Bìa tiểu luận học viện ngân hàng PDF

Title Bìa tiểu luận học viện ngân hàng
Author Trương Thị Vân Khánh K24KTDNA
Course Triết học Mác Lênin
Institution Học viện Ngân hàng
Pages 10
File Size 230.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 286
Total Views 445

Summary

Download Bìa tiểu luận học viện ngân hàng PDF


Description

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần:

ĐỀ TÀI: Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ nguyên nhân - kết quả và liên hệ với thực trạng “ sống ảo” của một bộ phận giới trẻ hiện nay

Giảng viên hướng dẫn : Chu Thị Hiệp Sinh viên thực hiện : Trương Thị Vân Khánh Lớp : Mã sinh viên : 24A4021680

Hà nội, ngày tháng năm 2021

MỤC LỤC

1

2

MỞ ĐẦU

Quan điểm duy vật biện chứng nguyên nhân - kết quả là một trong những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật. Trong quá trình vận động và phát triển mọi sự vật sự việc đều có nhận thức về sự tác động, tương tác giữa các mặt các yếu tố hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau như nguyên nhân - kết quả: giúp khắc phục được hạn chế coi nguyên nhân của mỗi sự vật, hiện tượng, trong những điều kiện nhất định, nằm bên ngoài sự vật hiện tượng đó; vừa khắc phục được thiếu sót coi nguyên nhân cuối cùng của sự vận động, chuyển hóa cảu toàn bộ thế giới vật chất nằm bên ngoài nó. Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, phổ biến và tất yếu. Phê phán quan niệm sai lầm của triết học duy tâm về tính chất của mối liên hệ nhân quả, Ph. Ăngghen nhấn mạnh: “ hoạt động của con người là hòn đá thử vàng của tính nhân quả”. Trên thực tế có thể hiểu nhân quả là một vòng tròn khép kín Đại đức Thích Đạt Ma Phổ Giác từng dạy rằng: Theo luật nhân quả, thành công hay thất bại đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Nếu chúng ta muốn có được nhiều kết quả tốt đẹp thì phải biết gieo nhân thiện ích giúp người cứu vật. Vì vậy mỗi hành động của sinh viên nói riêng, con người nói chung mọi hành động sự việc hằng ngày tuy nhỏ nhặt đều dẫn đến một kết quả nhất định có thể là tích cực nhưng cũng có thể gây nên ảnh hưởng tiêu cực. Tính chất của kết quả đều là tấm gương phản ánh nguyên nhân trong hiện thực đời sống. Rời xa cha mẹ sinh viên bước đến một cánh cổng mới - Đại Học là một xã hội thu nhỏ với nhiều cám dỗ lôi kéo sinh viên chúng em, việc lên kế hoạch xác nhận mục tiêu để tránh bị hấp dẫn bởi những thứ mới lá xung quanh, sa

3

đà chạy theo những thứ hư ảo trên mạng xã hội, xa rời thực tại mà đắm chìm vào nơi gọi là thế giới ảo nơi mọi thứ trở nên mơ mơ hồ hồ. Mạng xã hội không xấu nhưng việc sử dụng tận dung môi trường tài nguyên này sao cho đúng đắn phù hợp mục đích của bản thân là một điều mà người dùng nói chung, giới trể nói riêng nên chú tâm suy nghĩ. Em chọn đề tài này vói mong muốn giúp bản thân và cũng như các bạn sính viên hiểu thêm về quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ nguyên nhân - kết quả và từ đó liên hệ với thực trạng “ sống ảo” của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Mục đích của bài luận là thông qua những kiến thức triết học ứng dụng vào đời sống: hiểu rõ quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ nguyên nhân - kết quả và liên hệ với thực trạng “ sống ảo” của một bộ phận giới trẻ hiện nay, giúp sinh viên nâng cao kiến thức bổ trợ thêm kết quả học tập. Đối tượng nghiên cứu là quan điểm duy vật biện chứng nguyên nhân - kết quả và đặc biệt là mối quan hệ của hai hiện tượng này. Phạm vi nghiên cứu là sinh viên đại học Học Viên Ngân Hàng khóa 24 chương trình học đại trà.

Ý nghĩa lý luận : giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quan điểm duy vật biện chứng, mối liên hệ của nguyên nhân - kết quả. Ý nghĩa thực tiễn: thông

4

qua cặp phạm trù nhân quả vận dụng vào đời sống đặc biệt liên hệ thực tiễn về vấn đề sống ảo ở giới trẻ hiện nay

5

NỘI DUNG Phần 1 ( Chương 1): Phần lý luận 1.1. Nội dung phương pháp luận a) Khái niệm nguyên nhân và kết quả

Nguyên nhân là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng, từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định. Ví dụ: Con người muốn bật máy tính để tra cứu thông tin, sự tác động qua lại giữa việc ngón tay con người ấn nút nguồn là nguyên nhân gây ra việc máy tính khởi động. Màn hình máy tính bật lên là kết quả của sự tác động con người và máy tính. Nguyên nhân có hai loại nguyên nhân bên trong - bên ngoài, nguyên nhân chủ yếu - thứ yếu, nguyên nhân cơ bản - không cơ bản. Nguyên nhân bên trong là tác động qua lại giữa các mặt, các yếu tố của cùng một sự vật hiện tượng. Nguyên nhân bên ngoài là sự tác động qua lại giữa các sự vật hiện tượng với nhau gây ra những biến đổi nhất định ở các sự vật hiện tượng với nhau gây ra những biến đổi nhất định ở các sự vật hiện tượng ấy. Nguyên nhân bên trong bao giờ cũng quyết định sự hình thánh, tồn tại và phát triển của sự vật hiện tượng. Nguyên nhân bên ngoài chỉ phát huy

6

được tác động thông qua nguyên nhân bên trong. Ví dụ:

. Nguyên

nhân chủ yếu là nguyên nhân mà tiếu chúng thì kết quà sẽ không thể xảy ra. Nguyên nhân thứ yếu là nguyên nhân mà sự có mặt của chúng chỉ quyết định những đặc điểm nhất thời, không ổn định, cá biệt cùa hiện tượng. Ví dụ Nguyên nhân khách quan là nguyên nhan xuất hiện và tác động đối lập với ý thức con người. Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhan xuất hiện và tác động phụ thuộc vào ý thức con nguời. Ví dụ

Kết quả là một phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng. Ví dụ sự tác động của dòng điện với dây dẫn là nguyên nhân làm bòng đèn sáng, kết quả bóng đèn sáng và tỏa ra nhiệt xung quanh nó. Kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân sinh ả nó. Sự tác động này có thể theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.

b) Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Mối quan hệ nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tất yếu: không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại không có kết quả nào không có nguyên nhân; thể hiện trên các phương diện sau:

7

Thứ nhất, trong mối quan hệ nhân- quả, nguyên nhân sinh ra kết quả, nguyên nhân luôn có trước kết quả, kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Thứ hai nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp: một nguyên nhân có thể dẫn tới nhiều kết quả, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả, trong đó có kết quả chính và kết quả phụ, cơ bản và không cơ bản, trực tiếp và gián tiếp. Sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một kết uqar có thể diễn ra theo các hướng thuận nghịch khác nhau và đều có ảnh hưởng đến sự hình thành kết quả.

Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vijtris cho nhau. Kết quả sau khi sinh ra có thể trở thành nguyên nhân cho hiện tượng tiếp theo, tạo nên chuỗi nhân - quả vô tận. Vì vậy việc xác định cái gì là nguyên nhân cái gì là kết quả chỉ có thể đặt ra trong điều kiện, hoàn cảnh

8

9...


Similar Free PDFs