BÁO CÁO Nghiên CỨU Marketing \"Ý ĐỊNH MUA KEM CHỐNG NẮNG CỦA SINH VIÊN TP. HỒ CHÍ MINH SAU KHI XEM REVIEW TỪ BEAUTY BLOGGERS\" PDF

Title BÁO CÁO Nghiên CỨU Marketing \"Ý ĐỊNH MUA KEM CHỐNG NẮNG CỦA SINH VIÊN TP. HỒ CHÍ MINH SAU KHI XEM REVIEW TỪ BEAUTY BLOGGERS\"
Author Doanh Lê Khả
Course Marketing
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 81
File Size 2.3 MB
File Type PDF
Total Downloads 76
Total Views 177

Summary

Download BÁO CÁO Nghiên CỨU Marketing "Ý ĐỊNH MUA KEM CHỐNG NẮNG CỦA SINH VIÊN TP. HỒ CHÍ MINH SAU KHI XEM REVIEW TỪ BEAUTY BLOGGERS" PDF


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH -----------------KHOA: KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

ĐỀ TÀI:

Ý ĐỊNH MUA KEM CHỐNG NẮNG CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SAU KHI XEM REVIEW TỪ BEAUTY BLOGGERS.

Môn học: Nghiên cứu Marketing (MAR503017)

Giảng viên

:

TS. Đỗ Thị Hải Ninh

Mã lớp học phần

:

22D1MAR50301715

Nhóm thực hiện

:

Nhóm MERAKI

TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2022

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH -----------------KHOA: KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

ĐỀ TÀI:

Ý ĐỊNH MUA KEM CHỐNG NẮNG CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SAU KHI XEM REVIEW TỪ BEAUTY BLOGGERS

Môn học: Nghiên cứu Marketing (MAR503017)

Giảng viên

:

TS. Đỗ Thị Hải Ninh

Mã lớp học phần

:

22D1MAR50301715

Nhóm thực hiện

:

Nhóm MERAKI

Thành viên

MSSV

Email

Trần Thị Thương

31201025618

[email protected]

Huỳnh Ngọc Ánh

31201020068

[email protected]

Lê Khả Doanh

31201020173

[email protected]

Nguyễn Thị Bích Cẩm

31201024484

[email protected]

Lưu Ngân Kiều

31201026490

[email protected]

Vũ Thị Bích Ngọc

31201026497

[email protected]

Lê Đinh Phương Thảo

31201026245

[email protected]

1

TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2022

2

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Thị Hải Ninh - giảng viên bộ môn Nghiên cứu Marketing - người đã hướng dẫn tâm huyết và tận tình giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Ý định mua kem chống nắng của sinh viên TP.HCM sau khi xem review từ Beauty Bloggers”. Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị, các bác bạn bè đến từ trường Đại học UEH cũng như các trường Đại học khác thuộc địa bàn TP. HCM, đã tham gia cuộc khảo sát và giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả trong nước, ngoài nước, các số liệu của các tổ chức nghiên cứu. Trong quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng hết sức song còn những hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế và trình độ lý luận nên bài nghiên cứu chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được ý kiến, phê bình của cô để chúng em có thể hoàn thiện hơn. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn! Nhóm MERAKI

3

TÓM LƯỢC DỰ ÁN Hoạt động nghiên cứu khoa học là một hoạt động một hoạt động quan trọng hàng đầu trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Kết quả thu được từ các hoạt động nghiên cứu khoa học là những phát hiện mới mẻ về kiến thức, về bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới có giá trị cho cuộc sống. Trên thực tế, ý định mua kem chống nắng của sinh viên TP. HCM sau khi xem review từ Beauty Bloggers đã trở thành một trong những vấn đề nghiên cứu thú vị cho việc học tập kiến thức của sinh viên. Nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Ý định mua kem chống nắng của sinh viên TP. HCM”. Hy vọng rằng, bài nghiên cứu này sẽ mang đến những thông tin bổ ích, thiết thực để sinh viên TP. HCM có thể ra quyết định nên mua loại kem chống nắng nào từ review của Beauty Bloggers phù hợp với nhu cầu bản thân. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng đưa ra những đề xuất, giải pháp cũng như hướng đi cho thị trường kem chống nắng cũng như các Beauty Bloggers. Ngoài phần danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bài nghiên cứu: “Ý định mua kem chống của sinh viên TP. HCM sau khi xem review Beauty Bloggers” gồm 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu định lượng Chương 5: Kết luận và đề xuất

4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ EFA

Exploratory Factor Analysis, phân tích nhân tố

TP. Hồ Chí Minh, TH. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VD

Ví dụ

5

MỤC LỤC DANH MỤC BIỂU ĐỒ..................................................................................................................8 DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................................8 DANH MỤC HÌNH........................................................................................................................8 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.............................................................................................................9 1.1 Lý do chọn đề tài...................................................................................................................9 1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................10 1.3 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................................10 1.4 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................10 1.5 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................11 1.6 Giới hạn của đề tài...............................................................................................................11 1.7 Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................................................11 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................................................11 2.1 Một số lý thuyết liên quan...................................................................................................11 2.1.1 Khái niệm về Beauty Bloggers.....................................................................................11 2.1.2 Khái niệm về kem chống nắng (Sunscreen).................................................................12 2.1.3 Định nghĩa về đánh giá trực tuyến (Online review)......................................................12 2.2 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng và ý định mua...............................................................13 2.2.1 Định nghĩa.....................................................................................................................13 2.2.2 Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng................................................................13 2.3 Các nghiên cứu trước có liên quan......................................................................................14 2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài...........................................................................................14 2.3.2 Các nghiên cứu trong nước...........................................................................................15 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.....................................................................................16 3.1 Quy trình nghiên cứu...........................................................................................................16 3.1.1 Xây dựng bảng câu hỏi.................................................................................................16 3.1.2 Tổng thể mẫu nghiên cứu..............................................................................................17 3.1.3 Phương pháp lấy mẫu...................................................................................................17 3.1.4 Xác định kích thước mẫu..............................................................................................17 3.2 Thiết kế nghiên cứu định tính..............................................................................................17 3.2.1 Công cụ thu thập dữ liệu định tính................................................................................18 3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu định tính........................................................................18 3.3 Kết quả nghiên cứu định tính..............................................................................................19 3.4 Thiết kế nghiên cứu định lượng...........................................................................................24 3.4.1 Tính toán số mẫu...........................................................................................................24 3.4.2 Kỹ thuật chọn mẫu........................................................................................................24 6

3.4.3 Phương pháp tiếp cận mẫu............................................................................................24 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG...........................................................24 4.1 Thống kê mô tả về nghiên cứu............................................................................................24 4.1.1 Thống kê mô tả với các thông tin cá nhân....................................................................24 4.1.2 Thống kê mô tả thông tin chung...................................................................................26 4.2 Phân tích thống kê mô tả với các biến.................................................................................27 4.3 Phân tích Cronbach's Alpha.................................................................................................31 4.3.1 Phân tích Cronbach's Alpha cho biến độc lập...............................................................31 4.3.2 Phân tích Cronbach's Alpha cho biến phụ thuộc...........................................................34 4.4 Phân tích nhân tố EFA cho biến độc lập..............................................................................36 4.4.1 Kiểm định tính thích hợp của mô hình phân tích nhân tố EFA (Kaiser-Meyer-Olkin) và tính tương quan giữa các biến quan sát (Bartlett’s Test)........................................................36 4.4.2 Kiểm định phương sai trích của các nhân tố (% Cumulative variance)........................37 4.4.3 Kiểm định hệ số Factor loading....................................................................................38 4.5 Phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc..........................................................................38 4.5.1 Kiểm định tính thích hợp của mô hình phân tích nhân tố EFA (Kaiser-Meyer-Olkin) và tính tương quan giữa các biến quan sát (Bartlett’s Test)........................................................38 4.5.2 Kiểm định phương sai trích của các nhân tố (% Cumulative variance)........................39 4.5.3 Kiểm định hệ số Factor loading....................................................................................39 4.6 Phân tích tương quan Pearson.............................................................................................40 4.7 Phân tích hồi quy.................................................................................................................40 4.8 Đánh giá kết quả nghiên cứu định lượng.............................................................................43 4.8.1 Đánh giá kết quả nghiên cứu.........................................................................................43 4.8.2 Mô hình nghiên cứu......................................................................................................44 4.8.3 Các giả thuyết liên quan................................................................................................45 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...................................................................................45 5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu..............................................................................................45 5.2 Kết luận................................................................................................................................48 5.3 Đóng góp của nghiên cứu....................................................................................................49 5.3.1 Về phương diện lý thuyết..............................................................................................49 5.3.2 Về phương diện thực tiễn..............................................................................................49 5.4 Một số đề xuất kiến nghị.....................................................................................................49 5.5 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo..............................................................50 5.5.1 Hạn chế của đề tài.........................................................................................................50 5.5.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo..........................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................51 PHỤ LỤC 1...................................................................................................................................53 7

PHỤ LỤC 2...................................................................................................................................55 PHỤ LỤC 3...................................................................................................................................56 PHỤ LỤC 4...................................................................................................................................68

8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4. 2: Biểu đồ thống kê giới tính của sinh viên tham gia khảo sát....................................24 Biểu đồ 4. 3:Biểu đồ thống kê mức thu nhập trung bình/ tháng của sinh viên tham gia khảo sát 25 Biểu đồ 4. 4: Biểu đồ thống kê số lượng sinh viên xem review từ Beauty Bloggers để hiểu hơn về sản phẩm kem chống nắng.......................................................................................................26 Biểu đồ 4. 5:Biểu đồ thống kê tần suất sinh viên xem review từ Beauty Blogger........................26 Biểu đồ 4. 6:Biểu đồ thống kê Beauty Bloggers được sinh viên xem...........................................26

DANH MỤC BẢNG Bảng 4. 2: Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua kem chống nắng của sinh viên TP. HCM sau xem review từ Beauty Bloggers....................................................................................27 Bảng 4. 3: Bảng thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua kem chống nắng của sinh viên sau khi xem review từ Beauty Bloggers................................................................................29 Bảng 4. 4: Tổng hợp các biến và thang đo sau phân tích Cronbach’s Alpha................................35

DANH MỤC HÌNH Hình vẽ 4. 1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua kem chống nắng của sinh viên TP. HCM sau khi xem review từ Beauty Bloggers........................................................44

9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Ngày qua ngày, chúng ta không ngừng tìm kiếm thông tin trên điện thoại thông minh của mình hoặc trên máy tính bàn, máy tính xách tay. Đối với nhiều người, mạng xã hội đã trở thành một nhu cầu cơ bản và không ngày nào họ không kiểm tra mạng xã hội của mình theo thói quen. Vì vậy, mạng truyền thông xã hội đã trở thành một nền tảng tiếp thị quan trọng. Các trang web xã hội đã trở thành một phương tiện phổ biến để các thương hiệu tiếp cận được các khách hàng mục tiêu tiếp thị của họ cũng như nâng cao giá trị thương hiệu của họ trong tâm trí người tiêu dùng. Theo Báo cáo Việt Nam Digital 2021 do We Are Social và Hootsuite thống kê: Có 72 triệu người dùng mạng xã hội ở Việt Nam vào tháng 1/2021, số lượng người dùng mạng xã hội ở Việt Nam tăng 7 triệu (+11%) từ 2020 đến 2021, và số lượng người dùng mạng xã hội tại Việt Nam tương đương 73.7% tổng dân số vào tháng 1/2021 (Kim Kiều, 2021). We Are Social báo cáo rằng người dùng mạng xã hội trung bình hiện dành 2 giờ 21 phút mỗi ngày cho các nền tảng mạng xã hội, tương đương với khoảng một phần ba tổng thời gian Internet của họ và một phần bảy cuộc sống của họ. Ngày nay, mức sống của người tiêu dùng được cải thiện đáng kể (Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, bình quân mỗi năm trong thời kỳ 2016 - 2020, thu nhập người/ tháng chung cả nước tăng 8,1%). Bên cạnh đó, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định ngày 20/12, chỉ số tia cực tím (UV) đạt 7.6 tại TP. Hồ Chí Minh (Thang bảng đo chỉ số tia cực tím quy định, từ 3-5 là trung bình, từ 6-7 là cao, từ 8-10 là rất cao). Việc tiếp xúc quá lâu với tia UV sẽ gây tổn thương và có nguy cơ dẫn đến ung thư da. Tia UV gây đứt gãy các liên kết giữa các phân tử, góp phần làm đột biến cấu trúc DNA và RNA trong nhân tế bào, đây là nguyên nhân chính gây ung thư các dạng như u hắc tố, ung thư liên bào đáy, u tế bào vảy, u tuyến bã… (Diệu Thúy, 2021) Chính vì vậy, người tiêu dùng càng quan tâm hơn đến việc sử dụng kem chống nắng, cụ thể là việc sử dụng kem chống nào sẽ phù hợp và an toàn với làn da của họ. Với số lượng sản phẩm mới trong ngành hàng này đã tăng từ xấp xỉ 200 nhãn (2015) lên 500 nhãn hàng (2018) - Theo báo cáo của Kantar Worldpanel, điều đó đã mở ra thị trường kem chống nắng cung cấp đa dạng về thương hiệu, sản phẩm, chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Song song đó, công nghệ hiện đại đã mở ra cánh cổng rộng lớn cho nhiều thương hiệu mới thâm nhập vào, cũng như trao tiếng nói cho thương hiệu trẻ mới thành lập và đẩy cao vai trò của Beauty Bloggers trong việc giới thiệu và quảng bá kem chống nắng.

10

Theo báo cáo Influence Marketing Vietnam Industry Report 2019 của Casting Asia, hiện nay Beauty Bloggers - những người có khoảng 1.000 đến 10.000 người theo dõi đã vượt mặt những người nổi tiếng và sức ảnh hưởng của họ đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho các thương hiệu làm đẹp và hợp tác thương mại. Cùng với sự tin tưởng của người tiêu dùng trên mạng xã hội qua các yếu tố khách quan bởi những hiệu quả mà Beauty Bloggers mang lại, ta có nhận thấy, tiếng nói của họ dần trở thành điểm tiếp nhận thông tin đáng tin cậy. Từ những thống kê trên và dựa vào nền tảng kiến thức về Marketing đã được học tại bộ môn Nghiên Cứu Marketing, chúng ta có thể thấy hiệu quả về mặt truyền thông với sức ảnh hưởng của Beauty Bloggers là điều không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, liệu những review từ Beauty Bloggers có trực tiếp ảnh hưởng đến ý định mua kem chống nắng của người xem, cụ thể là sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh? Để tìm hiểu vấn đề đó, chúng em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Ý định mua kem chống nắng của sinh viên TP. Hồ Chí Minh sau khi xem review từ Beauty Bloggers.” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Beauty Bloggers trong những năm gần đây là một đội ngũ được giới trẻ gởi niềm tin khi tìm hiểu về phương diện làm đẹp. Đề tài này có mục tiêu là tìm hiểu ý định mua kem chống nắng của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh sau khi xem review từ Beauty Bloggers. Mục tiêu sau đó nhằm: -

Phân tích ý định mua kem chống nắng của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh sau khi xem review của Beauty Bloggers.

-

Xác định khả năng có thể mua sản phẩm kem chống nắng thông qua việc xem review của Beauty Bloggers của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh.

-

Đề xuất một số định hướng khai thác hiệu quả ý định mua mỹ phẩm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh sau khi xem review của Beauty Bloggers.

1.3 Đối tượng nghiên cứu -

Đối tượng nghiên cứu: Sự ảnh hưởng sau khi xem review của Beauty Bloggers đến ý định mua kem chống nắng của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.

-

Khách thể nghiên cứu: Beauty Bloggers

1.4 ...


Similar Free PDFs