ngày của con người; + Là sự phản ánh co tính tự phát, thường ghi lại những mặt bề ngoài của tồn tại xã hội; + Không có khả năng vạch ra đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc bản chất các mối quan hệ xã hội của con người. + Còn mang tính kinh nghiệm, chưa được thể hiện về mặt lý luận, còn yếu tố trí tuệ thì đan xen với yếu tố tình cảm. – Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của tâm lý xã hội trong sự phát triển của ý thức xã hội.

8

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin rất coi trọng nghiên cứu trạng thái tâm lý xã hội của nhân dân để hiểu nhân dân, giáo dục nhân dân, đưa nhân dân thamg gia tích cực, tự giác vào cuộc đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn. Hệ tư tưởng – Hệ tư tưởng là khái niệm chỉ trình độ cao của ý thức xã hội, được hình thành khi con người nhân thức sâu sắc về những điều kiện sinh hoạt vật chất của mình. Đặc điểm của hệ tư tưởng: + Được hình thành khi con người nhận thức sâu sắc về sự vật, hiện tượng; + Có khả năng đi sâu vào bản chất các mối quan hệ xã hội; + Được hình thành tự giác bởi các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định và truyền bá trong xã hội. + Hệ tư tưởng là nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ thống những quan điểm, tư tưởng (chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo…), kết quả sự khái quát hóa những kinh nghiệm xã hội. – Cần phân biệt hệ tư tưởng khoa học và hệ tư tưởng không khoa học, thậm chí phản động. Hệ tư tưởng không khoa học tuy cũng phản ánh các mối quan hệ vật chất của xã hội nhưng dưới một hình thức sai lầm, hư ảo, xuyên tạc. – Với tính cách là một bộ phận của ý thức xã hội, hệ tư tưởng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển khoa học. Lịch các khoa học tự nhiên đã cho thấy tác dụng quan trọng của hệ tư tưởng, đặc biệt là tư tưởng triết học, đối với quá trình khái quát những tài liệu khoa học. CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI 2.1 Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Tồn Tại Xã Hội Và Ý Thức Xã Hội. Tồn tại xã hội có mối quan hệ biện chứng với ý thức xã hội. Tồn tại xã hội nào thì có ý thức xã hội ấy. Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm, xu hướng vận động, sự biến đổi và sự phát triển của các hình thái ý thức xã hội. Nếu xã hội còn tồn tại sự phân chia giai cấp thì ý thức xã hội nhất định cũng mang tính giai cấp. Khi mà tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất, thay đổi thì những tư tưởng, quan điểm về chính trị, pháp luật, triết học và cả những quan điểm thẩm mỹ lẫn đạo đức dù sớm hay muộn cũng sẽ có những sự thay đổi nhất định, Tuy nhiên, 9

ý thức xã hội không phải là yếu tố hoàn toàn thụ động hoặc tiêu cực. Mặc dù chịu sự quy định và chi phối của tồn tại xã hội nhưng ý thức xã hội không những có tính độc lập tương đối mà còn có thể tác động trở lại mạnh mẽ đối với tồn tại xã hội mà đặc biệt là còn có thể vượt trước tồn tại xã hội, thậm chị có thể vượt trước rất xa tồn tai xã hội. Đó chính là điều mà Ph.Ăngghen đã từng nói rằng, nhiều khi logic phải chờ đợi lịch sử. 2.2 Sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hôi và ý thức xã hội trong việc xây dựng ý thức Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Chúng ta có thể hiểu rằng ý xã hội mà chúng ta đang xây dựng là toàn bộ những quan điểm, tâm tư, tình cảm của một xã hội trong đó chủ nghĩa Mác- Lê Nin là hạt nhân quan trọng. Được Đảng và nhà nước cụ thể hóa qua những chính sách, đường lối, chủ trương… Có thể nói, mô hình Xã Hội Chủ Nghĩa mà Đảng đã xác định đó là định hướng có tính xác định trong việc xây dựng ý thức xã hội ở nước ta hiện nay. Cùng với các định hướng trong việc phát triên và nâng cao đời sống. Đảng và nhà nước càng thể hiện rõ hơn vai trò của mình trong việc xây dựng ý thức Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng tiếp tục khẳng định một số định hướng lớn trong quá trình xây dựng ý thức xã hội mới. Vấn đề này có thể khái quát lại trên một số điều cơ bản sau: . Thứ nhất, xây dựng ý thức xã hội mới là sự nghiệp toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thứ hai, xây dựng ý thức xã hội mới trên cơ sở đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hóa thực sự trở thành mục tiêu, động lực của phát triển, thành nền tảng tinh thần của xã hội. Thứ ba, xây dựng ý thức xã hội mới gắn với việc tăng cường học tập lý luận, tuyên truyền, giáo dục, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho hệ tư tưởng của Đảng trở thành nền tảng và kim chỉ nam cho nhận thức, hành động của toàn Đảng và nhân dân. Thứ tư, xây dựng ý thức xã hội mới cần ý thức sâu sắc sự kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”.

10

Xây dựng ý thức xã hội là một quá trình lâu dài, cần có biện pháp đúng đắn và sự kiên trì, nhẫn nhại trong công tác. Nhất là trong tình hình dịch bệnh covid đã và đang diễn ra hết sức phúc tạp như hiện nay, chúng ta cần một ý thức xã hội mà trong đó có một số chuẩn mực chung như tính thượng tôn pháp luật, dân chủ thông minh, minh bạch và giải trình… KẾT LUẬN Hiện nay, triết học là một bộ phận cực kỳ quan trọng và không thể bị tách rời hay thay thế với sự phát triển của bất cứ hình thái kinh tế nào trên thế giới. Những vấn đề của triết học như ý thức xã hội hay tồn tại xã hội luôn và sẽ luôn là cơ sở, phương hướng, kim chỉ nam cho các hoạt động thực tiễn, xây dựng và phát triển xã hội của con người. Nếu xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, con người có thể giải quyết một cách phù hợp với những vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Việc chấp nhận hay từ chối một quan điểm hoặc lập trường triết học nào đó sẽ không chỉ là sự thay đổi về thế giới quan nhất định, một cái nhìn khách quan về thế giới xung quanh chúng ta, mà đó còn là sự thay đổi to lớn về cơ sở và phương pháp luận nhất định chỉ đạo cho mọi hoạt động của một con người. Đứng trước tình hình dịch bệnh hiện nay, hơn ai hết, chúng ta hiểu được tầm quan trọng và giá trị của Triết học Mác- Lênin để lại là to lớn và quan trọng như thế nào thông qua mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hôi và ý thức xã hội cũng như sự vận dụng trong việc xây dựng ý Thức Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Là một người công dân, chúng ta cần phải ý thức được bản than cần làm gì. Để từ đó dịch bệnh sẽ mau qua đi và một “bình thường mới” sẽ trở lại. Thông qua những việc vô cùng đơn giản là tuân thủ quy tắc 5K và ý thức tự cách ly ở nhà. Vì một Việt Nam khỏe mạnh. DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo Dục và Đào Tạo: Giáo Trình Triết Học Mác- Lênin, Nxb. Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, 2019. [2] P.TTCTTG . (2017, ngày 13 tháng 8). Vấn đề xây dựng ý thức xã hội mới ở nước ta hiện nay. Truy xuất từ: http://tuyengiaoangiang.vn/index.php/thong-tin-tuyen-giao/tu-lieubao-cao-vien/4660-van-de-xay-dung-y-thuc-xa-hoi-o-vn-hien-nay 11

12...


Similar Free PDFs